Đề tài Một số giải pháp nhằm hoàn thiện việc thực hiện hợp đồng xuất khẩu mặt hàng nông lâm sản tại công ty xuất nhập khẩu tổng hợp và chuyển giao công nghệ Việt Nam-Vinagimex

Trong những năm gần đây, việc mở cửa nền kinh tế đã có những ảnh hưởng to lớn tới việc phát triển mọi mặt ở các ngành kinh tế của Việt Nam. Kinh tế đối ngoại nói chung và hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu nói riêng đã có những bước đi vững chắc phù hợp với đòi hỏi khách quan của tiến bộ xã hội. Để đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng và sản xuất trong nước, hoạt động xuất nhập khẩu đã được chú ý một cách đúng mức. Nó đã và đang chiếm một tỷ trọng không nhỏ trong việc thúc đẩy sản xuất nội địa, nhằm đẩy mạnh xuất khẩu góp phần tăng cường sự hội nhập vào nền kinh tế thế giới của Việt Nam.

doc43 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1438 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm hoàn thiện việc thực hiện hợp đồng xuất khẩu mặt hàng nông lâm sản tại công ty xuất nhập khẩu tổng hợp và chuyển giao công nghệ Việt Nam-Vinagimex, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện việc thực hiện hợp đồng xuất khẩu mặt hàng nông lâm sản tại công ty xuất nhập khẩu tổng hợp và chuyển giao công nghệ Việt Nam-Vinagimex CHƯƠNG I LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT KHẨU I. vị trí của xuất khẩu trong cơ chế thị trường Khái quát về hoạt động xuất khẩu trong nền kinh tế thị trường. Trong những năm gần đây, việc mở cửa nền kinh tế đã có những ảnh hưởng to lớn tới việc phát triển mọi mặt ở các ngành kinh tế của Việt Nam. Kinh tế đối ngoại nói chung và hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu nói riêng đã có những bước đi vững chắc phù hợp với đòi hỏi khách quan của tiến bộ xã hội. Để đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng và sản xuất trong nước, hoạt động xuất nhập khẩu đã được chú ý một cách đúng mức. Nó đã và đang chiếm một tỷ trọng không nhỏ trong việc thúc đẩy sản xuất nội địa, nhằm đẩy mạnh xuất khẩu góp phần tăng cường sự hội nhập vào nền kinh tế thế giới của Việt Nam. Trong từng thời kỳ, từng giai đoạn cụ thể xuất nhập khẩu phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau nh­ : nhu cầu thị trường, khả năng thanh toán, định hướng phát triển kinh tế của nhà nước. Trong thời kỳ bao cấp, hoạt động xuất nhập khẩu chỉ được tập trung ở một số doanh nghiệp nhà nước được phép xuất nhập khẩu trực tiếp, còn các đơn vị nếu không có chức năng thì không được phép xuất nhập khẩu. Từ sau đại hội Đảng lần thứ VI, Đảng ta đã xác định con đường phát triển nền kinh tế nhanh nhất đó là việc thực hiện CNH-NĐH đất nước do vậy mà hoạt động xuất nhập khẩu không còn là độc quyền của một doanh nghiệp nhà nước nữa hiện nay bất kỳ một doanh nghiệp nào có đủ điều kiện theo quy định của nhà nước thì đều được cấp giấy phép xuất nhập khẩu. Nhà nước đã giảm bớt một số mặt hàng cần phải xin phép xuất nhập khẩu chuyến. Theo nghị định 89/CP ngày 15/12/95 chỉ 9 mặt hàng mới phải xin phép xuất nhập khẩu: hàng xuất nhập khẩu mà nhà nước quản lý bằng hạn ngạch, hàng tiêu dùng nhập khẩu theo kế hoạch của Thủ tướng chính phủ duyệt , hàng dự hội chợ triển lãm…Như vậy nhà nước đã tạo mọi thuận lợi cho các doanh nghiệp làm ăn buôn bán với nước ngoài song thực chất các doanh nghiệp cần phải chủ động tìm kiếm nguồn hàng đa dạng để xuất khẩu, nghiên cứu thị trường để tìm kiếm nhiều bạn hàng mới đồng thời tạo uy tín cho doanh nghiệp mình từng bước vươn ra thị trường quốc tế. 2. Vai trò của hoạt động xuất khẩu. Sau một thời gian dài thực hiện đóng cửa nền kinh tế đã làm cho nền kinh tế nước ta trì trệ, lạc hậu so với nền kinh tế các nước trong khu vực và được xếp vào một trong những nước nghèo trên thế giới. Nhận thức được vấn đề này Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã xác định con đường để đưa đất nước tiến kịp thời đại, với mục tiêu HĐH- CNH. Đó là phải mở cửa nền kinh tế, coi trọng hoạt động kinh tế đối ngoại, trong đó hoạt động xuất khẩu đặc biệt được chú trọng hơn bao giê hết. + Vậy để đưa Việt Nam sánh vai với các nước trong khu vực, công tác xuất khẩu phải được thực hiên tốt các nhiệm vụ sau: - xuất khẩu để đảm bảo kim ngạch xuất khẩu phục vụ cho quá trình công nghiệp hoá. - Xuất khẩu có nhiệm vụ khai thác có hiệu quả lợi thế tuyệt đối và tương đối của đất nước. - Xuất khẩu góp phần tăng tích luỹ vốn, mở rộng sản xuất tăng thu nhập cho nền kinh tế. - Xuất khẩu nhằm cải thiện từng bước đời sống nhân dân thông qua việc tạo công ăn việc làm, tăng nguồn thu nhập của nhân dân. - Xuất khẩu còn có nhiệm vụ phát triển quan hệ đối ngoại với tất cả các nước nhất là các nước trong khu vực Đông Nam Á, nâng cao uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. + Để thực hiện tốt các nhiệm vụ nói trên công tác xuất khẩu trong những năm qua đã thể hiện những vai trò quan trọng sau đây: - Nguồn vốn đầu tư của một đất nước thường dùa vào ba nguồn chủ yếu: viện trợ, đi vay và xuất khẩu. Trong đó xuất khẩu là nguồn vốn quan trọng nhất để thoả mãn nhu cầu nhập khẩu những tư liệu sản xuất thiết yếu phục vụ cho công cuộc Công Nghiệp Hoá đất nước. Trong thực tiễn xuất khẩu và nhập khẩu có quan hệ mật thiết với nhau, vừa là kết quả vừa là tiền đề của nhau, đẩy mạnh xuất khẩu để tăng cường nhập khẩu, tăng nhập khẩu để mở rộng khả năng sản xuất. Cho nên xuất khẩu luôn luôn được Chính phủ đặc biệt coi trọng và luôn ở vị trí hàng đầu. -xuất khẩu được xem nh­ là một yếu tố quan trọng để kích thích sự tăng trưởng kinh tế. Việc đẩy mạnh xuất khẩu cho phép mở rộng quy mô sản xuất nhiều ngành nghề mới ra đời phục vụ cho xuất khẩu gây phản ứng dây chuyền giúp các ngành kinh tế khác phát triển theo kết quả là tổng sản phẩm xã hội tăng và nền kinh tế phát triển nhanh. -Xuất khẩu có vai trò kích thích đổi mới trang thiết bị công nghệ sản xuất. Để đáp ứng nhu cầu cao của thị trường thế giới về quy cách và chất lượng sản phẩm thì một mặt phải đổi mới trang thiết bị công nghệ mặt khác người lao động phải nâng cao tay nghề học hỏi những kinh nghiệm sản xuất tiên tiến. - Đẩy mạnh phát triển xuất khẩu có tác động tích cực và có hiệu quả nâng cao mức sống nhân dân vì nhờ có xuất khẩu một bộ phận người lao động sẽ có công ăn việc làm và có thu nhập, ngoài ra một phần kim ngạch xuất khẩu dùng để nhập khẩu những mặt hàng tiêu dùng thiết yếu góp phần cải thiện đời sống nhân dân. - Xuất khẩu có vai trò tăng cường hợp tác kinh tế giữa các nước nâng cao địa vị và vai trò của nước ta trên trường quốc tế. - Còn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu giúp cho các đơn vị tham gia vào thị trường quốc tế rộng lớn với rất nhiều cơ hội phát triển tuy nhiên cũng không Ýt những nguy cơ buộc các doanh nghiệp phải luôn đổi mới và hoàn thiện công tác kinh doanh, xây dựng một cơ cấu sản xuất phù hợp hơn với thị trường thế giới. Sản xuất hàng xuất khẩu giúp cho các doanh nghiệp có được thu nhập ổn định, tạo ra ngoại tệ để đầu tư trở lại quá trình sản xuất cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. -Nh­ vậy cả ở hai góc độ kinh tế ( vĩ mô và vi mô) xuất khẩu có vai trò rất quan trọng. Nó là động lực để giải quyết mọi vấn đề thiết yếu của nền kinh tế. Điều này nói lên tính khách quan của việc tăng cường xuất khẩu trong quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam. II. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU. Mỗi doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường đều có một môi trường kinh doanh nhất định. Môi trường kinh doanh có thể tạo ra những điều kiện kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển. Nhưng đồng thời nó cũng có thể ảnh hưởng xấu tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đặc biệt là doanh nghiệp ngoại thương môi trường kinh doanh có tác động rất lớn bởi môi trường thương mại quốc tế phong phú và phức tạp hơn nhiều so với môi trường thương mại trong nước. Vì vậy muốn tham gia hoạt động xuất khẩu thành công doanh nghiệp phải được nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng của môi trường quốc tế. Những nhân tố chủ yếu của môi trường kinh doanh tác động đến hoạt động kinh doanh xuất khẩu bao gồm: 1. Nhân tố kinh tế Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu kinh doanh trên thị trường quốc tế phải tính đến ảnh hưởng của cán cân thanh toán và chính sách tiền tệ của nước mà doanh nghiệp mình đang quan tâm. Nhân tố này quyết định phưong án và quy mô kinh doanh của doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Sự thay đổi của các nhân tố này sẽ gây ra những biến động lớn , tác động mạnh đến công tác xuất nhập khẩu của doanh nghiệp. Nếu tỷ giá hối đoái cao sẽ khuyến khích nhập khẩu và hạn chế xuất khẩu và ngược lại. Ngoài ra hệ thống tài chính ngân hàng cũng chi phối hoạt động thông qua lãi suất tiền vay, hoạt động thanh toán Hiện nay lợi Ých của các doanh nghiệp xuất khẩu phụ thuộc nhiều vào các ngân hàng do các hình thức thanh toán của hợp đồng ngoại thương phần lớn đều thông qua ngân hàng. Nếu các nghiệp vụ diễn ra nhanh chóng thuận tiện chính xác sẽ giúp cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu đẩy nhanh được tốc độ chu chuyển vốn tránh được rủi ro và tăng doanh thu. 2 .Các yếu tố chính trị pháp luật. Mặc dù thương mại quốc tế nói chung đem lại lợi Ých to lớn nhưng vì nhiều lý do khác nhau nên hầu hết các quốc gia đều có chính sách thương mại quốc tế riêng thể hiện ý chí và mục tiêu phát triển kinh tế của nhà nước đó trong việc can thiệp và điều chỉnh các hoật động thương mại quốc tế sao cho có lợi Ých nhất đến nền kinh tế quốc gia. Bằng việc thực hiện những công cụ và biện pháp khác nhauchính phủ thúc đẩy quá trình tái sản xuất xã hội tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận thị trường mới, với những khách hàng mới, mở rộng hoạt động thương mại quốc tế. Các công cụ mà chính phủ sử dụng có thể là thuế quan hay quản lý hàng hoá xuất khẩu bằng hạn ngạch. Công cụ thuế quan với mục đích chủ yếu của việc đánh thuế xuất khẩu là nhằm điều tiết lượng hàng hoá xuất khẩu, điều tiết cung cầu hàng hoá trong nước và để hạn chế xuất khẩu những mặt hàng, những lĩnh vực mà nhà nước không khuyến khích xuất khẩu. Quản lý bằng hạn ngạch ( quota ), hình thức này được áp dụng như một công cụ chủ yếu trong hàng rào phi thuế quan. Mục đích của chính phủ khi sử dụng quota xuất khẩu là nhằm quản lý, bảo hộ nền công nghiệp trong nước, bảo vệ tài nguyên trong nước và cải thiện cán cân thanh toán. Điều quan trọng mà chính phủ phải làm là sử dụng những công cụ để nâng đỡ hoạt động xuất khẩu như trợ cấp trực tiếp hay cho vay vốn kinh doanh với lãi suất thấp, cung cấp công nghệcho các nhà sản xuất, hoặc tham gia các tổ chức thương mại quốc tế để các doanh nghiệp trong nước có cơ hội phát triển. 3. Yếu tố công nghệ Hiện nay, nhiều công nghệ tiên tiến ra đời tạo ra những cơ hội còng nh­ các nguy cơ cho tất cả các ngành kinh tế nói chung và các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nói riêng. Nhìn chung các doanh nghiệp đều phải lao vào công việc tìm tòi các giải pháp kỹ thuật mới nhằm giải quyết những vấn đề lạc hậu một cách trực tiếp hoặc gián tiếp do sự đa dạng về chủng loại hàng hoá và nhiều loại công nghệ mới liên tục thay đổi. Khoa học công nghệ còn là yếu tố quan trọng tác động vào các lĩnh vực nh­ thông tin, vận tải hàng hoá, ngân hàng… đó cũng là những yếu tố tác động tới xuất khẩu. III. QUY TRÌNH THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU. 1. Khái quát về hoạt động xuất khẩu. Hoạt động xuât nhập khẩu thực chất là việc buôn bán hàng hoá giữa các thương nhân có trụ sở tại các quốc gia khác nhau và được thể hiện cụ thể thông qua hợp đồng ngoại thương. Hợp đồng ngoại thương là sự thoả thuận giữa những đương sự có trụ sở kinh doanh ở những nước khác nhau, theo đó một bên gọi là bên xuất khẩu co nghĩa vụ chuyển quyền sở hữu cho một bên khác gọi là bên nhập khẩu một tài sản nhất định gọi là hàng hoá, đồng thời bên mua co nghĩa vụ nhận hàng và trả tiền. Bản chất của hợp đồng ngoại thương là sự thoả thuận giữa các bên ký kết, còn được gọi là chủ thể của hợp đồng. Các chủ thể này là bên bán ( bên xuất khẩu ) và bên mua ( bên nhập khẩu ). Họ phải có trụ sở kinh doanh ở các nước khác nhau, bên bán giao một giá trị nhất định và để đổi lại bên mua phải trả một đối giá cân xứng với giá trị được giao. Đối tượng của hợp đồng ngoại thương là tài sản của một bên đem bán cho bên kia, do được đem bán tài sản này biến thành hàng hoá. Hàng háo này có thể là hàng đặc định và cũng có thể là hàng đồng loại Vì vậy ta có thể nói yếu tố quan trọng nhất , đặc trưng cho một hợp đồng xuất khẩu là chủ thể tham gia ký kết hợp đồng phải có trụ sở kinh doanh ở những nước khác nhau, thứ đến là phải có sự chuyển quyền sở hữu các loại hàng hoá giữa các bên với nhau. 2. Nội dung chính và điều kiện hiệu lực của hợp đồng xuất khẩu. Một hợp đồng mua bán quốc tế thường bao gồm hai phần. Phần những điều trình bày và phần điều khoản và điều kiện. *Trong phần những điều trình bày, người ta ghi rõ: - Sè hợp đồng ( contract No.) - Địa điểm và ngày tháng ký kết hợp đồng. Phần này thường được ghi ngay trên cùng. Nhưng cũng có trường hợp người ta ghi lại ngày tháng ký kết ở cuối hợp đồng. - Tên và địa chỉ của các đương sự. - Những định nghĩa dùng trong hợp đồng. Những định nghĩa này có thể rất nhiều, ví dụ hàng hoá có nghĩa là thiết kế có nghĩa là Tối thiểu người ta cũng đưa ra, định nghĩa sau: “ Công ty ABC địa chỉ , điện thoại , do ông Q đại diện dưới đây gọi là bên bán “ . - Cơ sở pháp lý để ký kết hợp đồng : đây có thể là hiệp định Chính phủ ký kết ngày tháng năm. Hoặc tối thiểu người ta cũng nêu ra sự tự nguyện của hai bên khi ký kết hợp đồng. * Trong phần các điều khoản và điều kiện người ta ghi rõ các điều khoản thương phẩm (như tên hàng, số lượng,quy cách phẩm chất, bao bì...), các điều khoản tài chính (như giá cả và cơ sở của giá cả, thanh toán trả tiền hàng, chứng từ thanh toán...), các điều khoản về vận tải (như điều kiện giao hàng, thời gian và địa điểm giao hàng...), các điều khoản về pháp lý (luật áp dụng vào hợp đồng, khiếu nại, trường hợp bất khả kháng, trọng tài v.v...). Theo điều 81 của luật thương mại Việt Nam hợp đồng mua bán quốc tế chỉ có hiệu lực khi có đủ các điệu kiện sau đây: - Chủ thể của hợp đồng là bên mua và bên bán phải có đầy đủ tư cách pháp lý. Theo nghị định 57/1998/NĐ- CP ngày 31/7/1998, chủ thể của hợp đồng mua bán quốc tế phải là doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh theo thủ tục thành lập doanh nghiệp và đã dăng ký mã số kinh doanh xuất nhập khẩu tại Cục Hải Quan tỉnh và thành phè. Những mặt hàng cấm xuất khẩu: vũ khí đạn dược, trang thiết bị quân sự, ma tuý chất độc hoá học, gỗ nguyên liệu và than từ gỗ, động vật hoang dã và động thực vật quý hiếm. Những mặt hàng xuất khẩu phải có hạn ngạch là gạo và những mặt hàng mà nước ngoài Ên định hạn ngạch với nước ta. Những mặt hàng phải có giấy phép là xăng dầu, phân bón, xe máy, ôtô từ 12 chỗ trở xuống, sắt thép, xi măng, đường, rượu , giấy , kính. - Hợp đồng mua bán quốc tế phải có những nội dung mà luật pháp quy định. Nội dung của hợp đồng bao gồm những điều khoản mà theo Điều 50 của Luật Thương mại buộc phải có: tên hàng, số lượng, quy cách, chất lượng, giá cả, phương thức thanh toán, địa điểm và thời hạn giao nhận hàng… Ngoài ra các bên còn có thể thoả thuận thêm những nội dung, những điều khoản khác cho hợp đồng. - Hình thức của hợp đồng phải là văn bản. Đó có thể là bản hợp đồng hoặc thoả thuận có chữ ký của hai bên cũng có thể là những thư từ điện tín, thư điện tử bao gồm: Chào hàng- Chấp nhận chào hàng: hoặc Đặt hàng- Chấp nhận đặt hàng. 3. Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu. Sau khi hợp đồng xuất khẩu đã được ký kết, đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu với tư cách là một bên ký kết phải tổ chức thực hiện hợp đồng đó. Đây là công việc rất phức tạp nó đòi hỏi phải tuân thủ luật pháp quốc gia và quốc tế , đồng thời phải đảm bảo được quyền lợi của quốc gia và đảm bảo uy tín kinh doanh của đơn vị. Về mặt kinh doanh, trong quá trình thực hiện các khâu công việc để thực hiện hợp đồng, đơn vị kinh doanh phải cố gắng tiết kiệm chi phí lưu thông, nâng cao tính doanh lợi và hiệu quả của toàn bộ nghiệp vụ giao dịch. Để thực hiện một hợp đồng xuất khẩu, đơn vị phải tiến hành các khâu công việc như: giục mở L/C và kiểm tra L/C, xin giấy phép xuất khẩu, chuẩn bị hàng hoá, làm thủ tục hải quan, giao hàng lên tàu, mua bảo hiểm, làm thủ tục thanh toán và giải quyết khiếu nại ( nếu có ). Nh­ vậy nói chung trong quá trình thực hiện hợp đồng XK, các doanh nghiệp phải tiến hành các công việc dưới đây: 3.1 Giục mở L/C và kiểm tra L/C. L/C ( letter of credit ) còn gọi là thư tín dụng là một văn thư của một ngân hàng ( ngân hàng phát hành ) gửi cho một ngân hàng khác ( ngân hàng thông báo ) để căn cứ theo yêu cầu của người nhập khẩu ( người hưởng L/C ) với điều kiện người XK phải xuất trình những giấy tờ thoả mãn các yêu cầu đề ra trong L/C. Trong trường hợp đơn vị là bên xuất khẩu thì công việc đầu tiên để tiến hành thực hiện hợp đồng xuất khẩu đó là việc yêu cầu bên nhập khẩu phải mở một L/C đảm bảo cho việc thanh toán sau này. Đồng thời tổ chức kiểm tra L/C đó có đúng với yêu cầu của hợp đồng hay không? Nếu L/C bên nhập khẩu mở không đúng với thoả thuận thì doanh nghiệp phải yêu cầu họ mở lại một L/C khác sao cho đúng với thoả thuận nếu không việc tổ chức thực hiện một hợp đồng xuất khẩu đến đây coi nh­ chấm dứt. 3.2 Xin giấy phép xuất khẩu. Giấy phép xuất nhập khẩu là một biện pháp quan trọng để nhà nước quản lý xuất nhập khẩu. Vì thế, sau khi ký kết hợp đồng xuất khẩu doanh nghiệp phải xin giấy phép để thực hiện hợp đồng đó. Khi đối tượng hợp đồng thuộc phạm vi phải xin giấy phép xuất khảu doanh nghiệp phải xuất trình hồ sơ xin phép gồm: hợp đồng, phiếu hạn ngạch ( nếu hàng đó thuộc diện quản lý bằng hạn ngạch ), hợp đồng uỷ thác xuất khẩu( nếu đó là trường hợp xuất khẩu uỷ thác ), giấy báo tróng thầu ( nếu đó là hàng hoá trả nợ nước ngoài)... Việc cấp giấy phép được phân công nh­ sau: + Bé thương mại cấp những giấy phép xuất khẩu hàng mậu dịch. + Tổng cục Hải quan cấp những giấy phép xuất khẩu hàng phi mậu dịch. Mỗi giấy phép chỉ cấp cho một chủ hàng kinh doanh để xuất khẩu một số hàng tới một số nước nhất định, chuyên chở bằng một phương thức vận tải vá giao nhận tại một cửa khẩu nhất định. 3.3 Chuẩn bị hàng xuất khẩu. Thực hiện cam kết trong hợp đồng xuất khẩu, doanh nghiệp phải tiến hành chuẩn bị hàng xuất khẩu. Căn cứ để chuẩn bị hàng xuất khẩu là hợp đồng đã ký với nước ngoài hoặc L/C. Công việc chuẩn bị hàng xuất khẩu bao gồm 3 khâu chủ yếu: thu gom tập trung thành lô hàng xuất khẩu, đóng gói bao bì và kẻ ký mã hiệu hàng xuất khẩu. 3.4 Thuê tàu lưu cước. Trong quá trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu việc thuê tàu chở hàng được tiến hành dùa vào 3 căn cứ: Những điều khoản của hợp đồng xuất khẩu, đặc điểm mua bán hàng hoá và điều kiện vận tải. Chẳng hạn, nếu trong hợp đồng xuất khẩu có điều kiện cơ sở giao hàng là CIF ( cảng đến ) thì chủ hàng xuất khẩu phải thuê tàu biển để chở hàng. Tàu này có thể là tàu chuyến nếu hàng có khối lượng lớn và để trần. Đó có thể là tàu chợ nếu là hàng lẻ tẻ, lặt vặt, đóng trong bao kiện trên đường hàng đi có tàu chợ. Việc thuê khoang tàu chợ còn gọi là lưu cước. Việc thuê tàu, đòi hỏi có kinh nghiệm và nghiệp vụ, có thông tin về thị trường thuê tàu và tinh thông về các điều kiện thuê tàu. Vì vậy, trong nhiều trường hợp, chủ hàng xuất khẩu thường uỷ thác việc thuê tàu, lưu cước cho một công ty hàng hải như : Công ty thuê tàu và môi giới hàng hải ( Vietfracht ), Công ty đại lý tàu biển ( VOSA )… 3.5 Kiểm nghiệm và kiểm dịch hàng hoá. Trước khi giao hàng, người xuất khẩu có nghĩa vụ phải kiểm tra hàng hoá về phẩm chất, số lượng, trọng lượng, bao bì ( tức kiểm nghiệm ). Hoặc nếu hàng hoá xuất khẩu là động vật, thực vật phải kiểm tra về khả năng lây lan bệnh ( tức kiểm dịch động thực vật ). Việc kiểm dịch và kiểm nghiệm được tiến hành ở 2 cấp: ở cơ sở và ở cửa khẩu. Trong đó việc kiểm tra ở cơ sở ( tức ở đơn vị sản xuất, thua mua, chế biến…) có vai trò quyết định nhất và có tác dụng triệt để nhất. Còn việc kiểm tra tại cửa khẩu có tác dụng thẩm tra lại kết quả kiểm tra ở cơ sở và thực hiện các thủ tục quốc tế. Cục thó y và cục bảo vệ thực vật đều có chi nhánh ở các cửa khẩu ( nh­ cảng, ga quốc tế ). Công ty giám định hàng hoá cũng đặt ở đó các trạm và các chi nhánh của Công ty. Do đó, nếu có yêu cầu kiểm tra hàng hoá ở cửa khẩu trước khi gửi hàng đi xuất khẩu, chủ hàng phải đề nghị các cơ quan chứng nhận ( về kiểm nghiệm hay kiểm dịch trong thời gian chậm nhất là 7 ngày trước khi hàng được bốc xuống tàu. 3.6 Làm thủ tục hải quan. Hàng hoá khi đi ngang qua biên giới quốc gia để xuất khẩu đều phải làm thủ tục hải quan. Việc làm thủ tục hải quan gồm 3 bước sau đây: Khai báo hải quan, xuất trình hàng hoá, thực hiện các quyết định của hải quan. Trước tiên, chủ hàng phải khai báo các chi tiết về hàng hoá để cơ quan hải quan kiểm tra các thủ tục giấy tờ, tờ khai hải quan phải được xuất trình kèm theo một số giấy tờ khác, mà chủ yếu đó là giấy phép xuất nhập khẩu, hoá đơn, phiếu đóng gói, bảng kê chi tiết. Khi hàng hoá đem ra xuất trình phải được sắp xếp trật tự, thuận tiện cho việc kiểm soát. Chủ hàng phải chịu chi phí và công nhân về việc mở và đóng các kiện hàng. Sau khi kiểm soát giấy tờ và hàng hoá, hải quan sẽ ra những quyết định như: cho hàng được phép đi ngang qua biên giới, cho hàng đi ngang qua một cách có điều kiện, cho hàng đi qua sau khi chủ hàng đã nép thuế, hàng không được XK nghĩa vụ của chủ hàng
Tài liệu liên quan