Mục tiêu phát triển kinh tế nước ta đến năm 2020 là trở thành một nước công nghiệp hiện đại có nền kinh tế hàng hóa phát triển. Tuy nhiên, xuất phát là một nước nông nghiệp với hơn 80% dân số sống ở nông thôn, trong đó hơn 70% dân số lao động trong nông nghiệp, sản xuất hàng hóa chưa phát triển, đơn vị sản xuất chủ yếu là kinh tế hộ gia đình, năng suất thấp, quy mô ruộng đất, vốn, tiềm lực còn nhỏ bé, sự áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất còn hạn chế nên việc phát triển kinh tế hộ sản xuất còn gặp nhiều khó khăn. Vậy làm thế nào để khắc phục những khó khăn trên nhằm hoàn thành mục tiêu đề ra? Để giải quyết câu hỏi này Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra nhiều chính sách đồng bộ tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp. Trong đó tín dụng đối với nông nghiệp được coi là mũi nhọn quan trọng và trực tiếp nhất.
Là một Ngân hàng thương mại quốc doanh, NHNo&PTNT Việt Nam đã góp phần quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế nói chung và phát triển nông nghiệp nông thôn nói riêng ở nước ta, mở ra quan hệ tín dụng trực tiếp với hộ sản xuất, đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của hộ để không ngừng phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân.
Huyện M’Đrăk tỉnh ĐăkLăk là một trong những địa phương đi đầu trong việc trồng cây mía đường, trở thành vùng nguyên liệu quan trọng đóng góp cho sự phát triển ngành công nghiệp mía đường. Tuy nhiên, việc trồng mía của hộ nông dân còn gặp nhiều khó khăn đặc biệt vấn đề thiếu vốn sản xuất. Hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT huyện M’Đrăk đối với hộ nông dân trồng mía đã góp phần giải quyết những khó khăn trên.
Xuất phát từ những luận cứ, thực tế qua khảo sát tình hình cho vay vốn hộ trồng mía tại NHNo&PTNT huyện M’Đrăk, sự hướng dẫn của TS. Lê Đức Niêm, nhóm em chọn đề tài “ Một số giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ trồng mía tại NHNo&PTNT huyện M’Đrăk.” để nghiên cứu.
58 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1338 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ trồng mía tại NHNo&PTNT huyện M’Đrăk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TỪ VIẾT TẮT
GIẢI THÍCH
NHNo&PTNT
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
HĐBT
Hội đồng bộ trưởng
HTX
Hợp tác xã
CT
Chỉ thị
QĐ-NH
Quyết định ngân hàng
QĐ-TCCB
Quyết định Tổ chức cán bộ
NHTM
Ngân hàng thương mại
NHNN
Ngân hàng nhà nước
DSCV
Doanh số cho vay
DSTN
Doanh số thu nợ
CNH-HĐH
Công nghiệp hóa hiện đại hóa
NHNo
Ngân hàng nông nghiệp
QĐ-HĐQT-TDHo
Quyết định Hội đồng quản trị Tín dụng ngân hàng
CBCNV
Cán bộ công nhân viên
D.số CVTD
Doanh số cho vay tiêu dùng
DH
Dài hạn
CVTD
Cho vay tiêu dùng
WTO
Tổ chức kinh tế thế giới
BQ
Bình quân
GT
Giá trị
DT
Diện tích
KKH
Không kỳ hạn
CKH
Có kỳ hạn
IPCAS
Hệ thống thanh toán nội bộ và kế toán
HĐTD
Hoạt động tín dụng
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1. Tình hình nhân sự tại Chi nhánh 31
Bảng 3.2. Nguồn vốn huy động của Ngân hàng huyện M’Đrăk 33
Biểu đồ 3.1 Huy động vốn 34
Bảng 3.3. Hoạt động tín dụng tại chi nhánh qua 3 năm 2007-2009 35
Biểu đồ 3.2 Tình hình tín dụng 36
Bảng 3.4. Tình hình doanh thu, chi phí và lợi nhuận của Ngân hàng 37
Biểu đồ 3.3 Kết quả kinh doanh 37
Bảng 3.5: Tình hình cho vay nông hộ trên địa bàn huyện M’Đrăk 39
Bảng 3.6. Tình hình diện tích đất trồng mía của hộ 43
Bảng 3.7. Tình hình thu nhập và chi phí trồng mía của các hộ 43
Bảng 3.8. Tình hình vốn vay của hộ trồng mía 44
Bảng 3.9. Tổng hợp thu nhập và chi phí từ trồng mía của hộ 44
PHỤ LỤC
PHẦN THỨ NHẤT
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Mục tiêu phát triển kinh tế nước ta đến năm 2020 là trở thành một nước công nghiệp hiện đại có nền kinh tế hàng hóa phát triển. Tuy nhiên, xuất phát là một nước nông nghiệp với hơn 80% dân số sống ở nông thôn, trong đó hơn 70% dân số lao động trong nông nghiệp, sản xuất hàng hóa chưa phát triển, đơn vị sản xuất chủ yếu là kinh tế hộ gia đình, năng suất thấp, quy mô ruộng đất, vốn, tiềm lực còn nhỏ bé, sự áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất còn hạn chế nên việc phát triển kinh tế hộ sản xuất còn gặp nhiều khó khăn. Vậy làm thế nào để khắc phục những khó khăn trên nhằm hoàn thành mục tiêu đề ra? Để giải quyết câu hỏi này Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra nhiều chính sách đồng bộ tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp. Trong đó tín dụng đối với nông nghiệp được coi là mũi nhọn quan trọng và trực tiếp nhất.
Là một Ngân hàng thương mại quốc doanh, NHNo&PTNT Việt Nam đã góp phần quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế nói chung và phát triển nông nghiệp nông thôn nói riêng ở nước ta, mở ra quan hệ tín dụng trực tiếp với hộ sản xuất, đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của hộ để không ngừng phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân.
Huyện M’Đrăk tỉnh ĐăkLăk là một trong những địa phương đi đầu trong việc trồng cây mía đường, trở thành vùng nguyên liệu quan trọng đóng góp cho sự phát triển ngành công nghiệp mía đường. Tuy nhiên, việc trồng mía của hộ nông dân còn gặp nhiều khó khăn đặc biệt vấn đề thiếu vốn sản xuất. Hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT huyện M’Đrăk đối với hộ nông dân trồng mía đã góp phần giải quyết những khó khăn trên.
Xuất phát từ những luận cứ, thực tế qua khảo sát tình hình cho vay vốn hộ trồng mía tại NHNo&PTNT huyện M’Đrăk, sự hướng dẫn của TS. Lê Đức Niêm, nhóm em chọn đề tài “ Một số giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ trồng mía tại NHNo&PTNT huyện M’Đrăk.” để nghiên cứu.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Hệ thống hóa lý luận về hoạt động tín dụng và hiệu quả tín dụng của NHTM.
Đánh giá thực trạng cho vay vốn đến hộ trồng mía của chi nhánh NHNo&PTNT huyện M’Đrăk và hiệu quả sử dụng vốn vay của các hộ trồng mía trên địa bàn.
Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay đối với hộ trồng mía tại NHNo&PTNT huyện M’Đrăk và hiệu quả sử dụng vốn vay của các hộ trồng mía trên địa bàn trong thời gian tới.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động tín dụng tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện M’Đrăk, tỉnh DakLak.
Các yếu tố, các mối quan hệ có ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn vay đối với các hộ trồng mía trên địa bàn huyện M’Đrăk.
1.4. Phạm vi nghiên cứu
1.4.1.Phạm vi về nội dung
Đánh giá thực trạng cho vay đối với hộ trồng mía tại NHNo&PTNT huyện M’Đrăk.
Hiệu quả sử dụng vốn vay của các hộ trồng mía trên địa bàn huyện M’Đrăk.
1.4.2. Phạm vi về không gian
NHNo&PTNT huyện M’Đrăk, đường Nguyễn Tất Thành – Thị trấn M’Đrăk – Huyện M’Đrăk, Tỉnh ĐakLak.
1.4.3. Phạm vi về thời gian
Số liệu nghiên cứu: số liệu trong 3 năm: 2007, 2008 và 2009.
PHẦN THỨ HAI
TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Ngân hàng Thương mại và vai trò của Ngân hàng thương mại
2.1.1. Khái niệm NHTM
Nền kinh tế hàng hoá phát triển tất yếu sẽ tạo ra những tiền đề cần thiết và đòi hỏi sự ra đời của nhiều loại hình Ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác. Để tăng cường quản lý, hướng dẫn hoạt động của các Ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác, tạo thuận lợi cho sự phát triển nền kinh tế đồng thời bảo vệ lợi ích hợp pháp của các tổ chức và cá nhân. Việc đưa ra khái niệm niệm về NHTM là hết sức cần
Luật tín dụng do Quốc hội khóa X qua vào ngày 12 tháng 12 năm 1997, định nghĩa : Ngân hàng thương mại là một loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động Ngân hàng và các hoạt động khác có liên quan. Luật này còn định nghĩa : Tổ chức tín dụng là loại hình doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật để hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ Ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng, cung ứng các dịch vụ thanh toán. [1]
Luật tổ chức tín dụng không có định nghĩa hoạt động Ngân hàng vì khái niệm này đã được định nghĩa trong Luật Ngân hàng Nhà nước, cũng do Quốc hội khóa X thông qua cùng ngày.Luật Ngân hàng Nhà nước định nghĩa: Hoạt động Ngân hàng là một hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ Ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng, cung ứng dich vụ thanh toán.
2.1.2. Chức năng của NHTM
Chức năng trung gian tài chính gồm trung gian tín dụng và trung gian thanh toán.
Trung gian tín dụng:
Đây là chức năng cơ bản và đặc trưng nhất của NHTM và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Một mặt NHTM huy động và tập trung nguồn vổn trong nền kinh tế như vốn nhàn rỗi của các tổ chức kinh tế, tiền tiết kiệm của dân cư để hợp thành nguồn vốn cho vay. Mặt khác, trên cơ sở nguồn vốn đã huy động được, NHTM cho vay để đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế
Chính với chức năng này NHTM góp phần quan trọng vào việc điều hòa lượng tiền tệ, ổn định sức mua đồng tiền, kiềm chế lạm phát.[1]
Trung gian thanh toán:
Ngân hàng làm trung gian thanh toán khi nó thực hiện thanh toán theo yêu cầu của khách hàng, như trích tiền từ tài khoản tiền gửi của họ để thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ hoặc nhập vào tài khoản tiền gửi của khách hàng tiền thu bán hàng và các khoản thu khác theo lệnh của họ.
Chức năng tạo tiền: từ một số dự trữ ban đầu thông qua quá trình cho vay và thanh toán bằng chuyển khoản của Ngân hàng thì lượng tiền gửi mới được tạo ra và nó lớn hơn rất nhiều so với ban đầu, gọi là quá trình tạo tiền của Ngân hàng. Với chức năng này, hệ thống NHTM đã làm tăng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu thanh toán, chi trả của xã hội.
Chức năng “sản xuất” bao gồm việc huy động và sử dụng các nguồn lực để tạo ra “sản phẩm” và dịch vụ Ngân hàng cung cấp cho nền kinh tế.[1]
2.1.3. Vai trò của NHTM
Vai trò của NHTM đối với nền kinh tế ngày càng quan trọng nó được thể hiện qua các vai trò sau:
Thứ nhất: NHTM là nơi tập trung vốn tạm thời nhàn rỗi trong xã hội để cung cấp cho các nhu cầu của nền kinh tế, qua đó chuyển tiền thành tư bản để phát triển sản xuất và tăng cường hiệu quả hoạt động của tiền vốn. trong xã hội luôn tồn tại tình trạng thừa vốn một cách tạm thời. Những cá nhân, tổ chức có tiền nhành rổi thì muốn bảo quản số tiền một cách an toàn nhất và có hiệu quả nhất. Trong khi đó những các nhân, tổ chức có nhu cầu về vốn thì muốn vay được những khoản vốn nhằm phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình…
Thứ hai: Hoạt động của các NHTM góp phần tăng cường hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, qua đó góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Tất cả các hoạt động của Ngân hàng là cơ sở giúp cho việc tăng cường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nói riêng và của nền kinh tế nói chung.
Thứ ba: NHTM thông qua những hoạt động của mình góp phần vào việc thực hiện các mục tiêu của chính sách tiền tệ quốc gia: ổn định giá cả, kiềm chế lạm phát, tạo công ăn việc làm, ổn định lãi suất, ổn định thị trường tài chính, thị trường ngoại hối, ổn định và tăng trưởng kinh tế. Với các công cụ mà Ngân hàng trung ương dùng để thực thi chính sách tiền tệ: chính sách chiết khấu, tỷ lệ dự trữ bắt buộc của NHTW đối với NHTM: lãi suất tín dụng hoặc bằng các nghiệp vụ thị trường tự do. Thì các Ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc thi hành chính sách tiền tệ quốc gia. Các NHTM có thể thay đổi lượng tiền tệ trong lưu thông bằng việc thay đổi lãi suất tín dụng hoặc bằng các nghiệp vụ trên thị trường mở qua đó góp phần chống lại lạm phát và ổn định sức mua của nội tệ.
Thứ tư: NHTM bằng hoạt động của mình đã thực hiện việc phân bổ vốn giữa các vùng qua đó tạo điều kiện cho việc phát triển kinh tế đồng đều giữa các vùng khác nhau trong một quốc gia. Các vùng kinh tế khác nhau thì có sự phát triển khác nhau. Hiện tượng thừa vốn hoặc thiếu vốn một cách tạm thời giữa các vùng diễn ra thường xuyên. Do đó vấn đề đặt ra là làm sao thực hiện tốt nhất hiệu quả huy động của vốn và chính hoạt động điều tiết chuyển vốn trong nội bộ Ngân hàng đã thực hiện tốt vấn đề này.
Thứ năm: NHTM là cầu nối giữa nền kinh tế các nước và thế giới, tạo điều kiện cho việc hòa nhập của nền kinh tế trong nước với nền kinh tế trong khu vực và kinh tế thế giới. với xu hướng toàn cầu hóa nề kinh tế trong khu vực và nền kinh tế thế giới cùng với chính sách mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế về kinh tế xã hội của các quốc gia trên thế giới thì hoạt động của các NHTM được mỡ rộng và thúc đẩy cho việc mở rộng hoạt động kinh tế của các doanh nghiệp trong nước. Với hoạt động rộng khắp của mình, các Ngân hàng có khả năng được nguồn vốn từ các cá nhân và các tổ chức nước ngoài góp phần bảo đảm được nguồn vốn cho nền kinh tế trong nước, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước có thể mở rộng hoạt động của họ ra nước ngoài một cách dễ dàng hơn, hiệu quả hơn nhờ hoạt động thanh toán quốc tế, bảo lãnh.
2.1.4. Các hoạt động chủ yếu của NHTM
Hoạt động huy động vốn.
Hoạt động tín dụng.
Hoạt động dịch vụ thanh toán.
Hoạt động ngân quỹ.
Các hoạt động khác như góp vốn,mua cổ phần, tham gia thị trường tiền tệ, kinh doanh ngoại hối, kinh doanh vàng, kinh doanh bất động sản, kinh doanh dịch vụ và bảo hiểm, nghiệp vụ ủy thác và đại lý, dịch vụ tư vấn và các dịch vụ khác liên quan đến hoạt động Ngân hàng.
2.1.4.1. Hoạt động huy động vốn
Ngân hàng thương mại được phép huy động vốn dưới các hình thức sau:
Nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác.
Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và giấy tờ có giá khác để huy động vốn của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.
Vay vốn của các tổ chức tín dụng khác hoạt động tại Việt nam và các tổ chức tín dụng nước ngoài.
Vay vốn ngắn hạn của Ngân hàng Nhà nước.
Các hình thức huy động vốn khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
2.1.4.2. Hoạt động tín dụng
Ngân hàng thương mại được cấp tín dụng cho tổ chức,cá nhân dưới hình thức cho vay, chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá khác, bảo lãnh, cho thuê tài chính và các hình thức khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Trong các hoạt động cấp tín dụng thì hoạt động cho vay là hoạt động quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn nhất.
Cho vay: gồm các hình thức sau :
Cho vay ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doa,dịch vụ và đời sống.
Cho vay trung hạn, dài hạn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đời sống.
Bảo lãnh: NHTM được bảo lãnh cho vay, bão lãnh thanh toán, bão lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh đấu thầu và các hình thức bảo lãnh khác bằng uy tín và bằng khả năng tài chính của mình đối với người nhận bảo lãnh. Mức bảo lãnh một khách hàng và tổng mức bảo lãnh của một Ngân hàng thương mại không được vượt quá tỷ lệ so với vốn tự có của NHTM.
Chiết khấu: NHTM được phép chiết khấu các thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác đối với các tổ chức, cá nhân và có thể tái chiết khấu các tương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác đối với các tổ chức tín dụng khác.
Cho thuê tài chính: NHTM được hoạt động cho thuê tài chính nhưng phải thành lập công ty cho thuê tài chính riêng. Việc thành lập, tổ chức và hoạt động của công tycho thuê tài chính thực hiện theo nghị định của Chính phủ về tổchức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính.
2.1.4.3. Hoạt động dịch vụ và thanh toán ngân quỹ
Để thực hiện các dịch vụ thanh toán giữa các doanh nghiệp thông qua Ngân hàng, NHTM được mở tài khoản cho khách hàng trong và ngoài nước. Để thực hiện thanh toán giữa các Ngân hàng với nhau thông qua Ngân hàng Nhà nước, NHTM phải mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước nơi NHTM đặt trụ sở chính và duy trì tại đó số dư tiền gửi dự trữ bắt buộc theo quy định. Ngoài ra, chi nhánh của NHTM được mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà Nước tỉnh, thành phố nơi đặt trụ sở của chi nhánh. Hoạt động dịch vụ thanh toán ngân quỹ của NHTM bao gồm các hoạt động sau:
Cung cấp các phương tiện thanh toán
Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng.
Thực hiện các dịch vụ thu hộ và chi hộ.
Thực hiện các dịch vụ thanh toán khác theo quy định của NHNN.
Thực hiện các dịch vụ thanh toán quốc tế khi được NHNN cho phép.
Thực hiện dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng.
Tổ chức hệ thống thanh toán nội bộ và tham gia hệ thống thanh toán liên Ngân hàng trong nước.
Tham gia hệ thống thanh toán quốc tế khi được NHNN cho phép.
2.1.4.4. Các hoạt động khác
Ngoài các hoạt động chính bao gồm huy động tiền gửi, cấp tín dụng và cung cấp dịch vụ thanh toán và ngân quỹ, NHTM còn có thể thực hiện một số hoạt động khác, bao gồm:
Góp vốn và mua cổ phần – NHTM được dùng vốn điều lệ và quỹ dự trữ để góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng khác trong nước theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, NHTM còn được góp vốn, mua cổ phần và liên doanh với Ngân hàng nước ngoài để thành lập Ngân hàng liên doanh.
Tham gia thị trường tiền tệ - NHTM được tham gia thị trường tiền tệ, theo quy định của NHNN, thôngqua các hình thức mua bán các công cụ của thị trường tiền tệ.
Kinh doanh ngoại hối – NHTM được phép trực tiếp kinh doanh hoặc thành lập công ty trực thuộc để kinh doanh ngoại hối và vàng trên thị trường trong nước và thị trường quốc tế.
Ủy thác và nhận ủy thác – NHTM được ủy thác, nhận ủy thác làm đại lý trong các lĩnh vực liên quan đến hoạt động Ngân hàng, kể cả việc quản lý tài sản, vốn đầu tư của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo hợp đồng ủy thác, đại lý.
Cung ứng dịch vụ bảo hiểm – NHTM được cung ứng dịch vụ bảo hiểm, được thành lập công ty trực thuộc hoặc liên doanh để kinh doanh bảo hiểm theo quy định của pháp luật.
Tư vấn tài chính - NHTM được cung ứng các dịch vụ tư vấn tài chính, tiền tệ cho khách hàng dưới hình thức tư vấn trực tiếp hoặc thành lập công ty tư vấn trực thuộc Ngân hàng.
Bảo quản vật quý giá - NHTM được thực hiện các dịch vụ bảo quản vật quý, giấy tờ có giá, cho thuê tủ két, cầm đồ và các dịch vụ khác có liên quan theo quy định của pháp luật.
2.2. Hoạt động tín dụng Ngân hàng
2.2.1. Khái niệm tín dụng Ngân hàng
Tín dụng là một phạm trù của kinh tế hàng hóa. Bản chất của tín dụng hàng hóa là vay mượn có hoàn trả cả vốn và lãi sau một thời gian nhất định, là quan hệ chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng vốn, là quan hệ bình đẳng và hai bên cùng có lợi. Trong hoạt động kinh tế hàng hóa có nhiều loại hình tín dụng như tín dụng Ngân hàng, tín dụng thương mại, tín dụng nhà nước.
Tín dụng Ngân hàng cũng mang bản chất của quan hệ tín dụng nói chung. Đó là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ Ngân hàng cho khách hàng trong một thời hạn nhất định với một khoản chi phí nhất định.
Tín dụng Ngân hàng chứa đựng ba nội dung cơ bản:
Có sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ người sở hữu sang cho người sử dụng.
Sự chuyển nhượng này có thời hạn hay mang tính tạm thời.
Sự chuyển nhượng này có kèm theo chi phí.
Do đặc điểm riêng của mình tín dụng Ngân hàng đạt được ưu thế hơn các hình thức tín dụng khác về khối lượng, thời hạn và phạm vi đầu tư. Với đặc điểm tín dụng bằng tiền, vốn tín dụng Ngân hàng có khả năng đầu tư chuyển đổi vào bất cứ lĩnh vực nào của sản xuất và lưu thông hàng hóa. Vì vậy mà tín dụng Ngân hàng ngày càng trở thành hình thức tín dụng quan trọng trong các hình thức tín dụng hiện có.
Tín dụng hộ sản xuất là quan hệ tín dụng Ngân hàng giữa một bên là Ngân hàng với một bên là hộ sản xuất hàng hóa. Hộ sản xuất phải được thừa nhận là chủ thể trong quan hệ xã hội, có thừa kế, có quyền sở hữu tài sản, có phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả, có tài sản thế chấp thì mới có khả năng và tư cách để tham gia quan hệ tín dụng với Ngân hàng. Đây cũng chính là điều kiện để hộ sản xuất đáp ứng được điều kiện vay vốn của Ngân hàng.
2.2.2. Đặc điểm của tín dụng Ngân hàng
Chủ thể tham gia gồm một bên là Ngân hàng và bên còn lại là các chủ thể khác trong nền kinh tế, như các doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân, vv…
Vốn tín dụng cấp chủ yếu là tiền tệ, cũng có thể là tài sản.
Thời hạn của tín dụng Ngân hàng rất linh hoạt, có thể là ngắn hạn, trung hạn, hoặc dài hạn.
Công cụ của tín dụng Ngân hàng rất đa dạng, có thể là kỳ phiếu, trái phiếu Ngân hàng, các hợp đồng tín dụng, vv…
Tín dụng Ngân hàng là hình thức tín dụng mang tính chất gián tiếp, trong đó Ngân hàng là trung gian tín dụng giữa những người tiết kiệm và những người cần vốn để sản xuất kinh doanh hoặc tiêu dùng.
Mục đích của tín dụng Ngân hàng chủ yếu là nhằm phục vụ sản xuất, kinh doanh hoặc tiêu dùng qua đó thu được lợi nhuận.
2.2.3. Nguyên tắc cơ bản của tín dụng Ngân hàng
- Nguyên tắc 1 : Vốn vay phải được hoàn trả nợ gốc và lãi đầy đủ theo đúng thoả thuận. Đây là nguyên tắc cơ bản chủ đạo trong quan hệ tín dụng. Khi Ngân hàng cấp phát tiền vay, Ngân hàng phải có cơ sở tin rằng khách hàng có khả năng trả nợ một cách đầy đủ nếu không, hợp đồng tín dụng không thể xảy ra. Bởi vậy, để duy trì và phát triển kinh doanh tiền tệ của Ngân hàng thì đồng vốn bỏ ra phải quay về Ngân hàng với giá trị cao hơn, điều này không chỉ giúp cho Ngân hàng có thể tái tạo lại nguồn vốn mà còn có lãi để trang trải chi phí, nếu Ngân hàng không thu hồi đủ nợ thì dẫn đến thua lỗ và cao hơn nữa là mất khả năng thanh toán.
- Nguyên tắc 2 : Vốn vay phải có mục đích, đảm bảo sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thoả thuận. Để đảm bảo nguyên tắc thứ nhất là vốn vay phải được hoàn trả và đảm bảo cho nền kinh tế phát triển cân đối thì khi cấp tiền vay, Ngân hàng phải biết vốn vay sử dụng vào việc gì, có khả năng thu hồi vốn tạo ra lợi nhuận để trang trải nợ hay không, mức độ mạo hiểm trong việc sử dụng vốn như thế nào, từ đó ảnh hưởng đến khả năng hoàn trả tín dụng ra sao… Do vậy nguyên tắc này là nguyên tắc cơ bản hỗ trợ cho nguyên tắc thứ nhất
- Nguyên tắc 3 : Vốn vay phải có đảm bảo, việc đảm bảo tiền vay phải thực hiện theo quy định. Trong nền kinh tế thị trường năng động, chúng ta khó có thể dự báo tương đối chính xác các sự kiện xảy ra trong tương lai. Do vậy, chúng ta cũng khó mà xác định một cách chính xác người sử dụng vốn vay có thể trả nợ trong tương lai hay không. Cho nên để đảm bảo nguyên tắc chỉ đạo trong hoạt động tín dụng là nguyên tắc hoàn trả thì cần phải có nguyên tắc thứ ba hỗ trợ cho nguyên tắc thứ nhất. Đây là nguyên tắc thu nợ thứ hai khi nguồn thu nợ thứ nhất không diễn ra.
2.2.4.