Đề tài Một số giải pháp tài chính nâng cao hiệu quả xuất khẩu hàng hoá tại Công ty sản xuất, dịch vụ và xuất nhập khẩu Nam Hà Nội

Trong những năm qua thực hiện chính sách đổi mới, mở cửa đa phương hoá các quan hệ kinh tế đối ngoại và thực hiện chủ chương khuyến khích xuất khẩu của Đảng và Nhà nước, hoạt động xuất khẩu của nước ta đã có những bước tiến vượt bậc. Xuất khẩu đã đóng góp một vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế liên tục trong nhiều năm qua.

doc75 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1238 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp tài chính nâng cao hiệu quả xuất khẩu hàng hoá tại Công ty sản xuất, dịch vụ và xuất nhập khẩu Nam Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Các chữ viết tắt sử dụng CNH- HĐH CEPT DN HTPT HN GTGT SX-DV & XNK TNDN TCMN TNHH VIETCOMBANK WTO Công nghiệp hoá - hiện đại hoá Common Effective Preferential Taiff Doanh nghiệp Hỗ trợ phát triển Hà Nội Giá trị gia tăng Sản xuất – dịch vụ – xuất nhập khẩu Thuế thu nhập doanh nghiệp Thủ công mỹ nghệ Trách nhiệm hữu hạn Ngân hàng Ngoại thương Hà nội World Trade organization Lời nói đầu Trong những năm qua thực hiện chính sách đổi mới, mở cửa đa phương hoá các quan hệ kinh tế đối ngoại và thực hiện chủ chương khuyến khích xuất khẩu của Đảng và Nhà nước, hoạt động xuất khẩu của nước ta đã có những bước tiến vượt bậc. Xuất khẩu đã đóng góp một vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế liên tục trong nhiều năm qua. Để khuyến khích xuất khẩu, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách và biện pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của đất nước. Tuy nhiên trong quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới, một số chính sách và giải pháp đã tỏ ra lỗi thời hoặc mất tác dụng không phù hợp với thông lệ quốc tế, với những cam kết đã và sẽ phải thực hiện của Việt Nam trong tiến trình hội nhập. Một số giải pháp thì chưa đủ liều “lượng” cần thiết hoặc còn khoảng cách quá xa với chính sách và triển khai thực tiễn. Các chính sách và giải pháp của Đảng và Nhà nước có tác động trực tiếp đến khả năng xuất khẩu hàng hoá của nước ta nói chung và các doanh nghiệp xuất khẩu nói riêng. Vì vậy tại mỗi doanh nghiệp xuất khẩu để nâng cao hiệu quả xuất khẩu không chỉ đòi hỏi ở sự nỗ lực của từng doanh nghiệp mà cần phải có một hệ thống chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước. Chính vì vậy việc nghiên cứu hoàn thiện các giải pháp tài chính nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của nền kinh tế Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt quan trọng cả về thực tiễn và lý luận. Nhận thức được tầm quan trọng của các giải pháp tài chính đối với hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu, sau một thời gian nghiên cứu thực tế tại Công ty SX- DV & XNK Nam Hà Nội, em đã quyết định chọn đề tài: “Một số giải pháp tài chính nâng cao hiệu quả xuất khẩu hàng hoá tại Công ty SX- DV & XNK Nam Hà Nội” Luận văn ngoài phần mở đầu và kết luận gồm ba chương: Chương I : Xuất khẩu trong định hướng phát triển kinh tế của đất nước Chương II : Thực trạng sử dụng các công cụ tài chính trong xuất khẩu hàng hoá tại Công ty SX- DV & XNK Nam Hà Nội Chương III : Một số giải pháp tài chính nâng cao hiệu quả xuất khẩu hàng hoá tại Công ty SX- DV & XNK Nam Hà Nội” Chương I Xuất khẩu trong định hướng phát triển kinh tế của đất nước 1.1. Khái niệm xuất khẩu và các hình thức xuất khẩu 1.1.1. Khái niệm xuất khẩu Ngày nay hoạt động mua bán, trao đổi hàng hoá không chỉ bó hẹp trong phạm vi một quốc gia mà đã mở rộng trên phạm vi quốc tế hình thành lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu. Xuất khẩu hàng hoá là việc bán hàng sản xuất, gia công trong nước hoặc hàng nhập khẩu để tái xuất khẩu cho tổ chức, cá nhân, nước ngoài thông qua hợp đồng ngoại thương được ký kết giữa các đơn vị kinh doanh trong nước với các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc giữa chính phủ Việt Nam với chính phủ các nước khác. Kinh doanh xuất nhập khẩu là một bộ phận của lưu thông hàng hoá, nối liền sản xuất với tiêu dùng trên phạm vi quốc tế, với chức năng lưu thông hàng hoá trong nước với nước ngoài. Hoạt động xuất khẩu hiện nay diễn ra trên phạm vi toàn cầu trên tất cả các lĩnh vực, các ngành của nền kinh tế, từ vật phẩm tiêu dùng đến tư liệu sản xuất, từ những vật phẩm nhỏ bé đến máy móc khổng lồ, các loại công nghệ kỹ thuật cao, không chỉ là hàng hoá hữu hình mà còn là hàng hoá vô hình với tỷ trọng ngày càng lớn. Các hình thức xuất khẩu Căn cứ theo quan hệ buôn bán: xuất khẩu được chia ra làm 2 hình thức: xuất khẩu trực tiếp và xuất khẩu uỷ thác Xuất khẩu trực tiếp : Theo hình thức này thì các doanh nghiệp (DN) có đủ điều kiện về cơ sở vật chất cũng như trình độ năng lực chuyên môn được nhà nước cho phép trực tiếp thực hiện các quan hệ giao dịch ký kết hợp đồng, tổ chức xuất khẩu hàng hoá và thu tiền về Xuất khẩu uỷ thác (xuất khẩu gián tiếp): Là phương thức áp dụng đối với các DN có hàng hoá và giấy phép xuất khẩu nhưng chưa có đủ điều kiện trực tiếp đàm phán, ký kết đồng với nước ngoài nên phải uỷ thác cho các DN có điều kiện xuất khẩu trực tiếp làm hộ. Hiện nay, để tận dụng hết khả năng của mình, các DN kinh doanh xuất nhập khẩu thường thực hiện cả hai hình thức trên. Căn cứ theo tính chất và phạm vi của hoạt động Xuất khẩu theo phương thức thanh toán tiền hàng Theo phương thức này, người xuất khẩu sau khi giao hàng cho người nhập khẩu theo đúng như các điều kiện đã ký kết trong hợp đồng sẽ nhận được một khoản tiền tương đương với số hàng hoá đó, tức là bên xuất khẩu sẽ thu được một khoản ngoại tệ Xuất khẩu theo phương thức hàng đổi hàng: Là phương thức giao dịch trong đó xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu, người bán đồng thời là người mua, và lượng hàng hoá mang trao đổi có giá trị tương đương nhau. Như vậy mục đích của xuất khẩu ở đây không phải là thu về một khoản ngoại tệ mà nhằm mục đích có được một lượng hàng hoá có giá trị tương đương với giá trị của lô hàng xuất khẩu Xuất khẩu tại chỗ Là hình thức xuất khẩu mà DN sản xuất thu mua các sản phẩm được sản xuất trong nước và bán khách hàng nước ngoài ngay trong nước mình. Đây là hình thức xuất khẩu mới nhưng được phát triển và có xu hướng phổ biến rộng rãi vì nó gắn liền với du lịch, một lĩnh vực đang ngày càng phát triển trong nền kinh tế toàn cầu. Xuất khẩu tại chỗ còn bao gồm cả việc bán hàng hoá cho các DN trong các khu kinh tế mở. Khi các DN này mua hàng hoá làm đầu vào thì các hàng hoá này khi đi qua biên giới khu công nghiệp thì được coi như hàng hoá xuất khẩu qua biên giới. Vai trò của xuất khẩu trong nền kinh tế thị trường. Ngay từ thời kỳ đầu của chủ nghĩa tư bản, các nhà kinh tế học theo trường phái trọng thương đã đánh giá cao vai trò của ngoại thương, đặc biệt là hoạt động xuất khẩu. Một trong những quan điểm chủ yếu của học thuyết kinh tế trọng thương cho rằng: để có tích luỹ tiền tệ phải qua hoạt động thương mại trước hết là ngoại thương. Trong ngoại thương phải thực hiện xuất siêu, để có xuất siêu chỉ có thể xuất khẩu thành phẩm chứ không phải xuất khẩu nguyên vật liệu, thực hiện thương mại trung gian, mang tiền ra nước ngoài để mua rẻ ở nước này, bán đắt ở nước khác, thực hiện chính sách thuế quan bảo hộ nhằm kiểm soát nhập khẩu, khuyến khích hàng xuất khẩu. Ngày nay, hoạt động xuất khẩu được thừa nhận là một hoạt động rất cơ bản của hoạt động kinh tế đối ngoại. Tuỳ thuộc vào từng giai đoạn phát triển, và mục tiêu của từng thời kỳ mà các quốc gia thực hiện các chính sách ngoại thương khác nhau. Nếu như trong những năm 60 – 70, phần lớn các quốc gia đều coi xuất khẩu hàng hoá là nhằm để thu ngoại tệ trang trải cho các khoản nhập khẩu thì ngày nay quan điểm đó đã có sự biến chuyển. Các quốc gia tạo nhiều điều kiện thuận lợi để xuất khẩu hàng hoá ra ngoài không chỉ nhằm mục đích thu được một lượng ngoại tệ cho hoạt động nhập khẩu mà khuyến khích xuất khẩu còn nhằm phát triển kinh tế đất nước. Chiến lược sản xuất hướng về xuất khẩu được coi là giải pháp “mở cửa” nền kinh tế để thu hút vốn và kỹ thuật vào khai thác tiềm năng lao động và tài nguyên của đất nước. Xuất khẩu đóng vai trò ngày càng quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế quốc gia. 1.2.1. Xuất khẩu tạo ra nguồn thu ngoại tệ lớn cho đất nước Hoạt động xuất khẩu hàng hoá sẽ đem về cho quốc gia một khoản ngoại tệ lớn đáp ứng được nhiều nhu cầu cho phát triển kinh tế. Trước hết với nguồn ngoại tệ này, các quốc đang trong quá trình CNH- HĐH sẽ mua được những máy móc thiết bị, công nghệ hiện đại thực hiện “đi tắt, đón đầu” rút ngắn quá trình CNH- HĐH, các quốc gia phát triển sẽ có cơ hội tăng các khoản đầu tư ra nước ngoài. Lượng ngoại tệ chảy vào quốc gia sẽ hình thành nên “khoản có” trên tài khoản vãng lai trong cán cân thanh toán quốc gia, góp phần cải thiện cán cân thương mại và cán cân thanh toán, giảm các khoản vay nợ nước ngoài. Với một lượng ngoại tệ đủ lớn, chính phủ các nước sẽ có thể chủ động hơn trong việc điều hành chính sách tỷ giá trên thị trường khi có những biến động lớn, hạn chế tối đa những thiệt hại cho nền kinh tế từ rủi ro tỷ giá. Xuất khẩu đóng góp vào chuyển dịch cơ cẩu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển. Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành có cơ hội phát triển thuận lợi, chẳng hạn khi phát triển xuất khẩu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ sẽ tạo cơ hội cho việc khôi phục lại các làng nghề thủ công, phát triển kinh tế ngành, kinh tế vùng. Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất, nâng cao hiêu quả sử dụng các nguồn lực. Với nguồn ngoại tệ thu được từ xuất khẩu, các quốc gia sẽ nâng cao được hiệu quả sản xuất thông qua việc nhập khẩu công nghệ cao, kinh nghiệm quản lý hiện đại, các dây chuyền sản xuất tiên tiến góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực, chống lãng phí, bảo vệ môi trường thiên nhiên. Vì vậy người ta thường coi xuất khẩu là phương tiện quan trọng tạo ra vốn và kỹ thuật công nghệ từ bên ngoài vào nhằm hiện đại hoá nền kinh tế đất nước tạo ta một năng lực sản xuất mới. Xuất khẩu tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ, góp phần cho sản xuất phát triển và ổn định. Thị trường tiêu thụ không chỉ là thị trường trong nước mà là thị trường nước ngoài rộng lớn đầy tiềm năng với nhiều nhu cầu và đòi hỏi đa dạng của người tiêu dùng trong và ngoài nước. Thông qua hoạt động xuất khẩu môi trường kinh doanh được mở rộng, cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt, dẫn tới việc xoá bỏ các DN kinh doanh các sản phẩm lạc hậu, chất lượng kém, không đáp ứng được nhu cầu của ngày càng cao của thị trường. Cuộc cạnh tranh này đòi hỏi chúng ta phải tổ chức lại sản xuất hình thành cơ cấu sản xuất luôn thích nghi được với thị trường. Xuất khẩu đòi hỏi các DN luôn đổi mới sản xuất và hoàn thiện công việc quản trị sản xuất – kinh doanh, thúc đẩy sản xuất mở rộng thị trường. 1.2.3. Xuất khẩu có tác động tích cực đến giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống nhân dân Hiện nay với chính sách khuyến khích đẩy mạnh xuất khẩu, sản xuất hàng xuất khẩu là nơi thu hút hàng triệu lao động vào làm việc và có thu nhập không thấp, góp phầm giải quyết công ăn việc làm cho lao động ở địa phương, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành.Thu nhập ổn định làm cho đời sống của nhân dân nhân được cải thiện, người lao động sẽ làm việc hăng say hơn, hiệu quả lao động được nâng cao. Xuất khẩu còn tạo ra nguồn vốn để nhập khẩu vật liệu tiêu dùng thiết yếu phhục vụ đời sống và đáp ứng ngày một phong phú thêm nhu cầu tiêu dùng của nhân dân Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại của quốc gia. Xuất khẩu và các quan hệ kinh tế đối ngoại có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau, thúc đẩy nhau cùng phát triển. Các quan hệ kinh tế đối ngoại tạo tiền đề cho hoạt động xuất khẩu phát triển. Khi quan hệ kinh tế đối ngoại được mở rộng, các DN hai nước sẽ có thêm nhiều cơ hội để hiểu biết về nhau và về thị trường mỗi nước. Với những ưu đãi mà chính phủ hai nước đã ký kết, các DN hai nước sẽ được tạo điều kiện thuận lợi hơn khi xuất khẩu hàng hoá như: hàng hoá xuất khẩu vào các nước chỉ phải chịu thuế thấp, hoặc miễn thuế, không phải chịu những rào cản phi thuế quan. Các DN sẽ có cơ hội hiểu biết nhiều hơn về môi trường kinh doanh, mức độ cạnh tranh, người tiêu dùng… góp phần nâng cao hiệu quả hàng hoá xuất khẩu. Khi hoạt động xuất khẩu giữa hai nước phát triển nó sẽ củng cố các mối quan hệ kinh tế đối ngoại ngày thêm vững chắc. 1.2.5. Xuất khẩu đối với các DN Xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới, sự mở cửa của nhiều thị trường mới, các hiệp định thương mại song phương và đa phương, sự hình thành các tổ chức kinh tế & thương mại khu vực và sự hình thành các tổ chức thương mại thế giới đã tạo ra các cơ hội chưa từng có cho các DN muốn xuất khẩu. Những lợi ích mà xuất khẩu mang lại cho DN là: Tăng doanh số và lợi nhuận Giành được thị phần ở nước ngoài: nhờ việc xuất khẩu, công ty sẽ học hỏi được từ đối thủ cạnh tranh, từ chiến lược của họ và những việc mà đối thủ canh tranh đã thực hiện để giành được thị phần ở nước ngoài. Giảm sự phụ thuộc vào thị trường nội địa hiện có: nhờ mở rộng thị trường hoạt động ra nước ngoài, công ty sẽ phát triển các cơ sở bán hàng và giảm sự phụ thuộc vào khách hàng trong nước ổn định DN trước sự biến động của thị trường trong nước bằng cách khai thác thị trường thế giới, công ty sẽ không bị bó tay trước những thay đổi về kinh tế, về nhu cầu của khách hàng và những biến động theo thời vụ của rủi ro trong nước. Tạo cơ hội cho việc đổi mới cơ cấu và thiết bị máy móc hiện đại từ đó góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của DN trên thị trường. Vai trò của các công cụ tài chính trong thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá. 1.3.1. Tín dụng xuất khẩu Nhà nước bảo lãnh tín dụng xuất khẩu Để chiếm lĩnh thị trường nước ngoài nhiều DN thực hiện việc bán chịu và trả chậm, hoặc thực hiện việc tín dụng ưu đãi đối với người mua hàng nước ngoài. Việc bán hàng như vậy thường có những rủi ro (nguyên nhân kinh tế hoặc chính trị) dẫn đến sự mất mát vốn. Trong trường hợp đó để khuyến khích các DN mạnh dạn xuất khẩu hàng hoá bằng cách bán chịu, Nhà nước đứng ra bảo lãnh đền bù nếu bị mất vốn. Nhà nước sẽ đứng ra thành lập các quỹ bảo hiểm xuất khẩu, quỹ này thực hiện việc bảo đảm chia sẻ mọi rủi ro mà các nhà xuất khẩu bán hàng hoá cho nước ngoài với phương thức trả chậm hoặc tín dụng dài hạn. Bảo lãnh tín dụng xuất khẩu có tác dụng: Việc bán chịu, bán trả chậm với lãi suất thấp cho phép tăng khả năng cạnh tranh cho hàng hoá xuất khẩu. Nhà nước lập các quỹ bảo lãnh xuất khẩu cho phép thương nhân mạnh dạn bán chịu, nhờ vậy tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu Nâng được giá bán hàng hoá xuất khẩu vì giá bán chịu bao gồm cả giá bán trả tiền ngay và phí tổn đảm bảo lợi tức. Hiện nay, hình thức Nhà nước bảo lãnh tín dụng xuất khẩu được thực hiện khá phổ biến ở nhiều nước trên thế giới để mở rộng xuất khẩu và thâm nhập thị trường mới. Nhà nước thực hiện cấp tín dụng xuất khẩu. Cấp tín dụng xuất khẩu là Nhà nước trực tiếp cho nước ngoài vay tiền với lãi suất ưu đãi để nước vay sử dụng số tiền đó mua hàng hoá của nước cho vay. Nguồn vốn cho vay thường lấy từ Ngân sách Nhà nước. Việc cho vay thường kèm theo nước điều kiện về kinh tế, chính trị lợi cho nước cho vay. Thực hiện cấp tín dụng xuất khẩu có tác dụng: Giúp cho DN đẩy mạnh được xuất khẩu vì có sẵn thị trường Các nước cho vay thường là những nước có tiềm lực kinh tế. Hình thức nhà nước cấp tín dụng cho nước ngoài trên khía cạnh nào đó giúp các nước này giải quyết tình trạng dư thừa hàng hoá ở trong nước. Nhà nước cấp tín dụng cho các DN xuất khẩu trong nước Để thực hiện hợp đồng xuất khẩu hàng hoá, người xuất khẩu cần có một lượng vốn lớn cả trước khi giao hàng vào sau khi giao hàng. Nhiều khi người xuất khẩu cũng cần có thêm vốn để kéo dài các khoản tín dụng ngắn hạn mà họ dành cho người mua nước ngoài. Đặc biệt là khi bán hàng theo phương thức bán chịu thu tiền hàng xuất khẩu thì việc cấp tín dụng xuất trước khi giao hàng là hết sức quan trọng. Nhiều chương trình xuất khẩu không thể thiếu được việc cấp tín dụng của Chính phủ theo những điều kiện ưu đãi. Điều đó càng giảm được các chi phí xuất khẩu. Các ngân hàng thường hỗ trợ cho các chương trình xuất khẩu bằng cách cung cấp tín dụng ngắn hạn trong giai đoạn trước và sau khi mua hàng. Tín dụng trước khi giao hàng. Loại tín dụng ngân hàng này cần cho người xuất khẩu để đảm bảo các khoản chi phí cho việc sản xuất hoặc thu mua hàng hoá xuất khẩu như: mua nguyên vật liệu, sản xuất hàng xuất khẩu, sản xuất bao bì cho xuất khẩu, chi phí vận chuyển hàng đến cảng, sân bay… để xuất khẩu, trả tiền cước bảo hiểm, thuế… Lãi suất tín dụng xuất khẩu là một yếu tố ảnh hưởng lớn đến sức cạnh tranh của người xuất khẩu. Vì vậy, nhiều nước đã cấp tín dụng theo lãi suất ưu đãi thấp hơn lãi suất thương mại để người xuất khẩu có thể bán được giá thấp có sức cạnh tranh ở thị trường nước ngoài. Lãi suất càng thấp thì chi phí xuất khẩu càng giảm và khả năng cạnh tranh của người xuất khẩu càng mạnh. Tín dụng xuất khẩu sau khi giao hàng Đây là loại tín dụng do ngân hàng cấp dưới hình thức mua hoặc chiết khấu hối phiếu xuất khẩu hoặc bằng cách tạm ứng theo bộ chứng từ hàng hoá. Số tiền vay bằng cách chiết khấu hối phiếu thường nhỏ hơn số tiền ghi trên hối phiếu, số tiền chênh lệch là lợi tức chiết khấu. Các DN xuất khẩu thường sử dụng loại tín dụng này để trả các khoản tín dụng trước khi nhận được tiền. Nó cũng có thể được vay để trả các khoản thuế sẽ được hoàn lại trong tương lai cho người xuất khẩu. Để đảm bảo mọi lô hàng xuất khẩu đều có thể được cấp tín dụng cả trước và sau khi giao hàng thì người xuất khẩu cần phải có được các đảm bảo về tài chính của phía ngân hàng bằng các loại trái phiếu, hoặc sự bảo lãnh của ngân hàng điều này phụ thuộc vào khả năng và uy tín của người xuất khẩu. Tại Việt Nam ngày 10/9/2001 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quy chế tín dụng hỗ trợ xuất khẩu nhằm hỗ trợ cho các DN, các tổ chức kinh tế và cá nhân phát triển sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu theo chính sách khuyến khích xuất khẩu của Nhà nước. Nguồn vốn để thực hiện tín dụng hỗ trợ xuất khẩu được cân đối trong kế hoạch tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ giao hàng năm cho Quỹ hỗ trợ phát triển. Theo quy định này Việt Nam có 2 hình thức tín dụng hỗ trợ xuất khẩu là: tín dụng hỗ trợ trung & dài hạn và tín dụng hỗ trợ ngắn hạn. Tín dụng hỗ trợ trung và dài hạn bao gồm: Cho vay đầu tư trung và dài hạn Hỗ trợ lãi suất sau đầu tư Bảo lãnh tín dụng đầu tư Hình thức hỗ trợ tín dụng trung và dài hạn được áp dụng cho các đơn vị có dự án sản xuất, chế biến, gia công hàng xuất khẩu mà phương án tiêu thụ sản phẩm của dự án đạt kim ngạch xuất khẩu ít nhất bằng 30% doanh thu hàng năm hoặc những đơn vị có nhu cầu vay vốn để đầu tư vào các dự án liên doanh sản xuất, chế biến, gia công hàng xuất khẩu của DN Việt Nam mà phương án tiêu thụ sản phẩm của dự án liên doanh đạt kim ngạch xuất khẩu ít nhất bằng 80% doanh thu hàng năm. Tín dụng hỗ trợ ngắn hạn gồm: Cho vay ngắn hạn Bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng Các đối tượng được vay vốn ngắn hạn là các đơn vị thực hiện xuất khẩu hàng hoá gồm: Các đơn vị sản xuất, chế biến, kinh doanh các mặt hàng thuộc chương trình ưu tiên khuyến khích xuất khẩu do Thủ tướng Chính phủ quy định hàng năm hoặc trong từng thời kỳ. Các hợp đồng xuất khẩu vào thị trường mới hoặc để duy trì thị trường truyền thống theo quy định của Thủ tướng Chính phủ Chính sách tỷ giá và quản lý ngoại hối. Chính sách tỷ giá Khái niệm tỷ giá hối đoái: tỷ giá hối đoái là giá cả của một đồng tiền được biểu hiện bằng một đồng tiền khác ở một thời điểm nhất định và tại một thị trường nhất định Ví dụ : Ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tỷ giá chính thức của đồng Việt Nam với USD áp dụng cho ngày 29-3-2004 như sau: Giá USD : Mua vào : 15.720đ/ USD Bán ra : 15.745 đ/USD Tỷ giá hối đoái biến động tăng hoặc giảm sẽ có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đối với hoạt động thương mại quốc tế nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng. Phân tích các vấn đề liên quan đến chính sách xuất khẩu không thể tách rời việc xem xét chế độ tỷ giá mà nước đó áp dụng. Tỷ giá hối đoái và chính sách tỷ giá hối đoái là nhân tố quan trọng thực hiện chiến lược hướng ngoại, đẩy mạnh xuất khẩu. Khi tỷ giá hối đoái tăng có nghĩa là đồng nội tệ bị giảm giá so với đồng ngoại tệ thì sẽ có tác động khuyến khích hoạt động xuất khẩu. Bởi vì khi tỷ giá hối đoái tăng các DN xuất khẩu sẽ thu được một lượng ngoại tệ quy đổi ra nội tệ được nhiều hơn so với lượng nội tệ bỏ ra ban đầu để sản xuất hay thu mua hàng hoá xuất khẩu. Mặt khác, khi đó so với giá cả trên thị trường thế giới thì hàng hoá của ta sẽ rẻ hơn so với trước, khả năng cạnh tranh của hàng hoá được nâng cao. Nhiều hợp đồng xuất khẩu có thể được ký kết khi hàng hoá của ta rẻ hơn so với hàng hoá cùng loại của các nước khác. Tuy nhiên, cũng cần lưu rằng nếu tỷ giá hối đoái tăng lên quá nhanh thì sẽ l
Tài liệu liên quan