Đề tài Một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty Xe máy - Xe đạp Thống Nhất

Việc chuyển đổi nền kinh tế nước ta từ cơ chế kế hoạch hoá sang cơ chế thị trường đến nay đã có tác dụng đến hầu hết các đơn vị trực thuộc mọi thành phần kinh tế. Đã có rất nhiều doanh nghiệp vươn lên tự khẳng định vị trí của mình, nhưng cũng có rất nhiều doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả, sản xuất đình trệ do không thích nghi được với cơ chế thị trường mới.

doc51 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1431 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty Xe máy - Xe đạp Thống Nhất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu Việc chuyển đổi nền kinh tế nước ta từ cơ chế kế hoạch hoá sang cơ chế thị trường đến nay đã có tác dụng đến hầu hết các đơn vị trực thuộc mọi thành phần kinh tế. Đã có rất nhiều doanh nghiệp vươn lên tự khẳng định vị trí của mình, nhưng cũng có rất nhiều doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả, sản xuất đình trệ do không thích nghi được với cơ chế thị trường mới. Trong cơ chế thị trường hiện nay, doanh nghiệp phải tự hoạch định cả đầu ra và đầu vào sao cho phù hợp với nhu cầu thị trường, khác với trước đây tất cả từ khâu đầu đến khâu cuối đều năm trong kế hoạch giao xuống, doanh nghiệp chỉ tổ chức sản xuất và giao nộp sản phẩm. Cơ chế hiện tại đòi hỏi doanh nghiệp tự chủ trong sản xuất kinh doanh. Mối quan hệ giữa thị trường và doanh nghiệp là mối quan hệ "sống còn ''''' " giải quyết tốt khâu tiêu thụ sản phẩm có vai trò cực kỳ quan trọng, nó quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Thực tế, nhiều doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm. Trong điều kiện hiện nay, việc duy trì và mở rộng thị trường là một trong những yêu cầu của quản lý doanh nghiệp. Để thực hiện tốt những yêu cầu này, doanh nghiệp cần phải có những chiến lược, biện pháp phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp. Với ý nghĩ đó và xuất phát từ tình hình thực tế của Công ty Xe máy - Xe đạp Thống Nhất, với sự giúp đỡ của ban lãnh đạo Công ty, em đã chọn đề tài: "Một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty Xe máy - Xe đạp Thống Nhất" Ngoài phầm mở đầu, kết luận và phụ lục nội dung của đề tài được trình bày qua 3 chương: Chương I: Cơ sở lý luận về thị trường và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Chương II: Khảo sát và phân tích thực trạng mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty Xe máy - Xe đạp Thống Nhất. Chương III: Một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ở Công ty Xe máy - Xe đạp Thống Nhất. Chương I Cơ sở lý luận về thị trường và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. I. Khái niệm và các chức năng của thị trường: 1. Khái niệm về thị trường. Từ khi nước ta chuyển đổi từ nền kinh tế quan liêu bao cấp sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần thì thuật ngữ "thị trường" cũng như các thuật ngữ khác có liên quan đến thị trường được nói đến ngày càng nhiều, nhưng để hiểu sâu sắc hơn về thuật ngữ này thì thật không đơn giản. Sự phát triển của xã hội loài người đã dẫn đến sự trao đổi mua bán giữa con người với con người, giữa tổ chức này với tổ chức khác … và từ đó đã làm xuất hiện mối quan hệ trao đổi hàng hoá. Đó là đặc trưng riêng của nền kinh tế hàng hoá, và để thực hiện điều này cần phải có một môi trường để nó diễn ra. Có nhiều cách hiểu khác nhau về thị trường tuỳ thuộc vào trình độ, góc độ cũng như mục đích nghiên cứu. Theo quan niệm cổ điển: cho rằng: "thị trường" là nơi người mua và người bán gặp nhau để tiến hành hoạt động trao đổi hàng hoá nhằm thoả mãn nhu cầu của cả hai bên. Theo quan niệm hiện đại về thị trường dưới góc độ kinh tế: cho đến nay đã có nhiều nhà kinh tế chia ra những khái niệm hiện đại về thị trường dưới góc độ kinh tế. Nói chung họ đều thừa nhận thị trường là một quá trình hay một khuôn khổ nào đó mà người mua (cầu) và người bán (cung) tác động qua lại để thoả thuận những nội dung của trao đổi. Sau đây là hai khái niệm cơ bản và tiêu biểu về thị trường: - Theo Samuelson: thị trường là một quá trình mà thông qua đó người bán và người mua tác động qua lại lẫn nhau để xác định sản lượng và giá cả. - Theo David Begg: thị trường là sự biểu hiện thu gọn của quá trình mà thông qua đó các nhà sản xuất quyết định sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào, và sản xuất cho ai, các hộ gia đình quyết định mua sản phẩm gì, người lao động quyết định làm việc ở đâu với mức lương là bao nhiêu. Thị trường sản phẩm là nơi kết hợp chặt chẽ giữa khâu sản xuất và khâu tiêu thụ hàng hoá. Vậy thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp được biểu hiện một cách đơn giản nhất đó là nơi diễn ra các hoạt động nhằm đưa sản phẩm của mình đến tay người tiêu dùng. 2. Chức năng của thị trường: Có 4 chức năng cơ bản sau: 2.1. Chức năng thừa nhận: Được thể hiện ở chỗ hàng hoá hay dịch vụ của doanh nghiệp chế tác ra có bán được hay không, nếu bán được có nghĩa là đã được thị trường chấp nhận. Khi hàng hoá hay dịch vụ của doanh nghiệp được chấp nhận thì doanh nghiệp cũng kết thúc một chu kỳ sản xuất kinh doanh, các chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra được thu hồi cộng với các khoản lãi, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tái sản xuất và tái sản xuất mở rộng ở chu kỳ sản xuất tiếp theo. 2.2. Chức năng thực hiện: Qua thị trường các hành vi trao đổi hàng hoá được thực hiện, đáp ứng cả người cung và người cầu, người bán cần giá trị của hàng hoá, người mua cần giá trị sử dụng, nhưng theo trình tự thì sự thực hiện này xảy ra khi thực hiện giá trị sử dụng, vì hàng hoá dù được tạo ra với chi phí thấp nhưng nếu không phù hợp thì cũng không tiêu thụ được qua chức năng thực hiện của thị trường, hàng hoá dịch vụ hình thành nên giá trị trao đổi để tạo nên sự phân phối các nguồn nhân lực. 2.3. Chức năng điều tiết, kích thích: Nó kích thích sự phát triển sản xuất đối với doanh nghiệp khi có sản phẩm phù hợp với sở thích của người tiêu dùng. Thị trường chỉ chấp nhận những sản phẩm chất lượng cao, giá thành hạ. 2.4. Chức năng thông tin: Trong tất cả các giai đoạn cả quá trình tái sản xuất hàng hoá, chỉ có thị trường mới có chức năng thông tin. Các thông tin quan trọng từ thị trường thường là thông tin về tổng cung, tổng cầu, giá cả, chất lượng … Cả bốn chức năng trên của thị trường có mối quan hệ mật thiết với nhau. Chức năng thừa nhận là chức năng quan trọng nhất vì chỉ khi nào chức năng thừa nhận được thực hiện thì các chức năng khác mới phát huy tác dụng. II. Phân loại và phân đoạn thị trường. 1. Phân loại thị trường: Một trong những điều kiện cơ bản để tổ chức thành công hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là phải hiểu rõ đặc điểm, tính chất của thị trường. Phân loại thị trường là việc phân chia các thị trường theo các tiêu thức khác nhau thành những thị trường nhỏ hơn và tương đối đồng nhất (theo tổ chức phân chia). Có thể phân loại thị trường thành những tiêu thức sau: 1.1. Phân loại theo phạm vi địa lý: - Thị trường địa phương. - Thị trường khu vực. - Thị trường trong nước. - Thị trường quốc tế. 1.2. Phân loại theo tính chất tiêu dùng hàng hoá trong mối quan hệ với thu nhập. - Thị trường hàng xa xỉ: có cầu tăng nhanh khi thu nhập tăng lên. - Thị trường hàng thiết yếu: có cầu ít biến động khi thu nhập của người dân tăng hoặc giảm. - Thị trường hàng hoá cấp thấp: có cầu giảm nhanh khi thu nhập của người dân tăng lên. 1.3. Phân loại theo mục đích sử dụng của hàng hoá: - Thị trường hàng hoá tư liệu tiêu dùng: phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng. - Thị trường hàng hoá tư liệu sản xuất: phục vụ cho nhu cầu sản xuất. 1.4. Phân loại theo mối quan hệ với quá trình tái sản xuất: - Thị trường đầu ra: là thị trường sản phẩm của doanh nghiệp. - Thị trường đầu vào: là thị trường cung cấp các yếu tố phục vụ quá trình sản xuất của doanh nghiệp gồm có thị trường lao động, thị trường vốn, thị trường công nghệ, thị trường tư liệu sản xuất. 1.5. Phân loại theo tính chất cạnh tranh: - Thị trường độc quyền: gồm độc quyền mua và bán. Trong thị trường độc quyền bán chỉ có một người bán duy nhất và có rất nhiều người mua quyền lực thương lượng của người bán rất mạnh. - Thị trường cạnh tranh hoàn hảo: có rất nhiều người bán và người mua, sản phẩm đồng nhất, giá cả sản phẩm của ngành do cung cầu quy định, không có một người mua hay một người bán nào có quyền lực ảnh hưởng đến giá cả. Họ phải chấp nhận giá cả. - Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo: có trạng thái trung gian giữa hai loại thị trường trên. Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo có thể chia ra thành thị trường cạnh tranh độc quyền và thị trường độc quyền tập đoàn. Ngoài ra người ta còn phân loại thị trường theo nhiều cách khác nhau như theo sản phẩm, theo ngành hàng … 2. Phân đoạn thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu. Phân đoạn thị trường và có lựa chọn thị trường mục tiêu thực chất là tập trung nỗ lực của doanh nghiệp vào đúng những phần thị trường mà doanh nghiệp có nhiều lợi thế hơn tương đối so với đối thủ cạnh tranh. - Đoạn thị trường là nhóm người tiêu dùng có phản ứng như nhau cùng với một tập hợp những kích thích của marketing. - Phân đoạn thị trường là quá trình phân chia người tiêu dùng thành nhóm trên cơ sở những khác biệt về nhu cầu, tính cách hay hành vi. Phân đoạn thị trường nhằm giúp doanh nghiệp xác định những đoạn thị trường mục tiêu hẹp và đồng nhất hơn thị trường tổng thể và hướng những nỗ lực của doanh nghiệp nhằm vào một mục tiêu rõ ràng, cụ thể và có hiệu lực hơn. Điều quan trọng của công việc này là mặt phát hiện được tính không đồng nhất giữa các nhóm khách hàng, mặt khác số lượng khách hàng trong mỗi đoạn phải đủ lớn, đủ khả năng bù đắp lại những nỗ lực của doanh nghiệp thì việc phân đoạn đó mới có hiệu quả. Như vậy, nếu doanh nghiệp có thể đáp ứng nhu cầu của một nhóm khách hàng và đồng thời có lãi thì nhóm khách hàng đó chính là đoạn thị trường có hiệu quả của doanh nghiệp. Để xác định đoạn thị trường có hiệu quả, thì việc phân đoạn thị trường phải đạt những yêu cầu sau: + Tính đo lường được: quy mô và hiệu quả của đoạn thị trường đó phải đo lường được. + Tính tiếp cận được: Tức là doanh nghiệp có thể nhận biết và phục vụ được đoạn thị trường đã phân chia theo tiêu thức nhất định. + Tính quan trọng: Nghĩa là đoạn thị trường phải bao gồm các khách hàng với quy mô đủ lớn để có khả năng sinh lời được. + Tính khả thi: Doanh nghiệp có thể đủ nguồn lực để đáp ứng các đoạn thị trường đã phân chia. Các tiêu chuẩn thường dùng để phân đoạn bao gồm: + Nhóm tiêu thức về địa lý: miền (miền bắc, miền trung, miền nam), vùng (thành thị, nông thôn), tỉnh, huyện, xã … + Nhóm tiêu thức dân số - xã hội: tuổi, giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp, quy mô gia đình, thu nhập, giai tầng xã hội, dân tộc … + Nhóm tiêu thức tâm lý: lối sống, cá tính, động cơ, thói quen, quan điểm, giá trị văn hoá. + Nhóm tiêu thức hành vi tiêu dùng: lợi ích tìm kiếm, lý do mua, sản lượng mua, tần số mua. Phương pháp phân đoạn thị trường: + Phương pháp chia cắt: Dựa vào các tiêu thức đã chọn để phân chia thị trường tổng thể thành những đoạn tương ứng với các tiêu thức đã chọn. + Phương pháp tập hợp: Người ta lập thành từng nhóm cá nhân trong toàn bộ thị trường theo những đặc tính giống nhau. Các nhóm này được xác định bằng cách đo lường sự khác nhau theo một số đặc điểm nào đó. Sau khi tiến hành phân đoạn thị trường, doanh nghiệp cần đánh giá các đoạn thị trường, từ đó doanh nghiệp có thể lựa chọn cho mình hay một số đoạn thị trường cụ thể hấp dẫn nhất đối với doanh nghiệp để tiến hành kinh doanh. Đó là công việc lựa chọn thị trường mục tiêu. Thị trường mục tiêu được hiểu là phần thị trường bao gồm các khách hàng có cùng nhu cầu hoặc mong muốn mà doanh nghiệp có khả năng đáp ứng, đồng thời có thể tạo ra ưu thế hơn so với đối thủ cạnh tranh và đạt các mục tiêu marketing đã định. III. Sự cần thiết phải mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Trong điều kiện kinh doanh ngày nay, dẫn đầu về thị phần là ước vọng và là mục tiêu chiến lược của nhiều doanh nghiệp. Bởi vì dẫn đầu về thị phần đồng nghĩa với lợi nhuận dài hạn tối đa. Một doanh nghiệp muốn tồn tại thì sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất ra phải được thị trường chấp nhận, tức là bán được hàng. Nhưng một doanh nghiệp muốn phát triển sản xuất kinh doanh thì cần phải mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nhằm tăng vị thế của doanh nghiệp trên thương trường, hơn nữa trong nền kinh tế thị trường vị thế của doanh nghiệp có thể thay đổi rất nhanh nên việc mở rộng thị trường giúp doanh nghiệp tránh tình trạng tụt hậu. Việc mở rộng thị trường có vai trò rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Điều đó thể hiện trên các mặt sau: + Mở rộng thị trường có nghĩa là thu hút nhiều khách hàng mua sản phẩm của doanh nghiệp, khối lượng hàng hoá của doanh nghiệp được tiêu thụ nhiều hơn và làm doanh thu bán hàng của doanh nghiệp tăng lên. Nhưng để mở rộng thị trường, doanh nghiệp cần phải bỏ ra một khoản chi phí này và làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp trong tương lai, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tái đầu tư chiều rộng và chiều sâu nhằm phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. + Mở rộng thị trường sẽ tăng vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường, làm tăng uy tín, hình ảnh của sản phẩm và doanh nghiệp đối với khách hàng. + Thị phần là một trong những nhân tố cốt yếu làm nên sức mạnh cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Việc mở rộng thị trường làm tăng thị phần của doanh nghiệp, do đó làm tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Mặt khác, việc mở rộng thị trường tạo điều kiện để tăng cường một số yếu tố cạnh tranh khác: - Việc mở rộng thị trường có thể dẫn tới giảm chi phí sản xuất đơn vị sản phẩm theo đường cong kinh nghiệm. - Mở rộng thị trường có khả năng làm tăng khả năng tài chính của doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp đổi mới kỹ thuật công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, sản xuất sản phẩm mới. - Như vậy, mở rộng thị trường sản phẩm của doanh nghiệp có vai trò to lớn đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp không mở rộng được thị trường của mình, doanh nghiệp sẽ rơi vào tình trạng lạc hậu so với đối thủ cạnh tranh và doanh nghiệp rất có thể bị đẩy ra khỏi cuộc cạnh tranh. Việc mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ở Công ty Xe máy - Xe đạp Thống Nhất là việc làm hết sức cần thiết, mang tầm chiến lược cho sự phát triển của Công ty sau này. Bởi nó tạo điều kiện cho Công ty tận dụng lợi thế về quy mô, tăng lợi nhuận là điều kiện để tăng thu nhập cho người lao động và tăng thêm hoạt động phúc lợi của doanh nghiệp nhằm cải thiện và nâng cao điều kiện làm việc, đời sống cán bộ công nhân viên trong Công ty. Việc mở rộng thị trường góp phần thúc đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn, tiết kiệm các khoản chi phí của Công ty từ đó góp phần hạ giá thành sản phẩm, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất. Ngoài việc mở rộng thị trường trong nước cần tạo điều kiện thuận lợi cho việc xâm nhập thị trường quốc tế, thị trường khu vực ASEAN. Vậy việc mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty Xe máy - Xe đạp Thống Nhất nói riêng và của các doanh nghiệp sản xuất nói chung là vô cùng quan trong và cấp bách trong điều kiện thị trường đầy cạnh tranh và sản xuất đang phát triển, thương mại quốc tế đang được toàn cầu hoá như hiện nay. Chương II Khảo sát và phân tích thực trạng mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty Xe máy - Xe đạp Thống Nhất. I. Giới thiệu khái quát về Công ty Xe máy - Xe đạp Thống Nhất. 1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty. Vào những năm 50 nền kinh tế nước ta còn rất lạc hậu, sản xuất trong nước hầu như không phát triển. ở Hà Nội, do điều kiện sống còn thấp và nhu cầu thị trường chưa cao cho nên sản xuất xe đạp lúc bấy giờ chỉ là một vài cơ sở nhỏ bé, sản xuất cầm chừng. Ngày 30/06/1960 sau một thời gian dài hoạt động kém hiệu quả và nhận thức được rằng việc hợp tác làm ăn, mở rộng quy mô sản xuất sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao, các hãng sản xuất xe đạp ở Hà Nội gồm có 3 tập đoàn: Bình Định, Sài Gòn, Đồng Tâm và hãng xe đạp Dân Sinh của người Hoa đã liên kết hợp nhất thành Công ty hợp doanh xe đạp Thống Nhất. Năm 1962 Công ty chuyển thành nhà máy xe đạp Thống Nhất. Nhà máy xe đạp Thống Nhất trực thuộc bộ công nghiệp nặng quản lý. Đến 1969, bộ công nghiệp nặng tách thì nhà máy trực thuộc Bộ cơ khí luyện kim. Trong giai đoạn này, ngoài việc chuyên sản xuất khung xe đạp và một số phụ tùng như vành sắt 650, ghi đông, pô tăng, nan hoa nhà máy còn nhận các bộ phận khác của xe đạp ở hợp tác xã lân cận để phục vụ cho việc lắp ráp hoàn chỉnh. Năm 1978, xí nghiệp xe đạp Thống Nhất tách khỏi Bộ cơ khí luyện kim trực thuộc sở công nghiệp Hà Nội, xí nghiệp xe đạp Thống Nhất cùng với các xí nghiệp xe đáp khác cùng trực thuộc sở tiến hành hạch toán nội bộ không có tư cách pháp nhân. Năm 1981, liên hiệp các xí nghiệp xe đáp Hà Nội (Lixeha) ra đời theo quyết định của UBND thành phố, xí nghiệp xe đạp Thống Nhất đóng vai trò là một thành viên quan trọng, hạch toán độc lập có đầy đủ tư cách pháp nhân. Thời gian này xí nghiệp vẫn đi sâu sản xuất các loại sản phẩm truyền thống là khung xe đạp, vành, ghi đông, pô tăng, nồi, trục xe đạp. Thời kỳ bao cấp đã kìm hãm sự phát triển của xí nghiệp trong một thời gian dài, xí nghiệp không chủ động được về vật tư, về thị trường, về kế hoạch sản xuất. Sản phẩm làm ra được tiêu thụ theo những địa chỉ mà Nhà nước định sẵn, Nhà nước bao tiêu xe đạp của xí nghiệp sản xuất ra do vậy mà không được cải tiến mẫu mã không nâng cao được chất lượng và thua kém sản phẩm xe đạp của các nước rất nhiều. Cơ chế quản lý mới đã mở rộng quyền tự chủ cho xí nghiệp song cũng đặt lên vai những người quản lý chất lượng nặng nề hơn. Xí ngiệp phải tự tìm kiếm nguyên vật liệu, tự hạch toán và tìm kiếm thị trường tiêu thụ. Kế hoạch sản xuất được sản xuất dựa trên cơ sở nhu cầu thị trường, thị hiếu người tiêu dùng. Thời gian đầu xí nghiệp gặp rất nhiều khó khăn vì mô hình tổ chức cũ của nhà máy không còn thích nghi với tình hình mới. Tuy nhiên, sau một thời gian, sản phẩm của nhà máy đã có những biến đổi đáng kể về mẫu mã, chất lượng, chủng loại … dần dần lấy lại niềm tin từ khách hàng và nâng cao uy tín cho xí nghiệp. Tháng 08/1989, UBND thành phố đã ra quyết định số 600 QĐ/UB tách xí nghiệp xe đạp Thống Nhất thành xí nghiệp xe đạp Thống Nhất 198B Tây Sơn và xí nghiệp phụ tùng Đống Đa 181 Tây Sơn với mục đích giải quyết những vướng mắc, tồn tại trong khâu quản lý, tổ chức sản xuất. Để phù hợp với nhu cầu sản xuất mới ngày 21/10/1983 UBND thành phố Hà Nội ban hành quyết định 5563 QĐUB chp phép xí nghiệp xe đạp Thống Nhất đổi tên thành Công ty xe máy - xe đạp Thống Nhất. Giấy phép kinh doanh số 109359 do trọng tài kinh tế Hà Nội cấp ngày 21/10/1993, trụ sở chính của Công ty là 198B Tây Sơn - Đống Đa - Hà Nội. Hiện nay do bà: Đỗ Thị Nga là giám đốc với nhiệm vụ là sản xuất, kinh doanh các phụ tùng xe máy - xe đạp, lắp ráp hoàn chỉnh các loại xe máy - xe đạp phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Ngoài ra, Công ty còn được phép kinh doanh, xây dựng và cho thuê văn phòng đại diện, nhà ở, kiốt bán hàng. Số vốn ban đầu khi thành lập của Công ty là 2,4 tỷ. Trong đó: Vốn cố định là 1,335 tỷ đồng. Vốn lưu động là 1,065 tỷ đồng. Diện tích đất là 760m2 Trải qua những thăng trầm biến đổi, quy mô sản xuất của Công ty ngày càng được mở rộng. Công ty không ngừng cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng thị phần tiêu thụ, đưa sản phẩm của mình lên đứng đầu toàn ngành. Chính vì thế đến đầu năm 2000 số vốn của Công ty đã lên đến 10,456 tỷ đồng, trong đó số vốn cố định chiếm 6,532 tỷ đồng, vốn lưu động chiếm 3,924 tỷ đồng. Số vốn này chủ yếu do ngân sách cấp, vốn tự có không đáng kể. Hàng năm, Công ty vừa nhận bổ sung của Nhà nước, vừa trích một phần từ các quỹ để tăng vốn kinh doanh. Trong thời gian tới, khi dây truyền sản xuất mới đi vào hoạt động chắc chắn Công ty xẽ còn gặt hái được nhiều thành công. Được như vậy chính là sự cố gắng nỗ lực của các thành viên trong Công ty. Họ đang làm việc hết mình vì sự sinh tồn, sự lớn mạnh của toàn Công ty và toàn xã hội. 2. Những đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty. Từ xưa tới nay đối với người Việt Nam chiếc xe đạp là một phương tiện quý giá, trong thời chiến nó góp phần vào thành công thắng lợi bởi nó giúp quân đội làm xe thồ để vận chuyển lương thực đạn dược và cho tới nay ở thời bình thì nó giúp cho người dân làm phương tiện đi làm, đi học, chủ yếu là các tiểu thương dùng trong lưu thông buôn bán. Vì thế xe đạp là một thành quả quan trọng giải quyết chủ lực trong đời sống người dân khi mức sống còn thấp. Do vậy ta thấy chiếc xe đạp là phương tiện quan trọng trong đời sống người dân Việt Nam giàu tính truyền thống. Cho dù thời chiến hay thời bình, người xưa hay ngày nay thì những từ "xe đạp Thống Nhất" đã ăn sâu vào tiềm thức của người tiêu dùng. Tron
Tài liệu liên quan