Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh cà fê xuất khẩu của Việt Nam

Vào những năm cuối thế kỷ XX, đời sống kinh tế quốc tế trở lên đặc biệt sôi động. Sự bùng nổ của cuộc cách mạng khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin, việc tích tụ và tập chung tư bản ở quy mô cực kỳ lớn, nổi bật là làn sóng siêu sát nhập các công ty ( đạt tổng trị giá 1,1 nghìn tỷ USD trong năm 2001).

doc95 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1338 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh cà fê xuất khẩu của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Vào những năm cuối thế kỷ XX, đời sống kinh tế quốc tế trở lên đặc biệt sôi động. Sự bùng nổ của cuộc cách mạng khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin, việc tích tụ và tập chung tư bản ở quy mô cực kỳ lớn, nổi bật là làn sóng siêu sát nhập các công ty ( đạt tổng trị giá 1,1 nghìn tỷ USD trong năm 2001). Quá trình phân công lao động quốc tế diễn ra ngày càng sôi động trên phạm vi toàn thế giới ..... Đã làm cho lực lượng sản xuất có những bước nhảy vọt các nền kinh tế ngày càng đan xen và có phần phụ thuộc vào nhau, quá trình quốc tế hoá được đẩy mạnh, xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế ngày càng rõ rệt và mạnh mẽ hơn lên . Toàn cầu hoá kinh tế tỏ ra có sức hấp dẫn vì nó làm cho các nền kinh tế , các quốc gia nếu khéo vận dụng trong hội nhập thì sẽ phát huy được lợi thế của mình, được bổ xung những yếu tố mới, hình thành một cơ cấu kinh tế hợp lý và có hiệu quả hơn, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong nước. Chính vì thế xu thế toàn cầu hoá ngày càng cuốn hút vào nó nhiều dân tộc,q uốc gia có trình độ phát triến kinh tế , chế độ chính trị xã hội khác nhau. Tuy nhiên trong giai đoạn hiện và trong nhiều năm tới toàn cầu hoá chưa phải là công cụ tối ưu cho tất cả , chưa phải là một môi trường tốt đẹp mà vào đó ai cũng thắng, ai cũng có lợi như nhau và không ai phải trả giá. Các quốc gia, các dân tộc và các chủ thể khác nhau tham gia vào quá trình toàn cầu hoá kinh tế không phải vì mục tiêu toàn cầu hoá, mà trước hết là tìm kiếm trong đó những lợi ích cho chính mình. Họ đều có ý định, hành động để thay đổi, tác động tới quá trình này theo hướng có lợi cho mình. Những lợi ích đó lại rất khác nhau, phức tạp đan xen và đầy mâu thuẫn, mức độ lợi thiệt của mỗi chủ thể trước hết phụ thuộc vào thế, lực và cách thức tham gia của từng chủ thể đó. Vì thế xu hướng toàn cầu hoá kinh tế diễn ra không trôi chảy, dễ dàng mà thông qua quá trình vừa hợp tác, vừa đấu tranh với nhau giữa các nước, trong sự mâu thuẫn, sung đột giữa toàn cầu và liên khu vực giữa tự do hoá và bảo hộ mậu dịch. Mỗi doanh nghiệp, mỗi ngành là chủ thể của hội nhập kinh tế với thế giới, sức mạnh về kinh tế của mỗi quốc gia quyết định bởi năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp, các ngành. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề cùng với kiến thức cơ bản học tập ở trường và thực tiễn khách quan thực tập tại VINACAFEI - Hà Nội em chọn đề tài : “Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh cà fê xuất khẩu của Việt Nam “. Mục đích của đề tài : - Hệ thống một cách khái quát về những vấn đề cơ bản về sức cạnh tranh. - Đánh giá tình hình xuất khẩu cà fê của Việt Nam trong thời gian qua. - Đưa ra phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao sức cạnh tranh cà fê xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu đề tài : Nghiên cứu hoạt động của ngành cà fê Việt Nam, qua đó đánh giá tình hình xuất khẩu cà fê Việt Nam trong thời gian qua cả về số lượng, chất lượng, giá cả, công nghệ chế biến cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh mà ngành đem lại cho đất nước trong những năm qua . Để hoàn thành tốt bài luận văn này em đã sử dụng kết hợp các phương pháp sau : - Phương pháp duy vật biện chứng và lịch sử . - Phương pháp lô gic. - Phương pháp phân tích tổng hợp. Nội dung đề tài : Chương I : Cơ sở lý luận chung về việc nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu trong nền kinh tế thị trường . Chương II : Thực trạng của hoạt động xuất khẩu cà fê Việt Nam trong thời gian qua. Chương III : Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh cà fê xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới . Trong quá trình tiến hành bản luận văn này em đã nhận được sự động viên, tham gia, đóng góp ý kiến của các cô chú ở VINA CAFEI - Hà Nội, cùng các bạn bè và sự hướng dẫn nhiệt tình của các thầy cô trong khoa, đặc biệt là thầy giáo hướng dẫn trực tiếp em. Qua đây em xin trân trọng gửi lời cảm ơn, trân thành đến tất cả mọi người đã có những đóng góp thiết thực và to lớn trong việc hoàn thành bản luận văn này. Do năng lực và kinh nghiệm thực tế của bản thân còn có hạn, bản luận văn sẽ có những thiếu sót nhất định. Em mong được sự chỉ dẫn góp ý và thông cảm. Chương I Cơ sở lý luận chung về việc nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu trong nền kinh tế thị trường. I/ Những lý luận cơ bản về kinh tế thị trường 1. Kinh tế thị trường là gì : Các nhà kinh tế học hiện đaị dựa trên cơ chế vận hành đã đưa khái niệm như sau : Kinh tế thị trường là nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường - trong nền kinh tế này sản xuất cái gì ? Sản xuất như thế nào ? Sản xuất cho ai ? Do thị trường quyết định. Kiểu tổ chức kinh tế này tồn tại ở các nước tư bản từ thế kỷ XV và ngày nay là hình thức kinh tế chung của hầu hết các nước trên thế giới. Như vậy nói tới nền kinh tế thị trường về thực chất là nói tới cơ chế thị trường. Vậy thế nào là cơ chế thị trường. Cơ chế thị trường là 1 cơ chế mà trong đó tổng thể các nhân tố, các quan hệ cơ bản vận động dưới sự chi phối của các quy luật thị trường, trong môi trường cạnh tranh vì mục tiêu lợi nhuận. Nhân tố cơ bản nhất của nó là cung cầu và giá cả thị trường. 2. Những nhân tố, quan hệ cơ bản của kinh tế thị trường. Nhìn vào bất kỳ một nền kinh tế thị trường nào, dù là kinh tế thị trường phát triển như Mỹ, tây âu, Nhật hay kinh tế thị trường sơ khai như ở Việt Nam hiện nay đều có những nhân tố cơ bản là hàng, là tiền, là bán, là mua, là cung, là cầu. Nhân tố thứ nhất của thị trường là hàng hoá. Về khái niệm, hàng hoá là đối tượng chiếm hữu của con người có khả năng thoả mãn 1 nhu cầu nào đó của người ta, được trao đổi mua bán trên thị trường. Một là : hàng hoá là đối tượng chiếm hữu của con người. Như chúng ta đã biết điều kiện thứ 2 của sản xuất hàng hoá là ( Sự tách biệt về kinh tế của ngươì sản xuất do sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất quy định) thì chỉ có những vật nào mà người ta chiếm hữu mới được trao đổi theo nguyên tắc hàng hoá. Người ta chỉ có thể mua bán những cái gì mà họ chiếm hữu chứ không thể mua bán cái mà họ không có. Trong đối tượng chiếm hữu của con người, có những sản phẩm do lao động của con người tạo ra, nhưng cũng có những sản phẩm do thiên nhiên tạo ra những con người đã chiếm hữu được, được thừa nhận là của họ. Sản xuất càng phát triển, đối tượng chiếm hữu của con người ngày càng đa dạng, từ chiếm hữu những vật tự nhiên, đến những vật do lao động của con người tạo ra, từ chiếm hữu tư liệu sản xuất đến chiếm hữu giá trị, trong nền kinh tế hiện đại việc chiếm hữu trí tuệ ngày càng phổ biến và quan trọng. Hai là : Đã là hàng hoá thì đối tượng đó phải có khả năng thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người, hay nói một cách khác nó phải có giá trị sử dụng, hay có 1 công dụng nhất định cần cho con người mới cần đến nó và mua bán nó. Không ai muấn mua 1 vật vô ích với họ, 1 sản phẩm hỏng để không thể thoả mãn được 1 nhu cầu nào của họ. Cần thấy rằng nhu cầu của con người rất đa dạng những có thể chia thành 2 loại cơ bản là nhu câù tiêu dùng và nhu cầu cho sản xuất. Những sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng như : Cơm ăn áo mặc, nhà ở giày dép, phương tiện đi lại và các dịch vụ như sách báo, phim ảnh ..... Từ đây nó lại được chia thành các nhu cầu vật chất và nhu cầu về tinh thần của con người. Theo đà phát triển của nền văn minh thì cả nhu cầu tiêu dùng vật chất và nhu cầu tiêu dùng tinh thần đều tăng song nhu cầu tinh thần có xu hướng tăng nhanh hơn. Những sản phẩm đáp ứng nhu cầu sản xúât bao gồm các nguồn lực của sản xuất như : Sức lao động, đất đai, vốn và dịch vụ sản xuất như bảo hiểm, tài chính .... Từ đó có thể khái quát các loại hàng hoá đáp ứng nhu cầu như sau: Hàng hoá tiêu dùng dịch vụ Tiêu dùng Dịch vụ Vật chất Tinh thần Hàng hoá Nhu cầu Đất đai ,sức lao động ,vốn Hàng hoá các yếu tố đầu vào và dịch vụ Sản xuất , dịch vụ sản xuất Dịch vụ sản xuất Dịch v Tuỳ theo đặc tình giá trị sử dụng, một vật có thể đáp ứng một số nhu cầu nhất định, nhưng khi sử dụng một vật có thể đáp ứng được 1 loại nhu cầu cụ thể. Sự phát triển đa dạng của các laọi hình giá trị sử dụng, phản ánh sự phát triển của lực lượng sản xuất, phân công lao động xã hội và phạm vi phong phú của nhu cầu. đồng thời bản thân nhu cầu lại tạo động lực thúc đẩy sự phát triển cảu kinh tế hàng hoá, tạo ra nhiều loại hình giá trị sử dụng mới. Ba là : đã là hàng hoá, thì đối tượng chiếm hữu phải được trao đổi theo nguyên tắc bồi hoàn, tức là mua bán trên thị trường. điều này có nghĩa là phải tính đến giá trị của hàng hoá. Đứng về phía người sản xuất, giá trị là lao động xã hội cần thiết kết tinh trong hàng hoá. Đó là những chi phí mà người ta bỏ vào sản xuất và tiêu thụ hàng hoá trên thị trường. Về mặt cơ cấu giá trị hàng hoá bao gồm 2 bộ phận lao động vật hoá, tức là những chi phí vật chất bởi vào sản xuất hàng hoá và lao động sống, tức là hao phí sức lực cho quá trình sản xuất, tiêu thụ hàng hoá. Nếu ký hiệu lao động vật hoá là C, lao động sống là V + M thì trị giá hàng hoá bằng C +V+ M . Nhân tố thứ 2 của kinh tế tị trường là tiền tệ. Tiền tệ là hàng hoá đặt biệt tiền tệ được tách ra làm vật ngang giá chung, phục vụ cho quá trình sản xuất và trao đổi hàng hoá. Nó biểu hiện quan hệ sản xuất giữa những người sản xuất hàng hoá. Sự phân tích về nguồn vốc và bản chất của tiền tệ đã được Mác trình bày một cách rõ ràng trong bộ tư bản, và được các nhà kinh tế học đương đại tiếp tục bổ xung và hoàn thiện phù hợp với nền kinh tế thị trường hiện đại. Nhờ có tiền mà hàng hoá vận động thông suất từ tay người sản xuất đến tay người tiêu dùng phải đảm bảo cho quá trình tái sản xuất diễn ra liên tục, không ngừng, tạo nên quan hệ hàng tiền trong nền kinh tế thị trường, vì vậy A SMITH đã nói tiền là bánh xe vĩ đại của lưu thông hàng hoá. Nhân tố cơ bản khác của kinh tế thị trường là hộ kinh doanh và hộ tiêu dùng. Nếu như các nhân tố và quan hệ tiền hàng là khách thể của kinh tế thị trường. Thì nhân tố và quan hệ hộ kinh doanh và hộ tiêu dùng là nhân tố chủ thể của thị trường. Đối với hộ kinh doanh là người sản xuất và cung ứng hàng hoá trên thị trường hàng tiêu dùng. Vì vậy trên thị trường này họ là người bán hay sức cung. Song để có nguồn lực sản xuất hàng hoá tiêu dùng họ phải mua chúng trên thị trường yếu tố. Vì vậy ở thị trường này họ là sức cầu . Ngước lại đối với hộ tiêu dùng họ là người đi mua hàng hoá tiêu dùng. Vì vậy trên thị trường hàng tiêu dùng họ là sức cầu. Song để có tiền mua hàng tiêu dùng dịch vụ, họ phải có một hàng hoá nào đó bán trên thị trường yếu tố. Vì vậy trên thị trường yếu tố họ là sức cung. Họ cung sức lao động, nếu họ là công nhân, cung cấp đất, nếu họ là địa chủ, cung cấp vốn, nếu họ có vốn. Với vai trò khác nhau như vậy các chủ thể tham gia, các thị trường vốn tách biệt với nhau được nối liền với nhau tạo thành vòng vận động thông suất. Thị trường hàng tiêu dùng T T Cung Cầu Hộ tiêu dùng Hộ kinh doanh H H Thị trường yếu tố Cung H H T Cầu T Cần khẳng định rằng hộ kinh doanh và hộ tiêu dùng là những nhân tố quyết định thị trường mà các nhà kinh tế học gọi là các thượng đế. Họ tiêu dùng là người quyết định thị trường, là thượng đế vì họ là người trả tiền cho hàng hoá đảm bảo cho các nhà kinh doanh chuyển hàng thành tiền. Vì vậy người ta nói người tiêu dùng bỏ phiếu tín nhiệm hàng hoá bằng đô la. Song kỹ thuật cũng là 1 ông vua khác trên thị trường vì nhu cầu của người tiêu dùng bị hạn chế bởi kỹ thuật sản xuất. Nếu có tiền mà kỹ thuật không cho phép thì cũng không thể có hàng hoá cung cấp cho thị trường. 3. Quy luật cung cầu - quy luật chi phối sự vận động của kinh tế thị trường. A. Mar Shall nói thị trường là nơi gặp gỡ giũa cung và cầu. Cung và cầu là sự khái quát hoá hai lực lượng cơ bản của thị trường, là người bán và người mua, người sản xuất và người tiêu dùng, của 2 khâu trong quá trình tái sản xuất là sản xuất và tiêu dùng. Về sức cầu : Sức cầu là hình thức biểu hiện của nhu cầu về hàng hoá và dịch vụ trên thị trường được đảm bảo bằng khối lượng tiền tệ với giá cả nhất định. Nói cách khác cầu là nhu cầu có khả năng thanh toán. Giữa cầu và nhu cầu có mối liên hệ với nhau. Có thể có nhu cầu về hàng hoá song nếu không có tiền đảm bảo theo giá cả nhất định của hàng hoá đó thì sẽ không xuất hiện cầu. Cầu hàng hoá phụ thuộc vào giá cả của hàng hoá. Giữa giá cả và số lượng đưa ra thị trường để thoả mãn nhu cầu có quan hệ tỷ lệ nghịch. Nếu số lượng sản phẩm đưa ra thị trường ngày càng tăng thì giá trị sản phẩm hàng hoá đó ngày càng giảm xuống. Từ đó giữa cầu và giá có mối liên hệ sau đây : Nếu giá cả hàng hoá thấp thì người mua sẽ mua 1 khối lượng hàng hoá nhiều hơn và ngước lại. Đường cầu được biểu diễn như sau : P Đường cầu D Q Cầu hàng hoá phụ thộc vào nhu cầu mua sắm. Nếu nhu cầu mua sắm lớn thì có khả năng tăng cầu và ngược lại. Vì nhu cầu của các chủ thể kinh tế và cường độ nhu cầu của họ khác nhau, nên mỗi chủ thể kinh tế cần phải biết sắp xếp nhu cầu theo thứ tự ưu tiên sao cho với quy mô thu nhập nhất định có thể thoả mãn nhu cầu cao nhất và có hiệu quả nhất. Nhân tố khác ảnh hưởng đến cầu hàng hoá là khả năng mua sắm của các chủ thể kinh tế. Đến lượt nó khả năng mua sắm lại phụ thuộc không chỉ vào giá cả, mà còn phụ thuộc vào thu nhập của mỗi người. Sự đột biến của thu nhập và giá cả tác động đến sự thay đổi của cầu, song theo nhiều hướng khác nhau. Giá cả hàng hoá tăng lên làm cho cầu hàng hoá giảm. Ngược lại thu nhập tăng làm tăng cầu. Một vấn đề quan trọng trong việc nghiên cứu sức cầu là phân tích sự co giãn của cầu. Về khái niệm, sự co giãn của cầu là sự biễn đổi của cầu dưới ảnh hưởng biến đổi của giá. Nếu ký hiệu sự thay đổi của cầu là Dd/ d, sự thay đổi cuả giá là Dp / p, k là hệ co giãn của cầu thì k = Dd / d : Dp /p. Có 3 trường hợp về hệ số k k> 1, trong trường hợp 1 sự thay đổi nhỏ về giá dẫn đến sự thay đổi lớn về cầu. k <1, trong trường hợp 1 sự thay đổi lớn về giá dẫn đến sự thay đổi nhỏ về cầu. k = 1 trong trường hợp 1 sự thay đổi về giá dẫn đến sự thay đổi tương ứng về cầu. Việc nghiên cứu phân tích hàng hoá thuộc loại k như thế nào là có ý nghĩa quan trọng đối vơí doanh nghiệp để họ đưa ra giá cả vừa đảm bảo được cầu của thị trường, tiêu thụ được hàng hoá không bị ứ đọng, vừa đảm bảo thu nhập, lợi nhuận cho doanh nghiệp. Về sức cung . Cung là khối lượng hàng hoá và dịch vụ mà các chủ doanh nghiệp mang bán trên thị trường với giá cả nhất định. Giữa cung và sản xuất có mối liên hệ với nhau. Song không phải là 1. Ví dụ : năm 1998, nông dân việt Nam sản xuất ra 29 triệu tấn lương thực, song không mang hết ra thị trường, như vậy sản xuất lớn hơn cung. Hoặc có những loại hàng hoá, nhờ có nhập khấu mà cung lớn hơn sản xuất. Giữa cung và giá có một mối liên hệ với nhau. Nhìn chung khi giá cả hàng hoá tăng lên sẽ kích thích sản xuất, do đó tăng cung. Vậy quan hệ giữa cung và giá cả là quan hệ tỷ lệ thuận P Đường cung S Q Cũng như cầu cung cũng thay đổ dưới tác động của giá cả hàng hoá. Tuy vậy, nó có đặc điểm khác biệt với cầu, khi giá cả thay đổi sẽ làm cho cầu thay đổi. Còn đối với cung điều này chưa hẳn đã xảy ra. Sở dĩ như vậy là vì, ngoài tác động của giá cả hàng hoá, cung còn đồng thời phụ thuộc vào yếu tố khách quan và chủ quan như thuộc tính giá trị sử dụng, giới hạn khả năng sản xuất, quy mô sản xuất doanh nghiệp, tài phán đoán cuả chủ doanh nghiệp, vì vậy khi xem xét sự thay đổi cuả cung cần phải phân tích cụ thể các trường hợp sau đây: Thứ nhất : Do đặc tính giá trị sử dụng của các loại hàng hoá. Với loại nông phẩm không dự trữ được phải bán với loại giá thì mặc dù giá cả có thể tăng lên, song cũng không thể làm cung tăng lêm được. Có thể giải thích bằng ví dụ vì sao rau giáp vụ ở thành phố lại đắt. Ngược lại đối với hàng công nghệ phẩm thì cung co giãn theo giá. Nếu giá hạ thì nhà kinh doanh sẽ kìm hàng lại chờ khi giá tăng sẽ tung ra thị trường. Thứ hai : Giới hạn khả năng sản xuất của doanh nghiệp. Nếu mọi khả năng sản xuất cuả doanh nghiệp đã được tận dụng, tức ở trên đường giới hạn khả năng sản xuất, thì dù cho giá có thể tăng thế nào nữa, thì doanh nghiệp cũng không thể mở rộng sản xuất thêm để tăng cung. Ngược lại nếu doanh nghiệp còn tiềm lực, vốn, lao động và tài nguyên ... Thì khi giá tăng, họ có khả năng để khai thác và tăng cung . Thứ ba : Quy mô doanh nghiệp, đối với doanh nghiệp nhỏ, sức cung thường thay đổi hơn so với doanh nghiệp lớn. Vì khi giá tăng doanh nghiệp nhỏ vận động nhanh hơn để ứng sử kịp thời và tăng cung. Thứ tư : Kinh nghiệm và tài phán đoán của chủ doanh nghiệp. Ví dụ trong trường hợp giá cả hàng hoá đang tăng, chủ doanh nghiệp phán đoán rằng đó chỉ là sự tăng lên tạm thời còn trong tương lai sẽ giảm xuống. Do đó họ lập tức đưa hàng hoá ra bán trên thị trường, làm tăng cung lên. Song nếu chủ doanh nghiệp cho rằng trong tương lai, giá cả hàng hoá còn tăng lên nữa, thì họ sẽ kìm hàng lại, không đưa ra tiêu thụ. Do vậy mặc dù giá cả tăng nhưng cung không thay đổi. Ngoài giá cả, nhân tố thu nhập cũng ảnh hưởng đến sự thay đổi cung. Nếu thu nhập thấp, doanh nghiệp ít vốn, ít tiền dự phòng, các chủ doanh nghiệp phải bán hàng trong mọi trường hợp. Trong trường hợp này, chỉ một sự thay đổi nhỏ của thu nhập cũng làm cho cung thay đổi lớn. Ngược lại, nếu thu nhập cao, doanh nghiệp trường vốn, sẵn tiền dự phòng thì các doanh nghiệp chỉ bán hàng trong điều kiện có lợi cho mình. Trong trường hợp này dù có sự thay đổi lớn về thu nhập cũng không làm cho cung thay đổi nhiều hay sức cung cứng rắn. Cân bằng thị trường được thực hiện khi số cầu cân bằng với số cung. Cung và cầu về hàng hoá và giá cả thị trường của hàng hoá có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Gía cả thị trường là giá cả thoả thuận giữa người mua và người bán trên thị trường. Trong cơ chế thị trường người mua đại diện cho sức cầu còn người bán đại diện cho sức cung. Người mua muốn mua giá cả hàng hoá thấp, còn người bán muốn giá cả hàng hoá cao. Vì vậy giá cả thị trường là sự thoả thuận giữa người mua và người bán. Giao điểm giá cả giữa người mua và người bán gọi là giá cả cân bằng, ở điểm giá cả cân bằng, cung và cầu về số lượng hàng hoá cân bằng với nhau, hay số lượng sản phẩm mà người mua muốn mua bằng số lượng sản phẩm mà người bán cần bán. P S P0 M D Q0 Q Cung và cầu luôn vận động, biến đổi trên thị trường. Mối quan hệ tác động qua lại giữa cung và cầu về số lượng hàng hoá với giá cả hình thành quy luật cung - cầu. Quy luật này có tác dụng điều tiết sản xuất và tiêu dùng, biến đổi dung lượng và cơ cấu thị trường và quyết định giá cả thị trường . II. Sự cần thiết phải nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu Việt Nam. 1. Khái niệm và vai trò của xuất khẩu: 1.1 Khái niệm : Xuất khẩu hàng hoá là hoạt động kinh doanh buôn bán trên phạm vi quốc tế. Thực chất xuất khẩu không chỉ là những hành vi buôn bán riêng lẻ mà là cả một hệ thống các quan hệ mua bán trong thương mại có tổ chức nhằm mục đích đẩy mạnh sản xuất hàng hoá, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, ổn định và từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Do vậy, bên cạnh những lợi ích kinh tế mang lại khá cao thì hoạt động xuất khẩu cũng rất dễ đưa đến những hậu quả khó lường hết được vì nó phải đối đầu với toàn bộ hệ thống kinh tế của các nước cùng tham gia xuất khẩu. Đây là một hoạt động nằm trong sự kiểm soát của các quốc gia xuất khẩu, cùng một mặt hàng do vậy khả năng khống chế của mỗi quốc gia riêng biệt là vô cùng khó khăn. Xuất khẩu, đó là việc bán sản phẩm hàng hoá sản xuất trong nước ra nước ngoài, nhằm thu ngoại tệ, tăng tích luỹ cho ngân sách nhà nước, đồng thời phát triển sản xuất kinh doanh và nâng cao đời sống cho nhân dân. Hoạt động xuất khẩu phức tạp hơn rất nhiều so với việc mua bán một sản phẩm nào đó trong thị trường nội địa, bởi vì hoạt động này diễn ra trong một thị trường vô cùng rộng lớn, đồng tiền thanh toán là ngoại tệ mạnh, hàng hoá được vận chuyển ra ngoài quốc gia và đặc biệt là quan hệ buôn bán với người nước ngoài. Do vậy các quốc gia khi tham gia vào hoạt động buôn bán, giao dịch quốc tế phải tuân thủ các thông lệ quốc tế hiện hành. 2.2 Vai trò của hoạt độn
Tài liệu liên quan