Trong quá trình hội nhập nền kinh tế thế giới, vốn đầu tư cho phát triển
là m ột trong những yếu tố quyết định đến sự thành công hay thất bại của mỗi quốc
gia. Đối với Việt Nam, mục tiêu đặt ra là thực hiện thành công quá trình CNH-HĐHđất nước, phấn đấu đến năm 2020, Việt Nam cơ bản trở thành một nước công
nghiệp. Do đó việc thu hút vốn đầu tư trở thành chiến lược quan trọng của đất
nước.
Nguồn vốn ODA được chính phủ Việt Nam đánh giá là một trong những
nguồn vốn quan trọng của Ngân sách Nhà nước được sử dụng cho các mục đích
phát triển kinh tế xã hội. Nguồn vốn này đã phần nào đáp ứng nhu cầu bức thiết về
vốn trong công cuộc Công nghiệp hoá-Hiện đại hoá đất nuớc, góp phần thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế và giảm đói nghèo. Tuy nhiên ODA không chỉ là một khoản
cho vay, mà đi kèm với nó là các điều kiện ràng buộc về chính trị, kinh tế. Sẽ là
gánh nặng nợ nần cho các thế hệ sau hoặc phải chịu sự chi phối của nước ngoài
nếu chúng ta không biết cách quản lý và sử dụng ODA. Bởi vậy quảnlý và sử
dụng ODA sao cho có hiệu quả, phù hợp với mục tiêu và định hướng phát triển đất
nước là một yêu cầu tất yếu.
Là một sinh viên chuyên ngành Quản lý kinh tế-Đại h ọc kinh tếQuốc dân Hà Nội,
em thấy việc nghiên cứu đềtài “Một sốgiải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý và sử
dụng nguồn Hỗtrợphát triển chính thức (ODA) ởViệt Nam trong giai đoạn hiện nay" rất
thiết thực vì nó có thểphục vụcho chuyên môn của em sau này. Thông qua kiến thức đã tiếp thu
trên lớp cùng với sựgiúp đỡcủa th ầ y giáo , cô giáo bộmôn và việc tham khảo một sốtài liệu,
em xin trình bày nội dung đềtài này như sau:
Chương I:Tổng quan vềnguồn Hỗtrợphát triển chính thức (ODA). Vai trò của
ODA đối v ới sựphát triển kinh tếxã hội.
Chương II:Thực trạng tình hình tiếp nhận và sửdụng ODA ởViệt Nam trong th ời
gian qua.
Chương III:Một sốgiải pháp nh ằm nâng cao hiệu quảcông tác quản lý và sửdụng
ODA.
Hoàn thành đềtài này, em xin chân thành cảm ơn GS. PTS ĐỗHoàng Toàn-giảng
viên trường Đại học Kinh tếQuốc dân Hà Nội đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình
nghiên cứu. Do trình độcó hạn của người viết nên đềtài không tránh khỏi những thiếu sót cần
2
bổsung, em rất mong nh ận được sựxem xét, đóng góp ý kiến củathầy cô đểđềtài nghiên cứu
của em được hoàn thiện hơn.
25 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1190 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý và sử dụng nguồn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
LỜI MỞ ĐẦU
Trong quá trình hội nhập nền kinh tế thế giới, vốn đầu tư cho phát triển
là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành công hay thất bại của mỗi quốc
gia. Đối với Việt Nam, mục tiêu đặt ra là thực hiện thành công quá trình CNH-
HĐH đất nước, phấn đấu đến năm 2020, Việt Nam cơ bản trở thành một nước công
nghiệp. Do đó việc thu hút vốn đầu tư trở thành chiến lược quan trọng của đất
nước.
Nguồn vốn ODA được chính phủ Việt Nam đánh giá là một trong những
nguồn vốn quan trọng của Ngân sách Nhà nước được sử dụng cho các mục đích
phát triển kinh tế xã hội. Nguồn vốn này đã phần nào đáp ứng nhu cầu bức thiết về
vốn trong công cuộc Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá đất nuớc, góp phần thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế và giảm đói nghèo. Tuy nhiên ODA không chỉ là một khoản
cho vay, mà đi kèm với nó là các điều kiện ràng buộc về chính trị, kinh tế. Sẽ là
gánh nặng nợ nần cho các thế hệ sau hoặc phải chịu sự chi phối của nước ngoài
nếu chúng ta không biết cách quản lý và sử dụng ODA. Bởi vậy quản lý và sử
dụng ODA sao cho có hiệu quả, phù hợp với mục tiêu và định hướng phát triển đất
nước là một yêu cầu tất yếu.
Là một sinh viên chuyên ngành Quản lý kinh tế- Đại học kinh tế Quốc dân Hà Nội,
em thấy việc nghiên cứu đề tài “Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý và sử
dụng nguồn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay" rất
thiết thực vì nó có thể phục vụ cho chuyên môn của em sau này. Thông qua kiến thức đã tiếp thu
trên lớp cùng với sự giúp đỡ của thầy giáo , cô giáo bộ môn và việc tham khảo một số tài liệu,
em xin trình bày nội dung đề tài này như sau:
Chương I: Tổng quan về nguồn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA). Vai trò của
ODA đối với sự phát triển kinh tế xã hội.
Chương II: Thực trạng tình hình tiếp nhận và sử dụng ODA ở Việt Nam trong thời
gian qua.
Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý và sử dụng
ODA.
Hoàn thành đề tài này, em xin chân thành cảm ơn GS. PTS Đỗ Hoàng Toàn- giảng
viên trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình
nghiên cứu. Do trình độ có hạn của người viết nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót cần
2
bổ sung, em rất mong nhận được sự xem xét, đóng góp ý kiến của thầy cô để đề tài nghiên cứu
của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn.
Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2001
3
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ NGUỒN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC (ODA).
I, Tổng quan về ODA.
1, Khái niệm ODA.
Hiện nay trên thế giới có rất nhiều quan điểm khác nhau về ODA nhưng nói chung
những quan điểm ấy đều dẫn chung đến một bản chất. Theo cách hiểu chung nhất thì ODA là các
khoản viện trợ không hoàn lại hoặc cho vay với những điều kiện ưu đãi của các cơ quan tài
chính thuộc các tổ chức Quốc tế các nước, các tổ chức Phi chính phủ nhằm hỗ trợ cho sự phát
triển và thịnh vượng của các nước khác (không tính đến các khoản viện trợ cho mục đích thuần
tuý quân sự ).
Các điều kiện ưu đãi có thể là : lãi suất thấp (dưới 3%/1 năm ), thời gian ân hạn dài
hoặc thời gian trả nợ dài (30-40 năm). Nghị định 87-CP của chính phủ Việt Nam quy định về
nguồn vốn ODA là sự hợp tác phát triển giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với
một hay nhiều Quốc gia, tổ chức Quốc tế. Hình thức của sự hợp tác có thể là hỗ trợ cán cân
thanh toán, hỗ trợ theo chương trình, hỗ trợ theo kỹ thuật hoặc theo dự án.
2, Đặc điểm của ODA.
2.1,Các đặc điểm của ODA.
ODA là nguồn vốn mang tính chất ưu đãi bởi vì bao giờ cũng có phần cho không là
chủ yếu. Còn phần cho vay chủ yếu là vay ưu đãi với lãi suất thấp hơn các khoản tín dụng rất
nhiều (thường dưới 3%) và vay thương mại rất nhỏ. Thời gian sử dụng vốn dài, thường là từ 20-
50 năm và để được xếp vào ODA, một khoản cho vay phải có một thành tố tối thiểu là 25% viện
trợ không hoàn lại.
ODA luôn bị ràng buộc trực tiếp hoặc gián tiếp. Đi kèm với ODA bao giờ cũng có
những ràng buộc nhất định về chính trị kinh tế hoặc khu vực địa lý. Nước nhận viện trợ còn phải
đáp ứng các yêu cầu của bên cấp viện trợ như thay đổi chính sách đối ngoại, chính sách kinh tế,
thay đổi thể chế chính trị... cho phù hợp với mục đích của bên tài trợ.
2.2, Mục đích sử dụng ODA.
Từ khi mới ra đời, viện trợ nước ngoài đã có hai mục tiêu tồn tại song song nhưng
thực chất lại mâu thuẫn với nhau. Mục tiêu thứ nhất là thúc đẩy tăng trưởng và giảm đói nghèo ở
những nước đang phát triển. Mục tiêu thứ hai là tăng cường lợi ích chiến lược và chính trị ngắn
hạn của các nước tài trợ. Tuy nhiên mục tiêu cuối cùng của viện trợ vẫn là thúc đẩy tăng trưởng
4
và giảm đói nghèo ở những nước đang phát triển. Trong hội nghị của Liên Hợp Quốc, các nước
thành viên đã khẳng định mục tiêu cụ thể của việc sử dụng ODA là:
- Giảm một nửa tỷ lệ những người đang sống trong cảnh nghèo khổ cùng cực tới năm
2015.
- Phổ cập giáo dục tiểu học trên tất cả các nước tới năm 2015.
- Đạt được nhiều tiến bộ cho sự bình đẳng về giới và tăng quyền lực của người phụ nữ
bằng cách xoá bỏ sự phân biệt giới tính trong giáo dục tiểu học và trung học vào năm 2015.
-Thông qua hệ thống chăm sóc y tế ban đầu để đảm bảo sức khoẻ sinh sản cho tất cả mọi
người ở các độ tuổi thích hợp càng tốt và không thể muộn hơn năm 2015.
-Thực thi các chiến lược quốc gia phát triển bền vững ở tất cả các nước, vào năm 2000.
-Thực hiện các chương trình đầu tư quốc gia, đặc biệt là các dự án cải tạo, nâng cấp, hiện
đại hoá kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội để làm nền tảng vững chắc cho ổn định và tăng trưởng
kinh tế, thúc đẩy đầu tư tư nhân trong và ngoài nước.
-Thực hiện các chương trình nghiên cứu tổng hợp nhằm hỗ trợ chính phủ sở tại hoạch
định chính sách hay cung cấp thông tin cho đầu tư tư nhân bằng các hoạt động điều tra khảo sát,
đánh giá tài nguyên, hiện trạng kinh tế, kỹ thuật, xã hội các ngành, các vùng lãnh thổ.
-Thực hiện các kế hoạch cải cách giáo dục, nâng cao chất lượng đào tạo, cải thiện điều
kiện, bảo đảm môi trường sinh thái, bảo đảm sức khoẻ người dân.
-Hỗ trợ điều chỉnh cơ cấu, chuyển đổi hệ thống kinh tế, bù đắp thâm hụt cán cân thanh
toán quốc tế để chính phủ nước sở tại có điều kiện và thời gian quản lý tốt hơn trong giai đoạn
cải cách hệ thống tài chính hay chuyển đổi hệ thống kinh tế.
Tóm lại nguồn vốn viện trợ phát triển chính thức được ưu tiên cho những dự án kinh tế
xã hôị không sinh lời trực tiếp hoặc khả năng thu hồi vốn chậm, nhưng có ý nghĩa và ảnh hưởng
quan trọng đến việc tạo lập một môi trường thuận lợi cho sự phát triển đất nước nói chung và cho
sự khuyến khích đầu tư tư nhân trong và ngoài nước nói riêng.
2.3, Các nhân tố ảnh hưởng tới ODA.
ODA gắn liền với chính trị và là một trong những phương tiện để thực hiện ý đồ chính
trị. ODA cũng chịu ảnh hưởng bởi các quan hệ sẵn có của bên cấp viện trợ cho nước nhận viện
trợ bởi sự tương hợp về thể chế chính trị, bởi quan hệ địa dư gần gũi. Bên cấp viện trợ và các
nguồn vốn chính thức khác thường cấp viện trợ cho những người bạn về chính trị và đồng minh
quân sự mà không cấp viện trợ cho những đối tượng mà họ cho là kẻ thù. Đó chính là tính chất
địa lý- chính trị được thể hiện rất rõ trong viện trợ.
ODA gắn với điều kiện kinh tế. Các nước viện trợ nói chung đều muốn đạt được những
ảnh hưởng về chính trị, đem lại lợi nhuận cho hàng hoá và dịch vụ tư vấn trong nước. Họ gắn
quỹ viện trợ với việc mua hàng hoá và dịch vụ của nước họ như là một biện pháp nhằm tăng
cường khả năng làm chủ thị trường xuất khẩu và giảm bớt tác động của viện trợ đối với cán cân
5
thanh toán. Mặt khác, nước nhận viện trợ còn phải chịu rủi ro của đồng tiền viện trợ. Nếu đồng
tiền viện trợ tăng giá so với đồng tiền của các nước nhận được do xuất khẩu thì nước tiếp nhận sẽ
phải trả thêm một khoản nợ bổ sung do chênh lệch tỷ giá tại thời điểm vay và thời điểm trả nợ.
Theo tính toán của các chuyên gia thì cho dù không đi kèm theo điều kiện ràng buộc nào thì viện
trợ vẫn đem lại lợi ích thương mại cho quốc gia viện trợ.
ODA còn chịu ảnh hưởng của các nhân tố xã hội. ODA là một phần GNP của các
nước tài trợ nên rất nhạy cảm với các dư luận xã hội ở các nước tài trợ. Nhân dân các nước cấp
viện trợ coi trọng tầm quan trọng của cả số lượng và chất lượng của viện trợ, họ sắn sàng ủng hộ
viện trợ với điều kiện là viện trợ được sử dụng tốt. Còn đối với các nước nhận viện trợ, nguy cơ
phụ thuộc viện trợ nước ngoài, gánh nặng nợ nần là một thực tế khó tránh khỏi. Do vậy,các nước
nhận viện trợ cần phải rất thận trọng khi sử dụng ODA.
3, Phân loại ODA.
3.1, Phân loại theo nước nhận.
Nếu phân loại theo nước nhận, ODA có hai loại:
-ODA thông thường: hỗ trợ cho những nước có thu nhập bình quân đầu người thấp.
-ODA đặc biệt: hỗ trợ cho các nước đang phát triển với thời hạn cho vay ngắn, lãi suất
cao hơn.
3.2, Phân loại theo nguồn cung cấp.
Nếu phân loại theo nguồn cung cấp, ODA có hai loại.
- ODA song phương: là viện trợ phát triển chính thức của nước này dành cho chính phủ
nước kia.
- ODA đa phương: là viện trợ phát triển chính thức của một tổ chức quốc tế hay tổ chức
khu vực hoặc của một chính phủ môt nước dành cho chính phủ một nước nào đó, nhưng được
thực hiện thông qua các tổ chức đa phương như UNDP,UNICEF...
3.3, Phân loại ODA theo tính chất nguồn vốn.
Nếu phân loại theo tính chất nguồn vốn thì ODA có hai loại:
- Viện trợ không hoàn lại: được thực hiện thông qua các chương trình, dự án ODA dưới
các dạng sau:
Hỗ trợ kỹ thuật: Thực hiện việc chuyển giao công nghệ hoặc truyền đạt những
kinh nghiệm xử lý... cho nước nhận tài trợ.
Viện trợ nhân đạo bằng hiện vật: ví dụ như là lương thực, vải, thuốc chữa bệnh,
có khi là vật tư cho không.
- Viện trợ có hoàn lại bao gồm:
ODA cho vay ưu đãi: là các khoản ODA cho vay có yếu tố không hoàn lại đạt
ít nhất 25% trị giá khoản vay.
6
ODA cho vay hỗn hợp: bao gồm kết hợp một phần ODA không
hoàn lại và một phần tín dụng thương mại theo các điều kiện của tổ chức hợp
tác kinh tế và phát triển mạnh hơn cả về đời sống kinh tế xã hội.
4, Các hình thức ODA.
ODA được thực hiện qua các hình thức sau:
- Hỗ trợ cán cân thanh toán: được thực hiện thông qua chuyển giao tiền tệ trực tiếp cho
nước nhận ODA hoặc hỗ trợ nhập khẩu tức là chính phủ nước nhận ODA tiếp nhận một lượng
hàng hoá có giá trị tương đương với các khoản cam kết, bán cho thị trường nội địa và thu nội tệ.
- Tín dụng thương mại: tương tự như viện trợ hàng hoá có kèm theo các điều kiện ràng
buộc.
- Viện trợ chương trình (viện trợ phi dự án). Theo loại hình này nước nhận viện trợ ký
hiệp định cho một mục đích tổng quát mà không cần xác định chính xác khoản viện trợ sẽ được
sử dụng như thế nào.
- Viện trợ dự án: loại viện trợ này chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng vốn thực hiện
ODA và nó có hai loại. Đó là viện trợ cơ bản và viện trợ kỹ thuật. Viện trợ cơ bản thì thường cấp
cho những dự án xây dựng đường xá, cầu cống, kết cấu hạ tầng . Viện trợ kỹ thuật cấp cho viện
trợ tri thức, tăng cường cơ sở, lập kế hoạch cố vấn cho các chương trình, nghiên cứu trước khi
đầu tư hoặc hỗ trợ các lớp đào tạo.
II, Vai trò của viện trợ trong phát triển kinh tế xã hội.
1, Viện trợ tài chính ở các nước đang phát triển có cơ chế quản lý tốt sẽ giúp tăng
trưởng nhanh hơn, giảm tình trạng nghèo đói và đạt được các chỉ tiêu xã hội.
Trên thực tế, một số nước nhận nhiều viện trợ mà thu nhập giảm trong khi một số
nước nhận ít viện trợ mà thu nhập lại tăng. Nhưng nếu chỉ xét đến sự phân biệt giữa các nước có
cơ chế quản lý tốt và cơ chế quản lý tồi thì đối với các nước có cơ chế quản lý tồi, dù số tiền viện
trợ là bao nhiêu thì tăng trưởng vẫn thấp, thậm chí còn âm. Đối với các nước có cơ chế quản lý
tốt, khi viện trợ tăng lên 1% GDP thì tốc độ tăng trưởng tăng lên 0,5%. Ngoài ra, viện trợ còn
góp phần làm giảm đói nghèo. Theo các chuyên gia về ODA, bình quân ở các nước đang phát
triển, thu nhập đầu người tăng 1% đã dẫn đến tỷ lệ đói nghèo giảm xuống 2%. Nói cách khác, ở
các nước có cơ chế quản lý tốt, khi viện trợ tăng lên 1% GDP thực tế thì sẽ giảm 1% tỷ lệ đói
nghèo. Và ở các nước có cơ chế quản lý tốt, tăng 10 tỷ USD viện trợ một năm sẽ cứu được 25
triệu người thoát khỏi cảnh nghèo đói, nhưng dù có tăng 10 tỷ USD ở các nước có cơ chế quản lý
tồi thì cũng chỉ cứu được 7 triệu người thoát khỏi cảnh kiếm ăn lần hồi mà thôi.
Viện trợ tác động đến tăng trưởng, từ đó đã tác động đến mục đích nâng cao mức
sống. Tăng trưởng không loại bỏ đói nghèo nhưng rõ ràng tăng trưởng có tác động lớn đến cải
thiện các chỉ tiêu xã hội. Nếu một nước có cơ chế quản lý tốt thì khi viện trợ tăng lên 1% GDP sẽ
làm giảm tỷ lệ tử vong trẻ em 0,9%. Ngược lại, nếu một nước có cơ chế quản lý tồi thì khi viện
7
trợ tăng lên 1% GDP cũng không đem lại một tác động nào đối với tỷ lệ chết trẻ sơ sinh. Điều đó
có nghĩa là các chỉ tiêu xã hội có quan hệ chặt chẽ với thu nhập bình quân đầu người, hay nói
cách khác nó có quan hệ chặt chẽ với viện trợ.
2, Viện trợ thúc đẩy đầu tư.
Các nước đang phát triển là những nước rất cần vốn cho đầu tư phát triển, và viện trợ
chính là một hình thức bổ sung cho nguồn vốn trong nước. Vốn đầu tư có thể thu hút từ các
nguồn ODA, FDI hoặc nguồn vốn tích lũy từ nội bộ nền kinh tế. Trong điều kiện nguồn vốn
trong nước còn hạn hẹp thì nguồn vốn nước ngoài có tầm quan trọng đặc biệt. Nguồn vốn ODA
thường được các nước đang phát triển đầu tư cải thiện cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, xây dựng
đường giao thông, phát triển năng lượng... vì đây là những ngành cần phải đầu tư lớn, thu hồi
vốn chậm nên tư nhân không có khả năng đầu tư.
Viện trợ còn thúc đẩy thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI và phát
triển nguồn nhân lực. Nhờ có viện trợ mà nước nhận tài trợ với cơ chế quản lý tốt
sẽ tạo ra được cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội vững chắc, giao thông thuận tiện, hệ
thống pháp luật ổn định, viện trợ là sự chuẩn bị cho vốn đầu tư trực tiếp được thu
hút vào là điều kiện cho FDI được sử dụng một cách hiệu quả. Mặt khác, viện trợ
còn giúp những nước đang phát triển tiếp thu những thành tựu khoa học kỹ thuật
hiện đại, trình độ quản lý tiên tiến, kỹ năng chuyên môn cao. Đây chính là lợi ích
căn bản, lâu dài của quốc gia nhận tài trợ.
Viện trợ thúc đẩy đầu tư tư nhân. Ở những nước có cơ chế quản lý tốt thì viện trợ
nước ngoài không thay thế cho đầu tư tư nhân mà đóng vai trò như là nam châm hút đầu tư tư
nhân theo tỷ lệ sấp xỉ 2 USD trên 1USD viện trợ. Đối với các nước quản lý tốt thì viện trợ góp
phần củng cố niềm tin cho khu vực tư nhân và hỗ trợ các dịch vụ công cộng. Viện trợ tăng với
quy mô 1% GDP sẽ làm tăng đầu tư tư nhân trên 1,9% GDP. Ở các nước có cơ chế quản lý tồi,
viện trợ nước ngoài có thể khuyến khích khu vực nhà nước tiến hành các khoản đầu tư thương
mại đáng ra do khu vực tư nhân thực hiện.
3, Viện trợ giúp các nước đang phát triển cải thiện thể chế và chính sách kinh tế.
Cải thiện thể chế và chính sách kinh tế ở những nước đang phát triển là chìa khoá để
tạo bước nhảy vọt về lượng trong thúc đẩy tăng trưởng, tức là góp phần làm giảm đói nghèo. Mặt
khác, viện trợ có thể nuôi dưỡng cải cách. Khi các nước mong muốn cải cách thì viện trợ nước
ngoài có thể đóng góp những nỗ lực cần thiết như hỗ trợ thử ngiệm cải cách, trình diễn thí điểm,
tạo đà và phổ biến các bài học kinh nghiệm. Những nước mà ở đó chính phủ thực hiện những
chính sách vững chắc phân bổ hợp lý các khoản chi tiêu và cung cấp dịch vụ có hiệu quả cao thì
hiệu quả chung của viện trợ là lớn. Ngược lại, ở những nước mà chính phủ và nhà tài trợ không
đồng nhất quan điểm trong việc chi tiêu, hiệu quả lại thấp thì các nhà tài trợ cho rằng cách tốt
nhất là giảm viện trợ và tăng cường hỗ trợ cho việc hoạch định chính sách và xây dựng thể chế
cho đến khi các nhà tài trợ thấy rằng viện trợ của họ sẽ đóng góp cho sự phát triển. Qua đây ta
8
cũng nhận thấy rằng giá trị thực của các dự án là ở chỗ thể chế và chính sách được củng cố, cải
thiện việc cung cấp dịch vụ xã hội. Việc tạo ra được kiến thức với sự trợ giúp của viện trợ sẽ dẫn
tới sự cải thiện trong một số ngành cụ thể trong khi một phần tài chính của viện trợ sẽ mở rộng
các dịch vụ công cộng nói chung.
Cơ chế quản lý tốt, ổn định kinh tế vĩ mô, Nhà nước pháp quyền và hạn chế tham
nhũng sẽ dẫn đến tăng trưởng và giảm đói nghèo. Qua các nghiên cứu của các chuyên gia có thể
thấy khó có thể nhận ra mối quan hệ giữa viện trợ mà các nước nhận được với trình độ chính
sách của họ. Tuy không có mối quan hệ về lượng giữa viện trợ và chất lượng chính sách của
nước nhận viện trợ nhưng trong một số trường hợp viện trợ vẫn có thể góp phần cải cách, thông
qua các điều kiện đặt ra hoặc thông qua việc phổ biến ý tưởng mới.
Tóm lại, viện trợ đã và đang có hiệu quả. Tuy nhiên, nguồn vốn ODA chỉ phát huy hết
vai trò của nó khi có một cơ chế quản lý tốt, một thể chế lành mạnh và một môi trường chính trị
hoàn thiện. Nếu không chẳng những ODA không phát huy vai trò của nó mà còn đem lại gánh
nặng nợ nần cho đất nước.
Việt Nam là một nước đang phát triển, hiện đang mong muốn nhận được nhiều nguồn
ODA và quản lý sử dụng ODA thật hiệu quả phục vụ cho phát triển đất nước. Việt Nam cần
nhận thức rõ được vai trò của ODA, các điều kiện để ODA phát huy vai trò của nó để từng bước
hoàn thiện công tác thu hút, quản lý và sử dụng ODA.
9
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TIẾP NHẬN VÀ SỬ DỤNG ODA TẠI VIỆT
NAM TRONG THỜI GIAN QUA.
I, Cơ chế chính sách và khuôn khổ thể chế.
1, Cơ chế chính sách.
Từ sau năm 1986, Việt Nam bắt đầu thực hiện việc chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế
từ cơ chế tập trung sang cơ chế thị trường. Là một nước nông nghiệp lạc hậu với thu nhập đầu
người thấp, tích luỹ nội bộ nền kinh tế còn hạn chế, để đạt được mục tiêu đề ra về phát triển kinh
tế xã hội, nhu cầu vốn của nước ta rất lớn, đặc biệt là các nguồn vốn từ nước ngoài trong đó có
nguồn vốn ODA. Văn kiện đại hội Đảng 8 đã chỉ rõ: “ Tranh thủ thu hút nguồn tài trợ phát triển
chính thức đa phương và song phương, tập trung chủ yếu cho việc xây dựng kết cấu hạ tầng kinh
tế xã hội, nâng cao trình độ khoa học công nghệ và quản lý, đồng thời dành một phần vốn tín
dụng đầu tư cho các ngành nông- lâm ngư nghiệp, sản xuất hàng tiêu dùng, ưu tiên dành viện
trợ không hoàn lại cho những vùng chậm phát triển, các dự án sử dụng vốn vay phải có phương
án trả nợ vững chắc, xác định rõ trách nhiệm trả nợ, không được gây thêm gánh nặng nợ nần
không trả được. Phải sử dụng nguồn vốn ODA có hiệu quả và có kiểm tra, quản lý chặt chẽ
chống lãng phí tiêu cực".
Nhờ thực hiện chính sách đa phương hoá, đa dạng hóa các quan hệ đối ngoại, kể từ
năm 1993 Việt Nam đã chính thức lập quan hệ ngoại giao và tiếp nhận được nhiều nguồn ODA
từ các quốc gia, các tổ chức Quốc tế trên thế giới. Khối lượng ODA vào Việt Nam không ngừng
tăng lên qua các năm. Trong giai đoạn 1996-2000 mục tiêu đặt ra về vận động nguồn vốn ODA
cam kết là trên 10 tỷ USD.
Trong quá trình tiếp nhận và sử dụng ODA, để có thể khai thác triệt để thế mạnh của
ODA cũng như hạn chế những tác động xấu do ODA mang laị, Đảng và nhà nước ta đã đưa ra hệ
thống các quan điểm về quản lý và sử dụng ODA.
Hệ thống các quan điểm của Đảng và nhà nước về quản lý và sử dụng
ODA.
Quan điểm 1: ODA là một nguồn ngân sách. Việc điều phối quản lý và sử dụng ODA
cho có hiệu quả thuộc quyền hạn của Chính phủ và phải phù hợp với các thủ tục quản lý ngân
sách hiện hành.
10
Quan điểm 2: Tranh thủ các nguồn vốn ODA không gắn với các ràng buộc về chính trị,
phù hợp với chủ trương đa phương hoá đa dạng hoá, quan hệ kinh tế đối ngoại ở Việt Nam.
Quan điểm 3: Phối hợp sử dụng ODA cùng với nguồn vốn FDI và các nguồn vốn trong
nước khác.
Quan điểm 4: Ưu tiên sử dụng ODA để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, phát
triển nguồn nhân lự