Trong sự phát triển của xã hội hiện nay, con người thường có thói quen sử dụng ngôn ngữ một cách nhanh hơn, thiếu cẩn thận hơn. Điều này đang làm mất dần sự trong sáng của tiếng Việt. Vì thế, vấn chuẩn ngôn ngữ có tầm quan trọng đặc biệt. Chuẩn ngôn ngữ được hiểu là tập hợp các quy tắc được cộng đồng chấp nhận tại một thời điểm nào đó. Do đó, chuẩn ngôn ngữ mang tính cộng đồng và tính lịch sử. Tiêu chí để đánh giá chuẩn ngôn ngữ là sự chấp nhận hay không chấp nhận của cộng đồng sử dụng ngôn ngữ đó và việc phản ánh đúng hoặc sai trong tư duy của con người.
Có thể nói, vấn đề chuẩn ngôn ngữ được đặt ra đối với mọi người, mọi ngành, đặc biệt là trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Khi nói đến chuẩn ngôn ngữ, nhiều người thường chỉ nghĩ đến việc sử dụng từ ngữ. Thông thường, người ta hay quan tâm nhiều đến cách sử dụng từ, đến vấn đề chính tả, mà ít quan tâm đến việc sử dụng câu cho chính xác, cho hợp với văn cảnh. Lẽ ra, chuẩn ngôn ngữ cần phải được xem xét một cách toàn diện hơn, trong mọi cấp độ ngôn ngữ: chính tả, từ, câu, văn bản.
Hiện nay, trên báo chí cũng như trong giao tiếp hàng ngày, xuất hiện nhiều câu sai về hình thức và nội dung. Trong bài viết này, tôi xin đề cập tới một số lỗi câu thường gặp trên báo in và đề xuất phương án khắc phục những lỗi đó.
15 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 10995 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số lỗi câu thường gặp trên báo in hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một số lỗi câu thường gặp trên báo in hiện nay
I. MỞ ĐẦU
Trong sự phát triển của xã hội hiện nay, con người thường có thói quen sử dụng ngôn ngữ một cách nhanh hơn, thiếu cẩn thận hơn. Điều này đang làm mất dần sự trong sáng của tiếng Việt. Vì thế, vấn chuẩn ngôn ngữ có tầm quan trọng đặc biệt. Chuẩn ngôn ngữ được hiểu là tập hợp các quy tắc được cộng đồng chấp nhận tại một thời điểm nào đó. Do đó, chuẩn ngôn ngữ mang tính cộng đồng và tính lịch sử. Tiêu chí để đánh giá chuẩn ngôn ngữ là sự chấp nhận hay không chấp nhận của cộng đồng sử dụng ngôn ngữ đó và việc phản ánh đúng hoặc sai trong tư duy của con người.
Có thể nói, vấn đề chuẩn ngôn ngữ được đặt ra đối với mọi người, mọi ngành, đặc biệt là trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Khi nói đến chuẩn ngôn ngữ, nhiều người thường chỉ nghĩ đến việc sử dụng từ ngữ. Thông thường, người ta hay quan tâm nhiều đến cách sử dụng từ, đến vấn đề chính tả, mà ít quan tâm đến việc sử dụng câu cho chính xác, cho hợp với văn cảnh. Lẽ ra, chuẩn ngôn ngữ cần phải được xem xét một cách toàn diện hơn, trong mọi cấp độ ngôn ngữ: chính tả, từ, câu, văn bản.
Hiện nay, trên báo chí cũng như trong giao tiếp hàng ngày, xuất hiện nhiều câu sai về hình thức và nội dung. Trong bài viết này, tôi xin đề cập tới một số lỗi câu thường gặp trên báo in và đề xuất phương án khắc phục những lỗi đó.
II. NỘI DUNG
1. Các quan niệm về câu tiếng Việt
Theo tác giả Hoàng Trọng Phiến: Định nghĩa: “Câu là đơn vị của ngôn ngữ có cấu tạo ngữ pháp (bên trong và bên ngoài) tự lập và có ngữ điệu kết thúc, mang một tư tưởng tương đối trọn vẹn có kèm thái độ của người nói hoặc chỉ biểu thị thái độ của người nói, giúp hình thành và biểu hiện, truyền đạt tư tưởng, tình cảm với tư cách là đơn vị thông báo nhỏ nhất”. (Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến). “Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt” - Nxb Giáo dục. 2005).
Phân loại:
Phân loại theo mục đích nói: Câu tường thuật
Câu nghi vấn
Câu cảm thán
Câu mệnh lệnh
Căn cứ vào mối quan hệ với hiện thực:
Câu khẳng định
Câu phủ định
Phân loại theo cấu tạo: câu đơn, câu ghép.
Theo tác giả Diệp Quang Ban:
Định nghĩa: “Câu là đơn vị lớn nhất của mặt cấu trúc trong tổ chức ngữ pháp của một ngôn ngữ, được làm thành từ một khúc đoạn ngôn ngữ tập trung chung quanh một vị tố, và được dùng để diễn đạt một sự thể (hay một sự việc)”. (Diệp Quang Ban “Ngữ pháp tiếng Việt”, Nxb Giáo dục, 2005).
Phân loại: Câu đơn, câu ghép.
Phân loại câu đơn theo cấu trúc ngữ pháp cú pháp và nghĩa biểu hiện:
- Câu chứa vị tố động từ tính, vị tố tính từ tính, vị tố danh từ tính.
- Câu chứa vị tố là từ chỉ quan hệ dùng không độc lập.
- Chủ ngữ chỉ nguyên nhân (là từ, cụm từ và câu bị bao).
- Câu “khiển động”.
- Chủ ngữ chỉ phương tiện.
- Câu có cấu tạo “thuận nghịch”
- Câu chứa quan hệ chỉnh thể - bộ phận (chủ ngữ chỉ chỉnh thể).
- Câu có đề ngữ.
- Câu bị động
- Câu không có chủ ngữ: câu tồn tại.
- Câu không có chủ ngữ: câu gọi - đáp.
- “Câu cảm thán” là phát ngôn đặc biệt.
Phân loại câu ghép:
- Câu ghép chính phụ.
- Câu ghép bình đẳng:
+ Câu ghép liên hợp.
+ Câu ghép tương liên (qua lại)
+ Câu ghép tiếp liên (chuỗi)
Theo tác giả Cao Xuân Hạo:
Định nghĩa: “Hoạt động giao tiếp với nhau bằng ngôn ngữ học được gọi là hoạt động ngôn từ. Ngôn từ có thể chia thành những đơn vị nhỏ tách biệt ít nhiều gọi là những phát ngôn. Phát ngôn nhỏ nhất có thể dùng trong giao tế là một câu, tuy thường thường một phát ngôn có thể gồm nhiều câu. Khi một người nói ra một câu hay một số câu hướng vào một người nghe cụ thể, trong một tình huống cụ thể, nhằm mục đích tác động nhất định, ta có một hành động phát ngôn” (Cao Xuân Hạo. “Tiếng Việt - Sơ thảo ngữ pháp chức năng”. (Nxb Giáo dục. 2004).
Phân loại:
Theo cấu trúc cú pháp:
- Câu hai phần (câu đề - thuyết)
- Câu một phần (câu không đề)
- Câu đặc biệt.
Việc phân loại câu theo cấu trúc cú pháp cũng phần nào đề cập đến vấn đề: câu đơn, câu phức, câu ghép.
Theo nghĩa biểu hiện: - Câu tồn tại.
- Câu hành động
- Câu quá trình
- Câu trạng thái
- Câu quan hệ
Theo hành động ngôn trung:
- Câu trần thuật.
- Câu nghi vấn
- Câu cầu khiến
- Câu cảm thán
- Câu khẳng định và câu phủ định
Theo tôi, trong ba quan điểm trên thì quan điểm của GS Hoàng Trọng Phiến là phù hợp nhất. Bởi cách định nghĩa và phân loại của GS, đáp ứng được các tiêu chí về cú pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng.
2. Các lỗi cầu thường gặp trên báo chí
Hiện nay, tôi thấy có nhiều cách phân loại, nhận diện các lỗi câu.
Co Xuân Hạo và Trần Thị Tuyết Mai, trong “Sổ tay sửa lỗi hành văn” (Nxb Trẻ. H.2005) đã khảo sát các lỗi ngữ pháp trong câu có trạng ngữ mở đầu và chia thành những lỗi cụ thể như:
- Những lỗi kiểu “Qua kinh nghiệm cho nên ta thấy rằng”.
- Những lỗi kiểu “Qua kinh nghiệm cho ta thấy rằng”
- Những lỗi kiểu “Là đoàn viên nên ta phải cố gắng”
- Những lỗi kiểu “Muốn thành công buộc ta phải hành động gấp rút”.
- Những lỗi kiểu “Vừa chạy đến nơi mũ nó đã bay”.
- Những lỗi kiểu “Tay nó cầm cuốn sách, bước ra sân”
hay “Nó bước ra sân, tay nó cầm cuốn sách”.
- Những lỗi kiểu “Về vấn đề này ta đã giải quyết xong”.
Hồ Lê và Lê Trung Hoa, trong “Sửa lỗi ngữ pháp (Nxb KHXH.H.2003), đã chia các lỗi thường gặp về kết cấu câu thành 39 tiểu loại như:
- Nhầm lẫn hai tiểu loại câu điều kiện - hệ quả.
- Nhầm lẫn câu chủ - vị với câu điều kiện - kết quả.
- Nhầm lẫn tư cách của đồng chủ ngữ.
- Nhầm lẫn danh ngữ với câu chủ - vị,…
Các cách nhận diện và phân loại như trên rất cụ thể và tỉ mỉ. Tiếp thu những cách nhận diện và phân loại trên, đồng thời với quan điểm riêng, tôi chia lỗi sai về cầu thành hai loại: Câu sai về hình thức và câu sai về nội dung.
- Trong loại lỗi câu sai về hình thức, tôi phân thành các tiểu loại lỗi:
+ Thiếu thành phần nòng cốt câu.
+ Thiếu một về câu ghép.
- Trong loại lỗi câu sai về nội dung, tôi phân thành các tiểu loại lỗi:
+ Câu sai lôgic của tư duy.
+ Câu mơ hồ.
+ Câu phản ánh sai hiện thực.
2.1. Câu sai về hình thức
*Thiếu thành phần nòng cốt câu:
Các thành phần nòng cốt câu là những thành phần bắt buộc phải có mặt trong câu để đảm bảo cho câu độc lập về nội dung và hoàn chỉnh về hình thức.
Một câu độc lập về nội dung nghĩa là chúng ta có thể hiểu được câu đó mà không cần dựa vào văn cảnh (những câu xung quanh nó), hay dựa vào hoàn cảnh giao tiếp. Một câu hoàn chỉnh về hình thức có nghĩa là nó có đủ các thành tố cần thiết theo nguyên tắc ngữ pháp. Các câu được coi là sai về ngữ pháp khi trong câu thiếu chủ ngữ, hoặc vị ngữ, hoặc cả chủ ngữ và vị ngữ, câu thiếu bổ ngữ bắt buộc.
Các ví dụ:
TT
Số báo
Câu sai
Điểm sai
Cách chữa
1
Báo Sinh viên số 40(6/10-13/10/2004) tr4
Chơi thời trang
Thiếu chủ ngữ
Dân chơi thời trang
2
Báo Sinh viên số 40 (3/20-10/10/2007) tr9
Lo bánh sẽ bị ế
Thiếu chủ ngữ
Nương lo bánh sẽ bị ế
3
Báo Sinh viên số 40 (6/10-13/10/2004) tr16
Những quan điểm của ông được thừa nhận rộng rãi. Hàng loạt bài nghiên cứu tiếp theo.
Thiếu vị ngữ ở câu thứ hai
Hàng loạt bài viết tiếp theo nghiên cứu quan điểm đó
4
Báo Sinh viên số 51 (8/12-15/12/2004) tr.2
Cuối cùng là giáo dục, nhiều em trong độ tuổi không được đến trường
Thiếu vị ngữ
Cuối cùng là giáo dục, nhiều trẻ em trong độ tuổi đi học đã không được đến trường
5
Báo Thể thao văn hóa số 140 (2007) tr.12
Đá làm sao cho cứng với đon vị anh hùng
Thiếu chủ ngữ
Đội bóng phải đá làm sao cho xứng với đơn vị anh hùng
*Thiếu một vế câu ghép:
Câu ghép là loại câu gồm hai vế trở lên, mỗi vế tương đương một câu đơn, nối trực tiếp với nhau hoặc nối với nhau bằng các hư từ, nhằm trình bày những sự việc, tình cảm, cảm xúc hay ý kiến có liên quan mật thiết với nhau. Bình thường, việc bỏ sót một vế câu ghép rất dễ nhận ra nếu đó là những câu ghép có các vế nối với nhau bằng các hư từ đặc biệt là các cặp kết từ (tuy, … nhưng, nếu… thì, vì… nên, …). Loại lỗi đáng chú ý hơn về câu ghép là tách các ý có liên quan với nhau thành các câu đơn trong khi văn cảnh hoặc hoàn cảnh giao tiếp đòi hỏi trình bày các ý đó trong một câu ghép.
Ví dụ:
Số báo
Câu sai
Điểm sai
Cách chữa
Báo Sinh viên, số 44 (3/11-10/11/2004) tr.14
Sinh viên mỹ thuật nên thời gian biểu cũng khá thất thường, trong khi nhà ăn lại chỉ mở vào một giờ nhất định
Thiếu một vế câu ghép, có vế chỉ kết quả “nên…” nhưng không có vế chỉ nguyên nhân.
Vì họ là sinh viên mỹ thuật nên thời gian biểu cũng khá thất thường, trong khi nhà ăn lại chỉ mở vào một giờ nhất định.
* Giải pháp đề xuất:
Các lỗi về hình thức của câu xuất phát từ việc người viết không nắm bắt tốt kiến thức về ngôn ngữ và bản thân họ thường không nhận ra các lỗi sai này. Trong bài viết này, tôi đưa ra một số giải pháp nhằm khắc phục các lỗi sai trên:
- Với lỗi câu thiếu thành phần nòng cốt thì chúng ta có thể thêm những thành phần đó vào trong câu hoặc thay thế, chuyển đổi các thành phần để làm cho câu đầy đủ và hoản chỉnh nhất.
+ Câu thiếu chủ ngữ: có thể thêm các đại từ nhân xưng (tôi, chúng ta…); các từ có tính chất danh từ hóa (điều đó, sự, việc,…).
+ Câu thiếu vị ngữ: có thể thêm hệ từ “là”.
- Với lỗi câu ghép thiếu một vế thì chúng ta có thể thêm kết từ còn thiếu để tạo nên cặp kết từ thường sử dụng trong câu ghép.
2.2. Câu sai về nội dung
* Câu sai logic của tư duy:
Câu sai lôgic của tư duy là câu hoặc phản ánh không đúng thực tế khách quan, hoặc thể hiện sai quan hệ ngữ nghĩa giữa các bộ phần cấu thành câu.
Ví dụ:
STT
Số báo
Câu sai
Cách chữa
1
Báo Thanh niên số 282 (9/11/2006) tr.2
Ngay sau bị tố cáo, cơ quan điều tra đã vào cuộc và có đủ chứng cứ khởi tố Đạo về tội hiếp dâm
Ngay sau khi nhận được đơn tố cáo, cơ quan điều tra đã vào cuộc và có đủ chứng cứ khởi tố Đạo về tội hiếp dâm
2
Báo Thanh niên, số 298 (25/10/2006) tr.14
Lai Xá có ba người con, ở ba thời điểm khác nhau đều ngẫu nhiên có liên quan đến Hồ Chủ tịch.
Trong số những người con của Lai Xá, có ba người mà ở ba thời điểm khác nhau đều ngẫu nhiên có liên quan đến Hồ Chủ tịch.
3
Báo Tuổi trẻ, số 180 (10/7/2007) tr.13
Như vậy, đêm chung kết xếp hạng sẽ diễn ra ngày 15/7 đã xác định được chín thí sinh cuối cùng có mặt để tranh ba giải nhất ở ba dòng nhạc
Đã xác định được chín thí sinh cuối cùng có mặt để tranh giải nhất ở ba dòng nhạc vào đêm chung kết sẽ diễn ra ngày 15/7/2007.
* Câu mơ hồ
Câu mơ hồ là những câu có thể hiểu ít nhất là hai nghĩa khỏc nhau. Nói khác đi, bản chất tổng quát của hiện tượng mơ hồ là nhiều ý nghĩa khác nhau có khả năng được diễn dịch tương ứng với cùng một hình thức duy nhất của một đơn vị ngôn ngữ hay một biểu thức ngôn ngữ.
Trong tiếng Việt, hiện tượng mơ hồ xảy ra khá phổ biến vì tiếng Việt là ngôn ngữ đơn lập, không biến đổi hình thái, việc hiểu nghĩa của câu còn phụ thuộc vào sự ngắt đoạn của người tiếp nhận. Bên cạnh đó còn có các nguyên nhân ngoài ngôn ngữ như: kĩ năng của người viết, sơ xuất trong quá trình tư duy không kịp với xử lí vấn đề.
- Câu mơ hồ có thể chia thành hai phạm trù: mơ hồ từ vựng và mơ hồ về cấu trúc ngữ pháp.
+ Mơ hồ từ vựng: hiện tượng mơ hồ từ vựng xuất hiện ở những câu có hơn một nghĩa. Tính mơ hồ của ngôn ngữ ở cấp độ từ thể hiện qua từ đa nghĩa, từ đồng âm.
+ Mơ hồ về cấu trúc ngữ pháp: hiện tượng này xuất hiện ở những câu có hơn một nghĩa do các quan hệ ngữ pháp có thể được phân định theo nhiều cách khác nhau.
+ Ví dụ:
TT
Số báo
Câu sai
Lỗi câu
Cách chữa
1
Báo sinh viên, số 50 (15/12-22/12/2004), tr.6
Cháy hàng mũ lưỡi trai sụp
Mơ hồ từ vựng: “cháy”, là châm lửa đốt hay “cháy” là không có hàng để bán
Cơn sốt hàng mũ lưỡi trai sụp
2
Báo VHTT, số 141 nam 2007, tr.8
Thủ tướng Chulanont cũng ủng hộ ĐT Thái Lan do ông Thavatchai làm quản lý trước khi họ lên đường tham dự Agribank Cup ở Việt Nam vào tháng trước.
Mơ hồ từ vựng: “trước” là định ngữ cho quản lý hay “trước” là giới từ.
Thủ tướng Chulanont cũng ủng hộ ĐT Thái Lan do ông Thavatchai làm quản lý ngay khi họ lên đường tham dự Agribank Cup ở Việt Nam vào tháng trước.
3
Báo Thanh Niên số 316/2007, tr24
Xì-căng đan này xoay quanh các cáo buộc cho rằng Thủ tướng D.de Vilepin thời còn làm ngoại trưởng và Tổng thống J.Chirac đã ra lệnh cho một nhân viên điều tra các cáo buộc tham nhũng đối với Bộ trưởng Bộ Nội vụ
Mơ hồ ngữ pháp: Cách hiểu 1: họ gồm hai người.
Cách hiểu2: họ gồm tất cả mọi người
Xì-căng đan này xoay quanh các cáo buộc cho rằng Thủ tướng D.de Vilepin thời còn làm ngoại trưởng và Tổng thống J.Chirac đã ra lệnh cho một nhân viên điều tra các cáo buộ tham nhũng đối với bộ trưởng Bộ Nội vụ N.Sarkozy dù hai ông này biết đó là những lời bịa đặt.
4
Báo VHTT, số 140/2007, tr.21
Các cầu thủ khác trong danh sách này là tiền vệ người Ghana cũng chơi cho Chelsea Essien, tiền đạo đã hai lần giành giải thưởng này là Kanu của Nigieria và Aboutrika người Ai Cập
Mơ hồ ngữ pháp:
Cách hiểu 1: Tiền đạo đã hai lần giành giải thưởng này là Kanu.
Cách hiểu 2: Cả Kanu và Aboutrika đã hai lần giành giải
Các cầu thủ khác trong danh sách này là tiền vệ người Ghana cũng chơi cho Chelsea Esien, tiền đạo là Kanu của Nigieria (đã hai lần giành giải thưởng này) và Aboutrika người Ai Cập.
* Câu phản ánh sai hiện thực
Câu phản ánh sai hiện thực thường là do người viết không nắm rõ hiện thực hoặc người viết nhầm lẫn sự kiện, sự việc.
Ví dụ:
TT
Số báo
Câu sai
Lỗi câu
Cách chữa
1
Báo khoa học và đời sống, số 52 (29/6( 1/7/2007). Mục cùng rút kinh nghiệm
Tít “Chủ quan làm gan nhiễm trùng”
Nhầm lẫn từ “van” thành “gan” trong cả đoạn tin không có lấy một chữ nói về “gan” mà chỉ nói về bệnh hở van hai lá của tim
Chủ quan làm van nhiễm trùng
2
Báo Thế giới và Việt Nam, số 36 (21/7-27/7/2007) Bài “Địa danh thiêng liêng của Việt Nam”
Ngày 21/12/1993, Thống đốc Hoa Kỳ J.Krautheimer ra nghị định số 4762-CP sáp nhập quần đảo Trường Sa vào tỉnh Bà Rịa (Nam Kỳ)
Nhầm lẫn địa danh “Nam Kỳ” thành “Hoa kỳ”
Ngày 21/12/1993, Thống đốc Nam kỳ J. Krautheima … Bà Rịa (Nam Kỳ).
3
Báo Tiền Phong, số 136 (16/5/2007) Bài “Những chuyện ít biết về Tổng tuyển cử năm 1946”
Đó là số đặc biệt ra ngày 1/6 - ngày tổng tuyển cử
Nhầm lẫn thời gian diễn ra sự kiện
Đó là số đặc biệt ra ngày 6/1 - Ngày tổng tuyển cử
* Giải pháp đề xuất
- Đối với những câu sai logic của tư duy và những câu phản ánh hiện thực thì:
+ Người viết phải có một tư duy rành mạch, logic.
+ Người viết nên thận trọng khi đưa ra các dữ liệu, dữ liện.
- Đối với loại câu mơ hồ thì:
+ Với mơ hồ về từ vựng: Người viết nên tránh sử dụng những kết hợp có thể gây ra cho người đọc hiểu nhiều nghĩa bằng cách thay thế từ ngữ cho phù hợp.
+ Với mơ hồ về cấu trúc ngữ pháp: Người viết nên:
. Phân định rõ ranh giới các ngữ đoạn bằng dấu câu, quan hệ từ.
. Tách câu.
. Đưa các thành phần phụ đi liền với thành phần nòng cốt mà chúng bổ sung ý nghĩa.
KẾT LUẬN
Chuẩn mực ngôn ngữ là một vấn đề lớn trong ngôn ngữ học. Nó đã và đang được bàn luận trong nhiều tài liệu ngôn ngữ học ở trong và ngoài nước. Nhưng chuẩn mực ngôn ngữ báo chí nói riêng và ngôn ngữ báo chí nói chung lại là một địa hạt còn khá mới mẻ ở Việt Nam. Muốn chuẩn ngôn ngữ được phổ biến rộng rãi trong xã hội thì trước hết phải đảm bảo chuẩn trên báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng. Bởi vì, ngôn ngữ trên báo được coi là ngôn ngữ mang tính quy phạm, gọt dũa và định hướng. Muốn đạt chuẩn ngôn ngữ trên báo chí, trước hết cân nhận diện, khắc phục và hạn chế những lỗi sai, trong đó lỗi sai về câu là một lĩnh vực cần được coi trọng đúng mức.
Theo tôi, để khắc phục và hạn chế những lỗi sai về câu trên báo chí, những người làm báo luôn phải có ý thức cẩn trọng ngay trong khâu viết và biên tập trước khi bài báo đến tay bạn đọc. Như Giáo sư John Hohengerg đã khẳng định: “Không thể cẩu thả trong việc sử dụng ngôn ngữ ở các ngành truyền thống được. Ngôn ngữ ở đây phải chuyển được tin tức, ý kiến và tư tưởng tới quần chúng càng hữu hiệu càng tốt. Cũng không thể hạ giá văn phạm. Trình độ văn phạm của báo chí ít ra cũng phải cao bằng trình độ của những độc giả hoặc khán thính giả có học thức, nếu không báo chí mất ngay sự kính trọng của quần chúng… Sự chuẩn xác của ngôn ngữ làm sắc bén thêm ý nghĩa của sự kiện. Vì thế sự kiện và chuẩn xác phải luôn luôn đi đôi với nhau”.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cao Xuân Hạo. Tiếng Việt - Sơ thảo ngữ pháp chức năng. Nxb Giáo dục 2004.
3. Cao Xuân Hạo, Trần Thị Tuyết Mai. Sổ tay sửa lỗi hành văn (Lỗi ngữ pháp trong câu có trạng ngữ mở đầu). Nxb Trẻ. H. 2005.
3. Diệp Quang Ban. Ngữ pháp tiếng Việt. Nxb Giáo dục. 2005.
4. Hồ Lê, Lê Trung Hoa. Sửa lỗi ngữ pháp (Lỗi về kết cấu câu). Nxb KHXH. H. 2003.
5. Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến. Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt. Nxb Giáo dục. 2005.
6. Hoàng Anh. Một số vấn đề sử dụng ngôn từ trên báo chí. Nxb Lao động. H. 2003.
MỤC LỤC
I. MỞ ĐẦU 1
II. NỘI DUNG 2
1. Các quan niệm về câu tiếng Việt 2
2. Các lỗi cầu thường gặp trên báo chí 4
2.1. Câu sai về hình thức 5
2.2. Câu sai về nội dung 8
KẾT LUẬN 14
TÀI LIỆU THAM KHẢO 15