Hiện nay, nền kinh tế của nước ta đã phát triển hơn trước, đời sống của nhân dân đã từng bước được nâng cao. Nhu cầu của người dân không chỉ dừng lại ở ăn no mặc ấm mà nhu cầu giải trí cũng rất lớn. Trong đó nuôi cá cảnh là một trong những nhu cầu đó. Bể cá cảnh đã trở nên gần gũi như một ham muốn giải trí cần thiết, là nơi an dưỡng tinh thần sau những giờ làm việc, học tập căng thẳng. Ai cũng có thể chọn một góc nhỏ trong ngôi nhà để đặt bể nuôi dưỡng những loại cá mà mình ưa thích, chăm chút, ngắm nhìn. Trong công viên, phòng khách, hội chợ, triển lãm cá cảnh luôn thu hút được sự chú ý của mọi người.
26 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1271 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số vấn đề cơ bản trong sản xuất và tiêu thụ cá cảnh trên địa bàn Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục
Mụclục.............................................................................................................1
Phần mở đầu..................................................................................................3
Chương 1. Nhu cầu và tình hình tiêu thụ cá cảnh trên thị trường Hà Nội....5
I. Nhu cầu tiêu thụ cá cảnh trên thị trường Hà Nội..........................................5
II. Tình hình tiêu thụ cá cảnh trên thị trường...................................................5
1. Số lượng, cơ cấu, giá cả một số loại cá...................................................5
2. Các cơ sở tiêu thụ chủ yếu......................................................................6
chương 2. Khả năng và quy trình sản xuất cá cảnh........................................8
I. Nguồn cung cấp giống..................................................................................8
1. Nguồn cung cấp trong nước....................................................................8
1.1. Nguồn cung cấp nhân tạo...............................................................8
1.2. Nguồn cung cấp tự nhiên..............................................................10
2. Nguồn nhập khẩu..................................................................................10
II. Quy trình sản xuất cá cảnh........................................................................10
1. Các phương pháp nuôi cá vàng.............................................................11
1.1. Phương pháp nuôi bằng bể xi măng..............................................11
1.2. Phương pháp nuôi cá trong hồ tự nhiên.........................................14
2. Quản lý, nuôi dưỡng và phòng bệnh.....................................................17
2.1. Phương pháp và nguyên tắc cho ăn...............................................17
2.2. Phòng chống nắng.........................................................................20
2.3. Quản lý nước, làm vệ sinh cho hồ cá, phòng bệnh cho cá............21
chương 3. Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh khả năng sản xuất và tiêu thụ cá cảnh.............................................................................................23
I. Đối với khâu sản xuất................................................................................23
1. Giải pháp về Giống..............................................................................23
2. Quy trình sản xuất...............................................................................24
II. Đối với khâu tiêu thụ................................................................................24
PHầN Mở ĐầU
Hiện nay, nền kinh tế của nước ta đã phát triển hơn trước, đời sống của nhân dân đã từng bước được nâng cao. Nhu cầu của người dân không chỉ dừng lại ở ăn no mặc ấm mà nhu cầu giải trí cũng rất lớn. Trong đó nuôi cá cảnh là một trong những nhu cầu đó. Bể cá cảnh đã trở nên gần gũi như một ham muốn giải trí cần thiết, là nơi an dưỡng tinh thần sau những giờ làm việc, học tập căng thẳng. Ai cũng có thể chọn một góc nhỏ trong ngôi nhà để đặt bể nuôi dưỡng những loại cá mà mình ưa thích, chăm chút, ngắm nhìn. Trong công viên, phòng khách, hội chợ, triển lãm cá cảnh luôn thu hút được sự chú ý của mọi người.
Đi cùng với nhu cầu nuôi cá cảnh của mọi người là việc sản xuất và kinh doanh cá cảnh. Hiện nay, thị trường cá cảnh trong nước và quốc tế đang phát triển rất mạnh mẽ. Trong nước, không ít các nhà sản xuất và kinh doanh cá cảnh đã trở thành triệu phú nhờ nắm bắt được thị hiếu của người dân.
Đề án này chủ yếu đi vào tìm hiểu nhu cầu tiêu thụ cá cảnh trên địa bàn Hà Nội và một số vấn đề về khả năng sản xuất cá giống; đồng thời đưa ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh khả năng sản xuất và tiêu thụ cá cảnh.
Đề án bao gồm những nội dung chính sau:
Chương 1: Nhu cầu và tình hình tiêu thụ cá cảnh trên thị trường Hà Nội.
Chương này xác định nhu cầu nuôi cá cảnh trong gia đình, cơ quan, khu vui chơi giải trí... và cho ta biết nhu cầu này tăng hay giảm. Cung cấp thông tin về cơ cấu, số lượng, giá cả một số loại cá tiêu thụ chủ yếu trên thị trường Hà Nội.
Chương 2: Khả năng sản xuất cá cảnh.
Giới thiệu về quy trình, quy mô sản xuất cá cảnh (cá Vàng...), nguồn cung cấp giống... Giới thiệu một số điểm cần chú ý trong việc chăm sóc và phòng bệnh cho cá.
Chương 3: Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh khả năng sản xuất và tiêu thụ cá cảnh.
Nêu ra các giải pháp về dự báo thị trường, xúc tiến thương mại, quảng cáo và một số biện pháp trong khâu bán lẻ.
MộT Số VấN Đề CƠ BảN TRONG SảN XUấT Và TIÊU THụ Cá CảNH TRÊN ĐịA BàN Hà NộI
Chương 1. nhu cầu và tình hình tiêu thụ cá cảnh trên thị trường hà nội
I. Nhu cầu tiêu thụ cá cảnh trên thị trường Hà Nội
Nhu cầu tiêu thụ cá cảnh trên thị trường là rất lớn. Đối với thị trường Hà Nội nơi tập trung khoảng 3 triệu người, thì chỉ cần 1% dân số có điều kiện nuôi cá cảnh thì con số đó đã là gần 30 000 nghìn người. Nuôi cá cảnh ngoài việc giải trí ở gia đình còn có thể đặt ở phòng khách của các doanh nghiệp, cơ quan... và các khu vui chơi giải trí công cộng như công viên, danh lam thắng cảnh...
Đặc biệt trong các dịp lễ tết ( đặc biệt là tết cổ truyền) thì thị trường cá cảnh lại càng sôi động. Trong đó đối tượng tiêu thụ chủ yếu là các hộ gia đình.
II. Tình hình tiêu thụ cá cảnh trên thị trường Hà Nội.
1. Số lượng và cơ cấu, giá cả các loại cá tiêu thụ.
Theo điều tra ở một số cửa hàng bán lẻ cá trên địa bàn thành phố thì các loại cá chủ yếu được tiêu thụ như bảng sau:
Bảng 1. Số lượng, giá cả trung bình một số loại cá chủ yếu.
Loại cá
Số lượng
(Đôi/1 cửa hàng/1 tuần)
Giá cả
(1000 Đ/1 đôi cá)
1.Cá chép nhật cao cấp
2.Cá Rồng loại nhỏ
3.Cá Tài phát loại TB
4.Cá vàng đầu sư tử
5.Cá vàng đầu sư tử cao cấp
6. Cá bảy màu, cá kiếm... ( họ cá khổng tước
7. Cá xê can tứ vân
8. Cá tai tượng
9. Cá hồng vẹt
20
2
2
30 – 50
2
100
20
10
10
100 – 200
300 – 500
200 – 500
10 – 40
200
3 – 5
3 – 5
50 – 300
40 – 100
Số liệu trong bảng trên được điều tra ở 10 cửa hàng bán lẻ tại chợ Mơ, 10 cửa hàng bán lẻ cá cảnh tại phố Hàng Đậu và một số cửa hàng khác trên các chợ nội thành.
2. Các cơ sở tiêu thụ chủ yếu.
Các đối tượng tiêu thụ chủ yếu bao gồm cá gia đình, cơ quan và các khu vui chơi giải trí.
Đối với hộ gia đình: Đối tượng này nuôi cá với mục đích là giải trí và trang trí nội thất trong gia đình. Quy mô nuôi thường nhỏ, có thể là nuôi bằng bể kính trong phòng khách hoặc nuôi trong hồ nhỏ kết hợp với non bộ ngoài sân vườn. Loại cá được các hộ gia đình thường nuôi là: cá rồng, cá đĩa, cá vàng, cá chép và các loại cá thuộc họ cá khổng tước (bảy màu, cá kiếm, cá hắc mô ni...). Số lượng nuôi của mỗi hộ thường không nhiều, đối với các loại cá cao cấp như cá Rồng, cá đĩa thì mỗi hộ chỉ nuôi một cặp cá còn các loại cá bình dân như cá bảy màu, cá kiếm, cá sặc, xê can tứ vân.. thì mỗi hộ thường nuôi khoảng 10 – 20 đôi cá, cá chép thì nuôi từ 2 – 4 đôi .
Đối với các cơ quan công sở: Đối tượng này nuôi cá với mục đích trang trí nội thất cho cơ quan, các loại cá chủ yếu được nuôi là những loại cá không cần chăm sóc cầu kỳ và có sức sống khoẻ như: cá vàng, cá chép...
Đối với các khu du lịch: Mục đích của việc nuôi cá ở đây là phục vụ cho hoạt động kinh doanh dịch vụ của cơ sở. Các khu du lịch này số lượng ít nhưng lượng tiêu thụ thì rất nhiều. Họ thường nuôi các giống cá chép, cá vàng ở các hồ trong khu du lịch, số lượng trên mỗi hồ có thể lên tới hàng ngàn con.
chương ii. khả năng và quy trình sản xuất
cá cảnh
i. Nguồn cung cấp giống.
1. Nguồn cung cấp trong nước.
Nước ta là một nước nhiệt đới có điều kiện tự nhiên phong phú và đa dạng nhiều sông, hồ thuận lợi cho chăn nuôi và nhân giống cá cảnh do vậy nguồn cung cấp cá cảnh cũng rất dồi dào và phong phú. Nguồn cung cấp cá cảnh trong nước chủ yếu được chia làm hai loại: nguồn cá nhân tạo và nguồn đánh bắt từ tự nhiên.
1.1. Nguồn cung cấp nhân tạo.
Nguồn này chủ yếu là cung cấp những loài cá đã được thuần dưỡng và có khả năng sinh đẻ trong điều kiện nhân tạo như Cá Vàng và cá cảnh nhiệt đới.
Trong đó cá Vàng có tới 6 chủng loại lớn, mỗi chủng loại bao gồm hàng chục loại cá khác nhau:
+ Cá Vàng Cỏ: đây là loại cá vàng được thuần dưỡng sớm nhất. Đặc trưng của cá vàng cỏ là thân hình thon, dẹt, có vây lưng, bề ngoài trông giống cá chép.
+ Cá Vàng vân hoa: đây là loại cá vàng cỏ biến dị, hình thể ngắn, tròn...có các loại đặc trưng như: cá vàng mào đỏ, ngũ hoa, mào mềm thân đỏ trắng, đầu mào đỏ... có khoảng trên 15 loại cá vàng vân hoa.
+ Cá Vàng vẩy trân châu: đầu cá nhọn, bụng bành to, chân ngắn tròn. Cá vàng vẩy trân châu có hai loại: loại đuôi to và loại đuôi ngắn đầu nhọn, vây ngắn, người tròn, là loại cá quý. Thân cá có màu trân châu đỏ, trân châu tím, vàng, trắng, trân châu hoa mềm, trân châu đỏ mang lật... có ít nhất trên 8 loại cá vàng vẩy trân châu khác nhau.
+ Cá Vàng mắt rồng: là loại cá đại diện cho giống cá vàng, một trong những loại chủ yếu có thân ngắn, đầu bằng mắt lồi tròn như mắt rồng, vẩy tròn, vây sau bụng và vây đuôi dài. Vây ngực hình tam giác, vây lưng cao. Đuôi cá có hình đuôi bướm, đuôi chim phượng hoàng... Cá Vàng mắt rồng có thể chia ra thành các thể loại như: mắt rồng đỏ, đen, tím, lam, mắt rồng ngũ hoa, mắt rồng hoa tím lam, mắt rồng chu sa, mắt rồng chim hỷ tước... Cá vàng mắt rồng có thể chia ra tất cả là 50 loại khác nhau.
+ Cá Vàng hình trứng: Đây là chủng loại cá vàng lớn, không có vây lưng, thân ngắn béo tròn, đầu tù, mắt và vẩy bình thường. Dựa vào vây cá dài hay ngắn chia ra hai loại: loại Đan phượng mang lật, đầu đỏ, vây dài to và loại Đan phượng mắt có bọng nước, đầu sư tử, vây ngắn tròn, trong đó có loại đầu sư tử đuôi dài, thậm trí đuôi dài hơn chân. Cá vàng hình trứng có khoảng trên 34 loại khác nhau, ví dụ như cá vàng hình trứng “hồng tuyến cầu”, “lam tuyến cầu”, “ngũ hoa tuyến cầu”, Đan phượng ngũ hoa...
Ngoài các chủng loại cá vàng ở trên, cá cảnh nhiệt đới cũng được sản xuất nhiều trong nước. Trong đó phải kể đến các loại cá thuộc họ cá sặc, cá chép, cá khổng tước, cá rô phi, cá tai tượng, cá Ba sa...
+ Họ cá sặc: gồm một số loại như: cá chọi (cá chọi xanh, chọi tím, chọi bã trầu) cá thanh ngọc, cá trân châu (mã giáp, sặc trân châu). Đây là loại cá dễ nuôi và có khả năng gây giống trong môi trường nuôi dưỡng.
+ Họ cá chép: gồm cá ngựa vằn bạch tạng, cá ngựa vằn, cá xê can tứ vân. Những loại cá này đều có màu sắc đẹp, dễ nuôi và nhân giống tốt.
+ Họ cá khổng tước: gồm cá kiếm, cá bảy màu, cá hắc mô ni...
+ Họ cá rô phi: gồm có cá heo lửa, cá Đĩa (đĩa nâu, lam...)... Đây là những giống cá có giá trị kinh tế cao.
+ Họ cá tai tượng: gồm có cá tai tượng
+ Cá Ba sa: ngoài việc nuôi dưỡng để xuất khẩu lấy thịt cá Ba sa con cũng được sử dụng rộng rãi làm cá cảnh do hình dáng bơi gần giống cá Mập.
Nguồn cung cấp các loại cá trên chủ yếu là ở một số vùng trong đồng bằng sông cửu long nơi có điều kiện thuận lợi về mặt nước để nhân giống. Trên địa bàn Hà Nội hiện nay cũng có những nơi chuyên kinh doanh và nhân giống cá cảnh đặc biệt là cá vàng như ở Nghi Tàm quận Tây Hồ. Tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội trong một số nơi người ta cũng ươm nuôi các loại cá có giá trị kinh tế cao như cá Đĩa, cá Rồng, cá Tài Phát vì các loài này không đòi hỏi nhiều về diện tích mặt nước, chúng ta có thể nuôi cá đẻ trong những bể kính có chiều dài khoảng 100 cm *40 cm.
1.2. Nguồn cung cấp tự nhiên.
Đối với một số loại cá không có khả năng sinh đẻ trong điều kiện nhân tạo thì chúng ta phải đánh bắt từ tự nhiên. Các loại cá thường đánh bắt trong tự nhiên như: Hồng long (Red Arowana), cá tỳ bà (đen, đốm, hổ lửa...).
2. Nguồn nhập khẩu.
Cá cảnh nhập khẩu ở nước ta chủ yếu là nhập từ các nước láng giềng như: Thái Lan, Inđônêxia, Trung Quốc, Nhật Bản, Malayxia, Mianma. Do điều kiên thời tiết ở các nước này cũng gần giống của Việt Nam nên cá nhập về dễ thích nghi hơn.
+ Thái Lan: chủ yếu là nhập các loại cá Đĩa, cá Rồng (Thanh long, Platnum Arowana, Green Arowana)
+ Inđônêxia: cung cấp các loại cá Rồng như Hồng long, Kim long và Thanh long.
+ Trung Quốc: cung cấp một số loại cá vàng như cá vàng gấu mèo, loại cá này do viện nông nghiệp tỉnh phúc kiến tạo giống thành công năm 1987.
+ Nhật Bản: cung cấp một số loại cá vàng như cá vàng Lưu Kim, Can Thọ. Ngoài ra còn có cá chép Nhật như chép vẩy rồng.
+ Malaixia, Mianma: cung cấp chủ yếu là cá Rồng (Thanh long).
II. Quy trình sản xuất cá cảnh
Các loại cá cảnh rất đa dạng và phong phú. Mỗi một loài đều có những điều kiện sinh sống khác nhau vì vậy điều kiện nuôi dưỡng cũng khác nhau. Chúng ta chỉ đi sâu vào tìm hiểu quy trình chăn nuôi cá vàng. Trong đó quan trọng nhất là các khâu nuôi cá (nuôi trong bể xi măng, hồ nước tự nhiên) và khâu quản lý cá (cho ăn, chiếu sáng, vệ sinh môi trường nước, phòng bệnh...)
1. Các phương pháp nuôi cá Vàng.
Tuỳ theo quy mô và điều kiện của cơ sở sản xuất mà chúng ta có thể có hai phương pháp nuôi cá vàng kinh doanh như sau: phương pháp nuôi cá trong bể xi măng và nuôi cá trong hồ tự nhiên.
1.1. Phương pháp nuôi cá trong bể xi măng.
Đây là phương pháp dành cho các cơ sở sản xuất quy mô nhỏ và vừa. Đối với phương pháp này ngoài cá vàng ra Chúng ta có thể nuôi các loại cá khác như cá kiếm, cá bảy màu, hắc mô ni...
Dựa vào quá trình phát triển, có thể chia cá thành cá bột, cá trưởng thành và cá sinh nở. Căn cứ vào tuổi cá để quản lý, nuôi dưỡng cho phù hợp; đối với mỗi giai đoạn phát triển của cá cần xây dựng bể nuôi cho phù hợp.
1.1.1. Giai đoạn cá trứng (cá mới nở từ trứng).
Giai đoạn này kéo dài khoảng 10 – 20 ngày. Để trứng nở thuận lợi, nuôi cá con sống với kết quả cao nên xây những bể nông, diện tích khoảng 2 m2, mỗi bể chỉ nên cho vào 6 – 7 ổ rong trứng là vừa. Nếu cho quá dày, cá nở nhiều, thiếu dinh dưỡng sẽ gày yếu, dễ chết tỷ lệ sống thấp. đây là giai đoạn đầu nhưng hết sức quan trọng vì nó liên quan đến kết quả một mùa nuôi dưỡng và hiệu quả kinh tế, phải được quan tâm thường xuyên đúng mức.
Nuôi dưỡng cá trứng sau khi trứng nở cần phải có đủ các điều kiện sống thích hợp, mật độ vừa phải. sau khi trứng được thụ tinh 7 ngày, bằng mắt thường đã nhìn thấy cá con dài 0,3 – 0,5 cm, cá dần thành hình, bơi nhẹ nhàng. Khi đã hoàn chỉnh hệ thống tiêu hoá, cá mới có khả năng tự đi kiếm ăn (thời gian trước đó, cá sống bằng chất dinh dưỡng dư trong trứng). Lúc đó, ta phải vớt ngay những trứng hỏng và cá chết để tránh ô nhiễm cho nước.
Sau khi trứng nở ra khỏi trứng 3 – 4 ngày, cá bơi đi kiếm ăn, ta dùng trứng gà hoặc vịt luộc chín lấy lòng đỏ sấy khô nghiền thành bột, cho vào vải thưa, mỗi lần vỗ một chút bột trứng lên mặt nước cho cá ăn. mỗi ngày cho cá ăn hai lần, mỗi lần chừng 60 phút cá mới ăn hết. Thức ăn cho cá nên cho dần từng ít một, cá ăn vừa hết, không cho nhiều quá làm hỏng nước. Trình tự này kéo dài trong khoảng 7 – 10 ngày.
1.1.2. Thao tác thực hành phân chia bể cá trứng.
Khi cá đẻ, trứng bám vào rong xanh không đều, cá nở dễ xảy ra tình trạng cá non quá dày, không đủ dưỡng khí thở, phải ngoi lên mặt nước. Cá bột mới nở thường không rõ màu sắc, phải quan sát kỹ bằng kính lúp kiểm tra độ tụ hội thưa hay dày. nếu mật độ cá vừa phải, ta không cần điều chỉnh.
Nếu thấy mật độ cá bột quá dầy, ta phải san bớt sang bể khác. Cách san cá đơn giản là dùng một chiếc ca bằng men trắng (hoặc ca nhôm) để dễ quan sát, nhẹ nhàng cho mặt ca chìm dần vào nước, rồi dùng loại vợt lưới nhỏ lùa cá vào trong ca, nhẹ nhàng lấy cá ra đưa sang bể có nước tương tự như bể cũ cả về nhiệt độ và thành phần.
Chú ý rót nước từ trong ca ra chậm, gần như để cho cá bột tự bơi ra khỏi ca, dùng ống cao su đưa nước chảy nhẹ nhàng thành tia nhỏ vào bể nuôi. Không được làm đột ngột hoặc để nước chảy quá mạnh làm chết cá. Cứ 2 – 3 ngày lại phải thay nước cho nước nuôi cá sạch với cách làm tương tự.
1.1.3. Chọn cá con.
Dựa vào đặc điểm cá bột và cá con, khi cá dài 1 – 2 cm, đuôi đã rõ, màu sắc đã phân biệt được bằng mắt thường phải tiến hành lựa chọn cá con từ 5 – 6 lần để có được lứa cá tốt như ý.
a). Chọn cá lần 1.
Tiến hành sau 20 ngày kể từ ngày cá nở để phân loại theo hình vây và đuôi, loại bỏ những cá có khuyết tật ở hai bộ phận này, đưa sang nuôi ở bể có độ sâu 30 cm, mật độ 150 con/m2.
b). Chọn cá lần 2.
Mười ngày sau lần chọn thứ nhất, chọn cá lần thứ 2. Lúc này cá dài trên 2 cm, hình thể rõ ràng, đuôi bắt đầu phân nhánh. Lần chọn này xem vây, đuôi, hình thể cá có cân đối hay không, loại những con cá có khuyết tật.
c). Chọn cá lần 3.
Mười ngày sau lần chọn thứ hai, chọn lần thứ ba. Cá đã có độ dài trên 3 cm. Chọn các yêu cầu của lần chọn thứ hai với yêu cầu cao hơn rồi chuyển cá chọn được sang bể sâu 30 cm, mật độ 120 con/cm2.
d). Chọn cá lần 4.
Cá lớn hơn, thể hiện giống theo đặc điểm chủng loại. ngoài hình vây đuôi, cần phân loại theo đặc điểm phối giống, loại trừ những con sai quy cách ra ngoài.
e). Chọn cá lần 5.
Tương tự như lần chọn 4 nhưng quy chế chặt chẽ hơn.
g). Chọn cá lần 6.
Lần chọn này, theo tiêu chuẩn bắt buộc từng loại cá, chọn ra những con cá đạt tiêu chuẩn cao nhất trội hơn hẳn về mặt hình thể, mắt, u thịt, bọng nước, màu sắc để nuôi. Có thể coi đây là khâu chọn thành phẩm, khi thao tác và nuôi dưỡng hết sức cẩn thận, tránh làm tổn thương tới cá.
Từ lần chọn thứ 4, cá đã có thể đem bán trên thị trường. Những lần chọn sau lần thứ sáu là để chuẩn bị cho phối giống, sinh sản, triển lãm...
1.1.4. Mật độ nuôi dưỡng cá.
Từ lần chọn thứ nhất đến những lần sau, qua từng giai đoạn, nội dung chủ yếu cần được quan tâm đúng mức là mật độ, nhiệt độ nước và thức ăn của cá để có thể thu hoạch được từ 80 – 90 % là cá tốt.
Bảng 1. Mật độ thích hợp cho chủng loại cá quý,hiếm
tính bằng con/m2 (độ sâu của nước là 30 cm).
Độ dài thân cá (cm)
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Số lượng (con)
80
60
35
25
15
10
8
5
3
Bảng 2. Mật độ thích hợp nuôi cá bình thường
tính bằng con/m2 (với độ sâu nước 20 – 30 cm).
Độ dài thân cá (cm)
2
5
8
10
12
Số lượng (con)
100
40 --50
25
15
10
Từ hai bảng trên ta thấy mật độ cá thả chênh lệch rất lớn, cần căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể, khả năng nuôi dưỡng, kinh nghiệm chăm sóc và sức lớn đàn cá để chọn ra mật độ phù hợp tối ưu cho từng vùng, loại... trong từng thời điểm.
1.2. Phương pháp nuôi cá trong hồ tự nhiên.
Nuôi cá trong hồ tự nhiên thường diễn ra trên quy mô lớn. Trong hoàn cảnh này, cách nuôi đơn giản hơn, cá sinh trưởng tốt hơn, màu đẹp, quy mô rộng đặc biệt thích hợp với cá vàng cỏ, cá vàng mắt rồng, cá vàng vọng thiên, cá vàng đầu có mũ là những loại cá vốn sống hoang dã, nếu tạo ra một môi sinh nuôi dưỡng phù hợp, cá sẽ sinh trưởng mạnh mẽ và rất có giá trị.
1.2.1. Công việc chuẩn bị trước khi nuôi cá.
Trước khi nuôi cá vàng trong hồ ao ngoài thiên nhiên phải làm sạch môi sinh của cá. Đó là việc loại bỏ những cây cỏ có hại cho cá vàng, những vi sinh và sinh vật không thích hợp chung sống với cá ( cá đen ăn thịt, cua, các vi sinh vật, sinh vật thối rữa gây ô nhiễm nước) và cả việc vét bùn lưu cữu trước 20 – 30 ngày. Trước khi tiến hành thả cá phải lọc sạch nước và khử bẩn bằng vôi sống tôi.
Để chuẩn bị thức ăn cho cá con, 6 – 7 ngày trước khi thả cá phải rắc phân nuôi cỏ, gây vi sinh vật cho cá ăn, tối thiểu 500 kg/mẫu. Trước khi thả cá vào hồ một ngày phải thả vào một chậu giun nước làm mồi ăn cho cá.
Bảng 3. Tiêu chuẩn rắc phân lân, đạm nitơ
(đơn vị 1 kg/mẫu)
Hàm lượng lân
đạm nitơ trong nước (g/lit)
Lượng phân
Phôt pho canxi
9,5% lân
Nitơrat amôn
35% nitơ
Amôni
20% nitơ
0
0,1
0,2
0,3
0,4
0,8
1,2
1,4
1,6
1,8
2,0
3,5
2,8
2,1
1,4
0,7
0,7
0,7
0,7
0,7
0,7
0,7
3,8
3,8
3,4
3,4
3,1
2,3
1,9
1,5
1,1
0,8
0,4
6,7
6,7
6,0
6,0
5,3
4,0
3,3
2,7
2,7
1,3
0,7
1.2.2. Phương pháp thả cá và lựa chọn giống cá thả trong hồ ao.
Hồ ao nuôi cá có diện tích lớn lại ở ngoài thiên nhiên nên chịu sự chi phối của thiên nhiên. Vì vậy, cá thả ở đây phải chọn loại cá khoẻ, đủ sức chịu đựng, sống mạnh mẽ như cá vàng cỏ, cá mắt rồng, cá vàng đầu có mũ, cá vàng vọng thiên, cá vàng đầu sư tử. Có thể thả 2 – 3 loại cùng một hồ ao, hoặ