Thông tin di động là một lĩnh vực còn khá non trẻ so với các nghành nghề và lĩnh vực khác trong nền kinh tế quốc dân. Thông tin di động mới chỉ đưa vào khai thác tại Việt Nam từ hơn chục năm trở lại đây và VMS với mạng dịch vụ MobiFone là đơn vị đầu tiên kinh doanh trong lĩnh vực này. Hơn một thập kỷ đã qua, từ những bỡ ngỡ ban đầu cho đến nay VMS đã thực sự trở thành và tạo dựng được một vị thế lớn trên thị trường thông tin di động Vệt Nam,
94 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1286 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm lựa chọn nhà thầu xây dựng có chất lượng và đạt hiệu quả của công ty Thông tin di động - VMS, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Năng lực tài chính của công ty 12
Bảng 2: Tổng kết Tài sản và Nguồn vốn của công ty qua 3 năm 2003-2005 14
Bảng 3: Kết quả kinh doanh của công ty 17
Bảng 4: Tỷ lệ kế hoạch và thực hiện kết nối mạng 34
Bảng 5: Chỉ tiêu về sản phẩm 70
Bảng 6: Mục tiêu và phương hướng phát triển của công ty thông tin di động giai đoạn 2006-2010 72
Bảng 7: Chỉ tiêu số thuê bao phát triển mới 73
Biểu đồ: Cơ cấu lao động theo giới tính 27
Biểu đồ: Số lượng lao động qua các năm 28
Biểu đồ: Cơ cấu doanh thu của công ty giai đoạn 2006-2010 70
Sơ đồ: Cơ cấu tổ chức của công ty 23
Sơ đồ: Thị phần 39
DANH MỤC CÁC CHÚ THÍCH
VMS: Công ty Thông tin di động
GSM: Hệ thống thông tin di động toàn cầu
MSC: Tổng đài chuyển mạch dịch vụ di động
HLR: Bộ đăng ký thường trú
VLR: Bộ đăng ký tạm trú
AUC: Trung tâm nhận thực
EIR: Bộ đăng ký nhận dạng thiết bị
BSC: Thiết bị điều khiển trạm gốc
BTS: Trạm thu phát gốc
TRAU: Bộ thích ứng chuyển đổi mã
OMC: Trung tâm vận hành và bảo dưỡng
MS: Trạm di động
ABC: Trung tâm quản lý, tính cước và chăm sóc khách hàng
MỞ ĐẦU
Thông tin di động là một lĩnh vực còn khá non trẻ so với các nghành nghề và lĩnh vực khác trong nền kinh tế quốc dân. Thông tin di động mới chỉ đưa vào khai thác tại Việt Nam từ hơn chục năm trở lại đây và VMS với mạng dịch vụ MobiFone là đơn vị đầu tiên kinh doanh trong lĩnh vực này. Hơn một thập kỷ đã qua, từ những bỡ ngỡ ban đầu cho đến nay VMS đã thực sự trở thành và tạo dựng được một vị thế lớn trên thị trường thông tin di động Vệt Nam, hình ảnh một MobiFone chất lượng tốt với phương châm “ Mọi lúc, mọi nơi ” đã được cả nước biết đến. VMS – MobiFone đã và đang đóng góp vào công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước bằng những thành công của chính mình. Hàng năm công ty nộp cho ngân sách nhà nước hàng trăm, hàng nghìn tỷ đồng và con số này còn tiếp tục tăng lên trong những năm tiếp theo. Với những kết quả đạt được thì VMS – MobiFone không ngừng mở rộng thị trường cũng như đầu tư trang thiết bị, cơ sở hạ tầng cho mình. Đựơc thực tập trong ban quản lý dự án của công ty thông tin di động thấy được tầm quan trọng của việc chọn nhà thầu trong việc đầu tư để phát triển cơ sở hạ tầng cũng như phát triển mạng lưới mở rộng thị trường là rất cần thiết nên em đã chọn đề tài: Một số giải pháp nhằm lựa chọn nhà thầu xây dựng có chất lượng và đạt hiệu quả của công ty Thông tin di động - VMS. Với mong muốn góp một phần nào đó cho sự phát triển đi lên của Công ty.
Chuyên đề gồm các phần:
Chương 1. Tổng quan về công ty Thông tin di động
Chương 2.Thực trạng của hoạt động lựa chọn nhà thầu của Công ty Thông tin di động
Chương 3. Một số giải pháp để chọn nhà thầu có chất lượng và đạt hiệu quả
Với những hiểu biết còn hạn chế nên những cách nhìn nhận, cách phân tích và hướng tiếp cận của em chưa phải là hợp lý và tối ưu nhất. Vì vậy em rất mong sẽ nhận được những góp ý xây dựng để bổ xung và hoàn chỉnh chuyên đề tốt hơn.
Qua đây em xin gửi lời cảm ơn trân thành nhất tới thầy giáo hưỡng dẫn thạc sĩ Hà Sơn Tùng cùng các cô chú, các anh chị trong ban quản lý dự án của công ty Thông tin di động đã tận tình hướng dẫn và góp ý cho em rất nhiều trong quá trình hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp của mình.
Em xin chân thành cảm ơn.
Sinh viên
Hoàng Thị Như Mây
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY
I. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY VMS - MOBIFONE.
1. Thông tin chung về công ty VMS - MobiFone
Tên công ty: Công ty thông tin di động
Tên viết tắt: VMS
Tên giao dịch Quốc tế: Vietnam Mobile Telecom Services Company
Logo và khẩu hiệu:
Trụ sở chính: 216-Đường Trần Duy Hưng-Quận Cầu Giấy-Hà Nội
Số điện thoại: 04.7831794
Số Fax: 04.7831795
Email: www.mobifone.com.vn
Cơ quan quản lý cấp trên: Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT)
Số tài khoản ngân hàng: 361.100.10204.6
Tại ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam
Mã số thuế: 01.006862.09
Loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp nhà nước hạng 1
2. Ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh chủ yếu
Khai thác, cung cấp các loại hình dịch vụ Thông tin di động. Các loại hình dịch vụ của Công ty ngày càng được đa dạng hóa, phong phú, thích ứng với nhu cầu của khách hàng, phù hợp với sự phát triển của khoa học công nghệ hiện đại và có đủ sức cạnh tranh trên thị trường.
Các sản phẩm của công ty Thông tin di động cung cấp là MobiCard, Mobi 4U và MobiPlay
Các dịch vụ công ty cung cấp cho khách hàng :
- Dịch vụ thoại (Speech services)
- Dịch vụ cuộc gọi khẩn cấp (Emergency Call)
- Dịch vụ truyền số liệu
Dịch vụ giá trị gia tăng
- Dịch vụ hiện số chủ gọi (Calling Line Identification Presentation–CLIP)
- Dịch vụ cấm hiện số chủ gọi (Calling Line Identification Restriction–CLR)
- Dịch vụ bản tin nhắn (Short Message Service – SMS)
- Dịch vụ giữ cuộc gọi (Call Hold-CH)
- Dịch vụ chờ cuộc gọi (Calling Waiting-CW)
- Dịch vụ chặn cuộc gọi (Calling Barring-CB)
- Dịch vụ chuyển cuộc gọi (Call Forwarding-CF)
- Dịch vụ gọi quốc tế (International Call-IC)
- Dịch vụ chuyển vùng quốc tế (International Roaming-IR)
- Dịch vụ chuyển vùng trong nước (National Roaming-NR)
Hệ thống dịch vụ nhắn tin (SMS) và hệ thống hộp thư thoại (VMS)
- Hệ thống nhắn tin SMS: bao gồm dịch vụ SMS và khai báo dịch vụ nhắn tin.
- Hệ thống hộp thư thoại VMS: bao gồm dịch vụ trả lời cuộc gọi (Call Answering), dịch vụ chuyển tin từ hộp thư đến hộp thư (Mailbox To Mailbox Messaging), dịch vụ truy xuất thông tin và dịch vụ báo tin nhắn tự động (Auto Callback).
Công ty đã phát triển cho khách hàng nhiều dịch vụ mới như : dịch vụ diện thoại trả trước ,dịch vụ nạp tiền qua tin nhắn ngắn SMS (mobiEZ) dịch vị nạp tiền bằng mã thẻ trả trước ,mobiplay,
- Dịch vụ điện thoại di động trả trước thuê bao ngày (mobi4U)
- Dịch vụ Mbichat, MobiMail, MobiFun, dịch vụ MobiLivescore
- Dịch vụ thông báo điểm thi đại học ,dịch vụ nhắn tin quốc tế
- Các dịch vụ đa dạng trên nền tin nhắn SMS.Đặc biệt đã triển khai đưa vào khai thác thành công hệ thống GPRS thuộc công nghệ thông tin di động 2,5G và dịhj vụ tin nhắn đa phương tiện MMS.
Tất cả các dịch vụ này đang được triển khai và đem lại hiệu quả cao cho sản xuất kinh doanh của công ty .
Sản phẩm mới
Công ty đã đang nghiên cứu và tung ra các sản phẩm mới trong năm 2007 như:
- Misscallalert : báo hiệu cuộc gọi nhỡ
- Dịch vụ thanh toán qua di động
Webside trò chơi điện tử cho khách hàng di động.
II. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY THÔNG TIN DI ĐỘNG VMS
1. Khái quát Lịch sử phát triển của hệ thống thông tin di động
Điện thoại di động ra đời từ những năm 1920, khi đó điện thoại di động chỉ được sử dụng như là các phương tiện thông tin giữa các đơn vị cảnh sát ở Mỹ. Mặc dù các khái niệm tổ ong, các kỹ thuật trải phổ, điều chế số và các công nghệ vô tuyến hiện đại khác đã được biết đến từ hơn 50 năm trước đây nhưng mãi đến đầu những năm 1960 mới xuất hiện ở các dạng sử dụng được và khi đó nó chỉ là các sửa đổi thích ứng của các hệ thống điều vận. Các hệ thống điện thoại di động đầu tiên này ít tiện lợi và dung lượng rất thấp so với các hệ thống hiện nay.
Hệ thống thông tin di động số sử dụng kỹ thuật đa truy nhập phân chia theo thời gian (TDMA) đầu tiên trên thế giới được ra đời ở Châu Âu và có tên gọi là GSM. Ban đầu, hệ thống này được gọi là “Nhóm đặc trách di động” (Group Special Mobile) theo tên gọi của một nhóm được Hội nghị các cơ quan quản lý viễn thông và bưu chính Châu Âu (CEPT) cử ra để nghiên cứu tiêu chuẩn. Sau đó, để tiện cho việc thương mại hoá, GSM được gọi là “Hệ thống thông tin di động toàn cầu” (Global System for Mobile communications). GSM được phát triển từ năm 1982 khi các nước Bắc Âu gửi đề nghị đến CEPT để quy định một dịch vụ viễn thông chung Châu Âu ở băng tần 900 MHz và cho đến năm 1986, giải pháp TDMA băng hẹp đã được lựa chọn. Tất cả các hãng khai thác ký biên bản ghi nhớ (MoU) hứa sẽ có một hệ thống GSM vận hành vào ngày 01/07/1991. Một số nước đã công bố kết quả phủ sóng các vùng rộng lớn ngay từ đầu, trong khi đó một số nước khác sẽ bắt đầu phục vụ ở bên trong và xung quanh thủ đô. Ngày nay, GSM đã trở thành hệ thống thông tin di động cho toàn cầu.
Ở Việt Nam, hệ thống thông tin di động số GSM được đưa vào từ năm 1993, Công ty VMS đã khai thác dịch vụ thông tin di động rất hiệu quả thông qua hệ thống này.
Hiện nay, để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng viễn thông về các dịch vụ viễn thông mới, các hệ thống thông tin di động đang tiến tới thế hệ thứ ba (thế hệ một: thông tin di động tương tự; thế hệ hai: thông tin di động số như hiện nay). Các hệ thống thông tin di động có xu thế hoà nhập thành một tiêu chuẩn duy nhất và có khả năng phục vụ ở tốc độ cao hơn. Để phân biệt với các hệ thống thông tin di động băng hẹp hiện nay, các hệ thống thông tin di động thế hệ ba còn được gọi là các hệ thống thông tin di động băng rộng.
Để đáp ứng các dịch vụ mới nhất hiện nay là các dịch vụ truyền số liệu, các hãng khai thác dịch vụ thông tin di động ở Việt Nam đang nghiên cứu chuyển dần sang thông tin di động thế hệ ba. Trước mắt, các công nghệ thông tin di động thế hệ 2,5 được đưa vào sử dụng mà hiện nay, nhà khai thác mạng MobiFone đã đưa vào mạng của mình công nghệ WAP (giao thức ứng dụng không dây) và GPRS (dịch vụ vô tuyến gói chung), cho phép tăng dung lượng truy nhập và truy nhập trực tiếp vào Internet.
2.Quá trình phát triển của Công ty thông tin di động VMS.
Công ty Thông tin di động VMS (Vietnam Mobile Telecom Services Company) là đơn vị hạch toán độc lập trực thuộc Tổng công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam, được thành lập theo Quyết định số 321/QĐ-TCCB- LĐ ngày 16 tháng 04 năm 1993 của Tổng cục Trưởng Tổng Cục Bưu điện và Quyết định số 596/QĐ-TCCB ngày 11 tháng 10 năm 1997 của Tổng Cục trưởng Tổng Cục Bưu điện về việc thành lập doanh nghiệp Nhà nước Công ty Thông tin di động.
Lĩnh vực hoạt động chính của Công ty
Khai thác, cung cấp các loại hình dịch vụ Thông tin di động. Các loại hình dịch vụ của Công ty ngày càng được đa dạng hóa, phong phú, thích ứng với nhu cầu của khách hàng, phù hợp với sự phát triển của khoa học công nghệ hiện đại và có đủ sức cạnh tranh trên thị trường.
Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Thông tin di động
Ban đầu, Công ty chỉ có 5 người với nguồn vốn điều lệ 8.026.000.000 đồng, Công ty đã gặp không ít khó khăn do thiếu vốn và công nghệ, trụ sở hoạt động của Công ty chưa có, phải đi thuê.
Được thành lập từ năm 1993 nhưng đến ngày 10/05/1994, mạng lưới thông tin di động của Công ty mới chính thức đi vào hoạt động. Công ty VMS sử dụng thiết bị của hãng Ericsson - là nhà cung cấp thiết bị di động số một thế giới của Thụy Điển, ban đầu phục vụ thông tin di động cho khu vực Tp. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Biên Hòa gồm một tổng đài có dung lượng ban đầu khoảng 6400 số thuê bao, 6 trạm thu phát sóng vô tuyến.
Đến ngày 01/07/1994, được phép của Tổng Công ty Bưu chính Viễn Thông, Công ty tiếp tục quản lý, khai thác mạng lưới thông tin di động thử nghiệm ở Hà Nội gồm một tổng đài dung lượng 2000 số thuê bao và 7 trạm thu phát sóng vô tuyến. Đến hết năm 1995, mạng thông tin di động đã được phủ sóng tại miền Trung, gồm một tổng đài với dung lượng khoảng 3500 số thuê bao và 10 trạm thu phát sóng vô tuyến.
Ngày 25/10/1994, Công ty Thông tin di động trở thành một doanh nghiệp Nhà nước hạch toán độc lập theo Nghị định số 388/NĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Bước ngoặt lớn trong quá trình phát triển của Công ty Thông tin di động được đánh dấu bằng việc ký kết hợp đồng Hợp tác kinh doanh BCC (Business Cooperation Contract) với tập đoàn Comvik/Kinnevik của Thụy Điển vào ngày 19/05/1995 do Ủy ban Nhà nước về hợp tác đầu tư (SCCI), nay là Bộ Kế hoạch và đầu tư (MPI), cấp giấy phép số 1242/GP; thời gian thực hiện hợp đồng là 10 năm.
Theo đó, bên Việt Nam sẽ chịu các chi phí về địa điểm, nhà xưởng; tuyển dụng, trả lương cho nhân công Việt Nam; các chi phí về điện, nước,..cho việc khai thác mạng thông tin di động; đảm bảo việc đấu nối với mạng chuyển mạch điện thoại công cộng trung kế nội hạt, quốc tế, các truyền dẫn khác và chịu trách nhiệm trước Nhà nước về việc khai thác mạng lưới hệ thống điện thoại di động. Phía bạn góp vốn bằng các thiết bị máy móc, bảo dưỡng, bảo đảm các kỹ thuật khai thác quản lý, đào tạo nhân viên Việt Nam, tư vấn.
Sau hơn 14 năm hình thành, xây dựng và phát triển, Công ty Thông tin di động VMS đã có trụ sở chính tại Hà Nội và 4 trung tâm khu vực đặt tại Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh Đà Nẵng và Cần Thơ. Đến nay, Công ty Thông tin di động đã có mạng lưới phủ sóng 64/64 tỉnh thành, các địa phương đều có văn phòng hoặc đại lý giao dịch của Công ty.
Mạng dịch vụ Thông tin di động của Công ty được lấy tên là MobiFone.
Trụ sở chính của Công ty đặt tại 216 đường Trần Duy Hưng Hà Nội. Công ty có 4 trung tâm Thông tin di động là các đơn vị sản xuất kinh doanh hạch toán trực thuộc Công ty đặt tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Cần Thơ.
Trung tâm 1: Đặt tại 811A Đường Giải Phóng, Quận Hoàng Mai, Hà Nội. Trung tâm 1 chịu trách nhiệm trực tiếp kinh doanh, khai thác thị trường thông tin di động tại Hà Nội và khu vực phía Bắc (đến tỉnh Quảng Bình).
Trung tâm 2: Đặt tại MM18 Đường Trường Sơn, Phường 14, Quận 10, Tp. Hồ Chí Minh. Trung tâm 2 chịu trách nhiệm trực tiếp kinh doanh, khai thác thị trường thông tin di động tại các tỉnh phía Nam (từ Ninh Thuận trở vào).
Trung tâm 3: Đặt tại 263 Nguyễn Văn Linh, phường Thạc Gián, Quận Thanh Khê, Đà Nẵng. Trung tâm 3 chịu trách nhiệm trực tiếp kinh doanh khai thác thị trường thông tin di động tại khu vực thị trường miền Trung.
Trung tâm 4: Đặt tại 85 B1 – Trung tâm Thương mại Cái Khế Cần Thơ, chịu trách nhiệm trực tiếp kinh doanh, khai thác thị trường thông tin di động tại 10 tỉnh miền Tây: Cần Thơ, Hậu Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh, Đồng Tháp, Kiên Giang, An Giang, Cà Mau, Sóc Trăng và Bạc Liêu. (theo quyết định mới nhất số 257/QĐ-VMS-TC ngày 10/3/2006 của Giám đốc Công ty Thông tin di động).
III. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
Bảng 1: Năng lực tài chính của Công ty.
Đơn vị tính:Triệu đồng.
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
1.Tổng số tài sản có
189.200
227.040
274718
2. Nguyên giá TSCĐ
38.570
42.629
45.276
3. Giá trị còn lại của TSCĐ
24.231
25.600
27.915
4. Tài sản có lưu động
132.210
138.245
140.351
5. Tổng tài sản nợ
139.240
159.500
163.000
6. Tổng số nợ lưu động
121.300
102.612
120.000
7. Lợi nhuận trước thuế
7.150.135
7.681.800
8.810.560
8. Nộp ngân sách
1.490
1.846
2.459
9. Lợi nhuận sau thuế
7.148.645
7.679.954
8.808.101
10. Vốn lưu động
4.465.000
5.496.026
6.189.165
11. Doanh thu
7.547.958
9.057.549
10.959.635
12. Doanh thu thuần
132.261
158.713
196.804
13.Tổng thu nhập
142.200
145.230
151.520
14. N.Vốn CSH
8.078.439
9.498.731
10.245.727
15. N.vốn KD
37.100
38.120
40.531
(Nguồn: Báo cáo tổng kết tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty 3 năm 2003-2005)
Năng lực tài chính của Công ty Thông tin di động được thể hiện ở khả năng tài chính tự có, hiệu quả sử dựng vốn, khả năng huy động các nguồn vốn cho phát triển kinh doanh của Công ty. Sức mạnh vốn và tài chính là tiêu chí để chủ đầu tư tin tưởng. Khả năng về vốn và tài chính là một trong những tiêu chuẩn để đánh giá nhà thầu mạnh hay yếu. Nếu Công ty có khả năng mạnh về vốn, có đủ sức đảm bảo ứng vốn thi công ngay cả trong trường hợp chủ đầu tư không thanh toán trước thì uy tín trên thị trường và khả năng trúng thầu là rất lớn. Có được sức mạnh về vốn cho phép Công ty tiến hành các biện pháp, các chính sách marketing đòi hỏi sự tốn kém, nó đảm bảo chi phí cho Công ty để thu thập các thông tin cần thiết phục vụ cho quá trình đấu thầu. Thứ hai nó cho phép Công ty mua sắm, nhập khẩu các loại máy móc, trang thiết bị, công nghệ hiện đại để tăng sức cạnh tranh. Thứ ba, nó tạo sự tin tưởng cho nhà thầu với Công ty khi biết mình làm ăn với đối tác có năng lực tài chính đủ mạnh để đảm bảo thực hiện tốt mối quan hệ hợp đồng giữa hai bên.
Từ bảng trên, ta thấy doanh thu của công ty vẫn giữ nguyên mức ổn định với mức tăng trưởng trung bình hàng năm khoảng 20%. Tuy nhiên, trong điều kiện như hiện nay Công ty đã đạt được thành tích như thế là có thể chấp nhận được và vẫn có thể coi là có thuận lợi về tài chính trong đấu thầu.
Bảng 2: Tổng kết Tài sản và Nguồn vốn của Công ty qua 3 năm 2003-2005.
Đơn vị: Triệu đồng.
Năm
2003
2004
2005
TÀI SẢN
A. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn
13.258.336
16.425.496
20764244
I. Tiền
10.561.000
12.785.000
15.135.000
II. Các khoản tài chính đầu tư ngắn hạn
61.451
80.140
95.670
III. Các khoản phải thu
2.584.000
3.489.000
5.469.000
IV. Hàng tồn kho
43.762
62.156
53.174
V. Tài sản lưu động khác
8.123
9.200
11.400
B. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn
49.740.951
54.108.300
60.025.111
Tài sản cố định
Nguyên giá
Hao mòn luỹ kế
40.038.570
40.038.570
1.453.239
42.135.629
42.135.629
1.607.029
45.214.276
45.214.276
1.817.351
II. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
11.153.500
13.576.450
14.987.946
IV. Các khoản ký quỹ, ký cược dài hạn
2.120
3.205
4.620
Tổng cộng tài sản
51.066.287
55.734.796
60.789.355
NGUỒN VÔN
A.Nợ phải trả
81.563,5
92.829
95.140
Nợ ngắn hạn
55.810
60.450
59.785
Nợ dài hạn
23.568
28.264
31.257
Nợ khác
2.185,5
4.115
4.598
B. Nguồn vốn chủ sở hữu
78.439
98.731
105.727
Nguồn vốn ngân sách
50.824.721
55.450.407
60.492.848
Tổng cộng nguồn vốn
51.066.287
55.734.796
60.789.355
( Nguồn: Phòng tài chính kế toán.)
Từ bảng cân đối kế toán trên, về mặt Tài sản ta thấy Tài sản lưu động của Công ty là tương đối lớn và tăng đều trong 3 năm. Nhưng các khoản phải thu lại quá lớn sẽ làm ảnh hưởng không tốt đến hoạt động của Công ty. Về Nguồn vốn, nợ phải trả của Công ty chiếm 51% Tổng nguồn vốn năm 2003; 48,5% năm 2004; 47,4% năm 2005 nhỏ hơn nguồn vốn chủ sở hữu, điều này tạo thuận lợi Công ty chủ động về vốn và phát triển trong những năm tới
Về tài sản cố định, Công ty theo dõi tình hình tăng giảm qua nguyên giá và mức độ khấu hao. Số liệu cho thấy Công ty không ngừng thay mới máy móc thiết bị, tái đầu tư nên nguyên giá tài sản cố định không ngừng tăng, cùng với nó là mức độ khấu hao, như năm 2003 nguyên giá là 40.038.570 triệu đồng, khấu hao 1.453.239 triệu đồng thì đến năm 2004 nguyên giá đã tăng lên 42.1395.629 triệu đồng và khấu hao lên tới 1.607.029triệu đồng và năm 2005 nguyên giá là 45.214.276 triệu đồng cùng với khấu hao tăng lên 1.817.351 triệu đồng. Đồng thời ta thấy sức sinh lợi, sức sản xuất tương đối tốt.
Năng suất lao động của Công ty cũng tăng đều trong 3 năm chứng tỏ Công ty sử dụng lao động là hợp lý và tiết kiệm.
Ngoài ra, Công ty trong các năm qua cũng đă chấp hành nghiêm chỉnh các nghĩa vụ đối với nhà nước, điều đó thể hiện qua việc Công ty đã có các bảng kê khai và nộp thuế đầy đủ, đúng theo quy định của Nhà nước. Đồng thời thì lợi nhuận của Công ty sau khi đã trích nộp thuế thu nhập doanh nghiệp đã được phân phối theo đúng chế độ hạch toán, đó là phân phốI cho người lao động qua các quỹ dự phòng mất việc làm, quỹ khen thưởng, phúc lợi. Một phần được đưa vào vốn đầu tư sản xuất kinh doanh, quỹ đầu tư triển, nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản…
Công tác quản lý các mặt nghiệp vụ, vật tư, tiền vốn
Từ năm 2002, Công ty đã được BVQI cấp chứng chỉ đạt tiêu chuần Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000. Hàng năm, Công ty đều được kiểm tra và đánh giá là triển khai thực hiện tốt, đạt tiêu chuẩn quy định. Có được một hệ thống quản lý chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế sẽ giúp Công ty nâng cao hiệu quả công tác quản lý, hiệu quả kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty.
Toàn Công ty hiện có 52 quy chế, quy trình, quy định về hoạt động của từng bộ phận, phòng ban, Trung tâm, Xí nghiệp thiết kế, quy chế làm việc giữa Đảng, Chuyên môn và Công đoàn. Công ty đã triển khai có hiệu quả Quy chế trả lương mới, hàng năm đều có tổng kết, điều chỉnh, cải tiến phù hợp hơn với thực tiễn sản xuất kinh doanh, khuyến khích tài năng trẻ, chú trọng vào hiệu quả công việc, tạo động lực làm việc và cống hiến cho Công ty.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CỦA HOẠT ĐỘNG LỰA CHỌN NHÀ THẦU CỦA CÔNG TY THÔNG TIN DI ĐỘNG
I. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔ