Đề tài Một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực tại ngân hàng Nam Á

Trong suốt quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc, nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi mà nền kinh tế đang trong quá trình đổi mới, đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn đặt yếu tố con người là hàng đầu, coi con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế-xã hội. và coi đây là chìa khoá để hội nhập nền kinh tế quốc tế.

doc53 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1452 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực tại ngân hàng Nam Á, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Trong suốt quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc, nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi mà nền kinh tế đang trong quá trình đổi mới, đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn đặt yếu tố con người là hàng đầu, coi con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế-xã hội. và coi đây là chìa khoá để hội nhập nền kinh tế quốc tế. Mặt khác, trước trào lưu chung của thế giới, chúng ta không thể có sự lựa chọn nào khác là coi trọng việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, biến trí thức thành trí lực, động lực cho sự phát triển đất nước. Vì vậy, việc xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất…càng trở lên quan trọng và bức thiết. Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động của thị trường tài chính-tiền tệ là một trong những mắt xích quan trọng cấu thành sự vận động nhịp nhàng của nền kinh tế. Bởi vì, một sự biến động nhỏ của nó cũng tác động lớn đến sự thay đổi của nền kinh tế. Trong thị trường tài chính-tiền tề, trung gian tài chính quan trọng nhất chính là ngân hàng. Nó giúp luân chuyển vốn từ nơi thừa vốn sang nơi thiếu vốn. Cùng với sự phát triển, lớn mạnh của đất nước thì chức năng, nhiệm vụ của ngành ngân hàng cũng không ngừng được hoàn thiện và mở rộng và những bước chuyển mình cho phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh kinh tế mới. Chính vì vậy, nhu cầu đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực của ngân hàng nói riêng luôn là vấn đề hết sức bức thiết. Nó quyết định sự thành công của ngân hàng. Nhận thấy, tính cấp thiết của nguồn nhân lực trong thời kỳ hiện nay nên tôi đã chọn đề tài “Một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực tại ngân hàng Nam Á” để viết chuyên đề tốt nghiệp. Thông qua đề tài này tôi muốn giới thiệu một các khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng, cũng như thực trạng nguồn nhân lực và qua đây tôi cũng xin trình bày một vài giải pháp nhằm giúp phát triển nguồn nhân lực của ngân hàng Nam Á. CHƯƠNG I: GIỚi THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP NAM Á 1. Lịch sử hình thành và phát triển 1.1 Khái quát về Ngân hàng TMCP Nam Á Ngân hàng Thương Mại Cổ phần Nam Á (NH Nam Á) là ngân hàng thương mại cổ phần được thành lập theo pháp lệnh về ngân hàng năm 1990. Đây là ngân hàng của nhà nước và nhân dân được thực hiện các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan theo quy định của ngân hàng nhà nước nhằm thực hiện các mục tiêu lợi nhuận và góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế của Nhà nước. Tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Nam Á được thực hiện theo các quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), các quy định pháp luật hiện hành khác có liên quan và theo điều lệ của Ngân hàng. NH Nam Á được phép hoạt động theo Giấy phép hoạt động số 0026/NH-CP ngày 22/08/1992 do Thống đốc NHNN cấp, giấy phép thành lập số 463/CP-UP ngày 01/09/1992 do Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cấp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 059027 ngày 01/09/1992 do trọng tài kinh tế TP.HCM cấp và chính thức hoạt động vào ngày 21/10/1992. NH Nam Á có: - Tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam. - Tên đầy đủ bằng tiếng Việt của Ngân hàng là: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NAM Á Tên viết tắt bằng tiếng Việt: NAM Á NGÂN HÀNG. Tên bằng tiếng Anh: NAM A COMMERCIAL JOINT STOCK BANK. Tên viết tắt bằng tiếng Anh: NAM A BANK. - Trụ sở chính đặt tại: số 97Bis Hàm Nghi, Quận 1,TP. HCM. Điện thoại: 8299408 Fax: 8299402. Email: nabank@hcm.fpt.vn Mã số thuế: 0300872315-1. Ngoài ra, ngân hàng TMCP Nam Á còn có các chi nhánh, phòng giao dịch được đặt tại các quận, huyện trên cả nước. Gồm 16 chi nhánh mở tại Hồ Chí Minh, 2 chi nhánh tại Khánh Hoà, 1 phòng giao dịch tại Nha Trang, 1 chi nhánh và 1 phòng giao dịch tại Bình Định, 4 chi nhánh và 1 phòng giao dịch tại Hà Nội, 1 chi nhánh tại Bình Phước. - Vốn điều lệ: Theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh gần đây nhất là ngày 12/2006 của Phòng đăng ký kinh doanh thuộc sở Kế hoạch đầu tư TP.HCM là: 575 tỷ đồng. 1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Nam Á Ngân hàng Nam Á chính thức hoạt động từ ngày 21/10/1992, là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên được thành lập sau khi pháp lệnh về Ngân hàng được ban hành vào năm 1990, trong bối cảnh nước ta đang tiến hành đổi mới kinh tế. Qua 14 năm hoạt động, cơ sở vật chất và mạng lưới hoạt động của Ngân hàng ngày càng được mở rộng, đời sống cán bộ nhân viên ngày càng được cải thiện, uy tín ngày càng được nâng cao. Được hình thành theo tinh thần Pháp lệnh các tổ chức tín dụng, từ 4 điểm hoạt động, đến nay qua những chặng đường phấn đấu đầy khó khăn và thách thức, Ngân hàng Nam Á đã không ngừng lớn mạnh, phát triển thành một hệ thống gồm 1 Hội sở, 14 chi nhánh và 16 phòng giao dịch trên cả nước. So với năm 1992, Ngân hàng chỉ có 50 nhân viên và vốn điều lệ là 5 tỷ đồng thì hiện nay, vốn điều lệ tăng lên hơn 30 lần, quy mô hoạt động của Ngân hàng tăng gấp 50 lần, số lượng cán bộ nhân viên tăng gấp 10 lần và phần lớn là cán bộ trẻ, nhiệt tình được đào tạo chính quy trong và ngoài nước, có năng lực chuyên môn cao. Những năm gần đây, Nam Á Ngân hàng được biết đến là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần phát triển ổn định, bền vững, có chất lượng tín dụng thuộc loại tốt và được Ngân hàng Nhà nước đánh giá xếp loại A trong nhiều năm liền. Ngân hàng Nam Á là một trong số ít ngân hàng tại Việt Nam được thế giới chọn để thực hiện Dự án Tài chính nông thôn II từ năm 2002 và được người tiêu dùng bình chọn đầu năm 2006: “Ngân hàng Nam Á là thương hiệu mạnh tại Việt Nam” . Bước vào giai đoạn mới, toàn ngành Ngân hàng Việt Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế với nhiều thách thức nhưng cũng có nhiều cơ hội phát triển. Với mục tiêu phấn đấu giữ vững là một trong những Ngân hàng thương mại cổ phần mạnh tại Việt Nam, Ngân hàng Nam Á đang xây dựng chiến lược “Phát triển mạnh mẽ nguồn nhân lực”. Phần lớn cán bộ nhân viên của Ngân hàng được đào tạo và đào tạo lại nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn những kỹ năng và trình độ chuyên môn cần thiết, cam kết phục vụ hài lòng khách hàng, trung thực trong giao dịch và đoàn kết vì mục tiêu chung của Ngân hàng. Cùng với chiến lược phát triển nguồn nhân lực, Ngân hàng tập trung nâng cao năng lực tài chính; đầu tư phát triển công nghệ thông tin theo hướng hiện đại hoá phù hợp với công nghệ ngân hàng trong khu vực và thế giới; mở rộng mạng lưới hoạt động, đa dạng hoá các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng; đồng thời chú trọng việc tăng cường kiểm soát nội bộ, tạo an toàn trong hoạt động; quảng bá rộng rãi thương hiệu Nam Á, tiếp tục là người bạn đồng hành của doanh nghiệp, các tiểu thương, các hộ gia đình và cá nhân để cùng nhau phát triển. 2. Những đặc điểm chủ yếu của Ngân hàng TMCP Nam Á 2.1 Hình thức pháp lý và loại hình kinh doanh 2.1.1 Hình thức pháp lý Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Á là một tổ chức kinh tế kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ và dịch vụ ngân hàng. Ngân hàng thực hiện các hoạt động theo quy định của Luật Việt Nam và chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước. Hình thức pháp lý của ngân hàng là công ty cổ phần. Như vậy, ngân hàng có tư cách pháp nhân từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, có quyền phát hành chứng khoán ra ngoài theo quy định của pháp luật về chứng khoán. Ngân hàng Nam Á có ít nhất 35 cổ đông. trong đó có cổ đông là doanh nghiệp nhà nước (có vốn góp của doanh nghiệp nhà nước trên 30% vốn điều lệ). Tổ chức, cá nhân nước ngoài chỉ được mua cổ phần của Nam Á Ngân hàng khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép. Đến thời điểm hiện nay, toàn bộ cổ phần sáng lập đã được chuyển thành cổ phần phổ thông theo quy định hiện hành (Sau 3 năm kể từ ngày Ngân hàng được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cổ phần ưu đãi sẽ được chuyển thành cổ phần phổ thông). Khi Ngân hàng Nam Á phát hành cổ phần phổ thông mới thì sẽ được chào bán cho các cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ tương đương với số cổ phần tương ứng mà họ đang nắm giữ. 2.1.2 Loại hình kinh doanh Là một ngân hàng thương mại, NH Nam Á chủ yếu thực hiện các hoạt động kinh doanh sau: - Về huy động vốn: Ngân hàng Nam Á nhận huy động vốn dưới các hình thức sau: + Nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác. + Thực hiện mua bán trái phiếu không kỳ hạn, có kỳ hạn của các tổ chức tín dụng có quyền phát hành. + Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và giấy tờ có giá khác để huy động vốn của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước được Thống đốc NHNN cho phép. + Vay vốn của các tổ chức tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam và của tổ chức tín dụng nước ngoài. + Vay vốn ngắn hạn của NHNN dưới hình thức tái cấp vốn. + Các hình thức huy động vốn khác thep quy định của NHNN. - Về hoạt động tín dụng: Ngân hàng Nam Á cấp tín dụng cho tổ chức, cá nhân dưới các hình thức cho vay, chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá khác, bảo lãnh, cho thuê tài chính và các hình thức khác theo quy định của NHNN. Hoạt động tín dụng của ngân hàng chủ yếu ở các lĩnh vực sau: + Hoạt động cho vay: Bao gồm: * Cho vay ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống. * Cho vay trung hạn, dài hạn nhằm thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống. + Hoạt động bảo lãnh: Ngân hàng Nam Á nhận bảo lãnh trong các trường hợp sau: * Bảo lãnh vay, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh dự thầu và các hình thức bảo lãnh ngân hàng khác cho các tổ chức, cá nhân theo quy định của NHNN. * Thực hiện thanh toán quốc tế, thực hiện bảo lãnh vay, bảo lãnh thanh toán và các hình thức bảo lãnh ngân hàng khác mà người nhận bảo lãnh bảo lãnh là tổ chức, cá nhân nước ngoài theo quy định của NHNN. - Về dịch vụ thanh toán và ngân quỹ: Ngân hàng tổ chức hệ thống thanh toán nội bộ, thanh toán quốc tế và tham gia hệ thống thanh toán liên ngân hàng trong nước khi được NHNN cho phép. Được thực hiện các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ sau: + Cung ứng các phương tiện thanh toán. + Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng. + Thực hiện dịch vụ thu hộ và chi hộ. + Thực hiện dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng. + Thực hiện các dịch vụ thanh toán khác theo quy định của NHNN. - Các hoạt động kinh doanh khác: + Dùng vốn điều lệ và quỹ dự trữ để góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp và của các tổ chức tín dụng khác theo quy định của pháp luật. + Góp vốn với tổ chức tín dụng nước ngoài để thành lập tổ chức tín dụng liên doanh tại Việt Nam theo quy định của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam. + Tư vấn tài chính và tiền tệ trực tiếp cho khách hàng hoặc qua các công ty trực thuộc được thành lập theo quy định của pháp luật. + Bảo quản hiện vật quý và các giấy tờ có giá, cho thuê tủ két, nhận cầm cố và các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật. 2.2 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nam Á Là một ngân hàng thương mại, cơ cấu tổ chức của NH Nam Á có đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám Ban kiểm soát và các phòng ban, các chi nhánh, phòng giao dịch. Trong đó: - Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan có quyền lực cao nhất của Nam Á Ngân hàng và tất cả các cổ đông có tên trong danh sách đăng ký cổ đông đều có quyền tham dự. Đại hội đồng cổ đông thường niên được tổ chức mỗi năm một lần tại Việt Nam và có thể tổ chức bất thường khi Hội đồng Quản trị xét thấy cần thiết vì lợi ích của Nam Á Ngân hàng. Các quyết định của Đại hội đồng cổ đông dược thông qua bằng hình thức biểu quyết với sự chấp thuận của 51% tổng số phiếu biểu quyết của tất cà cổ đông dự họp. - Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản trị Ngân hàng, có toàn quyền nhân danh Nam Á Ngân hàng để quyết định các vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Ngân hàng, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Đại hội đồng cổ đông về kết quả hoạt động kinh doanh cũng như những sai phạm trong quản lý, vi phạm điều lệ và vi phạm pháp luật gây thiệt hại cho Nam Á Ngân hàng. Cơ cấu Hội đông quản trị Nam Á Ngân hàng gồm các thành viên sau: + Chủ tịch Hội đồng quản trị : Ông Nguyễn Quốc Mỹ. + Uỷ viên gồm: Ông Phan Đình Tân. Bà Nguyễn Thị Xuân Loan. Ông Châu Huệ Đường. Bà Nguyễn Thị Ninh. Trong đó, chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật và có thể thay mặt Hội đồng quản trị triệu tập và chủ trì cuộc họp Đại hội đồng cổ đông. Ngoài ra, theo điều lệ của Ngân hàng, chủ tịch Hội đồng quản trị phải là người có quốc tịch Việt Nam, cư trú tại Việt Nam trong thời gian đương nhiệm và không được đồng thời là Tổng Giám Đốc hoặc Phó Tổng Giám Đốc Ngân hàng. - Ban Tổng giám đốc: có Ông Hoàng Văn Toàn là Tổng Giám đốc, là người chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, trước pháp luật về việc điều hành hoạt động hàng ngày của Nam Á Ngân hàng. Giúp việc cho Tổng giám đốc có các phó Tổng Giám Đốc, kế toán trưởng và bộ máy chuyên môn nghiệp vụ. + Phó Tổng Giám Đốc: Là người giúp Tổng Giám Đốc điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động của Nam Á Ngân hàng theo sự phân công của Tổng Giám Đốc. Phó Tổng Giám Đốc của Nam Á Ngân hàng gồm các thành viên sau: Ông Trương Minh Khai. Ông Lại Quốc Tuấn. + Kế toán trưởng: Giúp Tổng Giám Đốc chỉ đạo thực hiện công tác kế toán, thống kê của Ngân hàng. Hiện nay kế toán trưởng của Ngân hàng Nam Á là Bà Võ Thị Tuyết Nga. - Ban Kiểm soát: Có số thành viên tối thiểu là ba người và ít nhất có một nửa số thành viên là chuyên trách. Trưởng ban Kiểm soát phải là cổ đông. Các thành viên của Ban kiểm soát không thể là thành viên hay là người có liên quan tới thành viên của Hội đồng quản trị; tới Giám đốc; Tổng giám đốc, kế toán trưởng. Ban kiểm soát có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong ghi chép sổ kế toán và báo cáo tài chính, kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến quản lý, điều hành hoạt động của công ty khi xét thấy cần thiết hoặc theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông, theo yêu cầu của cổ đông. Các bộ phận có chức năng có nhiệm vụ cung cấp thông tin cho Ban kiểm soát. Thành viên của ban kiểm soát Ngân hàng Nam Á là: + Ông Nguyễn Văn Dậu: Trưởng Ban Kiểm soát + Ông Trần Văn Cáp + Bà Triệu Kim Cân. - Các phòng ban nghiệp vụ có: + Phòng Tín dụng: có chức năng thực hiện các hoạt động về tín dụng như cho vay, bảo lãnh, chiết khấu và tái chiết khấu giấy tờ có giá… theo quy định của NHNN. Đồng thời phải đảm bảo tính rủi ro cho các hợp đồng vay, bảo lãnh …trên là thấp nhất. + Phòng thanh toán quốc tế: thực hiện các ngiệp vụ liên quan tới việc bảo lãnh vay, bảo lãnh thanh toán mà người nhận bảo lãnh là các tổ chức, cá nhân người nước ngoài. + Phòng Marketing: thực hiện các hoạt động nhằm nâng cao uy tín của ngân hàng như thiết kế quảng cáo, xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển thương hiệu ngân hàng. + Phòng kinh doanh vốn: điều chuyển vốn trong ngân hàng và giữa ngân hàng Nam Á với các tổ chức tín dụng khác nhằm đáp ứng nhu cầu vốn của ngân hàng như: kinh doanh ngoại tệ, kinh doanh tiền việt, mua bán chứng khoán và các loại giấy tờ có giá khác… + Phòng pháp chế và thu hồi nợ: có nhiệm vụ đảm bảo việc đòi những khoản nợ khó đòi đúng pháp luật. + Phòng kế toán: có chức năng thực hiện các nghiệp vụ kế toán của ngân hàng như: hạch toán tiền đi, tiền về của ngân hàng, thực hiện việc điều chuyển tiền, thực hiện các hoạt động kế toán ngân hàng… + Phòng kiểm tra nội bộ: có chức năng theo dõi, kiểm soát các hoạt động của ngân hàng để đảm bảo tính minh bạch, tính thanh khoản của ngân hàng. + Phòng hành chính nhân sự: Thực hiện các hoạt động liên quan tới nhân sự như thực hiện tuyển dụng, tuyển chọn, lên kế hoạch đào tạo và thực hiện kế hoạch đào tạo… + Ban TIFA (hiện đại hóa CNTT) : Có nhiệm vụ xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình phần mềm phù hợp với từng nội dung công việc của từng phòng ban như phần mềm kế toán, phần mềm quản lý nhân sự… + Ban tư vấn: Có trách nhiệm tư vấn cho khách hàng các hoạt động của ngân hàng, Ngân hàng Nam Á có cơ cấu tổ chức như trong sơ đồ sau: Hình 1:Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nam Á ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG BAN KIỂM SOẢT VĂN PHÒNG HĐQT BAN TỔNG GIÁM ĐỐC HỘI ĐỒNG TÍN DỤNG-ĐẦU TƯ PHÒNG TÍN DỤNG CÁC CHI NHÁNH HỘI ĐỒNG XỬ LÝ TÀI SẢN PHÒNG THANH TOÁN QUỐC TẾ CÁC PHÒNG GIAO DỊCH HỘI ĐỒNG KHEN THƯỞNG KỶ LUẬT PHÒNG MARKETING CÁC CÔNG TY TRỰC THUỘC PHÒNG KINH DOANH VỐN PHÒNG PHÁP CHẾ VÀ THU HỒI NỢ PHÒNG KẾ TOÁN PHÒNG KIỂM TRA NỘI BỘ PHÒNG KẾ HOẠCH-ĐẦU TƯ PHÒNG HÀNH CHÍNH NHÂN SỰ BAN TIFA (HIỆN ĐẠI HOÁ CNTT) BAN TƯ VẤN 3. Tình hình hoạt động của Ngân hàng 3.1 Công tác phòng trừ rủi ro Hệ thống quản lý rủi ro của Ngân hàng Nam Á gồm các cơ quan từ cấp chi nhánh đến Hội Sở, có mối quan hệ hữu cơ nhằm mục đích ngăn ngừa, hạn chế và xử lý các rủi ro tại Ngân hàng Nam Á gồm có: Hội đồng xử lý rủi ro, Hội đồng tín dụng đầu tư, Ban kiểm soát của Đại hội đồng cổ đông, phòng ngân quỹ và Phòng kiểm tra nội bộ, các bộ phận kiểm soát tại chỗ và đi kèm là hệ thống quy chế quy định rủi ro. Đặt mục tiêu hàng đầu là an toàn, Ngân hàng đã tập trung nỗ lực nâng cao và hoàn thiện hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ. Ngoài Ban kiểm soát của ĐHĐCĐ bầu ra đã phát huy tích cực chức năng nhiệm vụ của mình, Nam Á còn bổ sung thêm nhân sự, tăng cường tập huấn, về cơ bản hiện nay ngoài bộ phận thường trực tại Hội sở, mỗi Chi nhánh đều có 1 thành viên của Phòng KTKS Nội bộ. Trong đó, Hệ thống kiểm tra nội bộ bao gồm: - Hệ thống kiểm soát nội bộ: gồm các biện pháp kiểm tra gắn liền với quy trình nghiệp vụ của các phòng ban, nhằm mục đích ngăn ngừa những sai sót có thể xảy ra. - Phòng kiểm tra nội bộ: Giúp việc cho Ban điều hành trong việc theo dõi, giám sát và kiểm tra tình hình hoạt động của các đơn vị trong ngân hàng. Ngoài ra, tất cả các đơn vị trong toàn hệ thống tự giác trong việc tuân thủ các quy định, tự kiểm tra và kiểm tra lẫn nhau trong quá trình hoạt động. Việc kiểm tra kiểm soát thực hiện bởi từng cá nhân và ở từng nghiệp vụ trên cơ sở các quy định về nghiệp vụ. 3.2 Về đầu tư trang thiết bị và hiện đại hoá công nghệ tin học ngân hàng Hiện nay, Ngân hàng Nam Á áp dụng công nghệ truyền thống trong truyền nhận dữ liệu, sử dụng các ứng dụng khác trong liên kết thanh toán. Năm 2005, cùng với việc phát triển mạng lưới hoạt động, Ngân hàng đặc biệt chú trọng đầu tư trang bị hệ thống máy tính hiện đại, từng bước hoàn thiện hệ thống công nghệ Ngân hàng thông qua các đối tác nước ngoài, triển khai xây dựng hệ thống lõi chương trình ngân hàng (core bank) để đáp ứng nhu cầu nghiệp vụ hiện tại, từng bước phát triển mở rộng dịch vụ, sản phẩm cũng như tăng cường khả năng kiểm soát, dự báo và quản lý thông tin. Về cơ bản ngân hàng đã xây dựng xong mạng cục bộ (mạng LAN) và mạng hệ thống (mạng WAN) để kết nối hệ thống các Chi nhánh về Hội sở nhằm tăng khả năng quản lý của Hội sở và để chuẩn bị vận hành chính thức chương trình Core Banking. - Về đầu tư trang thiết bị tài sản là hơn 58 tỷ đồng chiếm khoảng 10% vốn tự có của Ngân hàng, đảm bảo tỷ lệ cho phép theo quy định của Ngân hàng Nhà nước (dưới 50% vốn tự có). 3.3 Hoạt động tài chính của Ngân hàng Năm 2005 là năm thị trường tài chính có nhiều diễn biến phức tạp (lãi suất huy động tăng cao, giá vàng tăng mạnh và biến động bất thường …) cạnh tranh trên thị trường tài chính-tiền tệ ngày càng mạnh mẽ. Trong bối cảnh đó, Ngân hàng Nam Á vẫn đạt được những kết quả hoạt động kinh doanh khả quan, tạo đà phát triển trong những năm tới. Cụ thể là: Bảng 1: Những chỉ tiêu hoạt động chủ yếu. Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Tỷ lệ tăng/giảm Các khoản mục chính trong bảng cân đối kế toán Tổng huy động (tỷ VND) Tổng dư nợ (tỷ VND) Tổng tài sản (tỷ VND) Vốn điều lệ (tỷ VND) 1.017,72 789,18 1.173,68 112,19 1.391,72 1.247,09 1.605,24 150,00 36,8% 58,0% 36,8% 33,7% Kết quả kinh doanh Lợi nhuận trước thuế (tỷ VND) Lợi nhuận sau thuế (tỷ VND) 20,44 14,71 29,12 20,97 42,5% 42,5% Các chỉ số tài chính ROA(%) ROE(%) Tỷ lệ cổ
Tài liệu liên quan