L I MỞ ẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bằng việc huy động khoản tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế, hoạt động của các tổ
chức tín dụng đã góp phần không nhỏ trong việc thu hút lượng vốn lớn để cho các
doanh nghiệp vay, thực hiện tái đầu tư thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Đây chính là
hoạt động truyền thống và chủ yếu của các ngân hàng thương mại. Chính vì vậy, kết
quả huy động vốn của các tổ chức tín dụng cao hay thấp có ảnh hưởng không chỉ đối
với sự tồn tại và phát triển của bản thân tổ chức tín dụng mà còn tác động trực tiếp đến
nền kinh tế, đặc biệt là đối với một nền kinh tế vừa bước ra khỏi cơ chế bao cấp và
đang khởi sắc trong những bước đầu đổi mới của nước ta.
Hòa mình vào công cuộc đổi mới chung của đất nước, cùng góp phần vào
những thành tựu đã đạt được hơn thập niên qua, ngành ngân hàng đã phải vượt qua
không ít khó khăn để phấn đấu cho mục tiêu phát triển đất nước. Vì mục tiêu này hệ
thống ngân hàng phải trở thành bàn đạp vững chắc cho nền kinh tế. Tuy nhiên, ngân
hàng đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn trước mắt mà một trong những vấn đề
nổi cộm là công tác tăng cường vốn huy động của ngân hàng hiện nay.
Là một bộ phận cấu thành của hệ thống ngân hàng, ngân hàng Agribank Chi
nhánh huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển nền
kinh tế tỉnh Thái Bình nói chung và khu vực huyện Hưng Hà nói riêng. Song chi
nhánh ngân hàng cũng không tránh khỏi những khó khăn chung. Tăng cường mở rộng
nguồn vốn huy động để củng cố sự tồn tại và phát triển đã, đang và sẽ là vấn đề được
quan tâm bởi ngân hàng Agribank Chi nhánh huyện Hưng Hà nói riêng và ngân hàng
Agribank Việt Nam nói chung.
Chính vì vậy, trong thời gian thực tập tại ngân hàng Agribank Chi nhánh huyện
Hưng Hà, tỉnh Thái Bình, em đã mạnh dạn đi sâu tìm hiểu và hoàn thành đề tài: “Một
số giải pháp tăng cường vốn huy động tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn Việt Nam Chi nhánh huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình”
80 trang |
Chia sẻ: thuychi11 | Lượt xem: 721 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp tăng cường vốn huy động tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
---o0o---
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
M T SỐ GIẢ P P NG VỐN HUY
NG T I NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM
CHI NHÁNH HUYỆN HƯNG HÀ TỈNH THÁI BÌNH
SINH VIÊN THỰC HIỆN : PHẠM THỊ THU THẢO
MÃ SINH VIÊN : A17791
CHUYÊN NGÀNH : NGÂN HÀNG
HÀ N I – 2014
---o0o---
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
M T SỐ GIẢ P P NG VỐN HUY
NG T I NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM
CHI NHÁNH HUYỆN HƯNG HÀ TỈNH THÁI BÌNH
iáo viên hướng dẫn : Th.s Lê Thị Hà Thu
Sinh viên thực hiện : Phạm Thị Thu Thảo
Mã sinh viên : A17791
Chuyên ngành : Ngân hàng
HÀ N I - 2014
Thang Long University Library
L I CẢM Ơ
Để hoàn thành Khóa luận với đề tài “Một số giải pháp tăng cường vốn huy động
tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh huyện Hưng
Hà, tỉnh Thái Bình”, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo khoa Kinh
tế - Quản lý, trường Đại học Thăng Long đã trang bị cho em những kiến thức cơ bản
và chuyên sâu để em có thể hoàn thành Khóa luận của mình. Đặc biệt, em xin gửi lời
cảm ơn sâu sắc tới giảng viên, Th.s Lê Thị Hà Thu đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn
em trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành đề tài Khóa luận tốt nghiệp.
Lời cuối cùng em xin trân trọng cảm ơn các anh chị công tác tại Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình đã
tạo điều kiện tốt nhất cho em trong việc cung cấp số liệu, tài liệu để em có thể hoàn
thành Khóa luận này.
Do thời gian hạn chế và kiến thức thực tế của bản thân có hạn nên Khóa luận tốt
nghiệp của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em hi vọng nhận được ý kiến đóng
góp từ thầy cô.
Em xin chân thành cảm ơn.
Hà Nội, ngày tháng năm 2014
Sinh viên
Phạm Thị Thu Thảo
L AM A
Tôi xin cam đoan Khóa luận tốt nghiệp này là do tự bản thân thực hiện có sự hỗ
trợ từ giáo viên hướng dẫn và không sao chép các công trình nghiên cứu của người
khác. Các dữ liệu thông tin thứ cấp sử dụng trong Khóa luận là có nguồn gốc và được
trích dẫn rõ ràng.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này!
Sinh viên
Phạm Thị Thu Thảo
Thang Long University Library
M C L C
L I CẢM Ơ
L AM A
M C L C
DANH M C VIẾT TẮT
DANH M C BẢNG BIỂU
L I MỞ ẦU
Ơ : Ơ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HO NG
VỐ UY NG T Â Ơ M I ........................................... 1
1.1. Tổng quan về gân hàng thương mại ............................................................... 1
1.1.1. Khái niệm Ngân hàng thương mại ............................................................... 1
1.1.2. Vai trò của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế ................................. 1
1.1.3. Các hoạt động kinh doanh cơ bản của ngân hàng thương mại .................. 3
1.1.4. Nguồn vốn của ngân hàng thương mại ........................................................ 5
1.2. Vốn huy động của ngân hàng thương mại ........................................................ 8
1.2.1. Khái niệm về vốn huy động của ngân hàng thương mại ............................. 8
1.2.2. Đặc điểm của vốn huy động .......................................................................... 8
1.2.3. Vai trò của vốn huy động đối với ngân hàng thương mại ........................... 9
1.2.4. Phân loại nguồn vốn huy động ................................................................... 10
1.3. ăng cường vốn huy động tại ngân hàng thương mại ................................... 15
1.3.1. Khái niệm về hoạt động tăng cường vốn huy động.................................... 15
1.3.2. Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động tăng cường vốn huy động ................. 15
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tăng cường vốn huy động ............... 20
1.4.1. Nhân tố khách quan .................................................................................... 20
1.4.2. Nhân tố chủ quan ........................................................................................ 22
ƠNG II: THỰC TR NG HO NG VỐ UY NG
T I NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT
NAM CHI NHÁNH HUYỆ , ỈNH THÁI BÌNH............................... 25
2.1. Tổng quan về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
Chi nhánh huyện ưng à, tỉnh Thái Bình .......................................................... 25
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ............................................................ 25
2.1.2. Cơ cấu tổ chức ............................................................................................. 27
2.2. Tình hình kinh tế xã hội huyện ưng à, tỉnh Thái Bình ............................ 29
2.2.1. Thuận lợi ...................................................................................................... 29
2.2.2. Khó khăn ...................................................................................................... 30
2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn Việt Nam Chi nhánh huyện ưng à, tỉnh Thái Bình ...................... 31
2.3.1. Hoạt động huy động vốn ............................................................................. 31
2.3.2. Hoạt động sử dụng vốn (chủ yếu là hoạt động cho vay) ........................... 32
2.3.3. Hoạt động dịch vụ ........................................................................................ 34
2.3.4. Kết quả hoạt động kinh doanh .................................................................... 35
2.4. Thực trạng tình hình tăng cường vốn huy động tại Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh huyện Hưng Hà, tỉnh
Thái Bình .................................................................................................................. 37
2.4.1. Các sản phẩm vốn huy động tại ngân hàng Agribank Chi nhánh huyện
Hưng Hà, tỉnh Thái Bình ...................................................................................... 37
2.4.2. Tình hình vốn huy động của ngân hàng Agribank Chi nhánh huyện
Hưng Hà, tỉnh Thái Bình ...................................................................................... 38
2.5. Thực trạng công tác tăng cường vốn huy động tại Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh huyện Hưng Hà, tỉnh
Thái Bình .................................................................................................................. 45
2.5.1. Tỷ trọng nguồn vốn huy động ..................................................................... 45
2.5.2. Sự cân đối giữa huy động vốn và sử dụng vốn .......................................... 46
2.5.4. Chi phí của vốn huy động ............................................................................ 50
2.5.4. Khả năng sinh lời của vốn huy động .......................................................... 51
2.6. ánh giá hoạt động tăng cường vốn huy động tại Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh huyện Hưng Hà, tỉnh
Thái Bình .................................................................................................................. 51
2.6.1. Những kết quả đạt được .............................................................................. 51
2.6.2. Những mặt còn hạn chế .............................................................................. 53
2.6.3. Nguyên nhân của hạn chế ........................................................................... 54
Ơ : M T SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NG VỐ UY NG
T I NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT
NAM CHI NHÁNH HUYỆ , TỈNH THÁI BÌNH ............................... 57
3.1. ịnh hướng hoạt động tăng cường vốn huy động của Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh huyện Hưng à, tỉnh
Thái Bình ................................................................................................................... 57
3.1.1. Định hướng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt
Nam ........................................................................................................................ 57
3.1.2. Định hướng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt
Nam Chi nhánh huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình ............................................... 58
Thang Long University Library
3.2. Các giải pháp tăng cường mở rộng vốn huy động tại Ngân hàng Nông
Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh huyện ưng à, tỉnh
Thái Bình ................................................................................................................... 60
3.2.1. Thực hiện chính sách lãi suất linh hoạt ..................................................... 60
3.2.2. Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn .................................................. 61
3.2.3. Hoàn thiện chính sách khách hàng ............................................................ 62
3.2.4. Đẩy mạnh hoạt động marketing .................................................................. 63
3.2.5. Tăng cường hiện đại hóa hệ thống ngân hàng .......................................... 64
3.2.6. Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ. ............... 64
3.3. Một số kiến nghị nhằm tăng cường mở rộng vốn huy động tại Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh huyện ưng à, tỉnh Thái
Bình ............................................................................................................................ 65
3.3.1. Đối với Chính Phủ ....................................................................................... 65
3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước ........................................................... 66
3.3.3. Kiến nghị với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt
Nam ........................................................................................................... 67
Lời kết ........................................................................................................................... 68
Tài liệu tham khảo.......................................................................................................69
DANH M C VIẾT TẮT
Ký hiệu viết tắt ên đầy đủ
EUR Đồng tiền chung Châu Âu
GDP Tổng sản phẩm quốc nội
NHNN Ngân hàng Nhà nước
NHTM Ngân hàng thương mại
TCKT Tổ chức kinh tế
TCTD Tổ chức tín dụng
USD Đô la Mỹ
VND Việt Nam Đồng
Thang Long University Library
DANH M C BẢNG BIỂU
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của ngân hàng Agibank Chi nhánh huyện Hưng Hà ...... 27
Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn tại ngân hàng Agribank Chi nhánh huyện Hưng
Hà giai đoạn 2011- 2013 ........................................................................................... 31
Bảng 2.2. Tình hình sử dụng vốn (chủ yếu là cho vay) tại ngân hàng Agribank Chi
nhánh huyện Hưng Hà giai đoạn 2011-2013 ............................................................ 33
Bảng 2.3. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng Agribank Chi nhánh
huyện Hưng Hà giai đoạn 2011-2013 ....................................................................... 35
Bảng 2.4.Tình hình vốn huy động theo phương thức huy động tại ngân hàng
Agribank Chi nhánh huyện Hưng Hà giai đoạn 2011-2013 ..................................... 38
Bảng 2.5. Tình hình vốn huy động theo kỳ hạn tại ngân hàng Agribank Chi nhánh
huyện Hưng Hà giai đoạn 2011-2013 ....................................................................... 39
Bảng 2.6. Tình hình vốn huy động theo thành phần kinh tế tại ngân hàng Agribank
Chi nhánh huyện Hưng Hà giai đoạn 2011-2013 ..................................................... 42
Bảng 2.7. Tình hình vốn huy động phân theo loại tiền tại ngân hàng Agribank Chi
nhánh huyện Hưng Hà giai đoạn 2011-2013 ............................................................ 44
Bảng 2.8. Tỷ trọng vốn huy động so với tổng nguồn vốn tại ngân hàng Agribank
Chi nhánh huyện Hưng Hà giai đoạn 2011-2013 ..................................................... 45
Bảng 2.9. Sự cân đối giữa huy động vốn và sử dụng vốn theo kỳ hạn tại ngân hàng
Agribank Chi nhánh huyện Hưng Hà giai đoạn 2011-2013 ..................................... 46
Bảng 2.10. Sự cân đối giữa huy động vốn và sử dụng vốn theo loại tiền tại ngân
hàng Agribank Chi nhánh huyện Hưng Hà giai đoạn 2011-2013............................. 48
Bảng 2.11. Tỷ lệ nợ quá hạn trên dư nợ cho vay tại ngân hàng Agribank Chi nhánh
huyện Hưng Hà giai đoạn 2011-2013 ....................................................................... 49
Bảng 2.12. Chi phí vốn huy động tại ngân hàng Agribank Chi nhánh huyện Hưng
Hà giai đoạn 2011-2013 ............................................................................................ 50
Bảng 2.13. Khả năng sinh lời vốn huy động ngân hàng Agribank Chi nhánh huyện
Hưng Hà giai đoạn 2011-2013 .................................................................................. 51
Bảng 3.1. Kết quả dự tính đạt được trong năm 2014 ................................................ 58
L I MỞ ẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bằng việc huy động khoản tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế, hoạt động của các tổ
chức tín dụng đã góp phần không nhỏ trong việc thu hút lượng vốn lớn để cho các
doanh nghiệp vay, thực hiện tái đầu tư thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Đây chính là
hoạt động truyền thống và chủ yếu của các ngân hàng thương mại. Chính vì vậy, kết
quả huy động vốn của các tổ chức tín dụng cao hay thấp có ảnh hưởng không chỉ đối
với sự tồn tại và phát triển của bản thân tổ chức tín dụng mà còn tác động trực tiếp đến
nền kinh tế, đặc biệt là đối với một nền kinh tế vừa bước ra khỏi cơ chế bao cấp và
đang khởi sắc trong những bước đầu đổi mới của nước ta.
Hòa mình vào công cuộc đổi mới chung của đất nước, cùng góp phần vào
những thành tựu đã đạt được hơn thập niên qua, ngành ngân hàng đã phải vượt qua
không ít khó khăn để phấn đấu cho mục tiêu phát triển đất nước. Vì mục tiêu này hệ
thống ngân hàng phải trở thành bàn đạp vững chắc cho nền kinh tế. Tuy nhiên, ngân
hàng đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn trước mắt mà một trong những vấn đề
nổi cộm là công tác tăng cường vốn huy động của ngân hàng hiện nay.
Là một bộ phận cấu thành của hệ thống ngân hàng, ngân hàng Agribank Chi
nhánh huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển nền
kinh tế tỉnh Thái Bình nói chung và khu vực huyện Hưng Hà nói riêng. Song chi
nhánh ngân hàng cũng không tránh khỏi những khó khăn chung. Tăng cường mở rộng
nguồn vốn huy động để củng cố sự tồn tại và phát triển đã, đang và sẽ là vấn đề được
quan tâm bởi ngân hàng Agribank Chi nhánh huyện Hưng Hà nói riêng và ngân hàng
Agribank Việt Nam nói chung.
Chính vì vậy, trong thời gian thực tập tại ngân hàng Agribank Chi nhánh huyện
Hưng Hà, tỉnh Thái Bình, em đã mạnh dạn đi sâu tìm hiểu và hoàn thành đề tài: “Một
số giải pháp tăng cường vốn huy động tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn Việt Nam Chi nhánh huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình”.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài tập trung vào ba nội dung chính:
- Trình bày cơ sở lý luận chung về hoạt động tăng cường vốn huy động tại Ngân
hàng thương mại
- Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động tăng cường vốn huy động tại Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh huyện Hưng
Hà, tỉnh Thái Bình.
Thang Long University Library
- Đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường vốn huy động một cách ổn định, vững
chắc, nâng cao khả năng đáp ứng vốn cho nền kinh tế và hoàn thành mục tiêu,
sứ mệnh của ngân hàng.
3. Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: phương pháp thu thập
thông tin, phương pháp phân tích hoạt động kinh tế kết hợp với phương pháp so sánh,
tổng hợp nhằm giải quyết các vấn đề có liên quan đến nội dung đề tài.
4. ối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động tăng cường vốn huy động tại Ngân hàng
thương mại.
- Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động tăng cường vốn huy động tại Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh huyện Hưng Hà, tỉnh Thái
Bình trong giai đoạn 2011-2013.
5. Kết cấu của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các bảng số liệu và danh mục các từ
viết tắt, kết cấu của khóa luận gồm ba chương:
hương 1: Cơ sở lý luận chung về hoạt động tăng cường vốn huy động tại Ngân hàng
thương mại
hương 2: Thực trạng hoạt động tăng cường vốn huy động tại Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình
hương 3: Một số giải pháp tăng cường vốn huy động tại Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình
1
Ơ : Ơ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HO T NG
VỐ UY NG T Â Ơ M I
1.1. Tổng quan về gân hàng thương mại
1.1.1. Khái niệm Ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại được hình thành và phát triển gắn liền với sự phát triển
của kinh tế hàng hoá. Sự phát triển của hệ thống NHTM đã có tác động rất lớn và quan
trọng đến quá trình phát triển của nền kinh tế hàng hoá, ngược lại khi kinh tế hàng hoá
phát triển mạnh mẽ đến giai đoạn cao của nền kinh tế thị trường, NHTM cũng ngày
càng được hoàn thiện và trở thành những định chế tài chính không thể thiếu được.
Hiện nay, dựa vào tính chất và mục đích hoạt động của ngân hàng trên thị
trường tài chính của mỗi quốc gia để đưa ra những cách nhìn nhận khác nhau về
NHTM.
Theo Luật Ngân hàng Pháp năm 1941: “NHTM là những xí nghiệp hay cơ sở
hành nghề thường xuyên nhận của công chúng dưới hình thức ký thác hay hình thức
khác các số tiền mà họ dùng cho chính họ vào các nghiệp vụ Chiết khấu, tín dụng hay
dịch vụ tài chính”.
Theo Luật pháp Mỹ, “NHTM là một công ty kinh doanh chuyên cung cấp dịch
vụ tài chính và hoạt động trong ngành dịch vụ tài chính”.
Ở Việt Nam, “NHTM là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt
động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định nhằm mục tiêu lợi
nhuận”. Trong đó, hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh cung ứng thường
xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ sau đây: nhận tiền gửi, cấp tín dụng, cung ứng
dịch vụ thanh toán qua tài khoản (Luật các TCTD, Số: 47/2010/QH12).
Như vậy, từ những nhận định trên có thể thấy, NHTM là một trong những định
chế tài chính mà đặc trưng là cung cấp đa dạng các dịch vụ tài chính và nghiệp vụ cơ
bản là nhận tiền gửi cho vay và cung ứng các dịch vụ thanh toán. Ngoài ra, NHTM còn
cung cấp nhiều dịch vụ khác nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu về sản phẩm, dịch vụ của
xã hội.
1.1.2. Vai trò của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế
Theo tổ chức và mục tiêu hoạt động của các loại hình ngân hàng, hiện nay hệ
thống ngân hàng Việt Nam bao gồm hai cấp: ngân hàng Trung ương và ngân hàng
thương mại. NHTM ra đời với tính chất là nhận tiền gửi, sử dụng vào nhiệm vụ cho
vay, chứng khoán và các dịch vụ khác của ngân hàng, ngày càng thể hiện rõ vai trò của
mình đối với sự phát triển kinh tế. Với chức năng đó, NHTM giữ vai trò đặc biệt quan
trọng trong nền kinh tế.
Ngân hàng thương mại góp phần nâng cao hiệu quả và phát triển sản xuất kinh
doanh. Để thực hiện và mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp phải
Thang Long University Library
2
có lượng vốn lớn nhằm tăng cường và đổi mới thiết bị công nghệ, áp dụng tiến bộ
khoa học kỹ thuật tiên tiến. Trong điều kiện vốn của các doanh nghiệp không đủ thì
các NHTM là một trong những kênh cung ứng vốn đầy đủ và kịp thời nhất cho các
doanh nghiệp và để thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh. Từ đó, tạo điều kiện phát
triển sản xuất kinh doanh cho các thành phần kinh tế - xã hội.
Đồng thời, thông qua việc cung ứng vốn và các dịch vụ ngân hàng một cách
nhanh chóng, thuận lợi góp phần thúc đẩy nhanh quá trình luân chuyển vốn, tiết kiệm
chi phí và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh đối với mọi thành ph