Đề tài Một số giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển doanh nghiệp vừa nà nhỏ tại tỉnh Đồng Tháp

Ở Việt Nam cũng như các nước trên Thế Giới, các DNVVN có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi nước. Cùng với việc đóng góp cho xã hội khối lượng hàng hóa lớn và giải quyết nhiều việc làm cho người lao động, các DNVVN còn tạo nên nguồn thu nhập ổn định cho một bộ phận dân cư, khai thác các nguồn lực và tiềm năng tại chỗ của địa phương. Mặt khác, DNVVN giữ vai trò hỗ trợ bổ sung cho các DN lớn tạo thành mối liên kết cùng hợp tác, cùng cạnh tranh và cùng nhau phát triển. Hiện nay, trong nền kinh tế các nước trên Thế Giới các DNVVN thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số các DN. Ở nước ta số lượng các DNVVN chiếm tỷ trọng khoảng 95,4% (nguồn kinh tế và dự báo T6/2007, trang 21) theo tiêu chí dưới 300 lao động, đặc biệt trên địa bàn Đồng Tháp, là một tỉnh Nông nghiệp thì số lượng đó càng cao hơn. Đồng Tháp là một tỉnh thuộc ĐBSCL, là một vùng mạnh về Nông nghiệp, thủy sản và cũng là nơi có nhiều tiềm năng về nguồn nguyên liệu nên sự phát triển DNVVN lại càng được sự quan tâm của nhà nước và các cấp chính quyền địa phương. Tuy nhiên, trong thời gian qua, sự phát triển và hoạt động của DNVVN ở Đồng Tháp còn gặp nhiều khó khăn và chưa phát huy được hết những tiềm năng của mình. Một trong những nguyên nhân của sự khó khăn xuất phát từ chính sự yếu kém của các DNVVN như: chưa có hoạch định chiến lược kinh doanh, vốn, marketing hỗn hợp, thương hiệu, trình độ kỹ năng trong quản trị doanh nghiệp và mặt khác là do cơ chế chính sách cũng như sự hỗ trợ của nhà nước chưa rõ ràng và chưa được quan tâm thỏa đáng. Do vậy, việc tìm ra hệ thống các giải pháp nhằm thúc đẩy phát DNVVN tại tỉnh Đồng Tháp là vấn đề cấp bách và có ý nghĩa thực tiễn nhằm tận dụng được những cơ hội do hội nhập Kinh Tế Quốc Tế mang lại khi nước ta đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại Thế Giới WTO. Xuất phát từ nhận thức trên, tôi chọn đề tài “Một số giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển DNVVN tại tỉnh Đồng Tháp” làm đề tài nghiên cứu.

doc73 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1271 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển doanh nghiệp vừa nà nhỏ tại tỉnh Đồng Tháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Ở Việt Nam cũng như các nước trên Thế Giới, các DNVVN có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi nước. Cùng với việc đóng góp cho xã hội khối lượng hàng hóa lớn và giải quyết nhiều việc làm cho người lao động, các DNVVN còn tạo nên nguồn thu nhập ổn định cho một bộ phận dân cư, khai thác các nguồn lực và tiềm năng tại chỗ của địa phương. Mặt khác, DNVVN giữ vai trò hỗ trợ bổ sung cho các DN lớn tạo thành mối liên kết cùng hợp tác, cùng cạnh tranh và cùng nhau phát triển. Hiện nay, trong nền kinh tế các nước trên Thế Giới các DNVVN thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số các DN. Ở nước ta số lượng các DNVVN chiếm tỷ trọng khoảng 95,4% (nguồn kinh tế và dự báo T6/2007, trang 21) theo tiêu chí dưới 300 lao động, đặc biệt trên địa bàn Đồng Tháp, là một tỉnh Nông nghiệp thì số lượng đó càng cao hơn. Đồng Tháp là một tỉnh thuộc ĐBSCL, là một vùng mạnh về Nông nghiệp, thủy sản và cũng là nơi có nhiều tiềm năng về nguồn nguyên liệu nên sự phát triển DNVVN lại càng được sự quan tâm của nhà nước và các cấp chính quyền địa phương. Tuy nhiên, trong thời gian qua, sự phát triển và hoạt động của DNVVN ở Đồng Tháp còn gặp nhiều khó khăn và chưa phát huy được hết những tiềm năng của mình. Một trong những nguyên nhân của sự khó khăn xuất phát từ chính sự yếu kém của các DNVVN như: chưa có hoạch định chiến lược kinh doanh, vốn, marketing hỗn hợp, thương hiệu, trình độ kỹ năng trong quản trị doanh nghiệp… và mặt khác là do cơ chế chính sách cũng như sự hỗ trợ của nhà nước chưa rõ ràng và chưa được quan tâm thỏa đáng. Do vậy, việc tìm ra hệ thống các giải pháp nhằm thúc đẩy phát DNVVN tại tỉnh Đồng Tháp là vấn đề cấp bách và có ý nghĩa thực tiễn nhằm tận dụng được những cơ hội do hội nhập Kinh Tế Quốc Tế mang lại khi nước ta đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại Thế Giới WTO. Xuất phát từ nhận thức trên, tôi chọn đề tài “Một số giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển DNVVN tại tỉnh Đồng Tháp” làm đề tài nghiên cứu. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: Đề tài hướng đến các yêu cầu và mục tiêu sau: 1/ Làm rõ cơ sở lý luận chung về DNVVN, vai trò DNVVN trong nền kinh tế Việt Nam nói chung và tại tỉnh Đồng Tháp nói riêng. 2/ Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động của các DNVVN tại tỉnh Đồng Tháp trong thời gian qua. 3/ Dựa vào hai cơ sở lý luận và thực tiễn, để đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển DNVVN tại tỉnh Đồng Tháp. 3. Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu của đề tài là chỉ nghiên cứu các DNVVN trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp. 4. Phương Pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài là phương pháp phân tích thống kê phân tích, tổng hợp, mô tả, so sánh. Trên cơ sở thiết lập bảng câu hỏi để lấy số liệu nghiên cứu thực tế 100 DNVVN trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, tham khảo ý kiến chuyên gia để đưa ra hướng giải quyết cho đề tài. 5. Kết cấu của đề tài: Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được chia làm ba chương . Chương I: Cơ sở lý luận chung về doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chương II : Thực trạng hoạt động DNVVN tại tỉnh Đồng Tháp trong thời gian qua. Chương III : Một số giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển DNVVN tại tỉnh Đồng Tháp. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Khái niệm DNVVN: Khái niệm DNVVN ở các nước trên thế giới: Khái niệm DNVVN hiện nay ở các nước trên thế giới chỉ mang tính chất tương đối, nó thay đổi theo từng giai đọan phát triển kinh tế xã hội từng nước. Tiêu thức phân loại thường được sử dụng là: số lao động thường xuyên với sản xuất doanh thu, lợi nhuận, giá trị gia tăng, nhưng hai tiêu thức thường sử dụng nhất là : vốn và lao động. có nước chỉ dùng một tiêu thức, nhưng có một số nước dùng một vài tiêu thức để xác định DNVVN. Một số nước dùng tiêu thức chung cho tất cả các ngành nghề, nhưng cũng có một số nước lại dùng tiêu thức riêng cho từng ngành nghề để xác định DNVVN. Bảng 1: Tiêu thức xác định DNVVN ở một số nước trên Thế giới Nước Phân loại Số lao động Số vốn Doanh thu Nhật Bản Chế tác Bán buôn Bán lẻ Dịch vụ 1 – 300 1 – 100 1 – 50 1 – 100 300 triệu yên 0 – 100 triệu yên 0 – 50 triệu yên 1 – 100 triệu yên Thái Lan Công nghiệp nhỏ Công nghiệp vừa 0 – 50 51 – 200 < 50 triệu Bath 50 – 200 triệu Bath Philipin Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa 10 – 99 100 - 199 1,5 – 15 triệu pexo 15 – 60 triệu pexo Không quan trọng Indonesia Doanh nghiệp siêu nhỏ Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa 1 – 4 5 – 19 20 - 99 Không quan trọng 0 – 20.000 USD 20.000 – 100.000 USD - 0 – 100.000 USD/năm 100.000 – 500.000 USD/năm Canada Công nghiệp và dịch vụ < 500 < 20 triệu đôla Canada/năm Hồng Kông Công nghiệp Dịch vụ < 100 < 50 Australia Chế tác nhỏ Chế tác vừa Dịch vụ nhỏ Dịch vụ vừa < 100 100 – 199 < 20 20 – 199 Hàn Quốc Chế tác, khai thác nhỏ,vận tải Xây dựng Thương mại và dịch vụ 0 – 300 0 – 200 0 – 20 Nguồn : GSTS Nguyễn Đình Hương(2002), giải pháp phát triển DNVVN, NXB chính trị Quốc Gia. Căn cứ vào tiêu thức xác định DNVVN nêu trên có thể khái quát thành những quan niệm sau: + Quan niệm thứ nhất: tiêu chuẩn đánh giá xếp loại DNVVN phải gắn với đặc điểm từng ngành đồng thời phải tính đến số lượng vốn và lao động được thu hút vào hoạt động SXKD, Nhật Bản là nước theo quan niệm này. + Quan niệm thứ hai: tiêu chuẩn đánh giá xếp loại các DNVVN không phân biệt theo ngành nghề mà chỉ cần căn cứ vào số lao động và vốn thu hút vào kinh doanh, các nước theo quan niệm này gồm có: Thái Lan, Philipin … + Quan niệm thứ ba: tiêu chuẩn đánh giá xếp loại DNVVN ngoài tiêu thức về lao động hay vốn kinh doanh còn quan tâm đến doanh thu hàng năm của DN, theo quan điểm này có Canada, Indonesia… + Quan niệm thứ thứ tư: căn cứ vào tiêu thức số lượng lao động tham gia hoặc có phân biệt ngành nghề, hoặc không có phân biệt ngành nghề. Theo quan niệm này có một số nước như: Hồng Kông, Australia, Hàn Quốc… Khái niệm DNVVN ở Việt Nam: Trong thời gian qua ở Việt Nam để hỗ trợ cho các DNVVN, một số cơ quan nhà nước, một số tổ chức đã đưa ra nhiều tiêu thức phân loại DNVVN có thể tổng hợp như sau: 1/ Ngân hàng công thương Việt Nam thì định nghĩa, DNVVN là các DN có dưới 500 lao động, có vốn cố định nhỏ hơn 10 tỷ đồng, có vốn lưu động nhỏ hơn 8 tỷ đồng và doanh thu hàng tháng nhỏ hơn 20 tỷ đồng, sự xác định nhằm phân lọai đối tượng cho vay vốn và số vốn cho vay đối với các doanh nghiệp. 2/ Dự án VPE/US/95/004 hỗ trợ DNVVN ở Việt Nam do UNIDO tài trợ coi doanh nghiệp nhỏ là doanh nghiệp có lao động dưới 30 người, vốn đăng ký dưới 1 tỷ. Cũng theo dự án này, doanh nghiệp vừa có lao động từ 31 đến 200 người và vốn đăng ký dưới 5 tỷ đồng. 3/ Quỹ hỗ trợ DNVVN thuộc chương trình VN-EU: doanh nghiệp được quỹ này hỗ trợ gồm các DN có số công nhân từ 10 đến 500 người và vốn điều lệ từ 50 ngàn đến 300 ngàn USD. 4/ Ngày 20/06/1998 tại công văn số 681/CP-KTN của chính phủ đã tạm thời qui định thống nhất tiêu chí xác định DNVVN là DN có vốn điều lệ dưới 5 tỷ và có số lao động bình quân hàng năm dưới 200 người. Công văn nêu rõ các bộ, ngành, địa phương có thể căn cứ vào tình hình cụ thể mà có thể áp dụng cả hai hoặc một trong hai tiêu thức trên. 5/ Nghị định 90/2001 của chính phủ cho rằng: “DNVVN là các cơ sở sản xuất kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người”. Căn cứ vào tình hình kinh tế xã hội của ngành, địa phương, trong quá trình thực hiện các biện pháp, chương trình trợ giúp có thể linh hoạt áp dụng đồng thời cả hai tiêu chí vốn và lao động hoặc một trong hai tiêu chí đó. Với những mục đích khác nhau và vào những thời điểm khác nhau nên việc đưa ra những tiêu thức để phân loại, xác định DNVVN của các tổ chức, cơ quan nhà nước và các cá nhân cũng khác nhau và cũng chỉ mang tính ước lệ. Bản thân các tiêu chí đó chưa đủ để xác định thế nào là DN vừa và nhỏ ở Việt Nam hiện nay. Như vậy, theo nghị định 90/2001/NĐ-CP khu vực DNVVN ở Việt Nam bao gồm: + Các DNNN có qui mô vừa và nhỏ được thành lập và đăng ký theo luật DNNN. + Các công ty CP, công ty TNHH, DNTN và HTX được thành lập và hoạt động theo luật DN, luật HTX đáp ứng được hai hoặc một trong hai tiêu thức mà nghị định 90/2001/NĐ-CP đưa ra. + Các DN có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập và hoạt động theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đáp ứng được hai hoặc một trong hai tiêu thức mà nghị định 90/2001/NĐ-CP đưa ra. Kinh nghiệm phát triển DNVVN ở một số nước: +Đài Loan: - Nền Công Nghiệp của Đài Loan được đặc trưng chủ yếu bởi các xí nghiệp vừa và nhỏ (chiếm tỷ lệ gần 90% tổng số doanh nghiệp ở vùng lãnh thổ này). Ở Đài loan, loại xí nghiệp vừa và nhỏ tối thiểu phải có từ 5-10 công nhân, vốn trung bình là 1,6 triệu USD là rất phổ biến. - Các chính sách của chính quyền chủ yếu đặt mục tiêu là gia tăng khả năng sản xuất của các DNVVN và cải thiện các hỗ trợ về tài chính, sản xuất, quản lý, kế toán và tiếp thị. Chính quyền xúc tiến tổ chức hệ thống nhà máy vệ tinh nhằm nâng cấp chất lượng sản phẩm, cải thiện chuyên môn hóa sản phẩm và đẩy nhanh phát triển công nghiệp nhờ sự hợp tác tốt hơn giữa các doanh nghiệp hiện tại. - Chính quyền Đài Loan duy trì một hệ thống các tổ chức công cộng và tư nhân sâu rộng được tổ chức phối hợp chặt chẽ với nhau để cung cấp hỗ trợ tập trung về quản lý, tài chính và công nghệ cho các DNVVN. Điều này tỏ ra có hiệu quả vì mặt trái của cơ cấu qui mô nhỏ truyền thống là sự khó khăn trong cuộc tiếp thu công nghệ và thực hiện nghiên cứu và phát triển. Chính quyền đã đầu tư nhiều cho việc truyền bá các thông tin về công nghệ thông qua các tổ chức khác nhau và cố gắng thúc đẩy chuyển giao công nghệ thông qua quan hệ với các công ty nước ngoài. - Để tạo nguồn vốn, Đài loan đã thành lập “Quỹ phát triển DNVVN”để giúp các doanh nghiệp này cải thiện môi trường kinh doanh, đẩy mạnh hợp tác với nhau, đồng thời hướng dẫn cho quỹ tự phát triển nhằm thúc đẩy các DNVVN phát triển lành mạnh. Quỹ này cấp tín dụng cho các DNVVN với lãi suất thấp hơn bình thường của ngân hàng, nhằm giúp các DN phát triển theo chuyên ngành hoặc chuyển hướng ngành nghề của các doanh nghiệp. - Về tầm vĩ mô, Đài Loan theo đuổi các chính sách khuyến khích xuất khẩu để cố gắng tạo một môi trường kinh doanh ổn định, khuyến khích đầu tư từ các nguồn vốn trong và ngoài nước. Trong lĩnh vực này, vai trò của của công ty thương mại vừa và nhỏ được tăng cường mạnh mẽ vì đây là đầu mối để khu chế tạo của Đài Loan tiếp cận thị trường bên ngoài. + NHẬT BẢN Từ sau chiến tranh Thế Giới thứ II, Nhật Bản đặc biệt quan tâm đến phát triển các DNVVN vì đây là khu vực đem lại hiệu quả kinh tế cao và giải quyết được nạn thất nghiệp. Chương trình “hiện đại hóa” các DNVNN trở thành một nhiệm vụ và một loạt các chính sách về nhiều mặt được ban hành, thể hiện trước mắt là luật cơ bản về DNVVN năm 1993 (basic law on small enterprises) qui định những vấn đề có tính nguyên tắc để hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ hoạt động như nhà cung cấp các bộ phận cấu kiện cho các doanh nghiệp lớn hoặc thực hiện hoạt động gia công. Một trong những biện pháp quan trọng để hỗ trợ phát triển DNVVN là khuyến khích mở rộng đầu tư, đồng thời cũng phải ghi nhận rằng Chính phủ và các hiệp hội đã dành những khoảng kinh phí lớn cho chương trình hiện đại hóa các DNVVN . Năm 1980, Nhật Bản đầu tư 243.375 tỷ yên, đến năm 2000 lên tới 2.129.239 tỷ yên, nhưng nguồn kinh phí của Chính phủ chỉ chiếm 12,6%, còn lại là của các hiệp hội, ngân hàng. Nguồn tài chính trên tập trung trên bốn lĩnh vực chính: 1) Xúc tiến hiện đại hóa DNVVN; 2) Hiện đại hóa các thể chế quản lý DNVVN; 3) Các hoạt động tư vấn cho DNVVN; 4) Các giải pháp tài chính cho DNVVN. Về tổ chức Nhật Bản thiết lập “hội đồng các doanh nghiệp nhỏ”, đây là tổ chức tư vấn trực thuộc Thủ tướng hoạt động chuyên cho các DNVVN. +HÀN QUỐC Hàn Quốc cũng rất quan tâm đến phát triển DNVVN và coi đó như một bộ phận của cơ cấu kinh tế. Để tạo cơ sở pháp lý cho sự tồn tại và phát triển của các DNVVN cũng như sự ưu tiên hỗ trợ thúc đẩy phát triển các doanh nghiệp này, Chính Phủ Hàn Quốc đã ban hành hàng loạt các sắc luật (12 sắc luật) về DNVVN. Các sắc luật nhằm tập trung vào giải quyết các vấn đề sau: Thiết lập khái niệm khung về DNVVN theo sắc luật cơ bản của Hàn Quốc về DNVVN phân loại DNVVN theo 2 nhóm ngành. + Trong ngành chế tạo, khai thác, xây dựng, doanh nghiệp có vốn đầu tư dưới 0,6 triệu USD và số lao động thường xuyên dưới 300. Nếu chỉ số lao động dưới 20 người là doanh nghiệp nhỏ. +Trong thương mại: DNVVN là có lao động dưới 5 người được coi là nhỏ và từ 6-20 người là vừa. Tuy nhiên, vẫn có nhiều ngoại lệ trong từng lĩnh vực. Chẳng hạn, trong sản xuất linh kiện ô tô, linh kiện điện tử, số công nhân là 1000 vẫn coi là DNVVN, trong ngành khai khoán, sản xuất săm lốp, xe đạp, kính đeo, đồ chơi phải có lao động từ 700 trở lên. Ngành đồ hộp, dệt, nhuộm, in phải có 500 lao động. Trong ngành du lịch, sửa chữa ô tô phải có đến 200 lao động. Như vậy, tiêu thức phân loại quy định khá linh hoạt phụ thuộc vào nhóm ngành hoạt động, tính chất hoạt động để quy định cho phù hợp với chính sách khuyến khích hỗ trợ phát triển các ngành cần thiết trong từng thời kỳ. Khẳng định về mặt pháp lý các DNVVN. Khuyến khích và đưa ra các giải pháp nhằm hỗ trợ thúc đẩy phát triển các DNVVN. Thành lập các tổ chức tín dụng, chức năng chủ yếu là cung cấp vốn, chuyển giao công nghệ cho các DNVVN. +Viện phát triển công nghiệp Hàn Quốc có chức năng chính là đào tạo tư vấn cho DNVVN. +Trung tâm năng suất Hàn Quốc với nhiều chức năng là đào tạo cung cấp chuyển giao công nghệ tư vấn cho DNVVN. +Hội nghiên cứu các DNVVN có chức năng chủ yếu đào tạo chủ doanh nghiệp cung cấp và chuyển giao công nghệ. 1.3. Vai trò của các DNVVN 1.3.1. Vai trò của các DNVVN ở Việt Nam: + Đóng góp quan trọng vào GDP và tốc độ tăng trưởng kinh tế: DNVVN ngày càng đóng góp nhiều hơn vào tổng GDP. Do số lượng doanh nghiệp ngày càng lớn và phân bổ rộng khắp trong hầu hết các ngành, lĩnh vực. Ngoài ra, tốc độ tăng trưởng sản xuất của khu vực DNVVN cũng thường cao hơn so với các khu vực doanh nghiệp khác. Nếu tính theo doanh thu của các doanh nghiệp cả nước tỷ trọng doanh thu của khu vực DNVVN theo qui mô lao động (dưới 300 lao động) năm 2004-2006 là 81,5 % -86,5% . Điều đó chứng tỏ các DNVVN có đóng góp lớn vào việc gia tăng sản lượng và tăng trưởng kinh tế Bảng 2: Tỷ trọng doanh thu DNVVN trong nền kinh tế: Năm Toàn bộ doanh thu (tỷ đồng) Tỷ trọng doanh thu DNVVN (%) Chia ra theo quy mô lao động (%) Dưới 5 người Từ 5 – 200 người Từ 200 – 300 người 2003 364.844 86,5 4,9 74,2 4,4 2004 485.104 82,0 4,2 70,6 7,3 2005 640.087 81,5 4,4 72,5 4,6 Nguồn: Tổng cục Thống kê năm 2006 Về đóng góp vào GDP :từ chổ tỷ lệ GDP của khu vực DNVVN không đáng kể vào đầu những năm 1990, đến nay tỷ lệ này khoảng từ 24% đến 25,5%. Tuy nhiên, so với các nước trong khu vực thì đây là mức thấp nhất. + Làm tăng hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế: Sự ra đời của các DNVVN đã làm tăng tính cạnh tranh của nền kinh tế. Với sự tồn tại của nhiều doanh nghiệp hoạt động trong cùng một ngành, lĩnh vực sẽ làm giảm tính độc quyền và buộc các doanh nghiệp phải chấp nhận cạnh tranh, phải liên tục đổi mới để tồn tại và phát triển. Với tính linh hoạt của mình, các DNVVN cũng sẽ tạo sức ép cạnh tranh thậm chí với cả các công ty lớn, các tập đoàn xuyên quốc gia. Đồng thời nhiều DNVVN đóng vai trò là vệ tinh cho các doanh nghiệp lớn, thúc đẩy quá trình chuyên môn hóa và phân công lao động trong sản xuất làm tăng hiệu quả của chính các DNVVN cũng như các công ty hợp tác. + Tạo ra nhiều việc làm mới, giảm bớt áp lực về việc làm và thất nghiệp. Hiện nay, do tỷ lệ dân số cao trong những năm trước đây, hàng năm Việt Nam có khoảng 1,4 triệu người gia nhập vào lực lượng lao động. Vấn đề giải quyết việc làm cho những người này là rất cấp thiết. Bên cạnh đó, khu vực DNNN hiện đang thực hiện sắp xếp lại nên không những không thu hút thêm lao động mà còn tăng thêm số lao động dôi dư. Khu vực đầu tư nước ngoài mỗi năm cũng chỉ tạo ra khoảng 30.000 chổ làm mới, một tỷ lệ không đáng kể. Như vậy, phần lớn số người tham gia lực lượng lao động này trông chờ vào khu vực nông thôn và khu vực DNVVN. Các DNVVN đã tạo nhiều việc làm mới với tốc độ tăng trưởng cao. Nếu không kể hộ kinh doanh cá thể thì khu vực DNVVN chiếm 7% lực lượng lao động trong các ngành kinh tế, hay 20% lực lượng lao động phi nông nghiệp, hoặc 85,2% số lao động trong khu vực doanh nghiệp. Nếu kể cả hộ kinh doanh cá thể thì khu vực DNVVN chiếm khoảng 19% lực lượng lao động làm việc trong tất cả các ngành kinh tế (nguồn: xây dựng chiến lược hỗ trợ phát triển DNVVN ở Việt Nam đến năm 2010, Bộ kế Hoạch Đầu Tư, năm 2006). Các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân, chủ yếu là các DNVVN có mức tăng trưởng cao về lao động trong những năm qua. Số lao động tại khu vực này đã tăng 2,36 lần trong năm 2004 so với thời điểm năm 1997, so với 1,06 và 1,35 lần của các khu vực doanh nghiệp nhà nước và hộ kinh doanh cá thể. + DNVVN có vai trò to lớn trong việc phát huy tiềm năng huy động mọi nguồn lực xã hội vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Dựa vào ưu thế của mình, các DNVVN khởi sự thành lập với số vốn nhỏ nhưng có khả năng thu hồi vốn nhanh, có khả năng hy vọng vốn tự có hay vay mượn của bạn bè, thân nhân trong gia đình, sử dụng và tận dụng các tiềm năng về nguồn vốn, lao động và nguyên vật liệu sẵn có tại chổ, theo ước tính vốn đầu tư của DNVVN chiếm tới 70% vốn đầu tư toàn xã hội. Các DNVVN do ít vốn, quản lý đơn giản, linh hoạt và dễ thích nghi với điều kiện biến đổi của thị trường nên thường được thành lập và hoạt động tại địa phương có nguồn nguyên liệu tại chổ hay vùng phụ cận để dễ dàng sử dụng, dễ được cung cấp với giá rẽ và đỡ tốn chi phí vận chuyển. Do vậy, các DNVVN có khả năng sản xuất một khối sản phẩm, dịch vụ tương đối lớn đáp ứng cho nhu cầu của xã hội với giá rẽ hơn và thuận lợi hơn. +DNVVN là nhân tố quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu từ nông ngiệp và sản xuất nhỏ lên nền sản xuất CNH-HĐH. Việc nhiều doanh nghiệp, chủ yếu là các DNVVN được thành lập tại các vùng nông thôn, vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, sẽ làm giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp và tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ. Mặc khác, sau một thời gian thành lập và hoạt động, các doanh nghiệp làm ăn thuận lợi đều có xu hướng phát triển bằng cách nâng cao năng lực sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường và trong những điều kiện thuận lợi nhất định các DNVVN có thể từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn và từ tận dụng máy móc thiết bị cũ, sữa chữa lại tiến tới đổi mới trang thiết bị, cải tiến hệ thống dây chuyền sản xuất, đào tạo lại người lao động nhằm nâng cao tay nghề, nâng cao năng lực trình độ quản lý. Sự đổi mới tới mức độ nào đó nhất định sẽ dẫn đến đổi mới công nghệ, điều đó góp phần vào quá trình CNH-HĐH đất nước trên cả chiều rộng lẫn chiều sâu.Việc phát triển các DNVVN cũng đưa đến việc tổ chức lại sản xuất, hợp lí hoá sự phân công hợp tác xã hội. +DNVVN là tiền đề tạo ra một môi trường văn hoá kinh doanh mang tính kinh tế thị trường, tạo ra những nhà kinh doanh giỏi. Đây là điều rất cần thiết đối với Việt Nam hiện nay. Chúng ta đã ở trong giai đoạn kinh tế kế hoạch hóa tập trung khá lâu. Vì vậy, môi trường văn hóa kinh doanh mang tính thị trường gần như không tồn tại hoặc không có cơ hội phát triển, đội ngũ doanh nhân giỏi, có khả năng điều hành các doanh nghiệp trong điều kiện quốc tế hóa và hội nhập kinh tế quốc tế rất hạn chế. Vì vậy, việc tạo ra môi trường văn hoá kinh doanh mang tính thị trường cũng như một đội ngũ kinh doanh giỏi là điều kiện cực kỳ quan trọng để Việt Nam có thể hội nhập thành công. Bảng 3: Đánh giá vai trò các DNVVN ở Việt Nam Vai trò của các DNVVN ở Việt Nam Tỷ lệ % - Góp phần tăng trưởng kinh tế - Tạo việc làm và tăng thu nhập - Tính năng động và hiệu quả của nền kinh tế - Tham gia đào tạo đội ngũ các nhà kinh doanh giỏi 51,7 88,5 83,2 63,2 Nguồn: TS. Lê Xuân Bá (20
Tài liệu liên quan