Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty vật tư bưu điện I

Trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, cùng với sự lớn mạnh và phát triển của nhiều nghành, tổng công ty bưu chính có được sự phát triển mạnh mẽ. Trong đó công ty vật tư bưu điện I thực hiện tốt chiến lược công nghiệp hoá hiện đại hoá nghành bưu chính viễn thông, không ngừng thi đua sôi nổi thực hiện thật tốt các kế hoạch đặt ra của công ty cũng như của tổng công ty bưu chính viễn thông.

doc75 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1484 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty vật tư bưu điện I, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu Trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, cùng với sự lớn mạnh và phát triển của nhiều nghành, tổng công ty bưu chính có được sự phát triển mạnh mẽ. Trong đó công ty vật tư bưu điện I thực hiện tốt chiến lược công nghiệp hoá hiện đại hoá nghành bưu chính viễn thông, không ngừng thi đua sôi nổi thực hiện thật tốt các kế hoạch đặt ra của công ty cũng như của tổng công ty bưu chính viễn thông. Tuy nhiên hiệu quả kinh doanh của công ty đạt được trong mấy năm gần đây đã cho thấy công ty có được những bước đi thật vững chắc và đúng đắn. Để tìm ra những giải pháp khắc phục khó khăn và nâng cao hiệu quả kinh doanh là mối quan tâm của các cấp trong công ty. Là một sinh viên thực tập trong công ty em muốn chia sẻ một phần nhỏ bé của mình vào mối quan tâm trung của công ty. Do đó em đã chọn đề tài: “ một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty vật tư bưu điện I”. Trong quá trình thực tập tại công ty vật tư bưu điện I cùng với sự giúp đỡ rất nhiệt tình của các cô chú trong phòng kế hoạch kinh doanh xuất nhập khẩu cũng như sự tận tình giúp đỡ của cô giáo th.s hoàng thuý nga đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài này. Tuy nhiên trong quá trình trình bày do kiến thức có hạn, cũng như quỹ thời gian đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự đóng góp của cô giáo cũng như quý bạn đọc để em hoà thiện hơn bài viết của mình. Đề tài của em được chia thành 3 chương: Chương I: Tổng quan về hiệu quả kinh doanh. Chương II: Phân tích hiệu quả kinh doanh công ty vật tư bưu điện I. ChươngIII: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh ở công ty vật tư bưu điện I. Chương I: Tổng quan về hiệu quả kinh doanh. I. Bản chất của hiệu quả kinh doanh. 1. Khái niệm và bản chất. 1.1. Khái niệm. Mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau song có thể khẳng định trong cơ chế thị trường ở nước ta hiện nay mọi doanh nghiệp kinh doanh đều có mục tiêu bao trùm, lâu dài là tối đa hóa lợi nhuận. Để đạt được mục tiêu này doanh nghiệp phải xác định chiến lược kinh doanh trong mọi giai đoạn phát triển phù hợp với những thay đổi của môi trường kinh doanh; phải phân bổ và quản trị các nguồn lực có hiệu quả và luôn kiểm tra quá trình đang diễn ra là có hiệu quả? Muốn kiểm tra tính hiệu quả của hoạt động kinh doanh phải đánh giá được hiệu quả kinh doanh ở phạm vi doanh nghiệp cũng như ở từng bộ phận của nó. Có thể nối rằng mặc dù có sự thống nhất quan điểm cho rằng phạm trù hiệu quả kinh doanh phản ánh mặt chất lượng của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp song lại khó tìm thấy sự thống nhất trong quan niệm về hiệu quả kinh doanh. Chúng ta hãy bắt đầu về các khái niệm khác nhau về hiệu quả kinh tế. Có quan niệm cho rằng: “ Hiệu quả sản xuất diễn ra trong khi xã hội không thể tăng sản lượng một loại hàng hóa mà không cắt giảm sản lượng của một loại hàng hóa khác. Một nền kinh tế có hiệu quả nằm trên giới hạn khả năng sản xuất của nó”. Thực chất khái niệm này đã đề cập đến khía cạnh phân bổ có hiệu quả các nguồn lực của nềm sản xuất xã hội. Trên giác độ này rõ ràng phân bổ các nguồn lực kinh tế sao cho đạt được việc sử dụng mọi nguồn lực trên đường khả năng giới hạn sản xuất sẽ làm cho nền kinh tế có hiệu quả và rõ ràng xét trên phương diện lý thuyết thì đây là mức hiệu quả kinh tế cao nhaqats mà mỗi nền kinh tế có thể đạt được. Xét trên giác độ lý thuyết, hiệu quả kinh doanh chỉ có thể đạt được trên đường giới hạn năng lực sản xuất của doanh nghiệp. Tuy nhiên, để đạt được mức hiệu quả kinh doanh này sẽ rất cần nhiều điều kiện, trong đó đòi hỏi phải dự báo và quyết định đầu tư sản xuất theo quy mô phù hợp với cầu thị trường. Thế mà không phải lúc nào điều này cũng trở thành hiện thực. Nhiều nhà quản trị học quan niệm hiệu quả kinh doanh được xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt được và chi phí phải bỏ ra để đạt được kết quả đó. Manfred Kuhn cho rằng: “ tính hiệu quả được xác định bằng cách lấy kết quả tính theo đơn vị giá trị chia cho chi phí kinh doanh”. Từ các quan điểm trên có thể hiểu một cách khái quát hiệu quả kinh doanh là phạm trù phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực( nhân, tài, vật lực, tiền vốn) để đạt được mục tiêu xác định. Trình độ lợi dụng các nguồn lực chỉ có thể được đánh giá trong mối quan hệ với kết quả tạo ra để xem xét xem với môi sự hao phí nguồn lực xác định có thể tạo ra kết quả ở mức độ nào. vì vậy, có thể mô tả hiệu quả kinh doanh bằng cônh thức chung như sau: K H = -------------- C Trong đó: H - Hiệu quả kinh doanh. K - Kết quả đạt được. C - Hao phí nguồn lực cần thiết gắn với kết quả đó. Như thế, hiệu quả kinh doanh phản ánh mặt chất lượng các hoạt động sản xuất kinh doanh, trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp trong sự vận động không ngừng của các quá trình sản xuất kinh doanh, không phụ thuộc vào quy mô và tốc độ biến động của từng nhân tố. 1.2 Bản chất. Hiệu quả kinh doanh là phạm trù phản ánh mặt chất lượng của hoạt động sản xuất kinh doanh, phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực( lao động, máy móc thiết bị, nguyên liệu, tiền vốn) trong quá trình tiến hành các hoạt đông sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để hiểu rõ bản chất của phạm trù hiệu quả kinh doanh cần phân biệt rõ ràng ranh giới giữa hai phạm trù hiệu quả và kết quả. Kết quả là phạm trù phản ánh những cái thu được sau một quá trình kinh doanh hay một khoảng thời gian kinh doanh nào đó. Kết quả bao giờ cũng là mục tiêu doanh nghiệp có thể biểu hiện bằng đơn vị hiện vật hoặc đơn vị giá trị. Các đơn vị hiện vật được sử dụng tùy thuộc vào đặc trưng sản phẩm mà quá trình kinh doanh tạo ra, nó có thể là tấn, tạ, kg, m2, m3,lít,…các đơn vị giá trị có thể là: đông, triệu đồng, ngoại tệ… kết quả cũng có thể phản ánh mặt mặt chất lượng của sản xuất kinh doanh hoàn toàn định tính như uy tín danh tiếng của doanh nghiệp, chất lượng của sản phẩm,.. cần chú ý rằng không chỉ kết quả định tính mà kết quả định lượng của một thời kỳ kinh doanh nào đó thường là rất khó xác định bởi nhiều lý do như kết quả không chỉ là sản phẩm hoàn chỉnh mà còn là sản phẩm dở dang, bán thành phẩm,..hơn nữa, hầu như quá trình sản xuất lại tách rời quá trình tiêu thụ nên ngay cả sản phẩm sản xuất song ở một thời kỳ nào đó cũng chưa thể khẳng định liệu sản phẩm đó có thể tiêu thụ được không và bao giờ thì tiêu thụ được và thu được tiền về... Trong khi đó hiệu quả là phạm trù phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất. Trình độ lợi dụng các nguồn lực không thể đo bằng các đợn vị hiện vật hay giá trị mà là một phạm trù tương đối. Cần trú ý rằng trình độ lợi dụng các nguồn lực chỉ có thể phản ánh bằng số tượng đối: tỉ số giữa kết quả và hao phí nguồn lực. Tránh nhầm lẫn giữa phạm trù hiệu quả kinh doanh với phạm trù mô tả sự chênh lệch giữa kết quả và hao phí nguồn lực. Chênh lệch giữa kết quả và chi phí luôn là số tuyệt đối, phạm trù này chỉ phản ánh mức độ đạt được về một mặt nào đó nên cũng mang bản chất là kết quả của quá trình kinh doanh và không bao giờ phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất. Nếu kết quả là mục tiêu quá trình sản xuất kinh doanh thì hiệu quả là phương tiện để đạt được mục tiêu đó. Hao phí nguồn lực của một thời kỳ trước hết là hao phí về mặt hiện vật, cũng có thể xác định bằng đơn vị hiện vật hay đơn vị giá trị. Tuy nhiên, thông thường người ta hay sử dụng đơn vị giá trị vì nó mang tính so sánh cao. Rõ ràng, việc xác định hao phí nguồn lực của một thời kỳ xác định cũng là vấn đề không đơn giản. không đơn giản ngay nhận thức phạm trù này: hao phí nguồn lực được đánh giá thông qua phạm trù chi phí, chi phí kế tóan hay chi phí kinh doanh? Cần chú ý rằng, trong các phạm trù trên chỉ phạm trù chi phí kinh doanh là phản ánh tương đối chính xác hao phí nguồn lực thực tế. Mặt khác, việc có tính toán được chi phí kinh doanh trong từng thời kỳ kinh doanh ngắn hay không cũng có tính toán chi phí kinh doanh đến từng bộ phận doanh nghiệp hay không còn phụ thuộc vào trình độ phát triển của khoa học quản trị chi phí kinh doanh. Cũng cần chú ý rằng hiệu quả kinh doaquarphanr ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất trong một thời kỳ kinh doanh nào đó hoàn toàn khác với việc so sánh sự tăng lên của kết quả của sự tăng lên của sự tham gia các yếu tố đầu vào. Vậy, hiệu quả kinh doanh là một phạm trù phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực , phản ánh mặt chất lượng của quá trình kinh doanh, phức tạp và khó tính toán bởi cả phạm trù kết quả và hao phí nguồn lực gắn với một thời kỳ cụ thể nào đó đều khó xác định một cách chính xác. 1.3. Phân biệt các loại hiệu quả. Hiệu quả có thể được đánh giá ở các góc độ khác nhau, phạm vi khác nhau và thời kỳ khác nhau. Trên các cơ sở này, để hiểu rõ bản chất của phạm trù hiệu quả kinh doanh cũng cần đứng trên từng góc độ cụ thể mà phân biệt các loại hiệu quả kinh doanh. 1.3.1 Hiệu quả xã hội, hiệu quả kinh tế, hiệu quả kinh tế xã hội và hiệu quả kinh doanh. 1.3.1.1 Hiệu quả xã hội. Hiệu quả xã hội là một phạm trù phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất xã hội nhằm đạt được mục tiêu xã hội nhất định. Các mục tiêu xã hội thường là giải quyết công ăn việc làm, xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cao phúc lợi xã hội, nâng cao mức sống và đời sống văn hóa, tinh thần cho người lao động, đảm bảo và nâng cao sức khỏe cho người lao đọng, cải thiện điều kiện lao động, đảm bảo vệ sinh môi trường,… hiệu quả xã hội thường gắn với các mô hình kinh tế hỗn hợp và trước hết thường được đánh giá và giải quyết ở góc độ vĩ mô. 1.3.1.2. Hiệu quả kinh tế. Hiệu quả kinh tế phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt mục tiêu kinh tế của một thời kỳ nào đó. Hiệu quả kinh tế thường được nhiên cứu ở giác độ quản lý vĩ mô. cần chú ý rằng không phải bao giờ hiệu quả kinh tế và hiệu quả kinh doanh cũng vận động cùng chiều. Có thể từng doanh nghiệp đạt hiệu quả kinh doanh cao song chưa chắc nền kinh tế đã đạt hiệu quả kinh tế cao bởi lẽ kết quả kết quả của một nền kinh tế dạt được trong mỗi thời kỳ không phải lúc nào cũng là tổng đơn thuần của các kết quả của từng doanh nghiệp. 1.3.1.3. Hiệu quả kinh tế – xã hội. Hiệu quả kinh tế – xã hội phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất xã hội để đạt được mục tiêu kinh tế – xã hội nhất định. Hiệu quả kinh tế xã hội gắn với nền kinh tế hỗn hợp và được xem xét ở góc độ quản lý vĩ mô. 1.3.1.4. Hiệu quả kinh doanh. Hiệu quả kinh doanh là đối tượng nhiên cứu của chương này, đã được khái niệm ở phần trên, gắn với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Cần chú ý rằng hiệu quả kinh tế xã hội và hiệu quả kinh doanh là haiu phạm trù khác nhau giải quyết ở hai góc độ khác nhau song có quan hệ biện chứng với nhau. Hiệu quả kinh tế xã hội đạt được tới mức tối da là mức hiệu quả thỏa mãn tiêu chuẩn hiệu quả pareto. Trong thực tế, do các doanh nghiệp cố tình giảm chi phí kinh doanh biên cá nhân làm cho chi phí kinh này thấp hơn chi phí kinh doanh biên xã hội nên có sự tách biệt giữa hiệu quả kinh doanh và hiệu quả xã hội. Chính vì thế thường cần các giải pháp can thiệp đúng đắn của nhà nước. Tuy nhiên, với tư cách là một tế bào của nền kinh tế xã hội các doanh nghiệp có nghĩa vụ góp phần vào qua trình thực hiện các mục tiêu xã hội. Nghĩa vụ đóng góp vào mức độ nào là do pháp luật quy định cho từng loại hình doanh nghiệp cũng như cho từng hình thức pháp lý doanh nghiệp. Mặt khác, xã hội càng phát triển thì nhận thức của con người đối với xã hội cũng dần thay đổi, nhu cầu của người tiêu dùng không chỉ phải ở công dụng của sản phẩm ( dịch vụ) mà còn cả ở điều kiện khác như chống ô nhiễm môi trường… vì vậy càng ngày các daonh nghiệp càng nhận thức vai trò nghĩa vụ trách nhiệm của mình đối với việc thực hiện các mục tiêu xã hội bởi chính sự nhận thức và đóng góp của doanh nghiệp thực hiện các mục tiêu xã hội làm tăng uy tín danh tiếng của doanh nghiệp và tác động tích cực, lâu dài đến kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp này vì lẽ đó càng ngày các doanh nghiệp không chỉ quam tâm đến hiệu quả kinh doanh mà còn quam tâm hơn đến hiệu quả xã hội. Việc đánh gía hiệu quả kinh doanh không chỉ dựa trên các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh mà còn đề cập đến các chỉ tiêu hiệu quả xã hội khác. 1.3.2. Hiệu quả kinh doanh tổng hợp và bộ phận. 1.3.2.1. Hiệu quả kinh doanh tổng hợp. Hiệu quả kinh doanh tổng hợp phản ánh khái quát và cho phép kết luận về hiệu quả kinh doanh của toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. 1.3.2.2. Hiệu quả kinh doanh bộ phận. Hiệu quả kinh doanh bộ phận là hiệu qủa kinh doanh chỉ xét ở lĩnh vực hoạt dộng ( sử dụng vốn, lao động, máy móc,nguyên vật liệu…) cụ thể của doanh nghiệp. Hiệu quả kinh doanh bộ phận chỉ phản ánh hiệu quả ở từng lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp chứ không phản ánh hiệu quả của doanh nghiệp. Giữa hiệu quả kinh doanh tổng hợp và hiệu quả kinh doanh bộ phận có mối quan hệ biện chứng với nhau. Hiệu quả kinh doanh tổng hợp cấp doanh nghiệp phản ánh hiệu quả hoạt động của tất cả các lĩnh vực hoạt động cụ thể của doanh nghiệp và bộ phận của doanh nghiệp. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp có thể xuất hiện mâu thuẫn giữa hiệu quả kinh doanh tổng hợp và hiệu quả kinh doanh bộ phận, khi đó chỉ có chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tổng hợp là phản ánh hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh bộ phận chỉ có thể phản ánh hiệu quả hiệu quả ở từng lĩnh vực hoạt động, từng bộ phận ở doanh nghiệp mà thôi. 1.3.3. Hiệu quả kinh doanh ngắn hạn và dài hạn. 1.3.3.1. Hiệu quả kinh doanh ngắn hạn. Hiệu quả kinh doanh ngắn hạn, là hiệu quả kinh doanh được xem xét, đánh giá ở khoảng thời gian ngắn. hiệu quả kinh doanh ngắn hạn chỉ đề cập đến khoảng thời gian ngắn như tuần, tháng, quý, năm, vài năm,… 1.3.3.2. Hiệu quả kinh doanh dài hạn. Hiệu quả kinh doanh dài hạn, là hiệu quả kinh doanh được xem xét, đánh giá trong khoảng thời gian dài, gắn với các chiến lược, các kế hoạch dài hạn thậm chí, nói đến hiệu quả kinh doanh dài hạn người ta hay nhắc đến hiệu quả lâu dài, gắn với quảng đời tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Cần chú ý rằng, giữa hiệu quả kinh doanh dài hạn và hiệu quả kinh doanh ngắn hạn có mối liên hệ biện chứng với nhau và trong nhiều trưoèng hợp có thể mâu thuẫn với nhau. Về nguyên tắc, chỉ có thể xem xét và đánh giá hiệu quả kinh doanh ngắn hạn trên cơ sở vẫn đảm bảo đạt hiệu quả kinh doanh dài hạn trong tương lai. Trong thực tế, nếu xuất hiện mâu thuẫn giữa hiệu quả kinh doanh dài hạn và hiệu quả kinh doanh ngắn hạn, chỉ có thể lấy hiệu quả kinh doanh dài hạn làm thước đo chát lượng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vì nó phản ánh xuyên xuốt quá trình lợi dụng các nguồn lực sản xuất của doanh nghiệp. 1.4. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả kinh doanh. Các nguồn lực sản xuất xã hội là một phạm trù khan hiếm: càng ngày người ta càng sử dụng càng nhiều các nguồn lực sản xuất vào các nhu cầu sản xuất phục vụ nhu cầu khác nhau của cọn người. Trong khi các nguồn lực sản xuất xã hội càng ngày càng giảm thì nhu cầu con người càng ngày càng đa dạng và tăng không có giới hạn. Điều này phản ánh quy luật khan hiếm bắt buộc doanh nghiệp trả lời chính xác ba câu hỏi: sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào? và sản xuất cho ai?vì thị trường chỉ chấp nhận doanh nghiệp nào sản xuất đúng loại sản phẩm( dịch vụ)với số lượng và chất lượng phù hợp. Mọi doanh nghiệp trả lời không chính xác ba vấn đề trên sẽ sử dụng các nguồn lực sản xuất xã hội để sản xuất sản phẩm không tiêu thụ được trên thị trường- tức kinh doanh không có hiệu quả, lãng phí nguồn lực sản xuất xã hội sẽ không có khả năng tồn tại. Mặt khác, mọi doanh nghiệp kinh doanh trong cơ chế thị trường, mở cửa và ngày càng hội nhập phải chấp nhận và đứng vững trong cạnh tranh. Muốn chiến thắng trong cạnh tranh doanh nghiệp luôn tạo ra vcà duy trì các lợi thế cạnh tranh: chất lưưọng và sự khác biệt hoá, gía cả và tốc độ cung ứng, để duy trì lợi thế về giá cả doanh nghiệp phải sử dụng tiết kiệm các nguồn lực sản xuất hơn so các doanh nghiệp cùng nghành. Chỉ trên cơ sở sản xuất kinh doanh với hiệu quả cao, doanh nghiệp mới có khả năng đạt được điều này. Mục tiêu bao trùm, lâu dài của mọi hoạt động kinh doanh là tối đa hoá lợi nhuận, để thực hiện mục tiêu này, doanh nghiệp phải tiến hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh để tạo ra sản phẩm ( dịch vụ ) cung cấp cho thị trường. Muốn vậy, doanh nghiệp phải sử dụng các nguồn lực sản xuất xã hội nhất định. Doanh nghiệp càng sử dụng tiết kiệm các nguồn lực này bao nhiêu sẽ càng có cơ hội thu được nhiều lợi nhuận bấy nhiêu. Hiệu quả kinh doanh là phạm trù phản náh tính tương đối của việc sử dụng tiết kiệm các nguồn lực sản xuất xã hội nên là điều kiệnn để thưch hiện mục tỉêu bao trùm, lâu dài của doanh nghiệp. Hiệu quả kinh doanh càng cao càng phản ánh doanh nghiệp càng sử dụng tiết kiệm các nguồn lực sản xuất. Vì vậy, nâng cao hiệu qủa là đòi hỏi khách quan để doanh nghiệp thực hiện mục tiêu bao trùm, lâu dài là tối đa hoá lợi nhuận. II. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh. Hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung chiệu ảnh hưởng trực tiếp của nhiều nhân tố thuộc môi trườngg kinh doanh. Môi trường kinh doanh của mỗi doanh nghiệp là tập hợp những điều kiện, yếu tố bên trong và bên ngoài có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp muốn dật được thành công trong kinh doanh thì phải có sự kết hợp hài hoà các yếu tố bên trong và bên ngoaì mà từ đó tạo thành môi trường kinh doanh của doanh nghiệp để phục vụ cho mục tiêu chiến lược của mình. 1. Môi trường bên trong. Môi trường bên trong của doanh nghiệp bao gồm tất cả các yếu tố bên trong của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp đều có tiềm năng riêng của mình phản ánh thế và lực của doanh nghiệp trên thị trường. Tiềm lực của doanh nghiệp bao gồm các yếu tố: tài chính- kế toán, nguồn nhân lưc, tiềm lực vô hình, trình độ tổ chức quản lýcủa doanh nghiệp, kĩ thuật công nghệ,… những yếu tố này mang tính chủ quanta có thể kiểm xoát nhiên cứu rõ kiểm xoát để khai thác cơ hội và thu về lợi nhuận. Từ việc nhiên cứu các nhân tố thuộc môi trường bên trong để thực hiện các mục tiêu như: Đánh giá tiềm lực hiện tại để lựa chọn cơ hội hấp dẫn và tổ chức khai thác cơ hội hấp dẫn đã đưa vào chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Xây dựng và tổ chức chiến lược phát triển tiềm lực, tiềm năng của doang nghiệp, tiềm năng của doanh nghiệp để đón bắt cơ hội mới thích ứng với sự thích ứng đi lên của môi trường, đảm bảo thế lực, lợi thế phát triển kinh doanh. 1.1. Nhân tố lao động. Con người là nhân tố đầu tiên và quan trọng nhất bảo đảm thành công trong kinh doanh. Chính con người với năng lực thực sự của họ mới lựa chọn đúng cơ hội, thoìư cơ và sử dụng các sức mạnh khác mà họ có như vốn, kĩ thuật công nghệ, tài sản.. Một cách có hiệu quả để khai thác và vượt qua cơ hội. áp dụng kỹ thuật tiên tiến là điều kiện tiên quyết để tăng hiệu quả sản xuất của các doanh nghiệp. Tuy nhiên cần thấy rằng: thứ nhất, máy móc dù tối tân đến đâu cũng do con người chế tạo ra. Thứ hai, máy móc thiết bị dù có hiện đậi đến đâu cũng phải phù hợp với trình độ tổ chức trình độ kỹ thuật trình độ kỹ thuật maý móc của người lao động. Thực tế cho thấy doanh nghiệp nhập tràn lan thiết bị hiện đại của nước ngoài nhưng do trình độ sử dụng yếu kém nên càng không đem lại năng xuất cao lại vừa tốn kém tiền của hoạt động sửa chữa kết cục là hiệu quả kinh doanh thấp. Trong sản xuất kinh doanh, lực lượng lao động của doanh nghiệp có thể sáng tạo ra công nghệ, kỹ thuật mới và đưa chúng vào sử dụng tạo ra tiềm năng lớn cho việc nâng cao hiệu quả kinh doanh. Cũng chính lực lượng lao động sáng tạo ra sản phẩm mới với kiểu giáng phù hợp với cầu của người tiêu dùng, làm cho sản phẩm (dịch vụ) doanh nghiệp có thể bán tạo cơ sở để nâng cao hiệu quả kinh doanh . Lực lượng lao động tác động trực tiếp đến năng xuất lao động, đến trình độ sử dụng các nguồn lực khác (máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, ..) lên tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Ngày nay, sự phát triển khoa học kỹ thuật đã thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế chi thức.
Tài liệu liên quan