Trong thế kỷ 21, xu thế toàn cầu hóa diễn ra hết sức sôi động khắp hành tinh, mọi quốc gia đều có xu hướng hội nhập nền kinh tế thế giới để có những sự phát triển toàn diện, đem lại những lợi ích cho người dân của mình. Nền kinh tế Việt Nam cũng đang trong tiến trình hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới, chúng ta đã là thành viên chính thức của WTO và đóng vai trò ngày một quan trọng trong APEC, AFTA, và các tổ chức kinh tế có uy tín khác trên thế giới Hoạt động xuất nhập khẩu đã trở thành một trong những hoạt động rất cơ bản của nền kinh tế quốc gia và góp phần đắc lực vào trong công cuộc Công Nghiệp Hóa – Hiện Đại Hóa của đất nuớc.
109 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1543 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu tại công ty cổ phần sắt thép Cửu Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
ÛÛÛ
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẮT THÉP CỬU LONG
GVHD : ThS. NGUYỄN THỊ CẨM HUYỀN
SVTH : TỐNG THỊ HỒNG YẾN
MSSV : 105401286
LỚP : 05DQN
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2009
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Thành phố Hồ Chí Minh, Ngày Tháng Năm
Giáo Viên Hướng Dẫn
Th.s NGUYỄN THỊ CẨM HUYỀN
MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC BẢNG - BIỂU ĐỒ
Trang
Mục lục các bảng:
Bảng 21 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong năm 2005, 2006, 2007, 2008 27
Bảng 22 Phân tích tình hình kinh doanh của công ty trong năm 2007, 2008 30
Bảng 23 Tham khảo một số thị trường cung cấp thép hình cho Việt Nam 6 tháng đầu năm 2009 36
Bảng 24 Nhập khẩu thép 7 tháng đầu năm 2009 và ước tính cả năm 2009 39
Bảng 25 Các sản phẩm nhập khẩu chính tại Công ty Cổ Phần Sắt Thép Cửu Long 40
Bảng 26 Kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty trong năm 2005, 2006, 2007, 2008 và 6 tháng đầu năm 2009 46
Bảng 27 Cơ cấu các mặt hàng nhập khẩu của công ty trong năm 2005, 2006, 2007, 2008 48
Bảng 28 Sản lượng thép nhập khẩu của năm 2005-2009 51
Bảng 31 Trích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 2005 – 2008 93
Mục lục các biểu đồ:
Biểu đồ 21 Lợi nhuận sau thuế của công ty 31
Biểu đồ 22 Kim ngạch xuất nhập khẩu của Công ty cổ phần sắt thép Cửu Long 47
Biểu đồ 23 Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu trong năm 2006, 2007, 2008 49
Biểu đồ 24 Sản lượng thép nhập khẩu 51
MỤC LỤC HÌNH - SƠ ĐỒ
Trang
Mục lục hình minh họa:
Hình 1.1 Hoạt động nhập khẩu 6
Hình 1.2 Cảng xuất nhập khẩu 7
Hình 1.3 Hoạt động bốc xếp hàng hóa 8
Hình 1.4 Thép cuộn cán nóng nhập khẩu 10
Hình 1.5 Luật pháp 11
Hình 1.6 Dự đoán tỷ gía hối đoái 12
Hình 1.7 Cơ sở hạ tầng 13
Hình 1.8 Sản phẩm thép nhập khẩu 17
Hình 2.1 Biểu tượng Công ty cổ phần sắt thép Cửu Long 20
Hình 2.2 Tổng Giám đốc Công ty cổ phần sắt thép Cửu Long (phải) và Tổng thư ký VFF Trần Quốc Tuấn tại buổi lễ ký kết tài trợ đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam ngày 15/05/2008 21
Hình 2.3 Phó CT UBND TP Nguyễn Thị Thu Hà gặp gỡ công nhân Công ty Cổ phần Sắt thép Cửu Long 24
Hình 2.4 Thép nhập khẩu vào Việt Nam 32
Hình 2.5 Ngành thép Việt Nam 36
Hình 2.6 Thị trường thép 2009 38
Hình 2.7 Thép cuộn cán nguội 40
Hình 2.8 Thép cuộn cán nóng 40
Hình 2.9 Thép cuộn mạ kẽm 40
Hình 2.10 Thép nhập khẩu năm 2009 41
Hình 2.11 Sử dụng nhân tố con người thật hiệu quả 42
Hình 2.12 Việc ký kết hợp đồng 56
Hình 2.13 Soạn thảo hợp đồng cần cẩn trọng 57
Hình 2.14 Lựa chọn ngân hàng có uy tín để mở L/C 60
Hình 2.15 Thông quan thép nhập khẩu 63
Hình 2.16 kiểm tra thép nhập khẩu 66
Hình 2.17 Đồng USD chiếm chủ yếu trong thanh toán Xuất nhập khẩu 69
Hình 2.18 Rủi ro trong xuất nhập khẩu 70
Hình 2.19 Rủi ro chủ quan 71
Hình 2.20 Động đất ở Tứ Xuyên – Trung Quốc 72
Hình 2.21 Tài trợ rủi ro 76
Hình 3.1 Hoạt động nhập khẩu thép tại Việt Nam 80
Hình 3.2 Thị trường thép trong nước 81
Hình 3.3 Đồng USD dùng trong thanh tóan 84
Hình 3.4 Đàm phán trong kinh doanh 87
Hình 3.5 Trình độ nghiệp vụ là yếu tố quyết định thành công 89
Hình 3.6 Thép cuộn cán nguội nhập khẩu 90
Mục lục các sơ đồ:
Sơ đồ 11 Quy trình nhập khẩu tại Việt Nam 14
Sơ đồ 21 Bộ máy quản lý của Công ty cổ phần sắt thép Cửu Long 22
Sơ đồ 22 Sơ Đồ Quy Trình Nhập Khẩu thép tại Công ty cổ phần sắt thép Cửu Long 54
Sơ đồ 23 Quy trình nghiệp vụ mở L/C 61
Sơ đồ 24 Quy trình thông quan thép nhập khẩu 65
LỜI MỞ ĐẦU
Trong thế kỷ 21, xu thế toàn cầu hóa diễn ra hết sức sôi động khắp hành tinh, mọi quốc gia đều có xu hướng hội nhập nền kinh tế thế giới để có những sự phát triển toàn diện, đem lại những lợi ích cho người dân của mình. Nền kinh tế Việt Nam cũng đang trong tiến trình hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới, chúng ta đã là thành viên chính thức của WTO và đóng vai trò ngày một quan trọng trong APEC, AFTA, và các tổ chức kinh tế có uy tín khác trên thế giới…… Hoạt động xuất nhập khẩu đã trở thành một trong những hoạt động rất cơ bản của nền kinh tế quốc gia và góp phần đắc lực vào trong công cuộc Công Nghiệp Hóa – Hiện Đại Hóa của đất nuớc.
Công ty Cổ Phần Sắt Thép Cửu Long, đứng trên gốc độ từ một doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, mà trong đó nhập khẩu đang đóng vai trò chủ đạo thì việc tăng doanh số nhập khẩu là điều tất yếu để duy trì sự tồn tại của công ty. Chính điều này cũng đòi hỏi ở công ty phải không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu có như vậy mới có thể tăng hiệu quả kinh doanh.
Bất kỳ doanh nghiệp xuất nhập khẩu đã tham gia hoạt động kinh doanh thì cũng phải chịu áp lực từ nhiều phía chứ không riêng gì Công Ty Cổ Phần Sắt Thép Cửu Long. Do đó khi muốn nắm bắt được vấn đề này, tôi xin đi sâu vào tìm hiểu tình hình nhập khẩu của công ty. Đồng thời tìm hiểu những nhân tố có thể ảnh hưởng đến tình hình nhập khẩu như sự lựa chọn phương thức thanh toán, cũng như những nhân tố chủ quan và khách quan khác đã ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến hiệu quả kinh doanh của công ty.
Thông qua đó, để đề ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu thép tại công ty, đây là mục đích chính của đề tài thực hiện. Không ngoài mục đích mang tính cập nhật trong chuyên đề nên các số liệu phân tích cũng như tình hình hoạt động của công ty nằm trong khoảng thời gian từ năm 2005 đến năm 2009.
Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động nhập khẩu tại Công ty Cổ Phần Sắt Thép Cửu Long thuộc khu công nghiệp Tân Tạo thành phố Hồ Chí Minh.
Phương pháp nghiên cứu bao gồm:
Phương pháp phân tích thống kê: dùng để đánh giá số liệu thống kê từ các nguồn sau:
Báo cáo tài chính, bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 5 năm 2005, 2006, 2007, 2008 và những tháng đầu năm 2009. Do đó việc phân tích tình hình nhập khẩu của công ty sẽ dựa trên số liệu của công ty, từ đó đưa ra những nhận xét về hiệu quả hoạt động của công ty từ trước đến nay và giải pháp để nâng cao hiệu quả cho công ty trong thời gian tới.
Báo cáo thường niên của công ty.
Từ Internet, sách chuyên ngành, báo chí, tập san, ……
Phương pháp so sánh: các chỉ tiêu kinh tế trong chuyên đề được lượng hóa có cùng nội dung, một tính chất tương tự để xác định mức độ biến động của từng chỉ tiêu. Cụ thể có tác dụng sau
So sánh số liệu giữa các năm 2005, 2006, 2007, 2008 và những tháng đầu năm 2009.
So sánh tình hình nhập khẩu của các mặt hàng qua các năm 2005, 2006, 2007, 2008 và những tháng đầu năm 2009.
Phương pháp quy nạp, duy vật và biện chứng: được sử dụng xuyên suốt đề tài để đảm bảo tính khách quan, khoa học của nó
Kết cấu đề tài gồm 3 phần:
Phần 1: Cơ sở lý luận về hoạt động nhập khẩu thép tại Việt Nam
Phần 2: Thực trạng nhập khẩu thép tại Công Ty Cổ Phần Sắt Thép Cửu Long
Phần 3: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu thép tại Công Ty Cổ Phần Sắt Thép Cửu Long
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU TẠI VIỆT NAM
KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU
Khái niệm hoạt động nhập khẩu
(Nguồn: kinhtethitruong.com)
Hình 1.1 Hoạt động nhập khẩu
Hoạt động nhập khẩu là một trong hai lĩnh vực của hoạt động ngoại thương. Nhập khẩu, trong lý luận thương mại quốc tế, là việc quốc gia này mua hàng hóa và dịch vụ từ quốc gia khác. Nói cách khác, đây chính là việc nhà sản xuất nước ngoài cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho người cư trú trong nước. Tuy nhiên, theo cách thức biên soạn cán cân thanh toán quốc tế của IMF, chỉ có việc mua các hàng hóa hữu hình mới được coi là nhập khẩu và đưa vào mục cán cân thương mại. Còn việc mua dịch vụ được tính vào mục cán cân phi thương mại.
Đơn vị tính khi thống kê về nhập khẩu thường là đơn vị tiền tệ (Dollar, triệu Dollar hay tỷ Dollar) và thường tính trong một khoảng thời gian nhất định. Đôi khi, nếu chỉ xét tới một mặt hàng cụ thể, đơn vị tính có thể là đơn vị số lượng hoặc trọng lượng (cái, tấn, v.v...)
Nhập khẩu phụ thuộc vào thu nhập của người cư trú trong nước, vào tỷ giá hối đoái. Thu nhập của người dân trong nước càng cao, thì nhu cầu của hàng đối với hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu càng cao. Tỷ giá hối đoái tăng, thì giá hàng nhập khẩu tính bằng nội tệ trở nên cao hơn; do đó nhu cầu nhập khẩu giảm đi.
Vai trò của hoạt động nhập khẩu
Nhập khẩu có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế ở Việt Nam trên các mặt sau đây:
Hình 1.2 Cảng xuất nhập khẩu
(Nguồn: baovietnam.com)
Thứ nhất, nhập khẩu có tác động trực tiếp đến sản xuất và kinh doanh thương mại vì hoạt động nhập khẩu cung cấp cho nền kinh tế 60-100% nguyên nhiên vật liệu chính phục vụ cho sản xuất.
Thứ hai, nhập khẩu tác động mạnh vào sự đổi mới trang thiết bị và công nghệ sản xuất, nhờ đó trình độ sản xuất nâng cao, năng suất lao động tăng đuổi kịp các nước tiên tiến trên thế giới.
Thứ ba, nhập khẩu có vai trò nhất định trong việc cải thiện và nâng cao mức sống nhân viên bởi thông qua nhập khẩu sản xuất của ta mới có đủ nguyên nhiên vật liệu, thiết bị máy móc hoạt động, nên công nhân mới có công ăn việc làm có thu nhập. Mặt khác nhập hàng tiêu dùng, nhập khẩu sách báo khoa học kỹ thuật và văn hóa phẩm đời sống mới được cải thiện, trình độ dân trí tăng.
Nhiệm vụ của hoạt động nhập khẩu
Đảm bảo kịp thời đầy đủ và đồng bộ nhu cầu về tư liệu sản xuất cho sản xuất.
Góp phần thúc đẩy cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật.
Bổ sung kịp thời những nhu cầu sản xuất và đời sống trong nước còn mất cân đối góp phần cải thiện đời sống nhân dân.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU
Những nguyên tắc cơ bản của chính sách nhập khẩu của Việt Nam
(Nguồn: tinkinhte.com.vn)
Hoạch định chính sách nhập khẩu phải phù hợp với những nguyên tắc chung về chính sách bảo hộ mậu dịch của các tổ chức quốc tế. Chính sách nhập khẩu xây dựng trong thời gian tới phải đáp ứng yêu cầu mở cửa kinh tế góp phần thực thi các cam kết song phương và đa phương mà chính phủ Việt Nam đã ký kết để đưa nền kinh tế Việt Nam hội nhập nhanh với các nước khu vực và quốc tế.
Hình 1.3 Hoạt động bốc xếp hàng hóa
Nguyên tắc sử dụng ngoại tệ với tinh thần tiết kiệm và đem lại hiệu quả kinh tế cao. Hiện nay để đảm bảo nền kinh tế phát triển với tốc độ cao thì nhu cầu nhập khẩu gia tăng, trong khi nguồn ngoại tệ của chúng ta có hạn, hầu như chỉ dựa vào nguồn ngoại tệ do xuất khẩu mang lại cho nên ta phải sử dụng ngoại tệ với tinh thần tiết kiệm ưu tiên trước hết cho nhập khẩu máy móc, trang thiết bị, công nghệ, nguyên vật liệu trong nước chưa sản xuất được để đáp ứng cho nhu cầu công nghiệp hóa đất nước.
Nguyên tắc phải dành ưu tiên cho việc nhập khẩu, tư liệu sản xuất đồng thời có chú ý thích đáng nhập khẩu hàng tiêu dùng thiết yếu cho đời sống của nhân dân. Nội dung của nguyên tắc này là góp phần xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lý, đặc biệt cơ cấu giữa các ngành cơ bản công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ, nông nghiệp, du lịch và dịch vụ…Góp phần giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa nhập khẩu tư liệu sản xuất và nhập khẩu hàng tiêu dùng.
Xây dựng cơ chế chính sách nhập khẩu phải có tác dụng bảo vệ và thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển. Nội dung của nguyên tắc này là một mặt xây dựng chính sách nhập khẩu cởi mở mang tính hội nhập, nhưng mặt khác các cơ chế chính sách nhập khẩu phải mang tham gia bảo vệ và thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển. Thực hiện nguyên tắc này đòi hỏi Nhà nước phải nguyên cứu thêm đưa vào áp dụng những biện pháp mà nhiều nước trên thế giới áp dụng nhưng ta chưa áp dụng như: luật thuế chống bán phá giá, thuế hạn ngạch, thuế nhập khẩu tính trên khối lượng hàng nhập, thuế gây ô nhiễm môi trường xây dựng hệ thống các rào cản kỹ thuật để kiểm soát hàng nhập khẩu..
Nguyên tắc kết hợp giữa nhập khẩu và xuất khẩu. Hoạt động nhập khẩu và xuất khẩu ở Việt nam có mối quan hệ hữu cơ. Muốn thúc đẩy xuất khẩu phải tăng cường nhập khẩu, muốn nhập khẩu nhiều máy móc trang thiết bị, nguyên vật liệu để phục vụ cho phát triển kinh tế và xuất khẩu thì phải xuất khẩu nhiều để có ngoại tệ. Cho nên giảm nhập siêu không thể đơn giản thực hiện cắt giảm nhập khẩu một cách cơ học, máy móc mà phải đẩy nhanh tốc độ xuất khẩu, vượt lên tốc độ nhập khẩu.
Cơ cấu ngành hàng nhập khẩu
Cơ cấu nhập khẩu là tỷ lệ tương quan giữa các nhóm ngành hàng trong toàn bộ kim nghạch nhập khẩu. Đối với một nước như nước ta: lực lượng sản xuất còn ở trình độ thấp, kim ngạch nhập khẩu còn có hạn thì việc nâng cao tỷ trọng nhập khẩu thiết bị máy móc, nguyên vật liệu có ý nghĩa quan trọng thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế và cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật ở nước ta.
Toàn bộ hàng nhập khẩu chia làm 5 nhóm ngành hàng:
Thiết bị toàn bộ: gồm máy móc, nguyên vật liệu, công nghệ được nhập khẩu bảo đảnm sự hoạt động hoàn chỉnh của một công trình. Trong nhiều trường hợp nhập khẩu thiết bị toàn bộ được người ta nhập luôn bí quyết công nghệ và có chuyên gia lắp đặt và hướng dẫn sử dụng.
Thiết bị máy móc lẻ: mục đích nhập khẩu về để lắp đặt mới hoặc thay thế máy móc hao mòn vô hình hoặc hữu hình.
Dụng cụ phụ tùng: chủ yếu là phụ tùng thay thế để thực hiện bảo trì bảo dưỡng, sửa chữa những thiết bị máy móc nhập khẩu mà ta chưa có điều kiện sản xuất. Trong hướng tới nên có biện pháp khuyến khích sản xuất những mặt hàng này ở trong nước nhằm giảm từng bước tỷ trọng ngành hàng dụng cụ phụ tùng.
(Nguồn: thitruong24h.com.vn)
Hình 1.4 Thép cuộn cán nóng nhập khẩu
Nguyên vật liệu: hàng năm tỷ trọng nhập khẩu nhóm ngành hàng này rất cao vì để thỏa mãn 49 – 90% nhu cầu nguyên liệu trong nước: trên 90% xăng dầu, 80% phân bón thuốc trừ sâu…. Trong hướng tới cần đầu tư và kêu gọi đầu tư vào ngành công nghiệp hóa dầu, sản xuất phân bón tại Việt Nam tìm kiếm nguồn nguyên liệu thay thế để giảm bớt sự lệ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu.
Hàng tiêu dùng: nhập khẩu để phục vụ cho các nhu cầu đời sống của nhân dân.
Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu
Nhân tố bên trong công ty
Nhân tố bộ máy quản lý hay tổ chức hành chính
Hoạt động nhập khẩu đòi hỏi cần phải có một bộ máy lãnh đạo hoàn chỉnh, có tổ chức phân cấp quản lý, phân công lao động trong doanh nghiệp sao cho phù hợp với đặc trưng của một doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu. Nếu bộ máy quản lý cồng kềnh và không cần thiết thì sẽ làm cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không có hiệu quả và ngược lại.
Nhân tố con người
Trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu nói chung và hoạt động nhập khẩu nói riêng, tất cả các công đoạn từ khâu nghiên cứu tìm hiểu thị trường đến khâu ký kết và thực hiện hợp đồng đòi hỏi cán bộ nhập khẩu cần phải nắm vững các chuyên môn nghiệp vụ, năng động, đặc biệt khi kinh doanh với các đối tác nước ngoài. Nhân tố con người đóng vai trò quyết định đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đến sự tồn tại và thành công của doanh nghiệp.
Nhân tố vốn và công nghệ
Vốn và công nghệ có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của Công ty nói chung cũng như hoạt động kinh doanh nhập khẩu nói riêng. Vốn và công nghệ quyết định đến lĩnh vực kinh doanh cũng như quy mô hoạt động kinh doanh của Công ty, vốn và công nghệ giúp cho hoạt động kinh doanh nhập khẩu được của Công ty được thực hiện có hiệu quả cao. Vốn và công nghệ có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, nếu công ty có nguồn lực tài chính lớn (nhiều vốn), đặc biệt là vốn lưu động thì sẽ mua được (có được) công nghệ hiện đại nâng cao năng suất và hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và ngược lại.
(Nguồn:kinhte24h.com)
Nhân tố bên ngoài công ty
Nhân tố chính trị, luật pháp
Hình 1.5 Luật pháp
Trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu nói chung và hoạt động nhập khẩu nói riêng là hoạt động giao dịch buôn bán trao đổi thương mại mang tính chất quốc tế cho nên nó chịu ảnh hưởng trực tiếp của các yếu tố chính trị, luật pháp của mỗi quốc gia cũng như của quốc tế. Các công ty kinh doanh nhập khẩu đòi hỏi phải tuân thủ các qui định của các quốc gia có liên quan, các tập quán và luật pháp quốc tế.
Môi trường chính trị ổn định, luật pháp thông thoáng chặt chẽ không thay đổi thường xuyên có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của nền kinh tế nói chung và hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng. Môi trường ổn định thúc đẩy hoạt động thương mại quốc tế giữa các quốc gia với nhau và giữa các chủ thể kinh tế ở các quốc gia với nhau.
Ngược lại, khi môi trường chính trị, luật pháp không ổn định nó sẽ hạn chế rất lớn tới hoạt động thương mại quốc tế của quốc gia nói chung và hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp nói riêng.
Tỷ giá hối đoái và tỷ suất ngoại tệ của hàng nhập khẩu
(Nguồn: tinkinhte.com.vn)
Hình 1.6 Dự đoán tỷ gía hối đoái
Tỷ giá hối đoái giữa đồng tiền Việt Nam với các đồng ngoại tệ có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu nói chung và hoạt động nhập khẩu nói riêng, nó ảnh hưởng đến việc lựa chọn đồng tiền thanh toán. Tỷ giá hối đoái nhiều khi không cố định, nó sẽ thay đổi lên xuống. Chính vì vậy các doanh nghiệp cần phải có sự nghiên cứu và dự đoán xu hướng biến động của tỷ giá hối đoái để đưa ra các quyết định phù hợp cho việc nhập khẩu như lựa chọn bạn hàng, lựa chọn đồng tiền tính toán, lựa chọn đồng tiền thanh toán….Cũng như vậy, tỷ suất ngoại tệ có thể làm thay đổi chuyển hướng giữa các mặt hàng, giữa các phương án kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu.
Yếu tố thị trường trong nước và ngoài nước
Tình hình và sự biến động của thị trường trong và ngoài nước như sự thay đổi của giá cả, khả năng cung cấp hàng hoá, khả năng tiêu thụ và xu hướng biến động dung lượng của thị trường ….Tất cả các yếu tố này đều có ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu.
Sự thay đổi lên xuống của giá cả sẽ làm ảnh hưởng tới khả năng tiêu thụ hàng nhập khẩu. Khi giá cả hàng nhập khẩu mà tăng lên thì nhu cầu tiêu thụ hàng nhập khẩu sẽ có xu hướng giảm xuống, người tiêu dùng sẽ chuyển hướng sang tiêu dùng các loại hàng hoá cùng loại hay tương tự trong nước khi đó nó sẽ ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu hàng hoá của doanh nghiệp, chỉ trừ những hàng hoá nhập khẩu mà thị trường trong nước không có khả năng cung cấp thì khi đó giá cả sẽ biến động theo thị trường. Sự biến động của nguồn cung và dung lượng thị trường có ảnh hưởng đến sự biến động của giá cả hàng nhập khẩu, từ đó ảnh hưởng đến khả năng tiêu dùng và hoạt động nhập khẩu của công ty.
Yếu tố cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động mua bán trao đổi hàng hoá quốc tế
(Nguồn: baothuongmai.com.vn)
Các yếu tố hạ tầng phục vụ hoạt động mua bán trao đổi hàng hoá quốc tế có ảnh hưởng trực tiếp đến nhập khẩu như:
Hệ thống giao thông, cảng biển: nếu hệ thống này được trang bị hiện đại sẽ cho phép giảm bớt thời gian bốc dỡ, thủ tục giao nhận cũng như đảm bảo an toàn cho hàng hoá được mua bán.
Hình 1.7 Cơ sở hạ tầng
Hệ thống Ngân hàng: Hệ thống ngân hàng càng phát triển thì các dịch vụ của nó càng thuận tiện cho việc thanh toán quốc tế cũng như trong huy động vốn. Ngân hàng là một nhân tố đảm bảo lợi ích cho nhà kinh doanh bang các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng.
Hệ thống bảo hiểm, kiểm tra chất lượng: Cho phép các hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế được thực hiện một cách an toàn hơn đồng thời giảm bớt được rủi ro cũng như mức độ thiệt hại có thể xảy ra cho các nhà kinh doanh trong buôn bán thương mại quốc tế.
Quy trình nhập khẩu tại Việt Nam
Thủ tục hải quan
Thanh toán
Kiểm tra hàng hóa
Nhận hàng
Mua bảo hiểm
Khiếu nại
Thanh lý hợp đồng
Thuê phương tiện vận tải
2.4.1
2.4.2
2.4.4
2.4.3
2.4.5
2.4.6
2.4.7
2.4.9
2.4.10
Giấy phép nhập khẩu
Bước đầu của khâu thanh toán
2.4.8
Đơn vị nhập khẩu
Sơ đồ 11 Quy trình nhập khẩu tại Việt Nam
Làm thủ tục nhập khẩu theo quy định của Nhà nước
Giấy phép là thủ tục quan trọng về mặt pháp lý để tiến hành các khâu khác trong mỗi chuyến hàng xuất nhập khẩu. Thủ tục xin giấy phép nhập khẩu khác nhau ở mỗi quốc gia, trong mỗi thời kỳ, có đặc điểm khác nhau.
Riêng tại Việt Nam thủ tục xin giấy phép được thay đổi rất nhiều trong thời gian qua, theo hướng ngày càng đơn giản và thuận lợi. Hiện nay, “ Thương nhân là doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế được thành lập theo quy định của pháp luật được phép xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa theo ngành nghề đã đăng ký trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh”.
“Trư