Đề tài Một số giải pháp tài chính nhằm gia tăng giá trị kinh tế của doanh nghiệp
Trong xu thế toàn cầu hóa và hộinhập đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ, nền kinh tế Việt Nam cũng không tránh khỏi những tác động của biến động kinh tế thế giới và khu vực. Cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính châu Á nổ ra vào tháng 7 năm 1997 khởi đầu từ Thái Lan, đã nhanh chóng lan sang nhiều quốc gia khác; tuy không trực tiếp tác động đến nền tài chính của Việt Nam do vào thời điểm đó Việt Nam vẫn chưa có thị trường chứng khoán, nhưng cũng đã làm đứt quãng thời kỳ tăng trưởng kinh tế tuyệtvời của Việt Nam (bình quân tăng trưởng kinh tế từ năm 1992 – 1997 khoảng 9%/năm). Tuy nhiên, cùng với sự hồi phục của nền kinh tế thế giới và khu vực từ năm 2000, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đã gia tăng trở lại (năm 2003: 7,3%; năm 2004: 7,8%; năm và 2005: 8,4%). Những thành tựu về kinh tế đạt được trongthời gian qua là do nhà nước đã thực thi nhiều chính sách kinh tế phù hợp, hiệu quả, đã lèo lái con thuyền kinh tế Việt Nam vượt qua khỏi cuộckhủng hoảng tài chính châu Á và định hướng, thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Cùng với sự khẳng định của Đảng và nhà nước về việc việc phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa, nhà nước đã tiến hành cải cách kinh tế mạch mẽ,nhất là đối với khu vực kinh tế quốc doanh; đồng thời ban hành nhiều đạo luật và chính sách kinh tế định hướng và khuyến khích phát triển đốivới các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh: Luật doanh nghiệp năm 1999 tạo sự đột phá làm thay đổi cơ cấu nền kinh tế theo hướng giảm tỷ trọng kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể gia tăng tỷ trọng kinh tế tư nhân và đầu tư nước ngoài và xu thế này tiếp tục được khuyến khích thông qua Luật doanh nghiệp năm 2005(thay thế Luật doanh nghiệp năm 1999), Nhà nước tập trung đẩy mạnh công táccổ phần hóa giao, bán, khoán các doanh nghiệp nhà nước qui mô nhỏ và hoạt động không hiệu quả, các chính sách kinh tế nhằm khuyến khích thu hút vốn đầu tư nước ngoài thông qua cả hai đường đầu tư trực tiếp và gián tiếp, . . . đặc biệt là thành lập thị trường chứng khoán năm 2000 với Trung tâm giao dịch chứng khoán đầu tiên là TP.HCM, sau hơn 6 năm đã có sự tiến triển vượt bực, đã từng bước thể hiện chức năng là kênh thu hút vốn đầu tư quan trọng và hiệu quả nhằm đảm bảo nguồn vốn đầu tư phụcvụ mục tiêu phát triển kinh tế của đất nước. Điều cần thiết và rất quan trọng của việc cho ra đời thị trường chứng khoán là lần đầu tiên giá trị các doanh nghiệp được xác định theo giá thị trường, có sự tách biệt giữa giá trị sổ sách và giá trị thực (giá thị trường) của doanh nghiệp, cho dù các doanh nghiệp được niêm yết trên sàn giao dịch TP.HCM và Hà Nội, cũng như các cổ phiếu đang giao dịch trên thị trường OTC đến thời điểm này còn rất ít so với số lượng công ty cổ phần đang hoạt động. Cùng với xu thế toàn cầu hóa, nhất là sự kiện dự kiến Việt Nam sẽ gia nhập WTO cuối năm 2006, các doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước những cơ hội và thử thách mang tính thời đại khiphải cạnh tranh vớicác tập đoàn kinh tế hùng mạnh trên thế giớimà không có sự bảo hộ củanhà nước. Do đó, bên cạnh yêu cầu quản trị hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải nâng tầm công tác quản trị tài chính với mục tiêu cuối cùng là làm gia tăng giá trị doanh nghiệp. Với những lý do trên, việc chọn đề tài:”MỘT SỐ GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH NHẰM GIA TĂNG GIÁ TRỊ KINH TẾ CỦA DOANH NGHIỆP”