Đề tài Một số giải pháp nhằm ổn định và mở rộng thị trường ở công ty bánh kẹo Hải Hà

Trong nền kinh tế thị trường, bất cứ một doanh nghiệp nào khi tiến hành sản xuất kinh doanh đều phải xuất phát từ thị trường nhằm xác định ba vấn đề cơ bản: sản xuất cái gì? sản xuất cho ai? và sản xuất như thế nào? Thị trường vừa là điểm xuất phát vừa là điểm kết thúc quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, có thể nói một doanh nghiệp chỉ có thể làm ăn có hiệu quả khi nó xuất phát từ thị trường tận dụng một cách năng động, linh hoạt những cơ hội sẵn có trên thị trường.

doc88 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1409 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm ổn định và mở rộng thị trường ở công ty bánh kẹo Hải Hà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu Trong nền kinh tế thị trường, bất cứ một doanh nghiệp nào khi tiến hành sản xuất kinh doanh đều phải xuất phát từ thị trường nhằm xác định ba vấn đề cơ bản: sản xuất cái gì? sản xuất cho ai? và sản xuất như thế nào? Thị trường vừa là điểm xuất phát vừa là điểm kết thúc quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, có thể nói một doanh nghiệp chỉ có thể làm ăn có hiệu quả khi nó xuất phát từ thị trường tận dụng một cách năng động, linh hoạt những cơ hội sẵn có trên thị trường. Hơn nữa thông qua thị trường hàng hoá của doanh nghiệp được tiêu thụ, giúp cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra một cách liên tục cũng như thực hiện các nghiệp vụ trên đã đề ra. Trước đây, khi nền kinh tế vận hành trong cơ chế kế hoạch hoá, tập trung quan liêu bao cấp, các doanh nghiệp chỉ cần chú ý đến nhiệm vụ sản xuất còn công tác tiêu thụ đã có Nhà nước lo. Từ khi nền kinh tế nước ta chuyển sang kinh tế thị trường, vấn đề tiêu thụ sản phẩm là một vấn đề nan giải đối với tất cả các doanh nghiệp sản xuất nói chung. Và mở rộg thị trường tiêu thụ là mục tiêu mà tất cả các doanh nghiệp đều muốn vươn tới. Công ty bánh kẹo Hải Hà cũng nằm trong xu thế đó chuyển sang cơ chế thị trường công ty đã có những bước đi đúng đắn trong sản xuất và tiêu thụ, bánh kẹo Hải Hà ngày càng có uy tín trên thị trường trong nước và ngoài nước để làm được điều đó vấn đề tìm kiếm, duy trì, ổn định và mở rộng thị trường là một trong những nhiệm vụ mang tính chiến lược của công ty. Do hạn chế về thời gian nghiên cứu và khả năng nghiên cứu, trong luận văn này em chỉ xin nghiên cứu vấn đề ổn định và mở rộng tiêu thụ sản phẩm ở công ty bánh kẹo Hải Hà. Em xin chân thành cảm ơn TS Nguyễn Danh Ngà cùng các cô chú, anh chị trong phòng kinh doanh của công ty bán kẹo Hải Hà đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài này. Tên đề tài “Một số giải pháp nhằm ổn định và mở rộng thị trường ở công ty bánh kẹo Hải Hà” Ngoài phần mở đầu và kết luận đề tài gồm 3 phần: Phần I: ổn định và mở rộng thị trường là nhân tố cơ bản tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển PhầnII: Phân tích thực trạng về thị trường tiêu thụ sản phẩm ở công ty bánh kẹo Hải Hà. Phần III: những biện pháp cơ bản nhằm ổn định và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ở Công ty Bánh kẹo Hải hà. Phần I: ổn định và mở rộng thị trường là nhân tố cơ bản tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển I.Một số quan niệm cơ bản về thị trường 1.Khái niệm thị trường Thị trường ra đời và phát triển gắn liền với sự phát triển của nền sản xuất hàng hoá. Từ đó đến nay, nền sản xuất hàng hoá đã phát triển và trải qua nhiều thế kỷ nên khái niệm về thị trường cũng rất đa dạng và phong phú. Ngay trong một vùng, một quốc gia cũng có sự phát triển không đều giữa các lĩnh vực các ngành nên nhiều khi khái niệm thị trường được chấp nhận. 1.1.Cách hiểu cổ điển về thị trường Cách hiểu này cho rằng thị trường là nơi diễn ra quá trình trao đổi, buôn bán. Như vậy phạm vi của thị trường được giới hạn thông qua việc xem xét bản chất hành vi tham gia thị trường. ở đâu có sự trao đổi, buôn bán, có sự lưu thông hàng hoá thì ở đó thị trường và những người mua, người bán. Quan niệm này có thể được thấy ở cách hiểu thị trường bao gồm các hội chợ, các địa dư hoặc khu vực tiêu thụ phân theo mặt hàng hoặc ngành hàng. Đây là cách hiểu thị trường gắn với yếu tố địa lý của hành vi tham gia thị trường, đòi hỏi phải có sự hiện hữu của đối tượng được đem ra trao đổi. Chính vì vậy mà quan niệm này có điểm hạn chế so với tình hình thực tế của thị trường hiện nay. 1.2.Quan niệm mở rộng hơn nữa Quan niệm này cho rằng thị trường là nơi mua bán hàng hoá, nơi gặp gỡ để tiến hành hoạt động mua bán giữa những người bán và những người mua. Với cách hiểu này các hành vi tham gia thị trường là rất rộng bao gồm cả những hoạt động xúc tiến, tìm hiểu thị trường, đàm phán, thương lượng, chào hàng… để đi đến khâu cuối của một chu kỳ là trao đổi hàng hoá giữa các bên, các hoạt động của đối tượng tham gia thị trường diễn ra một cách liên tục kế thừa nhau tạo nên sự vận động đa dạng của thị trường, nơi không chỉ diễn ra các hoạt động trực tiếp mua và bán hàng. 1.3. Thị trường trong nền kinh tế hiện đại Thị trường được coi là biểu hiện thu gọn của quá trình mà thông qua đó các quyết định của các gia đình về tiêu dùng mặt hàng nào, các quyết định của các công ty về sản xuất cái gì, sản xuất cho ai, sản xuất như thế nào, các quyết định của người công nhân về làm việc bao lâu, cho ai đều được dung hoà bằng sự điều chỉnh giá cả, quan niệm này cho thấy mọi quan hệ trong kinh tế đã được tiền tệ hoá. Giá cả với tư cách là yếu tố thông tin cho các lực lượng tham gia thị trường trở thành trung tâm của sự chú ý, sự điều chỉnh về giá cả trong quan hệ mua bán là yếu tố quan trọng nhất để các quan hệ đó được tiến hành. Mọi nhu cầu về hàng hóa dịch vụ, sức lao động đều được thoả mãn trên thị trường hay nói cách khác thị trường đã bao hàm các lĩnh vực cuả quá trình tái sản xuất. Quan hệ trên thị trường giữa các lực lượng tham gia thị trường là các hoạt động thiết yếu để cho nền kinh tế vận hành, cách hiểu này đưa tới cách nhìn tổng quát, toàn diện về thị trường trong nền kinh tế cũng như bản thân thị trường. 1.4.ở mức độ khái quát hơn nữa Thị trường còn được quan niệm là sự kết hợp giữa cung và cầu trong đó người mua, người bán bình đẳng cạnh tranh, số lượng người bán nhiều hay ít phụ thuộc vào quy mô của thị trường lớn hay nhỏ. Sự cạnh tranh có thể xảy ra giữa những người mua. Việc xác định nên mua hay nên bán hàng hoá với khối lượng và giá cả là bao nhiêu do quan hệ cung cầu quyết định. Do đó, có thể thấy rằng thị trường còn là nơi thực hiện sự kết hợp chặt chẽ giữa hai khâu sản xuất và tiêu thụ hàng hoá. 1.5.Thị trường gắn với nền sản xuất hàng hoá Thị trường được khẳng định là một phạm trù riêng của sản xuất hàng hoá. Trên thị trường tồn tại ba nhân tố cơ bản có mối quan hệ mật thiết với nhau. -Nhu cầu về hàng hoá, dịch vụ. -Cung ứng hàng hoá, dịch vụ; -Giá cả hàng hoá, dịch vụ; Qua thị trường có thể xác định được mối tương quan giữa cung cầu vè hàng hoá, dịch vụ, hiểu được phạm vi, quy mô, thực hiện cung, cầu dưới hình thức mua, bán hàng hoá trên thị trường. Ngược lại, hàng hoá và dịch vụ phải đáp ứng nhu cầu của thị trường và phải được thị trường chấp nhận. Mọi yếu tố có liên quan đến hàng hóa, dịch vụ phải tham gia thị trường. 1.6.Xét ở góc độ kinh tế chính trị học Mác – Lênin Khái niệm thị trường không tách rời khái niệm phân công lao động xã hội, sự phân công lao động xã hội là cơ sở chung cho mọi nền sản xuất hàng hoá. Hễ ở đâu và khi nào có sự phân công lao động xã hội và có sản xuất hàng hoá thì ở đó có thị trường. Thị trường chẳng qua chỉ là sự biểu hiện phân công lao động xã hội và nó có thể phát sinh vô cùng tận. Tóm lại sự trình bày về các khái niệm thị trường trên đây cho thấy rằng quan niệm về các thị trường là rất phong phú, gắn với quá trình phát triển của sản xuất hàng hoá và chúng phản ánh về nhận thức thị trường ở những điều kiện khác nhau. Tuy nhiên dù cho các khái niệm ấy từ cổ điển đến hiện đại có những biến đổi thế nào đi chăng nữa thì chúng cũng mang một bản chất bởi chúng cùng phản ánh cùng một đối tượng là quy luật lịch sử “thị trường”. Khi đề cập khái niệm thị trường sau những trình bày trên đây ta có thể thấy những nét chung nhất sau. Thị trường bao giờ cũng gắn liền với yếu tố là đối tượng của mọi hoạt động hàng hoá dịch vụ. Thị trường bao giờ cũng chứa đựng ba yếu tố cơ bản nhất Cung về hàng hoá, dịch vụ. Cầu về hàng hoá, dịch vụ. Giá cả hàng hoá, dịch vụ. Thị trường có cơ chế vận động riêng – cơ chế thị trường. Trước hết thị trường bao giờ cũng là thị trường của các hàng hoá và dịch vụ cụ thể. Hàng hoá là đối tượng của mọi hoạt động mua bán và nó được quan niệm theo nhiều kiểu cách khác nhau. Hàng hoá theo cách hiểu truyền thống luôn chứa trong nó hai thuộc tính cơ bản là giá trị và giá trị sử dụng. Giá trị sử dụng là thuộc tính tự nhiên của đối tượng trao đổi do các đặc trưng của các mặt cơ, lý, hoá quy định và chúng là cơ sở để thoả mãn những nhu cầu nhất định của con người. Giá trị là thuộc tính được hình thành do sự kết tinh của sức lao động trong hàng hoá. Giá trị của hàng hoá trong trao đổi được đo bằng hao phí sức lao động xã hội và là cơ sở hình thành tỷ lệ trao đổi. Nhưng giá cả thực sự của hàng hoá là tuỳ thuộc vào quan hệ cung - cầu trên thị trường. Hàng hoá theo quan niệm hiện nay thì nó bao gồm mọi đối tượng được mang ra trao đổi trên thị trường, từ những yếu tố hữu hình như các loại sản phẩm vật chất cho tới các yếu tố khó có thể phân tích hai thuộc tính cơ bản trên đây như các dịch vụ, thông tin, sức lao động. Hàng hoá với tư cách là đối tượng trao đổi tồn tại trên thị trường thì hàng hoá đó tồn tại. Ngược khi loại hàng hoá nào đó không còn hoặc không có nhu cầu hoặc không được hay không thể sản xuất thì đương nhiên không có thị trường về hàng hoá đó. Thứ hai, thị trường luôn luôn chứa trong nó ba yếu tố cơ bản. -Cung về hàng hoá và dịch vụ là những lượng hàng hoá, dịch vụ mà người bán sẵn sàng ở những mức giá khác nhau. Quan hệ giữa giá với cung là quan hệ tỷ lệ thuận: khi giá cao thì lượng cung lớn và khi giá thấp thì lượng cung nhỏ. -Cầu về hàng hoá, dịch vụ là những lượng hàng hoá, dịch vụ mà người mua có nhu cầu và sẵn sàng mua ở những mớc giá khác nhau. Quan hệ cung cầu là quan hệ tỷ lệ nghịch: khi giá cao thì lượng cầu thấp và khi giá thấp thì lượng cầu cao. -Yếu tố giá được hình thành do quan hệ trên thị trường quyết định. Khi một trong hai hoặc cả hai lực lượng cung cầu thay đổi thì giá sẽ thay đổi theo quan hệ giữa giá với hai lực lượng đó. Thứ ba: thị trường luôn có xu hướng vận động theo một cơ chế riêng, cơ chế thị trường. Đó là tổng hợp của các loại hàng loạt các quy luật kinh tế: quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh, quy luật lưu thông tiền tệ,… và những tác động của chúng lên cả hai lượng cung và cầu trên thị trường. Cơ chế này được gọi là “bàn tay vô hình”. Nó tự động điều chỉnh các quan hệ trên thị trường hướng tới sự cân bằng động. Do đó, thị trường có khả năng vận động và phát triển. 2. Cách phân loại thị trường 2.1.Mục đích của phân loại thị trường Xét ở góc độ yêu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải hiểu được thị trường với tư cách là môi trường tồn tại của chính doanh nghiệp. Thông qua đó mà kinh doanh có cái nhìn tổng quát về thị trường của doanh nghiệp và sự vận động của nó. Việc phân loại kết hợp với sự phân tích các yếu tố khác sẽ phục vụ cho việc ra các quyết định lưạ chọ, thâm nhập, duy trì, mở rộng hoặc thay đổi thị trường khi cần thiết. Việc phân loại thị trường cũng diễn ra trong một ngành, một khu vực, một nền kinh tế. 2.2. Các cách phân loại được tiến hành theo những tiêu thức sau: Trên góc độ lưu thông của hàng hoá, dịch vụ. Thị trường trong nước, thị trường địa phương, thị trường nông thôn, thị trường thành thị. Các hoạt động mua bán nằm trong phạm vi lãnh thổ của một vùng, một quốc gia. Do đó, các quan hệ trên thị trường nằm trong cùng một môi trường vâưn hoá xã hội, kinh tế, chính trị, luật pháp. Thị trường nước ngoài, thị trường khu vực, thị trường quốc tế. Các quan hệ thị trường này đã vượt ra khỏi phạm vi lãnh thổ quốc gia. Chúng rất phức tạp do các điều kiện tiến hành khác nhau. b. Trên góc độ chuyên môn hoá sản xuất, kinh doanh. Có thị trường các ngành lớn và thị trường các thị trường đó lại được chia nhỏ hơn bao gồm: thị trường các loại hàng công nghiệp, thị trường các loại hàng nông nghiệp …và cuối cùng là thị trường các loại hàng hoá cụ thể. c.Theo tính chất của hàng hoá. Việc phân loại thị trường gắn với các đặc trưng của hàng hoá trong sử dụng. -Theo mức độ thứ yếu của hàng hoá có. -Thị trường hàng xa xỉ: là thị trường của các sản phẩm cao cấp, thường phục vụ cho nhóm nhu cầu có khả năng thanh toán cao. -Thị trường hàng thiết yếu: là thị trường các sản phẩm phục vụ cho nhu cầu hàng ngày có tính chất phổ biến. * Theo tiêu chuẩn thời gian, số lần sử dụng của hàng hoá: -Thị trường hàng lâu bền, hàng hoá có tuổi thọ dài, qua nhiều lần sử dụng. -Thị trường hàng không lâu bền, hàng hoá thường chỉ sử dụng trong một hoặc một số lần và là hàng thiết yếu, ít cân nhắc khi mua. d.Theo quan hệ với quá trình sản xuất kinh doanh Thị trường đầu vào bao gồm tất cả các loại thị trường mà ở đó doanh nghiệp mua các yếu tố đầu vào càng nhiều thì thị trường đầu vào càng cần nhiều thị trường nhỏ hơn. Các thị trường đầu vào bao gồm: thị trường lao động, thị trường công nghệ, máy móc thiết bị, thị trường vốn, thị trường thông tin. Doanh nghiệp xuất hiện trên thị trường này với tư cách là người mua và thuộc vào lực lượng cầu. Thị trường đầu ra là nơi doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ của mình. Doanh nghiệp khi tham gia thị trường này là người bán, thuộc yếu tố cung. Sự vận động của dòng tiền tệ qau doanh nghiệp là ngược với dòng vận động của các yếu tố đầu vào phục vụ cho sản xuất vàyếu tố đầu ra của quá trình sản xuất. Doanh nghiệp thu lại doanh thu để bù đắp chi phí phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Sự phân loại này là tuyệt đối với một doanh nghiệp hoặc một ngành chuyên môn hoá hẹp nhưng nó lại chỉ là tương đối nếu xét trong phạm vi một ngành lớn hơn hay giữa các doanh nghiệp thuộc nhiều loại lĩnh vực khác nhau. Lý do của tính tương đối ấy là thị trường đầu vào của doanh nghiệp này là thị trường đầu ra của doanh nghiệp khác, thị trường đầu ra của doanh nghiệp này lại là thị trường đầu vào của doanh nghiệp khác nữa. 3.Phân đoạn thị trường. 3.1.Khái niệm Ngày nay, các công ty ngày càng nhận thấy việc áp dụng Marketing đại trà hay Marketing sản phẩm đa dạng là khong có lợi. Các thị trường đại trà đang trở thành “đặc biệt hoá”. Chúng bị phân rã thành hàng trăm vị thị trường với những người mua khác nhau theo đuổi những sản phẩm khác nhau, những kênh phân phối khác nhau và quan tâm đến những kênh truyền thông khác nhau. Các công ty ngày càng chấp nhận Marketing mục tiêu nhiều hơn. marketing mục tiêu giúp người bán phát hiện những cơ hội marketing nhiều hơn và tốt hơn. Người bán có thể phát triển đúng loại sản phẩm cho từng loại thị trường mục tiêu một cách có hiệu quả, thay những người mua mà họ có khả năng thoả mãn khác hàng được nhiều nhất. Marketing đòi hỏi phải phân đoạn thị trường, một viêc nhằm đảm bảo những sản phẩm và marketing- mix riêng. Như vậy phân đoạn thị trường đã giúp công ty tập trung vào việc phục vụ những bộ phận nhất định của thị trường. Từ đó giúp công ty đề ra các biện pháp nhằm tăng cường công tác ổn định và mở rộng thị trường. Do đó có thể hiểu “phân đoạn thị trường là quá trình phân chia người tiêu dùng thành nhóm trên cơ sở những điểm khác biẹt nhau về nhu cầu, về tính cách hoặc hành vi” 3.2.Các cách phân đoạn thị trường 3.2.1.Phân đoạn thị trường theo yếu tố địa lý Phân đoạn thị trường theo yếu tố địa lý đòi hỏi phải phân chia thị trường thành những đơn vị địa lý khác nhau như quốc gia, bang, vùng, tỉnh, thành phố hay xã. Công ty có thể quyết định hoạt động trong một hay vài vùng địa lý hay hoạt động trong tất cả các vùng nhưng chú ý đến những sự khác biệt về nhu cầu và sở thích của từng vùng đại lý. Những biến phân đoạn thị trường theo nguyên tắc địa lý Các biến Các phân chia điển hình Vùng Tây Bắc, Đông Nam Bộ, Bắc Thành phố hay khu tương đương Với dân số dưới 5000 người, 5000-20.000 người, 20.000-50.000 người, 50.000- 100.000 người, 100.000-250.000 người Mật độ dân số Thành thị, nông thôn, ngoại thành Khí hậu Bắc, Trung, Nam 3.2.2.Phân đoạn theo yếu tố nhân khẩu học Là việc phân chia thị trường thành những nhóm trên cơ sở những biến nhân khẩu học như tuổi tác, giới tính, quy mô gia đình, chu kỳ sống của gia đình, thu nhập, nghề nghiệp, học vấn, tôn giáo, chủng tộc và dân tộc. Các biến nhân khẩu học là cơ sở phổ biến nhất để phân biệt các nhóm khách hàng, lý do thứ nhất là những mong muốn, sở thích và mức độ sử dụng của người tiêu dùng thường gắn bó chặt chẽ với các biến nhân khẩu học. Thứ hai là các biến nhân khẩu học dễ đo lường hơn các biến khác. Những biến phân đoạn thị trường theo yếu tố nhân khẩu học Các biến Các phân chia điển hình Tuổi tác Dưới 6 tuổi, 6-11 tuổi, 12-19 tuổi, 20-34 tuổi, 35-49 tuổi, 50-64 tuổi Giới tính Nam, Nữ Quy mô gia đình 1-2 người, 3-4 người, 5 người trở lên Chu kỳ sống của gia đình Độc thân trẻ, gia đình trẻ chưa con, gia đình trẻ có con Thu nhập Dưới 100.000 VND, 100.000-200.000 VND, 200.000-500.000VND Nghề nghiệp Bác sỹ, Kỹ sư, Giáo viên, Công, nông dân Học vấn Tiểu học, THCS, PTTH, THCN, CĐ, ĐH Tông giáo Đạo Phật, Thiên Chúa Giáo, Cao Đài Dân tộc Kinh, Mường, Mán, Giao, Tày 3.2.3.Phân đoạn thị trường theo yếu tố tâm lý Trong các phân đoạn thị trường theo yếu tố tâm lý, người mua được chia thành những nhóm khác nhau căn cứ vào tầng lớp xã hội, lối sống, nhân cách. Những người trong cùng một nhóm nhân khẩu học có thể có những đặc điểm tâm lý rất khác nhau. Những biến phân đoạn thị trường theo yếu tố tâm lý. Các biến Các phân chia điển hình. Tầng lớp xã hội Hạ lưu, trung lưu, thượng lưu. Lối sống Giữ truyền thống, hiện đại. Nhân cách Nhiều đam mê, thích giao du, nhiều tham vọng. 4.Các chức năng của thị trường Chức năng của thị trường là lý do tồn tại của thị trường hay nói cách khác, chức năng của thị trường trả lời cho câu hỏi thị trường tồn tại để làm gì. Các chức năng của thị trường bao gồm: -Chức năng thừa nhận -Chức năng thực hiện -Chức năng điều tiết -Chức năng thông tin 4.1.Chức năng thừa nhận của thị trường Chức năng thừa nhận của thị trường hình thành do sự tương tác của hai lực lượng cung và cầu. Xét về phía cầu, nhu cầu luôn phát triển nhưng lại ổn định tương đối trong một khoảng thời gian nhất định. Do đó các nhà sản xuất có thể căn cứ vào đó mà dự đoán về cầu, cung cấp lượng hàng hoá, dịch vụ phù hợp. Khi nhu cầu thay đổi thì những hàng hoá không còn được thị trường chấp nhận sẽ kết thúc chu kỳ sống của nó nhường chỗ cho những loại hàng hoá mới. Chức năng thừa nhận của thị trường quyết định chu kỳ sống của một sản phẩm, và do đó sẽ thực hiện sự thừa nhận cơ cấu các loại hàng hoá, dịch vụ trên thị trường. Xét về phía cung, chức năng thừa nhận của thị trường có liên quan chặt chẽ với yếu tố luật pháp và môi trường văn hoá xã hội. Để hạn chế hoặc kích thich sản xuất kinh doanh thì câu hỏi về khả năng chấp nhận của thị trường chỉ có thể trả lời chính xác khi nó được tung ra thị trường. Chức năng thừa nhận của thị trường có liên quan chặt chẽ với yếu tố văn hoá xã hội. Để hạn chế hoặc kích thích sản xuất, kinh doanh một mặt hàng nào đó, Nhà nước có thể dùng công cụ là luật pháp, hoặc các biện pháp kinh tế để tác động vào cả cung và cầu nhằm hướng dẫn thị trường. Điều này làm cho cung cầu thay đổi và thị trường thay đổi so với xu hướng của nó trước kia. Chức năng thừa nhận của thị trường do đó bị định hướng trong một định hướng nhất định, trong một phạm vi nhất định bởi các lực lượng tham gia thị trường có thể có các hoạt động ngầm nằm ngoaì sự kiểm soát của pháp luật. Yếu tố văn hoá xã hội cũng có tác động lớn tới chức năng thừa nhận của thị trường. Trong một khoảng thời gian nhất định, môi trường văn hoá xã hội ổn định tương đối và chỉ chấp nhận những hàng hoá nào là thuộc về lực lượng cầu. 4.2.Chức năng thực hiện Hoạt động mua bán là hoạt động lớn tuổi nhất, bao trùm cả thị trường. Thực hiện hoạt động này là cơ sở quan trọng có tính chất quyết định đối với việc thực hiện các quan hệ và các hoạt động khác. Thị trường thực hiện hành vi trao đổi hàng hoá, thực hiện tổng số cung và cầu trên thị trường, thực hiện cân bằng cung cầu từng loại hàng hoá, thực hiện giá trị (thông qua giá cả), thực hiện việc trao đổi giá trị…Thông qua chức năng thực hiện của thị trường, các loại hàng hoá hình thành nên giá trị trao đổi của mình. 4.3.Chức năng điều tiết của thị trường Nhu cầu của thị trường là mục đích của quá trình sản xuất. Do đó thị trường vừa là mục tiêu vừa tạo ra động lực để thực hiện mục tiêu đó. Đó là cơ sở quan trọng để chức năng điều tiết và kích thích của thị trường phát huy vai trò của mình. Chức năng điều tiết thể hiện ở chỗ: