Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng gạo tại Tổng Công Ty lương thực Miềm Nam

Nền kinh tế Việt Nam đến năm 2007 đã chính thức hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu, nhưng người nông dân sản xuất gạo Việt Nam đã tham gia vào thị trường toàn cầu trước đó hai thập niên. Từ năm 1989, Việt Nam đã trở thành một nhà cung cấp gạo quan trọng trên thị trường gạo thế giới, hiện nay đứng thứ hai thế giới. Giai đoạn 1989 – 2008 Việt Nam xuất khẩu bình quân hàng năm trên 3 triệu tấn gạo sang 128 quốc gia, đạt mức đỉnh 5.2 triệu tấn vào năm 2005 và rất có thể năm 2010 sẽ có một kỷ lục mới trên 6,5 triệu tấn gạo xuất khẩu.

doc81 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1721 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng gạo tại Tổng Công Ty lương thực Miềm Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Nền kinh tế Việt Nam đến năm 2007 đã chính thức hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu, nhưng người nông dân sản xuất gạo Việt Nam đã tham gia vào thị trường toàn cầu trước đó hai thập niên. Từ năm 1989, Việt Nam đã trở thành một nhà cung cấp gạo quan trọng trên thị trường gạo thế giới, hiện nay đứng thứ hai thế giới. Giai đoạn 1989 – 2008 Việt Nam xuất khẩu bình quân hàng năm trên 3 triệu tấn gạo sang 128 quốc gia, đạt mức đỉnh 5.2 triệu tấn vào năm 2005 và rất có thể năm 2010 sẽ có một kỷ lục mới trên 6,5 triệu tấn gạo xuất khẩu. Năm 1989, kinh ngạch xuất khẩu trên 300 triệu USD, sau 10 năm phá mốc 1 tỉ USD và đạt mức kỷ lục 2.9 tỉ USD vào năm 2008. Ngành hàng lúa gạo không chỉ tạo an ninh lương thực vững chắc để Việt Nam yên tâm đẩy mạnh công nghiệp hoá mà còn trực tiếp đóng góp vào tiến trình này thông qua tạo ra một lượng ngoại tệ thặng dư cho đất nước nhập khẩu máy móc, trang thiết bị hiện đại hoá cho nhiều ngành công nghiệp. Năm 2008, thị trường gạo toàn cầu chao đảo, giá gạo trên thị trường có những lúc lên đến mức gần 10.000 USD/tấn, cả thế giới sau bao nhiêu năm mãi mê công nghiệp hoá đã nhận thấy tầm quan trọng của lúa gạo, mặt hàng đơn thuần không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế, mà còn có tính chiến lược chính trị. Khủng hoảng giá gạo cũng cho Việt Nam những bài học hết sức hữu ích về những yếu kém trong chuỗi giá gạo, về năng lực của bộ máy nhà nước trong đối phó với khủng hoảng, về khả năng và độ nhạy cảm của doanh nghiệp nắm lấy cơ hội kinh doanh, về những yếu tố của hệ thống phân phối và chia sẽ lợi ích giữa các chủ thể trong chuỗi giá trị lúa gạo. Đã đến thời điểm chúng ta phải đầu tư cho ngành hàng lúa gạo, để hiện đại hoá ngành kinh doanh lúa gạo cần một nguồn đầu tư cho ngành hàng lúa gạo. Để hiện đại hoá ngành kinh doanh lúa gạo cần một nguồn đầu tư rất lớn về hạ tầng nghiên cứu, nghiên cứu thông tin thị trường… Tuy nhiên điểm nút cần phải cởi mở, trước tiên là cơ chế kinh doanh xuất khẩu gạo để thúc đẩy tính cạnh tranh lành mạnh của các doanh nghiệp trong tìm kiếm đầu ra và thu mua lúa, đến lượt nó sẽ khuyến khích các chủ thể khác trong chuỗi giá trị cùng hưởng lợi trong đó có nông dân sản xuất lúa gạo. Một thực tế khác hiện nay đó chính là Việt Nam tuy là nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai thế giới chỉ sau Thái Lan, nhưng giá gạo Việt Nam bán ra hoàn toàn thấp nhất trong các nước xuất khẩu gạo. Nguyên nhân chủ yếu là do gạo Việt Nam chưa xây dựng được thương hiệu bởi vì chất lượng gạo Việt Nam không được đảm bảo, chất lượng gạo Việt Nam bị ảnh hưởng bởi phương cách sản xuất và kinh doanh cũ. Theo đó người nông dân có thói quen trồng quá nhiều giống lúa và bán lúa qua vô số thương lái các thương lái thì đi mua khắp nơi đem về cho nhà máy xay xát. các nhà máy thì cung ứng cho những doanh nghiệp chế biến xuất khẩu, nguồn gạo có đủ nguồn gốc lẫn đủ thứ giống lúa từ các địa phương nên gạo thành phẩm lẫn nhiều thứ khác nhau không đồng nhất, chất lượng không ổn định. Lâu nay khi trồng người nông dân tự chọn giống lúa nào dễ bán, ít rủi ro, ngành nông nghiệp tuy có khuyến cáo họ trồng giống này giống nọ nhưng người nông dân không đứng ra mua, chỉ có thương lái trực tiếp mua. Còn doanh nghiệp xuất khẩu gạo chỉ mỗi mua lại gạo thành phẩm, cùng lắm là thực hiện công đoạn lau bóng lại gạo nguyên liệu để bán họ không có nguồn nguyên liệu ổn định đảm bảo đồng nhất và chủng loại, chất lượng thì không thể giám tính đến chuyện xây dựng thương hiệu. Nhận thức được vấn đề trên nay tôi quyết định thực hiện đề tài: “ Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng gạo tại Tổng Công Ty lương thực Miềm Nam”. Đề tài được xây dựng từ nhu cầu là cần xây dựng thương hiệu gạo cho Việt Nam nói chung và thương hiệu gạo của Vinafood II nói riêng. Trong đó tôi tập trung nghiên cứu về đề chất lượng gạo xuất khẩu. Tôi hi vọng đề tài của tôi có thể đóng góp chút ít vào việc phát triển kinh doanh sản xuất gạo của tổng Công Ty Lương Thực Miền Nam. Mục tiêu nghiên cứu: - Dựa vào tình hình thu mua lúa gạo thành phẩm và tình hình sản xuất lúa gạo tại Tổng Công Ty, tôi tập trung phân tích vấn đề về chất lượng của gạo. - Tìm hiểu những thành tựu đạt được của Công Ty trong việc sản xuất gạo chất lượng cao. - Làm tài liệu tham khảo cho Tổng Công Ty. Phạm vi nghiên cứu: - Đề tài này nghiên cứu chất lượng gạo xuất khẩu của Tổng Công Ty trong giai đoạn từ năm 2007 – 2009 khu vực đồng bằng Sông Cửu Long. Phương pháp nghiên cứu: - Thu thập những số liệu thông tin cần thiết từ hoạt động của Tổng Công Ty Lương Thực Miền Nam. - Nghiên cứu thông qua sách báo và các tài liệu sản xuất của Tổng Công Ty Lương Thực Miền Nam . - Tham khảo ý kiến của cán bộ CNV Tổng Công Ty Lương Thực Miền Nam; những người hiểu biết trong công tác kinh doanh lúa gạo xuất khẩu. - Tổng hợp phân tích số liệu thống kê cùng với kiến thức về quản trị chất lượng để rút ra những nhận xét đánh giá và đề ra những giài pháp cá nhân cho vấn đề. Bố cục đề tài: Phù hợp với mục đích và phạm vi nghiên cứu nêu trên, nội dung đề tài nghiên cứu được phân thành 3 chương như sau: - Chương 1: Lý luận cơ bản về chất lượng sản phẩm. - Chương 2: Phân tích thực trạng chất lượng lúa gạo tại Tổng Công Ty Lương Thực Miền Nam. - Chương 3: Một số giải pháp cá nhân nhằm nâng cao chất lượng gạo tại Tổng Công ty Lương Thực Miền Nam. CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM 1. Khái niệm: 1.1. Khái niệm về sản phẩm: Theo Marx: “Sản phẩm chính là kết tinh của lao động”. Theo tiêu chuẩn của hệ thống quản lý về cơ sở và từ vựng ISO 9000:2000, sản phẩm được định nghĩa là “kết quả của các hoạt động hay quá trình”. Như vậy, sản phẩm được tạo ra từ mọi hoạt động bao gồm từ những hoạt động sản xuất và vật phẩm cụ thể và các dịch vụ. Bất kỳ, một yếu tố vật chất hoặc một hoạt động nào đó do tổ chức tạo ra nhằm đáp ứng các nhu cầu bên trong hay bên ngoài tổ chức đều được gọi là sản phẩm. Sản phẩm cũng có nghĩa là dịch vụ (tiêu chuẩn ISO 9000:2000). 1.2. Phân loại sản phẩm: Chúng ta phân loại sản phẩm thành: - Sản phẩm vật chất: là những vật phẩm hữu tình có thể cầm, nắm được. Ví dụ: chiếc xe, chai dầu. - Sản phẩm dịch vụ: Là những sản phẩm vô hình, không thể nào lưu trữ được. Ví dụ: dịch vụ cắt tóc, dịch vụ y tế cộng đồng. Dưới góc độ quản lý của chất lượng, phân loại căn cứ dựa vào công dụng chức năng của sản phẩm. Trong sản phẩm có cùng công dụng, người ta lại chia sản phẩm theo mục đích, lĩnh vực, đối tượng và điều kiện, thời gian sử dụng. Để phục vụ công tác quản lý, người ta phân biệt các loại sản phẩm có cùng công dụng nhưng do các tổ chức khác nhau sản xuất bằng nhãn hiệu. Tức là các sản phẩm có cùng chức năng công dụng thì được phân loại theo nhãn hiệu. Trên nhãn hiệu ghi thông tin về chất lượng, số đăng ký, tiêu chuẩn, các quy định về điều kiện và phạm vi sử dụng, thời hạn sử dụng, thời gian bảo hành… nhằm bảo vệ người sản xuất cũng như người tiêu dùng. 1.3. Cấp sản phẩm: Căn cứ vào thành phần hợp thành người ta chia sản phẩm thành 3 cấp: Cấp 1: Sản phẩm cơ bản là sản phẩm có các đặc tính kỹ thuật cơ bản mà người khách hàng kỳ vọng khi mua nhằm thoả mãn yêu cầu cơ bản yêu cầu cơ bản của họ. Cấp 2: Sản phẩm thực (sản phẩm cụ thể) là những sản phẩm ngoài những đặc tính cơ bản, còn có các thông tin khác về nhãn hiệu, mẫu mã, bao bì, cấp chất lượng, thời hạn sử dụng. - Cấp 3: Sản phẩm gia tăng bao gồm thêm thông tin và các dịch vụ chuyên biệt khác: Cách bán và giao hàng, cách lắp đặt, cam kết dịch vụ hậu mãi (cách bảo trì, cách liên hệ với khách hàng) 2. Chất lượng sản phẩm: 2.1. Khái niệm về chất lượng sản phẩm: Chất lượng sản phẩm là một khái niệm đã xuất hiện từ rất lâu và được sử dụng phổ biến trong mọi lĩnh vực của con người. Đây là một phạm trù rất rộng và phức tạp, phản ánh tổng hợp các nội dung kỹ thuật, kinh tế và xã hội. Đứng ở các góc độ khác nhau và tuỳ theo mục tiêu, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh có thể đưa ra quan niệm về chất lượng xuất phát từ sản phẩm, từ người sản xuất hay từ đòi hỏi của thị trường. Ø Quan niệm xuất phát từ sản phẩm cho rằng: “Chất lượng sản phẩm là tổng thể những thuộc tính của nó quy định tính thích sử dụng sản phẩm để thoả mãn nhu cầu phù hợp với công dụng của nó” (tiêu chuẩn của nhà nước Liên Xô TOCT 15467:70). Ø Theo quan điểm của nhà sản xuất: “ Chất lượng là tổng hợp những đặc trưng của sản phẩm thể hiện mức độ thoả mãn các yêu cầu định trước cho nó trong điều kiện kinh tế xã hội nhất định”. Ø Quan niệm chất lượng hướng theo thị trường có rất nhiều. Trong đó tiêu biểu là các quan điểm sau: Theo ông W.E.Deming “Chất lượng là mức độ dự toán về tính đồng đều và có thể tin cậy được, tại mức chi phí thấp và được thị trường chấp nhận”. Theo J.M.Juran “Chất lượng là sự phù hợp với mục đích hoặc sử dụng” Philip B.Crosby: “Chất lượng là sự phù hợp với nhu cầu” Theo A.Feigenbaum: “Chất lượng là những đặc điểm tổng hợp của sản phẩm, dịch vụ mà khi sử dụng làm cho sản phẩm hay dịch vụ đáp ứng được mong đợi của khách hàng”. Theo bộ tiêu chuẩn quốc tế ISO 88402:1994: “Chất lượng là tập hợp các đặc tính của một thực chế (đối tượng) tạo cho thực thể (đối tượng) đó khả năng thoả mãn những nhu cầu đã nêu ra hoặc tiềm ẩn, giải thích thực thể, đối tượng ở đây là một hoạt động, một quá trình, một tổ chức, một cá thể, tức là sản phẩm theo diện rộng”. Thoả mãn nhu cầu là điều quan trọng nhất trong việc đánh giá chất lượng của bất cứ sản phẩm hay dịch vụ nào và chất lượng là phương tiện quan trọng nhất của sức cạnh tranh. Theo ISO 9000:2000: “Chất lượng là mức độ của một tập hợp các đặc tính vốn có của một sản phẩm, hệ thống hoặc quá trình thoả mãn các yêu cầu của khách hàng và các bên có liên quan”. “Yêu cầu là những nhu cầu được mong đợi, đã được công bố, ngầm hiểu chung hay bắt buộc”. 2.2. Quá trình hình thành nên chất lượng sản phẩm: Chất lượng là vấn đề tổng hợp, nó được hình thành qua nhiều giai đoạn và chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau. Chất lượng được tạo ra ở tất cả các giai đoạn trong chu trình sản phẩm. Chu trình sản phẩm là tập hợp các quá trình tồn tại của sản phẩm theo thời gian từ khi nảy sinh nhu cầu và ý đồ sản xuất ra sản phẩm cho đến khi kết thúc sử dụng sản phẩm. Chu trình sản phẩm được thể hiện qua vòng xoắn Juran. Chu trình sản phẩm có thể chia thành các giao đoạn chính: thiết kế, sản xuất, lưu thông và sử dụng sản phẩm. Các giai đoạn trong chu trình sản phẩm đều có ý nghĩa đối với sự hình thành chất lượng. a. Giai đoạn nghiên cứu và thiết kế: Là giai đoạn giải quyết về mặt lý thuyết các phương án thoả mãn nhu cầu. Chất lượng thiết kế giữ vai trò quyết định đối với chất lượng sản phẩm. Chất lượng của thiết kế phụ thuộc vào kết quả nghiên cứu thị trường, nghiên cứu các yêu cầu của người tiêu dùng. b. Giai đoạn sản xuất: Là giai đoạn thể hiện các ý đồ, yêu cầu của thiết kế, tiêu chuẩn của sản phẩm. Do đó cần phải tổ chức kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ theo định hướng phòng ngừa sai sót. c. Giai đoạn lưu thông và sử sụng sản phẩm: Quá trình này cũng ảnh hưởng lớn đến chất lượng. Sự biểu hiện đó thể hiện ở các mặt sau đây: tổ chức lưu thông tốt sẽ giúp cho tiêu thụ sản phẩm nhanh chóng, giảm thời gian lưu trữ, giúp cho người tiêu dùng lựa chọn được sản phẩm phù hợp và nhận được các dịch vụ kỹ thuật phục vụ cho việc khai thác và sử dụng sản phẩm. Sử dụng là giai đoạn đánh giá được một cách đầy đủ, chính xác chất lượng sản phẩm. Để đảm bảo chất lượng thực sự trong tay người tiêu dùng đòi hỏi tổ chức phải có hoạt động bảo hành, hướng dẫn sử dụng, tích cực thu thập thông tin từ người tiêu dùng, trên cơ sở đó điều chỉnh, cải tiến chất lượng sản phẩm của mình. 2.3. Các thuộc tính chất lượng sản phẩm: Mỗi sản phẩm đều được cấu thành bởi rất nhiểu các thuộc tính có giá trị sử dụng khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu của con người, chúng bao gồm: Ø Thuộc tính kỹ thuật: Công dụng, chức năng của sản phẩm được quy định bởi các chỉ tiêu kết cấu vật chất, thành phần cấu tạo và các đặc tính về cơ lý hoá của sản phẩm. Ø Thuộc tính thẩm mỹ: Sự truyền cảm, sự hợp lý về hình thức, dáng vẻ, kết cấu, kích thước, tính cân đối, màu sắc, trang trí và tính thời trang. Ø Tuổi thọ của sản phẩm. Ø Độ tin cậy của sản phẩm được coi là yếu tố quan trọng nhất để phản ánh về chất lượng của sản phẩm và đảm bảo cho tổ chức có khả năng duy trì và phát triển thị trường của mình. Ø Độ an toàn của sản phẩm trong sử dụng, vận hành sản phẩm, an toàn sức khoẻ đối với người tiêu dùng và môi trường là điều tất yếu. Mức độ gây ô nhiễm của sản phẫm được coi là một yếu tố bắt buộc. Ø Tính tiện dụng: đòi hỏi về tính sẵn có, tính dễ vận chuyển, bảo quản, dễ sử dụng của sản phẩm và khả năng thay thế khi có bộ phận bị hỏng. Ø Tính kinh tế của sản phẩm: là yếu tố quan trọng của sản phẩm khi sử dụng có tiêu hao nguyên liệu, năng lượng trong sử dụng trở thành một yếu tố quan trọng phản ánh chất lượng và khả năng của sản phẩm trên thị trường. Những thuộc tính vô hình: tên, nhãn hiệu, danh tiếng của sản phẩm. Ø Phần cứng: chiếm 10 – 40% giá trị của sản phẩm. Ø Phầm mềm: chiếm 60 – 80% giá trị của sản phẩm (được cảm thụ bởi người tiêu dùng). 2.4. Các đặc điểm chất lượng sản phẩm: Chất lượng phải là một tập hợp các đặc tính của sản phẩm thể hiện khả năng thoả mãn nhu cầu. Chất lượng được coi như sự phù hợp với nhu cầu. Chất lượng sản phẩm được xác định theo mục đích sử dụng, trong những điều kiện cụ thể. Sản phẩm có chất lượng với một đối tượng tiêu dùngvà được sử dụng vào mục đích nhất định. Chất lượng phải được gắn liền với điều kiện cụ thể của nhu cầu của thị trường về các mặt kinh tế, kỹ thuật, xã hội, tập quán. Chất lượng được đánh giá trên cả hai mặt chủ quan lẫn khách quan. Ø Chủ quan: chất lượng thiết kế, mức độ phù hợp của thiết kế đối với nhu cầu của khách hàng. Ø Khách quan: thông qua các thuộc tính vốn có trong từ sản phẩm, nhờ vậy chúng ta có thể đo lượng đánh giá thông qua các chỉ tiêu, tiêu chuẩn cụ thể chất lượng phải tuân thủ theo thiết kế. Chất lượng được đo bởi sự thoả mãn nhu cầu và vấn đề tổng hợp, sản phẩm muốn đáp ứng được các yêu cầu xây dựng. Chất lượng ở đây không phải là vấn đề kỹ thuật mà còn là vấn đề kinh tế. Mặt kinh tế ở đây chính là sụ thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng không phải chỉ bằng những tính chất công dụng của sản phẩm mà còn đo được bằng chi phí bỏ ra để có được sản phẩm và sử dụng nó. Do đó, chất lượng chính là sự thoả mãn nhu cầu ở các mặt nêu trên đây: Ø Tính năng kỹ thuật. Ø Tính năng kinh tế Ø Thời điểm, điều kiện giao nhận Ø Các dịch liên quan. Ø Tính an toàn. 2.5. Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng gạo: 2.5.1. Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng hạt gạo: Với sự đa dạng trong tiêu dùng gạo nội địa và xuất khẩu đòi hỏi chúng ta phải đánh giá cụ thể chất lượng gạo. Nó được dựa vào nhân tố khách quan và chủ quan. Gạo được chấp nhận bởi tiêu chuẩn chất lượng và đánh giá chủ yếu dựa vào sở thích của người tiêu dùng. Gạo không giống đa số các ngũ cốc khác là hạt được tiêu thụ toàn bộ. Bởi vậy những tính chất vật ký như kích thước, hình dạng, sự đồng đều và diện mạo chung là vô cùng quan trọng. Hơn nữa, đa số gạo trước khi sử dụng phải xay xát, do đó thuộc tính vật lý quan trọng xác định chủ yếu bởi nội phôi nhũ (Muters, 1998). Muter nói thêm rằng trong trường hợp độ thuần khiết chất lượng gạo ảnh hưởng bởi đặc tính do gen điều khiển, các điều kiện môi trường và các cộng nghệ chế biến. Trong trường hợp ảnh hưởng do chế biến, các đặc tính chi phối đó là tồn trữ và phân phối. Kiểu gen của một giống cụ thể ức chế mức độ lớn các đặc điểm chất lượng hạt. Những nhà lai tạo giống và di truyền học tiếp tục cải thiện gen và các giống mới để tạo ra sản phẩm mong muốn. Sự chọn lọc chú trọng cải thiện chất lượng xay xát, nấu ăn và chế biến là những thành phần chủ yếu cuả trương trình tạo giống dựa trên nền tảng của các tiêu chuẩn công nghiệp. Quan tâm gần đây trong việc tạo ra giống chất lượng cho thị trường xuất khẩu là kết quả trong sự lựa chọn hương vị đặc biệt và các đặc điểm nấu ăn được ưu thích bởi người tiêu dùng. 2.5.2. Chất lượng hạt gạo và các tiêu chuẩn đánh giá: Sau năng suất hạt, chất lượng quan trọng nhất. Nếu một giống lúa có diện mạo xấu, có năng xuất xay xát thấp, có kết cấu và hương vị không được người tiêu thụ chấp nhận nó sẽ không được phát triển. Gạo xay với hạt trong mờ nguyên hạt được ưa thích, phần bị mờ đục trong nội nhũ được gọi là bạc bụng. Gạo có vô số kiểu chiều dài hạt khác nhau. Sở thích về hình dạng (tỷ lệ giữa chiều dài và chiều rộng hạt) tuỳ theo những vùng khác nhau. Bảng sau đưa ra phân loại tiêu chuẩn kích thước hạt. Bảng phân loại tiêu chuẩn hạt gạo: Kích thước Chiều dài (mm) Cấp độ Hình dạng Tỷ lệ dài/rộng (mm) Cấp độ Dài nhất 7.50+ 1 Thon 3.0+ 1 Dài 6.61 – 7.50 3 Trung bình 2.1 – 3.0 3 Trung bình 5.51 – 6.60 5 Hơi tròn 1.1 – 2.0 5 Ngắn - 5.50 7 Tròn - 1.1 7 Kiểu hạt hơi thon, hơi tròn, và tròn, không bạc bụng khi chà với độ ẩm <14% không dễ gãy và có năng xuất gạo nguyên cao. Tỷ lệ gạo xay cao và có màu sắc của gạo rất quan trọng. Các giống khác nhau có kiểu và cường độ mùi thơm khác nhau. Hương thơm trong gạo là do chất hoá học diacetyl – 1 pyroproline tạo nên. Chất lượng gạo nấu và ăn thay đổi theo vùng. Gạo xay có hạt trong mờ, thon dài có hoặc không có
Tài liệu liên quan