Ở Việt Nam, hiện lĩnh vực nông nghiệp đang là nguồn sinh kế chính của hơn 60% dân số cả nước. Kể từ năm 1989 đến nay, nước ta đã trở thành một quốc gia xuất khẩu nông sản, trong đó, gạo chiếm một tỷ lệ khá lớn. Ngành sản xuất nông nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp đến hơn 2/3 hộ gia đình làm nông nghiệp trong đó có 44% số hộ thuộc diện nghèo và có nguy cơ tiềm ẩn tái nghèo. Với vị trí quan trọng như vậy nông nghiệp là chìa khoá của sự ổn định và phát triển đối với người dân Việt Nam nói chung và nông thôn nói riêng. Trong bối cảnh hội nhập WTO, nông nghiệp nước ta có thể có thêm nhiều cơ hội phát triển, nhưng cũng có những tác động ảnh hưởng đến sự phát triển ổn định của nông nghiệp. Nghiên cứu này đề cập đến những tác động đó.
15 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1553 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số suy nghĩ về tác động của WTO, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT SỐ SUY NGHĨ VỀ TÁC ĐỘNG CỦA WTOĐỐI VỚI NÔNG NGHIÊP VIỆT NAM HIỆN NAY
I - Đặt vấn đề
Ở Việt Nam, hiện lĩnh vực nông nghiệp đang là nguồn sinh kế chính của hơn 60% dân số cả nước. Kể từ năm 1989 đến nay, nước ta đã trở thành một quốc gia xuất khẩu nông sản, trong đó, gạo chiếm một tỷ lệ khá lớn. Ngành sản xuất nông nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp đến hơn 2/3 hộ gia đình làm nông nghiệp trong đó có 44% số hộ thuộc diện nghèo và có nguy cơ tiềm ẩn tái nghèo. Với vị trí quan trọng như vậy nông nghiệp là chìa khoá của sự ổn định và phát triển đối với người dân Việt Nam nói chung và nông thôn nói riêng. Trong bối cảnh hội nhập WTO, nông nghiệp nước ta có thể có thêm nhiều cơ hội phát triển, nhưng cũng có những tác động ảnh hưởng đến sự phát triển ổn định của nông nghiệp. Nghiên cứu này đề cập đến những tác động đó.
II- Bối cảnh kinh tế nông nghiệp Việt Nam thời hội nhập.
2.1 – Vài nét về tình hình lao động nông nghiệp Việt Nam hiện nay
2.1.1 Sự biến đổi cơ cấu lao động nông nghiệp
Việc sử dụng tốt các nguồn lực, nhất là lực lượng lao động nông nghiệp đem lại sự tăng trưởng cho kinh tế nông nghiệp. Tuy nhiên, vấn đề ở chỗ chất lượng nguồn nhân lực quyết định, và thúc đẩy sự tăng trưởng sản xuất nông nghiệp Việt Nam. Theo tính toán từ số liệu thống kê cho thấy: so với tổng dân số của cả nước, hiện nay cứ bình quân 4 người sẽ có 1 lao động nông nghiệp; còn so chung với lao động đang làm việc trong nền kinh tế thì trong số 10 lao động có khoảng 5,6 lao động làm việc trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp.
Bảng 1: Số lượng lao động nông nghiệp hàng năm (nghìn người)
Năm
Số lao động nông nghiệp (nghìn)
Năm
Số lao động nông nghiệp (nghìn)
2001
24468,4
2004
24430,7
2002
24455,8
2005
24342,4
2003
2443,4
2006
24122,8 (ước tính)
[Nguồn:Tổng cục Thống kê]
Biểu 1: Tỷ lệ lao động của các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp (%)
[Nguồn: Tổng cục Thống kê]
Số liệu thống kê cho thấy tỷ trọng cơ cấu lao động nông nghiệp trong cơ cấu lao động kinh tế quốc dân nói chung còn chiếm đại đa số, đây là yếu tố ảnh hưởng nhất định đến định hướng phát triển trong quá trình hội nhập vào WTO.
2.1.2 - Trình độ kỹ thuật của đội ngũ lao động nông nghiệp, theo nhiều kết quả nghiên cứu về cho thấy, nhìn chung chất lượng lao động trong khu vực kinh tế nông nghiệp của nước ta còn thấp so với các nước trong khu vực như Trung Quốc, Thái Lan và so với các nước thành viên WTO. Điều đó được thể hiện ở những điểm sau:
Hiện có tới 75,21% lao động chưa qua đào đào tạo nghề., trong đó phần lớn là lao động nông nghiệp.
Đại bộ phận lao động nông nghiệp vẫn bị thói quen lao động theo mùa vụ, sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, kỷ luật lao động lỏng lẻo, tuỳ tiện, thiếu trách nhiệm đối với công việc, … chi phối, chưa có tác phong lao động công nghiệp, nhất là nông dân.
Trình độ văn hóa thấp, trình độ tay nghề chuyên môn chưa cao.
Lao động sản xuất nông nghiệp mang nặng về kinh nghiệm sản xuất nhỏ, mang đậm nét truyền thống.
Biểu đồ 2: Tỷ trọng lao động nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân (%)
[Nguồn: Tổng cục thống kê]
2.2 – Một số thành tựu của nền nông nghiệp Việt Nam những năm gần đây
Theo số liệu thống kê hàng năm cho thấy trong giai đoạn 2001-2006 tăng trưởng kinh tế của cả nước dat bình quân (ước tính) 7,6%, riêng năm 2007 đạt mức thấp hơn (khoảng 7,1%).Về sản xuất nông nghiệp, số liệu thống kê hàng năm cho thấy: Sản lượng lương thực trong giai đoạn 2001-2006 tăng bình quân 1,32 triệu tấn/năm.
Bảng 2: Giá trị sản xuất nông nghiệp Việt Nam 2001-2007 (nghìn tỷ đồng)
Năm
Tổng
Trồng trọt
Chăn nuôi
Dịch vụ
2001
130,2
101,4
25,5
3,3
2002
145,0
111,2
30,5
3,3
2003
154,0
116,1
34,5
3,4
2004
172,5
131,6
37,3
3,6
2005
184,8
138,0
43,4
3,4
2006
197,0
144,8
48,6
3,6
2007
200,0
114,3
29,2
3,3
[Nguồn: Tổng cục Thống kê]
Sự phát triển kinh tế của Việt nam trong các năm qua đã góp phần xóa đói, giảm nghèo, đưa tỉ lệ người nghèo giảm từ 50% xuống còn 20%. GDP bình quân đầu người Việt nam hiện nay là 600US$ và tăng mỗi năm từ 50-100US$. Ở nước ta, hiện lĩnh vực nông nghiệp đang là nguồn sinh kế chính của hơn 60% dân số cả nước. Tuy nhiên, nông nghiệp Việt Nam đang trên đà phát triển, nó đã cung cấp cho thị trường quốc tế những sản phẩm hàng hóa, nhất là lúa gạo. Kể từ năm 1989 đến nay, nước ta đã trở thành một quốc gia xuất khẩu nông sản, trong đó, gạo chiếm một tỷ lệ khá lớn. Ngành sản xuất nông nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp đến hơn 2/3 hộ gia đình làm nông nghiệp trong đó có 44% số hộ thuộc diện nghèo và có nguy cơ tiềm ẩn tái nghèo.Với vị trí quan trọng như vậy nông nghiệp là chìa khoá của sự ổn định và phát triển đối với người dân. Tổng giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông nghiệp của nước ta liên tục tăng cao. Đặc biệt là xuất khẩu lúa gạo đã đạt hàng thứ hai trên thế giới (xem biểu sau)
Biểu đồ 3: Xuất khẩu nông nghiệp trong những năm 2001-2007
[Nguồn: Tổng cục Thống kê]
Theo báo cáo của Bộ NN và PT Nông thôn tháng 12 năm 2007 cho biết: Giá trị sản xuất nông lâm thủy sản ước đạt gần 200 nghìn tỷ đồng tăng 4,6% so với năm 2006, trong đó nông nghiệp đạt 146,8 nghìn tỷ đồng, tăng 2,87%, lâm nghiệp đạt 6,5 nghìn tỷ đồng, tăng 1,06%, thủy sản ước đạt 47 nghìn tỷ đồng, tăng 11,2%. Tổng sản lượng lương thực có hạt ước đạt 40,17 triệu tấn, tăng 1,3% so với năm 2006. Tổng sản lượng thuỷ sản ước đạt 4,1 triệu tấn, đạt 108% so với kế hoạch và tăng 11,6% so với năm 2006. Uớc kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản năm 2007 đạt 12,6 tỉ USD, vượt kế hoạch cả năm 16%, tăng 18,7% so với năm 2006. Theo ước tính, năm 2007 xuất khẩu gạo của Việt Nam ước đạt trên 4,53 triệu tấn, đạt kim ngạch 1,4 tỷ USD.
Theo Tổng cục Thống kê, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản quí I/2008 (theo giá cố định 1994) ước đạt 42.597,13 tỉ đồng Tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm thuỷ sản toàn ngành quí I năm 2008 ước đạt 3,2 tỉ USD, tăng 11,6% so với cùng kỳ, trong đó các mặt hàng nông sản đạt 1,7 tỉ USD tăng 11,5%; thuỷ sản đạt gần 800 triệu USD cũng có mức tăng 11,5%; lâm sản đạt 712 triệu USD, tăng 12%.
Xuất khẩu quí I/2008 tăng về kim ngạch so với cùng kì năm trước, nhưng số lượng nhiều mặt hàng có giá trị XK cao như: cà phê, tiêu, cao su, đồ gỗ...lại bị giảm. Đó là do giá trung bình của hầu hết các mặt hàng tăng từ 30 - 40%, mặt hàng thấp nhất cũng tăng 10%. Yếu tố tăng giá thế giới cũng làm cho kim ngạch nhập khẩu đối với một số nguyên liệu (yếu tố đầu vào) phục vụ sản xuất nông nghiệp như phân bón, thuốc trừ sâu, v.v... cũng tăng đáng kể, tạo sự mất cân bằng mới trong cán cân thương mại nông nghiệp.
Biểu 4:
[Nguồn: Bộ NN và PT nông thôn]
Nông nghiệp Việt Nam hiện nay mang đậm những nét đặc trưng sau đây:
Tỷ trọng lao động nông nghiệp giảm, đây là xu hướng tất yếu do quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. tỷ lệ bình quân giảm ở mức 7,8% trong vòng 6 năm (2001-2006).
Giảm số lượng và tỷ trọng nhóm hộ làm việc trọng các lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê tính đế nử nảm 2006, số hộ lao động trong nông, lâm nghiệp và thuỷ sản ở nông thôn là 9,78 triệu hộ, giảm 7,9 triệu hộ so với năm 2001.
Nhóm hộ trong lĩnh vực thuỷ sản tăng lên: Năm 1994 chiếm 2,3% tổng số hộ hoạt động trong ngành nông nghiệp trong cả nước; năm 2001 – 4,2%; năm 2006 đã chiếm 6,2%. Riêng khu vực đồng bằng sông Cửu Long tăng manh nhất – năm 2006 chiếm 15,1% (so với năm 2001 là 9,8%).
Kinh tế trang trại phát triển. Đây là mô hình kinh tế theo hướng kinh tế hàng hóa, thị trường. Năm 2006 kinh tế trang trị đã tạo ra việc làm thường xuyên cho gần 400 nghìn lao động nông nghiệp ở nông thôn (gấp 1,7 lần so với năm 2001).
Lao động kỹ thuật trong những năm qua có xu hướng tăng lên. Năm 2005, số lao động này chiếm 4,2% tổng số lao động nông nghiệp của cả nước. Lao động kỹ thuật bậc cao có tăng lên (năm 1999 – là 2,3%; năm 2005 – 3,8%). Tuy vậy, nếu nhìn toàn cục, thì đội ngũ có chất lượng lao động kỹ thuật cao chưa tăng mạnh mẽ.
Xét tổng quát, sự chuyển đổi cơ cấu hộ gia đình từ lĩnh vực sản xuất nông nghiệp sang các lĩnh vực kinh tế khác còn rất chậm. Và ở các vùng miền không đồng đều.
Kinh tế nông thôn Việt Nam vẫn còn mang nặng tính chất thuần nông. Tình hình thất nghiệp trá hình còn lớn (do thừa lao động, do thiếu việc làm, nông nhàn, v.v.) . Theo thống kê của Bộ TBLĐ-XH thời gian làm việc bình quân của 1 lao động nông nghiệp chỉ chiếm 80% thời gian lao động cả năm. Còn trong lĩnh vực sản xuất nông, lâm nghiệp chỉ chiếm khảng 76%. Đây là một trong những nguyên nhân “đẩy” người dân nông thôn ra đô thị tham gia vào dòng chuyển cư nông thôn-đô thị, nông thôn-nông thôn, và một bộ phận tham gia vào xuất khẩu lao động.
Bảng 3:
Cơ cấu lao động đang làm việc tại thời điểm 1/7 hàng năm phân theo thành phần kinh tế và phân theo ngành kinh tế
%
2000
2001
2002
2003
2004
2005
Sơ bộ 2006
TỔNG SỐ
100.0
100.0
100.0
100.0
100.0
100.0
100.0
Phân theo thành phần kinh tế
Kinh tế Nhà nước
9.3
9.3
9.5
9.9
9.9
9.5
9.2
Kinh tế ngoài Nhà nước
90.1
89.7
89.4
88.8
88.6
88.9
89.2
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
0.6
0.9
1.1
1.3
1.5
1.6
1.6
Phân theo ngành kinh tế
Nông nghiệp và lâm nghiệp
62.5
60.6
58.7
57.0
55.4
53.8
52.1
Thuỷ sản
2.6
2.8
3.2
3.3
3.4
3.5
3.6
Công nghiệp
10.3
11.0
11.5
12.3
12.7
13.5
14.3
Xây dựng
2.8
3.3
3.9
4.2
4.6
4.7
4.6
Thương nghiệp
10.4
10.5
10.8
11.2
11.5
11.6
11.7
Khách sạn, nhà hàng
1.8
1.8
1.8
1.8
1.8
1.8
1.8
Vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc
3.1
3.1
3.0
2.9
2.9
2.7
2.6
Văn hoá, y tế, giáo dục
3.6
3.7
3.8
3.9
4.0
4.1
4.2
Các ngành dịch vụ khác
2.9
3.1
3.3
3.5
3.7
4.4
5.2
[Nguồn: Tổng cục Thống kê]
2.3 – Những cam kết Việt Nam phải thực hiện khi vào WTO
Trong bối cảnh hội nhập WTO, nông nghiệp nước ta có thể có thêm nhiều cơ hội phát triển, nhưng cũng có không ít những tác động ảnh hưởng đến sự phát triển ổn định của nông nghiệp, ảnh hưởng đến an ninh lương thực cho người nông dân, đặc biệt là người nông dân nghèo. Theo quy định của WTO về nông nghiệp, nước xin gia nhập vào tổ chức thương mại này phải thoả mãn 2 điều kiênh:
Giảm trợ cấp nông nghiệp, bao gồm cả trợ cấp xuất khẩu và sản xuất,
Tăng mức độ mở của thị trường của mình, hay nói cách khác, là tăng sự tiếp cận thị trường cho các quốc gia thành viên của WTO.
Sau khi ký kết và trở thành thành viên WTO, Việt Nam đã cam kết cắt giảm trợ cấp xuất khẩu nông nghiệp ngay sau khi gia nhập WTO. Việt Nam sẽ có 5 năm quá độ cho việc cắt giảm trợ cấp xuất khẩu dưới dạng khuyến khích đầu tư.Việt Nam đã cam kết thực hiện những điều khoản vệ sinh an toàn thực phẩm ngay sau khi hội nhập, đồng thời Việt Nam sẽ cắt giảm mức thuế quan đối với các mặt hàng nông nghiệp. Hiện tại mức thuế quan bình quân trong nông nghiệp của Việt Nam là 27%, rất nhiều khả năng mức thuế này sẽ bị cắt giảm xuống khoảng 15%. Một cam kết nữa là Việt Nam sẽ không được tiếp cận với cơ chế tự vệ đặc biệt nhằm giảm thiểu tác động của đột biến nhập khẩu đối với giá cả các mặt hàng chăn nuôi như thịt heo, thịt bò... điều này sẽ gây thiệt thòi cho người nông dân. Điều đó dẫn đề những thuận lợi và khó khăn cho nông nghiệp Việt Nam hội nhập vào WTO.
2.4 - Những thuận lợi, khó khăn khi Việt Nam đã là thành viên WTO
Để thực hiện những cam kết và hội nhập vào sân chơi của WTO. Việt Nam đang gặp những
2.4.1- Sự cạnh tranh về giá cả trong thương mại
Nhiều tổ chức thế giới đã và đang hỗ trợ giúp Việt Nam phát triển, trong đó có Ngân hàng thế giới (WB). Trong những công bố của mình (WB) luôn quan tâm khuyến cáo Việt Nam về những thách thức của WTO đối với Việt Nam, nhất là nông nghiệp và nông thôn, vì đây là khu vực dễ tổn thương nhất, trong đó nhấn mạnh sự cạnh tranh trong thương mại nông nghiệp. Theo WB, thử thách lớn của Việt Nam khi gia nhập WTO chính là sự chuyển động chậm chạp trong thương mại nông nghiệp của Việt Nam. Bởi khi vào WTO, nông sản sẽ hầu như lưu thông tự do với thuế suất giảm, thậm chí bằng 0, và do vậy, nước nào yếu kém hơn sẽ thua. Chính vì thế, Việt Nam phải thương mại hóa nông nghiệp hơn nữa: Gia nhập WTO sẽ tạo cơ hội cho việc tăng tốc trở lại của thương mại nông nghiệp. Đây là yếu tố quan trọng đóng góp cho sự phát triển nông thôn và bổ sung cho nhu cầu của thị trường nội địa. Lý do là:
Thế mạnh xuất khẩu nông nghiệp Việt Nam là lúa gạo. Song chỉ dựa vào lúa gạo thì chưa kích thích nổi vai trò của sản xuất của các ngành nghề khác.
Những hàng hóa nông sản mà Việt Nam có sức cạnh tranh thấp, một số cây ưu tiên cho xuất khẩu (như cây bông vải), hoặc có thể gặp phải rủi ro do quá thiên lệch vào một số chủng loại như bắp/ngô, mà chưa chú trọng phát triển những cây trồng, vật nuôi có thế mạnh cho xuất khẩu như lạc, đỗ, bông v.v.). Vậy sản xuất cây công nghiệp của Việt Nam cần chú trọng không chỉ về số lượng mà cả năng suất nữa. Để bán hàng hoá WTO đòi hỏi không chỉ số lượng mà chất lượng sản phẩm, những với giá cạnh tranh.
Việt Nam gia nhập WTO, hàng hoá nông nghiệp phải cạnh tranh khốc liệt, Việt Nam vẫn có những lợi ích mở rộng thị trường cho những mặt hàng xuất khẩu truyền thống. Đồng thời, Việt Nam có cơ hội tiếp cận cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO.
Ngoài sản xuất khẩu gạo, Việt Nam còn rất nhiều sản phẩm nông nghiệp có lợi thế cạnh tranh như cà phê, điều, hồ tiêu... các sản phẩm thuỷ sản )như cá tra, ba sa...). Đây là những sản phẩm mà các nước lớn hầu như có ít lợi thế. Tuy nhiên cần có hình thức trợ giúp người nông dân một cách hợp lý, và minh bạch những hình thức trợ giúp đó cho nông dân để tránh thiệt hại do bị kiện bán phá giá.
2.4.2 - Đất đai, thị trường lao động, di dân nông nghiệp thời hội nhập luôn di, biến động. Với tư cách thành viên WTO, vấn đề hết sức nổi cộm của nông nghiệp Việt Nam là: để sản xuất theo hướng hàng hóa trong sản xuất nông nghiệp, cần tập trung giải quyết bài toán ruộng đất: Do thực hiện khoán hộ trong quá trình Đổi mới nên nảy sinh một hiện trạng đất đai canh tác nông nghiệp quá “manh mún” không sản xuất lớn được. Hơn thế, việc thi hành Luật đất đai (1993 và 2003) cho thấy sự mâu thuẫn giữa nhu cầu sản xuất tập trung, chuyên canh trên diện tích rộng để cơ giới hoá nông nghiệp, với quyền sử dụng đất giao cho các hộ gia đình nên vấp phải vấn đề làm sao tích tụ đủ ruộng đất để có thể vận dụng được các tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm tăng sản lượng, năng suất cho cây trồng, nhất là những cây xuất khẩu. Mặt khác, về khía cạnh xã hội, Việt Nam lại phải giải quyết các mâu thuẫn “điền chủ” trong xã hội nông thôn - vấn đề quyền sử dụng đất nông nghiệp.
Hiện nay, trong nông thôn Việt Nam đang chuyển sang một giai đoạn mới thực thi chính sách quản lý đất đai với những điểm nổi bật sau: Một là, Tăng cường quản lý hành chính về đất đai như là một ưu tiên hàng đầu nhằm bảo vệ quyền sử dụng đất cũng như thị trường đất đai đã hình thành trước đây, cũng như việc thực hiện sự công bằng xã hội đối với đất đai bằng cách đưa tên người vợ vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Hai là, thực hiện chính sách dồn điền đổi thửa cho phép xử lý vấn đề đất đai manh mún, một trong những khó khăn chủ yếu của phát triển sản xuất lớn để phát triển nông nghiệp trong hội nhập. Ba là, Dân số ở nông thôn sẽ không giảm, nên cách tiến hành cần mềm dẻo, linh hoạt, cần phát huy sức mạnh trí tuệ của cộng đồng, cũng như cần có những tác động hỗ trợ cần thiết khác để đạt được kết quả như mong đợi. Bốn là, Việc thực hiện chính sách đất đai ở nông thôn cũng là một vấn đề trọng điểm không chỉ ở đồng bằng mà cả ở vùng trung du, miền núi. Lý do là sự tác động của phong tục, tập quán, luật tục của bà con địa phương. Cần chú ý đến tập quán sử dụng đất này, bởi quyền sử dụng đất truyền thống có thể đóng góp tích cực vào quản lý rừng và giảm nghèo ở vùng cao nơi có nhiều cộng đồng dân tộc thiểu số. Vậy, cần phải tiến hành thận trọng đối với đất rừng và đất chưa sử dụng tại vùng dân tộc thiểu số, nơi vẫn giữ các cơ cấu xã hội truyền thống, và hợp pháp hóa các diện tích đất đai mà trước đây chính quyền địa phương đã giao một cách không chính thức cho các cộng đồng (khoảng hơn 1 triệu ha). Cần tiến hành đồng thời cải cách các lâm trường quốc doanh”. Năm là, quá trình sử dụng đất đai và sự hiện diện của thị trường đất đai cho thấy sự báo động về những bất trắc một khi nông dân nghèo bán đất; mặt khác, khả năng tập trung đất từ nhiều trang trại nhỏ hiện nay là rất hạn chế. Hậu quả xã hội xảy ra một khi nông dân mất ruộng đất, kéo theo nó là những rủi ro và các vấn đề xã hội nảy sinh.
III - Tác động của sự hội nhập vào WTO đến nông nghiệp Việt Nam hiện nay
3.1 - Những tác động lớn, toàn diện đến nên nông nghiệp Việt Nam
Thứ nhất, Những cú sốc bắt nguồn từ bên ngoài giống như việc rớt giá các nông sản (từ toàn cầu hóa/gia nhập WTO), đặc biệt ở những vùng chuyên canh một vài loại cây trồng: việc sụt giảm thu nhập từ cà phê sau khi bị rớt giá vào cuối những năm 1990 nên các hộ sản xuất nhỏ sống dựa vào trồng cà phê phải tìm kiếm thêm việc làm khác để bổ sung thu nhập. Tương tự như vậy nhưng ở mức độ nhẹ hơn, nông dân ở các vùng đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long cũng bị ảnh hưởng bởi sự rớt giá nông sản trên thị trường thế giới, và đã xuất hiện xu hướng thoát ly khỏi nông nghiệp và tăng việc làm công ăn lương. Tại các vùng khác, việc tăng lao động làm công phần nhiều do yếu tố hấp dẫn của các hoạt động phi nông nghiệp có thu nhập cao hơn làm nông nghiệp. Những thay đổi này - bao gồm cả những thay đổi tích cực - đang dần rõ nét và mãnh mẽ hơn khi là thành viên WTO.
Thư hai, Giá cả các loại hàng hóa khác thay đổi, nhất là vật tư nông nghiệp nhập từ thị trường thế giới, tất yếu gây ra những tác động của, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự ổn định sản xuất nông nghiệp của Việt Nam. Hệ quả là, chi phí đầu tư đầu vào và giá cả bán ra thị trường, nhất là hàng hóa nông nghiệp xuất khẩu, luôn bị điều chỉnh bởi các tác động này.
Thứ ba, sự không ổn định của giá xăng dầu thế giới luôn làm thay đổi chi phí cho sản xuất nông nghiệp, và kéo theo là giá nông sản, thực phẩm lên xuống. Thứ tư, sự biến động này còn phụ thuộc vào nhu cầu tiêu dùng của các nước khác. Chẳng hạn như, vào tháng 3/2008, Chính phủ đã yêu cầu giảm xuất khẩu lương thực không vượt quá 2,8 triệu tấn. Vấn đề ở đây là phải đảm bảo an ninh lương thực trong nước, đảm bảo lợi ích cho sản xuất nông nghiệp Việt Nam.
Thứ năm, trong cuộc chơi WTO còn có một số điểm ảnh hưởng đến cuộc sống và an ninh lương thực bởi: 1/ Sự trợ giá của các nước phát triển cho nông nghiệp, kìm hãm phát triển sản xuất ở các nước đang phát triển. Hiện vẫn còn nhiều nước phát triển vẫn duy trì các hình thức hỗ trợ, trợ cấp nông nghiệp ở mức cao, gây ảnh hưởng đến sự công bằng, kìm hãm phát triển sản xuất ở các nước đang phát triển. Sự trợ giá này có ảnh hưởng sâu sắc đến sự cạnh tranh của các mặt hàng nông sản của nước ta, đặc biệt ảnh hưởng tới các nhà sản xuất nhỏ. Sự cạnh tranh và thương mại bất bình đẳng có nguy cơ dẫn đến rủi ro mất sinh kế, hoặc mất các hoạt động sản xuất truyền thống. ở một số nước, chủ yếu là các nước phát triển, lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông dân được Nhà nước cấp một khoản hỗ trợ nhằm tạo sự cân bằng thu nhập. Các khoản hỗ trợ có thể được thanh toán trực tiếp (tiền mặt) hoặc gián tiếp (trợ giá vật tư nông nghiệp, hoặc các chính sách ưu đãi khác). Cho dù tính theo cách nào thì các hình thức hỗ trợ này cũng khiến cho người nông dân sản xuất ngày càng nhiều