Đề tài Một số vấn đề cần lưu ý khi đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Trung Cận Đông

Trung Cận Đông là tên gọi mà các nước phương Tây dùng để chỉ vùng lãnh thổ, nơi tiếp giáp của ba châu lục: châu Á, châu Âu và châu Phi. Trung Cận Đông thường được xem là một khái niệm có tính chất ước lệ, vì biên giới khu vực thay đổi hoặc theo đặc điểm của giai đoạn lịch sử cụ thể, hoặc theo quan điểm chiến lược của từng nước. Trung Cận Đông là một từ ghép, trong đó khái niệm "Cận Đông" ra đời trước và từng tồn tại độc lập nhiều thế kỷ. Khái niệm này bắt nguồn từ quan niệm về địa lý thời trung đại của các cường quốc hàng hải ven Đại Tây Dương và tây Địa Trung Hải như: Anh, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan, Pháp và Italia. Thoạt đầu, thương nhân các nước này gọi vùng ven bờ phía đông Địa Trung Hải là vùng Cận Đông. Khái niệm này dần dần trở thành một khái niệm địa lý phổ biến, mà sau đó, các nước lớn khác như: Nga, Áo và Đức cũng chấp nhận sử dụng. Cận Đông trở thành một khái niệm có tính chất quốc tế và đã được thừa nhận rộng rãi. Vào thế kỷ XVI, toàn bộ vùng Cận Đông nằm trong đường biên giới của đế chế Osman hùng mạnh, gồm lãnh thổ trải rộng trên ba châu lục, bao trùm một phần lãnh thổ nước Áo, Hungary và toàn bộ bán đảo Balkan ở châu Âu, tất cả các nước Ảrập kể cả Israel ở Tây Á, một phần Iran và các nước Kavkaz thuộc Liên Xô cũ, các nước Bắc Phi và các đảo chiến lược trên Địa Trung Hải. Đế chế Osman suy yếu kể từ nửa sau thế kỷ XVII và đi đến tan rã hoàn toàn sau cuộc Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất. Trong thời kỳ này, các cường quốc châu Âu tăng cường xâm nhập và tranh giành ảnh hưởng ở đế quốc Osman. Mọi vấn đề tranh chấp giữa các nước này ở thời điểm đó đều được gọi là "vấn đề phương Đông". Châu Âu bắt đầu sử dụng khái niệm Trung Đông để chỉ vùng giữa đế quốc Osman và vùng Viễn Đông (vùng gồm các nước không giáp Địa Trung Hải như Iran, Afghanistan và Ấn Độ). Từ đó, khái niệm Trung Đông đã ra đời. Trung Đông và Cận Đông được sử dụng để chỉ hai khu vực địa lý kề nhau trong một thời gian khá dài. Sau đó, do những tương đồng đặc biệt về địa lý, lịch sử và văn hóa của khu vực mà từ ghép Trung Cận Đông đã được sử dụng rộng rãi trên diễn đàn quốc tế. Dần dần, trong thuật ngữ chính trị, người ta hay dùng khái niệm Trung Đông (Middle East) với nghĩa bao gồm cả vùng Cận Đông. Trong cuộc Chiến tranh Thế giới thứ hai, Anh đã dùng khái niệm Trung Đông để chỉ vùng lãnh thổ từ Nam Á đến Bắc Phi và đặt Bộ chỉ huy quân sự Trung Đông tại Ai Cập. Kể từ đây, khái niệm Trung Đông đã bắt đầu được sử dụng chính thức trong ngôn ngữ chính trị quốc tế. Như vậy, không giống như các khu vực khác, tên gọi dành cho khu vực này cũng đã trải qua một quá trình hình thành tương đối phức tạp. Tùy theo từng mục đích nghiên cứu cụ thể mà người ta lại đưa ra danh sách các nước Trung Cận Đông không hoàn toàn giống nhau. Ví dụ, trong báo cáo hàng năm về tình hình thế giới (năm 2003), Liên Hiệp Quốc đã xếp các nước Trung Đông và Ảrập Bắc Phi vào một nhóm, gọi là Trung Đông và Bắc Phi. Bộ Thương mại Việt Nam có một Vụ chuyên trách về khu vực này, với đa số các nước thuộc danh sách mà Liên Hiệp Quốc đưa ra, lại có tên là Vụ Tây Nam Á- châu Phi. Về phía các nước Trung Đông, để hòa nhịp cùng xu thế hội nhập, họ cũng đã thiết lập nên những tổ chức có tính chất khu vực, như: Liên đoàn các nước Ảrập, mang tính chất ước lệ rõ nét, mà không đặt tên chính thức là Liên đoàn các nước Trung Cận Đông. Tính chất ước lệ ở đây thể hiện ở việc một số nước tham gia Liên đoàn không nằm trong khu vực Trung Đông, nhưng lại là các quốc gia Ảrập gần gũi về địa lý (như Ma-rốc ở rìa Đông của khu vực Bắc Phi). Trong khi đó, một số nước nằm trong khu vực Trung Đông như Hy Lạp, đảo Cyprus lại không gia nhập Liên đoàn vì không phải là các quốc gia Ảrập, không có những đặc điểm của nền văn hóa Ảrập. Như vậy, bản thân các nước Trung Cận Đông cũng dựa trên khía cạnh văn hóa để xây dựng các tổ chức địa lý- chính trị.

doc78 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1261 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số vấn đề cần lưu ý khi đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Trung Cận Đông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu liên quan