Trước tình hình ô nhiễm môi trường nghiêm trọng như hiện nay thì yêu cầu về quản lí và BVMT càng trở nên bức thiết, cần có những công cụ hiệu quả để tăng cường quản lí và bảo vệ môi trường. Ở nước ta hiện nay, phí BVMT được coi là một trong các công cụ kinh tế hữu hiệu và là một bước tiến hết sức quan trọng trong công tác quản lí và BVMT. Bài viết dưới đây sẽ đề cập đến một số vấn đề lí luận ( vai trò, mục đích, ý nghĩa) và các quy định của pháp luật hiện hành về phí bảo vệ môi trường:
18 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 3445 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số vấn đề lí luận và pháp luật về phí bảo vệ môi trường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
PHẦN TRANG
A) Đặt vấn đề:…………………………………………………………………
B) Giải quyết vấn đề…………………………………………………………..
I) Một số vấn đề lí luận về phí BVMT…………………………………….
1) Một số khái niệm:……………………………………………………..
2) Phân biệt giữa phí BVMT và thuế MT
3) Vai trò của phí BVMT :……………………………………………….
4) Mục đích của phí BVMT:…………………………………………….
5) Ý nghĩa của phí BVMT:………………………………………………
II) Các quy định của pháp luật về phí BVMT…………………………….
1) Các quy định về phí BVMT:…………………………………………
1.1 Quy định về phí BVMT đối với nước thải…………………………
1.2 Quy định về phí BVMT đối với chất thải rắn ……………………..
1.3 Quy định về phí BVMT đối với hoạt động khai thác khoáng sản….
1.4 Dự kiến quy định về phí BVMT đối với khí thải…………………
2) Thực tiễn áp dụng và một số kiến nghị đối với pháp luật về phí
BVMT ở Việt Nam hiện nay......……………...………………………….
C) Kết luận…………………………………………………………………...
Danh mục tài liệu tham khảo…………………………………………….
Phụ lục X
(*) Bài viết có sử dụng một số cụm từ viết tắt:
BVMT: Bảo vệ môi trường;
NTCN: Nước thải công nghiệp;
NTSH: Nước thải sinh hoạt;
A) ĐẶT VẤN ĐỀ:
Trước tình hình ô nhiễm môi trường nghiêm trọng như hiện nay thì yêu cầu về quản lí và BVMT càng trở nên bức thiết, cần có những công cụ hiệu quả để tăng cường quản lí và bảo vệ môi trường. Ở nước ta hiện nay, phí BVMT được coi là một trong các công cụ kinh tế hữu hiệu và là một bước tiến hết sức quan trọng trong công tác quản lí và BVMT. Bài viết dưới đây sẽ đề cập đến một số vấn đề lí luận ( vai trò, mục đích, ý nghĩa) và các quy định của pháp luật hiện hành về phí bảo vệ môi trường:
B) GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
I) MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ PHÍ BVMT:
1) Một số khái niệm:
- Môi trường: bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật.( khoản 1 điều 3 luật BVMT năm 2005)
-Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp; phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường, ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học.( khoản 3 điều 3 luật BVMT năm 2005)
- Phí là khoản thu của ngân sách nhà nước nhằm bù đắp một phần khoản chi đầu tư, bảo dưỡng các công trình công cộng, và duy trì các hoạt động của nhà nước. ( Giáo trình luật tài chính – trường đại học luật Hà Nội)
- Phí BVMT là khoản tiền mà tổ chức, hộ gia đình xả thải ra môi trường hoặc có hoạt động làm phát sinh nguồn tác động xấu đối với môi trường phải nộp vào ngân sách nhà nước nhằm đầu tư lại vào hoạt động BVMT.
2) Phân biệt giữa phí BVMT và thuế Môi trường:
Việc áp dụng thuế và phí trong bảo vệ môi trường là những hình thức thể hiện của nguyên tắc “ người gây ô nhiễm phải trả tiền”. Thuế và phí đều là những nguồn thu phải nộp vào ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, thuế và phí BVMT là hai loại nghĩa vụ khác nhau mà chúng ta cần phân biệt:
- Thứ nhất: đặc điểm của thuế và phí không giống nhau. Thuế là khoản thu của ngân sách nhà nước, không mang tính đối giá và hoàn trả trực tiếp, còn phí mang lại tính đối giá và hoàn trả trực tiếp;
- thứ hai: về chức năng, thuế môi trường là một trong các nguồn thu chung của ngân sách nhà nước để dùng cho các hoạt động điều tiết xã hội khác nhau, trong đó có hoạt động BVMT. Còn phí BVMT là nguồn thu của ngân sách nhà nước nhằm đầu tư trực tiếp trở lại cho hoạt động BVMT;
3) Vai trò của phí BVMT:
Là một công cụ kinh tế hiệu quả trong hoạt động bảo vệ môi trường, phí BVMT có vai trò:
- Điều chỉnh hành vi môi trường một cách tự động do mức thải có quan hệ một cách tự động với phí BVMT;
-Tính hiệu quả về chi phí khi với một mức thải nhất định thì phí BVMT đảm bảo được mục tiêu chi phios tối thiểu;
- Khuyến khích hành vi BVMT. Do phí BVMT không chỉ có tác dụng trực tiếp và lâu dài đối với hành vi gây ảnh hưởng tới môi trường của doanh nghiệp mà còn có tác dụng sâu xa tới quá trình nghiên cứu, triển khai , thay đổi và phát triển kĩ thuật, công nghệ sản xuất có lợi cho môi trường.
- Gia tăng nguồn thu nhập phục vụ trở lại cho BVMT và đóng góp ngân sách cho nhà nước.
- Duy trì và chuyển giao hợp lí nguồn lực do định giá các nguồn tài nguyên môi trường, là thành tố quan trọng cho phát triển bền vững và góp phần tích cực cho việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực cũng như chuyển giao chúng cho các thế hệ tương lai. Đối với Việt Nam thì việc đánh giá các tài nguyên môi trường là một công cụ chủ chốt cho phát triển bền vững.
4) Mục đích của phí BVMT:
Theo quan niệm của Việt Nam hiện nay phí BVMT là các khoản thu nhằm bù đắp chi phí của nhà nước cho việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường, việc thực hiện phí môi trường cần phải đạt được hai mục đích cơ bản:
- Làm thay đổi hành vi của người gây ô nhiễm: khuyến khích các tác nhân gây ô nhiễm giảm lượng chất gây ô nhiễm thải ra môi trường, hướng tới hành vi thân thiện, bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp, hộ gia đình…
- Tăng nguồn thu nhập cho ngân sách nhà nước để chi cho những hoạt động đầu tư, khắc phục cải thiện môi trường .
5) Ý nghĩa của phí BVMT:
- Phí BVMT thể hiện sự quan tâm của nhà nước đến lĩnh vực MT, phù hợp với xu thế phát triển của thế giới: phí BVMT là một trong các quy định của pháp luật phát huy được hiệu quả sự quan tâm của nhà nước, góp phần BVMT. Nhà nước đã xây dựng các quy định về Phí BVMT đối với từng loại hình như: phí BVMT đối với nước thải, phí BVMT đối với chất thải rắn…v.v. Những quy định này đã tạo điều kiện cho môi trường nước ta được quan tâm, được giữ gìn, được bảo vệ tốt hơn, tiến đến môi trường Xanh- Sạch- Đẹp phục vụ cuộc sống con người;
- Phí BVMT thể hiện sự liên kết chặt trẽ giữa môi trường với phát triển: phí BVMT là một trong những biểu hiện rõ nét của phạm trù phát triển bền vững, lợi ích kinh tế đi đôi với lợi ích môi trường;
- Phí BVMT góp phần giáo dục, nâng cao ý thức của người dân và doanh nghiệp về BVMT: Môi trường ảnh hưởng tới bất cứ cá nhân nào vì vậy việc BVMT không chỉ là việc của quốc gia, cộng đồng mà phải được coi là công việc của từng cá nhân cụ thể . Việc đặt ra phí BVMT không chỉ ảnh hưởng tới kinh tế của các đối tượng nộp phí mà còn tác động đến tâm lí và nhận thức của họ, giúp họ hiểu được tác hại của việc xả thải ra môi trường từ đó có ý thức hơn trong việc xả thải cũng như BVMT.
II) CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ PHÍ BVMT:
1) Các quy định của pháp luật về phí BVMT:
Điều 113 luật bảo vệ môi trường năm 2005 quy định về phí BVMT như sau:
“1. Tổ chức, cá nhân xả thải ra môi trường hoặc có hoạt động làm phát sinh nguồn tác động xấu đối với môi trường phải nộp phí bảo vệ môi trường.
2. Mức phí bảo vệ môi trường được quy định trên cơ sở sau đây:
a) Khối lượng chất thải ra môi trường, quy mô ảnh hưởng tác động xấu đối với môi trường;
b) Mức độ độc hại của chất thải, mức độ gây hại đối với môi trường;
c) Sức chịu tải của môi trường tiếp nhận chất thải.
3. Mức phí bảo vệ môi trường được điều chỉnh theo lộ trình phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và yêu cầu bảo vệ môi tr ường của từng giai đoạn phát triển của đất nước.
4. Toàn bộ nguồn thu từ phí bảo vệ môi trường được sử dụng đầu tư trực tiếp cho việc bảo vệ môi trường.
5. Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng, trình Chính phủ quy định các loại phí bảo vệ môi trường.”
Ngoài ra pháp luật còn có các quy định chi tiết về phí BVMT trên từng lĩnh vực như:
+ Quy định về phí BVMT đối với nước thải;
+ Quy định về phí BVMT đối với chất thải rắn;
+ Quy định về phí BVMT đối với hoạt động khai thác khoáng sản;
Sắp tới có thể pháp luật sẽ đưa ra quy định về phí BVMT đối với khí thải. Các quy định cụ thể như sau:
1.1 Quy định về phí BVMT đối với nước thải:
Cùng với Nghị quyết số 41/NQ – TW của Bộ Chính trị, Chiến lược BVMT quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, Luật BVMT năm 2005, phí BVMT đối với nước thải được quy định theo Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/6/2003, nay được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 04/2007/NĐ-CP ngày 08/11/2007 và nghị định 26/2010/ NĐ-CP ngày 22/3/2010 của chính phủ. Nội của quy định này như sau:
- Các tổ chức, hộ gia đình phải nộp phí BVMT đối với nước thải công nghiệp ( NTCN) và nước thải sinh hoạt ( NTSH) trong đó khoản 2 và khoản 3 điều 2 nghị định 67/2003/NĐ-CP quy định:
“2. Nước thải công nghiệp là nước thải ra môi trường từ các cơ sở sản xuất công nghiệp, cơ sở chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản.
3. Nước thải sinh hoạt là nước thải ra môi trường từ các hộ gia đình, tổ chức khác không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều này.”
Không thu phí BVMT trong các trường hợp: Nước xả ra từ các nhà máy thủy điện, nước tuần hoàn trong các nhà máy điện; Nước biển dùng vào sản xuất muối xả ra; Nước thải sinh hoạt của hộ gia đình ở địa bàn đang được Nhà nước thực hiện chế độ bù giá để có giá nước phù hợp với đời sống kinh tế - xã hội; Nước thải sinh hoạt của hộ gia đình ở các xã thuộc vùng nông thôn và những nơi chưa có hệ thống cấp nước sạch.( theo điều 4 nghị định 67/2003/ NĐ-CP).
- Mức thu phí BVMT đối với nước thải được tính như sau:
+ Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt được tính theo tỷ lệ phần trăm (%) trên giá bán của 1m3 (một mét khối) nước sạch, nhưng tối đa không quá 10% (mười phần trăm) của giá bán nước sạch chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng. Đối với nước thải sinh hoạt thải ra từ các tổ chức, hộ gia đình tự khai thác nước để sử dụng (trừ hộ gia đình ở những nơi chưa có hệ thống cấp nước sạch), thì mức thu được xác định theo từng người sử dụng nước, căn cứ vào số lượng nước sử dụng bình quân của một người trong xã phường nơi khai thác và giá cung cấp 1m3 nước sạch trung bình tại địa phương.( đọc khoản 1 điều 6 nghị định 67/2003/NĐ-CP)
+ Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp tính theo từng chất gây Ô nhiễm được quy định theo bảng phụ lục V (đính kèm cuối bài viết)
- Số phí BVMT được xác định theo tính toán về khối lượng chất gây ô nhiễm có trong nước thải công nghiệp, việc tính toán này phải dựa trên căn cứ là “định mức phát thải” của chất gây ô nhiễm do bộ Tài nguyên và Môi trường công bố hoặc dựa trên kết quả đo đạc, phân tích của cơ quan có thẩm quyền. Tại thông tư liên tịch số 106/2007/TTLT/BTC-BTN&MT ngày 06/09/2007 của bộ tài chính và bộ TN&MT đã có những hướng dẫn tính toán khối lượng chất gây ô nhiễm NTCN.
- Số tiền Phí BVMT đối với nước thải thu được sẽ được quản lí,sử dụng như sau:
+ Để lại một phần số phí thu được cho cơ quan, đơn vị trực tiếp thu phí để trang trải chi phí cho việc thu phí; trang trải chi phí đánh giá, lấy mẫu phân tích nước thải đối với nước thải công nghiệp phục vụ cho việc thu phí hoặc điều chỉnh định mức phát thải của chất gây ô nhiễm".( khoản 2 điều 1 nghị định 04/ 2007/NĐ-CP)
+ Phần còn lại nộp 100% vào ngân sách địa phương để sử dụng cho việc bảo vệ môi trường, đầu tư mới, nạo vét cống rãnh, duy tu, bảo dưỡng hệ thống thoát nước tại địa phương, bổ sung vốn hoạt động cho Quỹ Bảo vệ môi trường của địa phương, trả nợ vay đối với các khoản vay của các dự án thoát nước thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương”.(điều 1 nghị định 26/2010/NĐ-CP)
1.2) Quy định về phí BVMT đối với chất thải rắn:
Ngày 29/11/2007 Chính Phủ đã ban hành nghị định số 174/2007/NĐ- CP về phí BVMT đối với chất thải rắn. Các nội dung chính của nghị định này như sau:
-Các tổ chức, cá nhân có thải chất thải rắn bao gồm chất thải rắn thông thường và chất thải rắn nguy hại, được thải ra từ quá trình sản xuất kinh doanh, dịch vụ hoặc các hoạt động khác phải nộp phí BVMT đối với chất thải rắn. Việc phân loại chất thải rắn thông thường và chất thải rắn nguy hại căn cứ theo quy định tại nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 của chính phủ về quản lí chất thải rắn
+ Không thu phí BVMT đối với chất thải rắn thông thường phát thải trong sinh hoạt của cá nhân và hộ gia đình.
+ Không áp dụng thu phí BVMT đối với chất thải rắn đối với những đối tượng đã tự xử lý hoặc ký hợp đồng dịch vụ xử lý chất thải rắn đảm bảo tiêu chuẩn môi trường theo quy định của pháp luật.
- Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn thông thường phát thải từ hoạt động của cơ quan, cơ sở kinh doanh, dịch vụ, cơ sở sản xuất công nghiệp, làng nghề không quá 40.000 đồng/tấn; chất thải rắn nguy hại: không quá 6.000.000 đồng/tấn. Mức thu phí cụ thể do hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định.( điều 5; 6 nghị định174/2007/NĐ- CP)
- Việc quản lí, sử dụng khoản thu từ phí BVMT đối với chất thải rắn được thực hiện như sau:
+ Để lại một phần số phí thu được cho cơ quan, đơn vị trực tiếp thu phí để trang trải chi phí cho việc thu phí theo các quy định của pháp lệnh phí và lệ phí cùng các văn bản hướng dẫn thi hành pháp lệnh phí và lệ phí.
+ Phần còn lại là khoản thu ngân sách địa phương hưởng 100% để chi dùng cho các nội dung sau:
. Chi phí cho việc xử lý chất thải rắn đảm bảo tiêu chuẩn môi trường, như: đốt, khử khuẩn, trung hoá, trơ hoá, chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh, đảm bảo có sự kiểm soát chặt chẽ ô nhiễm môi trường phát sinh trong quá trình xử lý chất thải;
. Chi hỗ trợ cho việc phân loại chất thải rắn, bao gồm cả hoạt động tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức của nhân dân trong việc phân loại chất thải rắn ngay tại nguồn;
. Chi hỗ trợ đầu tư xây dựng các bãi chôn lấp, công trình xử lý chất thải rắn, sử dụng công nghệ tái chế, tái sử dụng, xử lý và tiêu huỷ chất thải rắn.
- Đối tượng nộp phí có nghĩa vụ nộp đủ, đúng hạn số tiền phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn cùng với phí vệ sinh cho đơn vị thu phí vệ sinh. Đối tượng nào có hành vi vi phạm các quy định tại Nghị định này( nghị định 174/2007/NĐ-CP0 thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
1.3 Phí BVMT đối với hoạt động khai thác khoáng sản:
Về phí BVMT đối với hoạt động khai thác khoáng sản, ngày 09/11/2005 chính phủ đã ban hành nghị định 137/2005/NĐ-CP quy định về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản và hiện nay đã được thay thế bởi nghị định số 63/2008/NĐ-CP ngày 13/05/2008. Các quy định cụ thể như sau:
- Đối tượng nộp phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản là các tổ chức, cá nhân khai thác các loại khoáng sản bao gồm: đá, Fenspat, sỏi, cát, đất, than, nước khoáng thiên nhiên, sa khoáng titan (ilmenit), các loại khoáng sản kim loại, quặng apatít, dầu thô và khí thiên nhiên.
- Mức thu phí BVMT đối với khai thác khoáng sản được quy định như sau:
+ Dầu thô: 100.000 đồng/tấn; khí thiên nhiên: 200 đồng/m3.
+ Đối với khoáng sản khác được tính theo bảng phụ lục X ( được đính kèm ở cuối bài viết)
- Phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản, không kể dầu thô và khí thiên nhiên là khoản thu ngân sách địa phương hưởng 100% để hỗ trợ cho công tác bảo vệ và đầu tư cho môi trường tại địa phương nơi có hoạt động khai thác khoáng sản, theo các nội dung cụ thể sau đây:
+ Phòng ngừa và hạn chế các tác động xấu đối với môi trường tại địa phương nơi có hoạt động khai thác khoáng sản;
+ Khắc phục suy thoái, ô nhiễm môi trường do hoạt động khai thác khoáng sản gây ra;
+ Giữ gìn vệ sinh, bảo vệ và tái tạo cảnh quan môi trường tại địa phương nơi có hoạt động khai thác khoáng sản.
- Phí bảo vệ môi trường đối với dầu thô và khí thiên nhiên là khoản thu ngân sách trung ương hưởng 100% để hỗ trợ cho công tác bảo vệ và đầu tư cho môi trường theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường và Luật Ngân sách nhà nước.
- Nghĩa vụ của đối tượng nộp phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản: Đăng ký nộp phí với cơ quan Thuế trực tiếp quản lý theo quy định trong thời gian chậm nhất là 10 ngày làm việc, kể từ ngày được phép khai thác khoáng sản; Chấp hành đầy đủ chế độ chứng từ, hoá đơn, sổ kế toán theo quy định của Nhà nước áp dụng đối với từng loại đối tượng…..các nghĩa vụ khác được quy định tại điều 7 nghị định 63/2008/NĐ-CP.
1.4) Quy định về phí BVMT đối với khí thải:
Ngoài 3 khoản phí bảo vệ môi trường nêu trên, hiện đang có chính sách phí xăng dầu,thu đối với xăng các loại, dầu diesel, dầu hỏa, dầu mazút, dầu mỡ nhờn. Số thu từ phí xăng dầu được phân chia theo tỷ lệ phần trăm giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương.
Sắp tới, một số chất gây ô nhiễm môi trường khác (Bụi lơ lửng, lưu huỳnh dioxit, oxit nitơ, cacbon oxit... ) do các cá nhân, tổ chức sử dụng máy móc thải ra sẽ phải chịu phí bảo vệ môi trường với giá từ 1000 - 7000đ/kg tuỳ theo môi trường và mức độ thải ra. Đó là một trong những nội dung tại Hội thảo tham vấn Dự thảo Nghị định phí bảo vệ môi trường đối với khí thải và Thông tư hướng dẫn thực hiện do Viện Chiến lược Chính sách (CLCS) tài nguyên môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức ngày 17/6/2008, tại thành phố Đà Nẵng. Qua đó, các đại biểu đều thống nhất là cần lấy nguồn thu từ phí bảo vệ môi trường để tái đầu tư bảo vệ môi trường, góp phần ngăn chặn tình trạng xuống cấp của không khí như hiện nay.
Tiến sĩ Nguyễn Trung Thắng, Viện CLCS tài nguyên môi trường đề xuất một số chất gây ô nhiễm cần chịu phí như: Bụi lơ lửng; lưu huỳnh dioxit; oxit nitơ; cacbon oxit... Theo đó, tuỳ theo môi trường là đô thị lớn hay ở vùng nông thôn và mức độ thải ra môi trường thì các cá nhân, tổ chức sử dụng máy móc thiết bị, phương tiện giao thông vận tải, dùng nguyên nhiên liệu đốt cháy phát tán ra môi trường gây các cất ô nhiễm như trên sẽ chịu mức phí từ 1.000 đồng đến 7.000 đồng/kg chất gây ô nhiễm có trong khí thải.
Hội thảo cũng đã đề xuất việc thu phí đối với các phương tiện giao thông là qua hệ thốngtính phí của các cơ sở kinh doanh nhiên liệu và sau đó nộp vào kho bạc. Còn các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ có đốt nguyên nhiên liệu phát tán ra môi trường thì trách nhiệm kê khai loại hình, khối lượng nguyên nhiên liệu, trình độ công nghệ và mức độ xử lý, giảm thiểu khí thải gửi Sở Tài nguyên và Môi trường nơi thải khí và có trách nhiệm nộp phí khí thải. Bên cạnh đó, đại diện một số doanh nghiệp kiến nghị là để đảm bảo công bằng trong việc nộp phí khí thải, các cơ quan chức năng cần kiểm tra độ thải khí độc hại ra môi trường. Nếu những doanh nghiệp đầu tư hệ thống xử lý khí thải đạt yêu cầu đảm bảo về bảo vệ môi trường thì cần được hoàn thuế khí thải đã thu trước đó qua các cơ sở kinh doanh nguyên nhiên liệu hoặc sở Tài Nguyên và Môi trường.(#). Vấn đề này hiện nay đã được Quốc Hội đưa ra xem xét.
2) Những bất cập, nguyên nhân và giải pháp trong thực hiện các quy định về phí BVMT:
* Những bất cập:
Việc thực hiện các quy định của pháp luật về thu và nộp phí BVMT đã đạt được một số kết quả đáng kể, nhưng bên cạnh đó vẫn còn tồn tại những hạn chế:
- Việc thu phí BVMT chưa được thực hiện đầy đủ trên quy mô toàn quốc cụ thể như mới chỉ có 45/64 tỉnh thành phố trên cả nước thực hiện việc thu phí đối với nước thải…
- Việc thu phí BVMT còn gặp nhiều khó khăn với số phí thu được còn thấp. Một số thành phố lớn là trung tâm công nghiệp lớn của cả nước nhưng chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa triệt để công tác thu phí thể hiện qua việc số phí thu được còn thấp so với quy mô phát triển công nghiệp tại địa phương;
- Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh né tránh, không chịu kê khai, kê khai thấp hơn và có những trường hợp chây ì không chịu nộp phí BVMT. Ví dụ như Trường hợp Công ty TNHH Nikkso Việt Nam (KCX Tân Thuận) là một điển hình. Theo Chi cục Bảo vệ môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM, căn cứ theo N