Nhượng quyền thương mại là phương thức kinh doanh đang phổ biến và lan rộng khắp nơi trên thế giới. Theo thống kê năm 2001, tại Mỹ có khoảng 800.000 cơ sở kinh doanh theo phương thức franchise với hơn 10 triệu nhân công và 625 tỷ USD doanh số. Vào năm 1999, tại Trung Quốc có 974 bên nhượng franchise với khoảng 14.000 cơ sở kinh doanh nhận franchise đạt doanh số chiếm 4,5 % tổng doanh số bán hàng toàn quốc. Trong hai năm 2002 và 2003 số nhận franchise là 70.000, doanh số bán hàng của các cơ sở này chiếm 7,8% doanh số toàn quốc [5].
Với đà tăng trưởng 20%/năm hiện nay, Việt Nam có tiềm năng để trở thành thị trường hấp dẫn cho NQTM, chắc chắn số lượng hệ thống nhượng quyền ở Việt Nam không chỉ dừng lại ở con số 70 như bây giờ mà sẽ còn mở rộng hơn nữa đặc biệt sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Để có thể hội nhập thành công một điều kiện tiên quyết đối với các doanh nghiệp Việt Nam là cần tìm hiểu, nghiên cứu các thuận lợi và thách thức của hệ thống kinh doanh đặc thù này trước khi quyết định kí kết hợp đồng để tham gia mô hình kinh doanh nhượng quyền thương mại.
Hợp đồng nhượng quyền thương mại là hình thức pháp lý thực hiện hoạt động nhượng quyền thương mại, là căn cứ pháp luật quan trọng nhất và cũng là căn cứ hợp tác kinh doanh của hai bên, đó là cơ sở làm phát sinh quyền và nghĩa vụ các bên đồng thời là căn cứ giải quyết tranh chấp giữa các bên. Mặt khác đó cũng là cơ sở để nhà nước có thể quản lý hoạt động nhượng quyền trên lãnh thổ Việt Nam, có thể nói hợp đồng nhượng quyền thương mại đóng vai trò rất quan trọng trong quan hệ nhượng quyền giữa các chủ thể. Chính vì vậy việc nghiên cứu “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hợp đồng nhượng quyền thương mại ở Việt Nam” rất cần thiết và quan trọng, có ý nghĩa sâu sắc về cả mặt lý luận và thực tiễn
54 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1949 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hợp đồng nhượng quyền thương mại ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nhượng quyền thương mại là phương thức kinh doanh đang phổ biến và lan rộng khắp nơi trên thế giới. Theo thống kê năm 2001, tại Mỹ có khoảng 800.000 cơ sở kinh doanh theo phương thức franchise với hơn 10 triệu nhân công và 625 tỷ USD doanh số. Vào năm 1999, tại Trung Quốc có 974 bên nhượng franchise với khoảng 14.000 cơ sở kinh doanh nhận franchise đạt doanh số chiếm 4,5 % tổng doanh số bán hàng toàn quốc. Trong hai năm 2002 và 2003 số nhận franchise là 70.000, doanh số bán hàng của các cơ sở này chiếm 7,8% doanh số toàn quốc [5].
Với đà tăng trưởng 20%/năm hiện nay, Việt Nam có tiềm năng để trở thành thị trường hấp dẫn cho NQTM, chắc chắn số lượng hệ thống nhượng quyền ở Việt Nam không chỉ dừng lại ở con số 70 như bây giờ mà sẽ còn mở rộng hơn nữa đặc biệt sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Để có thể hội nhập thành công một điều kiện tiên quyết đối với các doanh nghiệp Việt Nam là cần tìm hiểu, nghiên cứu các thuận lợi và thách thức của hệ thống kinh doanh đặc thù này trước khi quyết định kí kết hợp đồng để tham gia mô hình kinh doanh nhượng quyền thương mại.
Hợp đồng nhượng quyền thương mại là hình thức pháp lý thực hiện hoạt động nhượng quyền thương mại, là căn cứ pháp luật quan trọng nhất và cũng là căn cứ hợp tác kinh doanh của hai bên, đó là cơ sở làm phát sinh quyền và nghĩa vụ các bên đồng thời là căn cứ giải quyết tranh chấp giữa các bên. Mặt khác đó cũng là cơ sở để nhà nước có thể quản lý hoạt động nhượng quyền trên lãnh thổ Việt Nam, có thể nói hợp đồng nhượng quyền thương mại đóng vai trò rất quan trọng trong quan hệ nhượng quyền giữa các chủ thể. Chính vì vậy việc nghiên cứu “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hợp đồng nhượng quyền thương mại ở Việt Nam” rất cần thiết và quan trọng, có ý nghĩa sâu sắc về cả mặt lý luận và thực tiễn
2. Đối tượng và mục đích nghiên cứu của đề tài
Đề tài nghiên cứu một số vấn đề lý luận về nhượng quyền thương mại nói chung và hợp đồng nhượng quyền thương mại nói riêng, đồng thời nghiên cứu một số nét cơ bản về hệ thống pháp luật Việt Nam về hợp đồng nhượng quyền thương mại, kết hợp với việc xem xét thực trạng hoạt động nhượng quyền thương mại ở Việt Nam. Trên cơ sở đó đưa ra một số đánh giá và kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy phạm pháp luật điều chỉnh hợp đồng nhượng quyền thương mại ở Việt Nam.
3. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn lấy phương pháp duy vật Mac- Lênin làm phương pháp chủ đạo trong quá trình nghiên cứu đề tài. Ngoài ra luận văn còn sử dụng một số phương pháp khác không thể thiếu trong nghiên cứu khoa học pháp lý như phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp đối chiếu so sánh, phương pháp liệt kê…các phương pháp này được sử dụng đan xen lẫn nhau để có thể xem xét một cách toàn diện các vấn đề lý luận và thực tiễn về hợp đồng nhượng quyền thương mại.
4. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, bố cục của luận văn gồm:
Chương I: Một số vấn đề lý luận về nhượng quyền thương mại và hợp đồng nhượng quyền thương mại
Chương II: Pháp luật về hợp đồng nhượng quyền thương mại ở Việt Nam và kinh nghiệm pháp luật quốc tế
Chương III: Thực trạng hoạt động nhượng quyền thương mại ở Việt Nam. Một số đánh giá và kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam về hợp đồng nhượng quyền thương mại
CHƯƠNG I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI
VÀ HỢP ĐỒNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI
1. Nhượng quyền thương mại
1.1. Lịch sử hình thành NQTM
NQTM tuy mới được biết đến ở Việt Nam khoảng 15 năm trở lại đây nhưng nó là khái niệm rất phổ biến trên thế giới với lịch sử phát triển khá lâu đời.
Cách đây hàng trăm năm NQTM đã xuất hiện ở châu âu và sau đó lan rộng, bùng nổ ở Mỹ, từ franchise có nguồn gốc từ “franc” trong tiếng Pháp có nghĩa là “sự tự do”. Vào thời đó bên nhượng quyền là một người rất quan trọng, được trao quyền hạn và quyền tự do để thay mặt nhà nước điều hành triển khai các luật lệ tại một số các lãnh thổ nhất định. Khái niệm trao quyền này sau đó được áp dụng trong ngành kinh doanh và khu vực kinh tế tư nhân.
Trước thế chiến thứ 2, NQTM phát triển ồ ạt trong các trạm xăng dầu và gara buôn bán xe hơi, về thực chất đây chỉ là hình thức nhượng quyền phân phối sản phẩm, các đại lý xăng dầu hay gara xe hơi được cấp giấy phép dưới tên một thương hiệu nào đó tuy nhiên họ không phải trả khoản phí nhượng quyền nào. Điều kiện duy nhất để các đại lý được hoạt động là phải mua sản phẩm độc quyền cung cấp bởi chủ thương hiệu mà thôi.
Sau chiến tranh thế giới thứ 2, mô hình kinh doanh này mới thật sự bùng nổ và trở nên phổ biến đặc biệt đối với các mặt hàng dich vụ bán lẻ, phân phối, nhà hàng, chuỗi khách sạn. Phương thức nhân rộng mô hình kinh doanh này phát triển mạnh nhất ở Mỹ từ khoảng thập niên 90, vào năm 1994, 35% của tổng doanh số bán lẻ tại Mỹ là từ các cửa hàng nhượng quyền. Theo số liệu thống kê năm 2001 có khoảng 800.000 cở sở kinh doanh NQTM, hoạt động nhượng quyền tạo ra gần 10 triệu chỗ làm và chiếm đến 7.4% tổng lực lượng lao động, chiếm 5% tổng số tiền lương trong khối kinh tế tư nhân. Khối lượng hàng hóa và dịch vụ mà lĩnh vực này tạo ra hàng năm là khoảng 630 tỷ USD, chiếm 3.9% tổng số lượng hàng hóa, dịch vụ trong khu vực kinh tế tư nhân Hoa Kỳ (nguồn: nghiên cứu tác động kinh tế của hoạt động NQTM - thực hiện bởi quỹ giáo dục hiệp hội nhượng quyền quốc tế IFA). Ngày nay, một số tiểu bang của Mỹ đã có luật bắt buộc bất kỳ công ty tư nhân nào muốn tham gia thị trường chứng khoán phải có đăng kí nhượng quyền.
Khái niệm NQTM mới xuất hiện ở Việt Nam từ năm 1990 và đến nay có khoảng 70 hệ thống nhượng quyền nhưng hoạt động này đã từng bước khẳng định vai trò của mình đối với sự phát triển kinh tế VN. Giờ đây người tiêu dùng đã quen thuộc với các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới như KFC, DIMAL, QUALITEA, cho đến nay một số thương nhân VN đã kinh doanh khá thành công theo mô hình này (điển hình là cà phê Trung Nguyên, Phở 24 và bakerry Kinh Đô), và các doanh nghiệp có tiềm năng khác cũng đang khẩn trương chuẩn bị để chuyển nhượng quyền thương mại. Khái niệm này cũng đã được các trường đại học về kinh tế đưa vào giảng dạy chính thức, một số buổi hội thảo do các doanh nghiệp kinh doanh nhượng quyền đã được tổ chức như hội chợ triển lãm về frachise tổ chức bởi Vina capital tại TPHCM 06/2005; hội thảo về frachise tổ chức bởi trung tâm xúc tiến thương mại (ITPC) và công ty Việt Âu tại khách sạn New Word 12/2005, nhằm trao đổi kinh nghiệm giữa các thương nhân. Điều đó cho thấy khái niệm NQTM đã được đề cập đến rất nhiều trong thời gian gần đây. Mặt khác, theo đánh giá của các chuyên gia, hiện nay Việt Nam đã gia nhập WTO thì NQTM sẽ tiếp tục phát triển mạnh và bùng nổ, cũng theo họ để Việt Nam có thể hội nhập kinh tế thế giới một các nhanh chóng thì NQTM là con đường tốt nhất và rất phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam hiện nay.
1.2. Khái niệm, đặc điểm, phân loại và ý nghĩa của NQTM
1.2.1. Khái niệm NQTM
Tuy có lịch sử phát triển lâu dài nhưng đến nay trên thế giới vẫn chưa có khái niệm thống nhất về NQTM. Mỗi quốc gia đưa ra khái niệm khác nhau phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội và quan điểm lập pháp của nước mình.
Định nghĩa của Uỷ ban thương mại liên minh Hoa Kỳ nhấn mạnh tới việc bên giao quyền kinh doanh hỗ trợ và kiểm soát bên nhận trong hoạt động kinh doanh, theo đó hoạt động nhượng quyền thương mại được hiểu như sau: “NQTM là thỏa thuận, theo đó bên nhượng quyền có trách nhiệm hỗ trợ đáng kể cho bên nhận quyền trong việc điều hành doanh nghiệp và kiểm soát chặt chẽ phương pháp điều hành doanh nghiệp của bên nhận quyền. Đồng thời bên nhượng quyền phải lisence nhãn hiệu cho bên nhận quyền để phân phối sản phẩm hoặc dịch vụ theo nhãn hiệu hàng hóa của bên nhượng và yêu cầu bên nhận thanh toán một khoản phí tối thiểu” [5]
Theo hiệp hội NQTM quốc tế (IFA) thì: “NQTM là mối quan hệ theo hợp đồng giữa bên giao và bên nhận, theo đó bên giao đề xuất hoặc phải duy trì sự quan tâm liên tục tới doanh nghiệp của bên nhận trên các khía cạnh như bí quyết kinh doanh, đào tạo nhân viên. Bên nhận quyền hoạt động dưới nhãn hiệu hàng hóa, phương thức, phương pháp kinh doanh do bên giao sở hữu hoặc kiểm soát và bên nhận quyền đang và sẽ tiến hành đầu tư đáng kể vốn vào doanh nghiệp bằng nguồn lực của mình”[5]. Theo định nghĩa này vai trò của bên nhận quyền kinh doanh trong việc đầu tư vốn và điều hành doanh nghiệp được đặc biệt nhấn mạnh hơn so với trách nhiệm của bên giao quyền.
Liên minh Châu Âu định nghĩa: “NQTM là tập hợp những quyền sở hữu công nghiệp và sở hữu trí tuệ liên quan đến nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, biển hiệu cửa hàng, giải pháp hữu ích, kiểu dáng, bí quyết hoặc sáng chế sẽ được khai thác để bán sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ tới người sử dụng cuối cùng”[5]. Như vậy có thể thấy cách tiếp cận của liên minh Châu Âu là việc nhấn mạnh quyền của bên nhận quyền khi sử dụng tập hợp các quyền sở hữu trí tuệ
Định nghĩa của Australia là định nghĩa khá toàn diện về NQTM, ngoài việc chỉ ra các đặc điểm đặc trưng khái quát lên bản chất của NQTM còn chỉ ra được một quy trình khá chi tiết và đầy đủ của hoạt động NQTM. Định nghĩa đó như sau[5]: “NQTM là một thỏa thuận một bên (bên nhượng quyền) cấp cho bên khác (bên nhận quyền) quyền thực hiện hoạt động đề nghị giao kết hợp đồng, cung cấp hoặc phân phối hàng hóa hàng hóa hoặc dịch vụ trong lãnh thổ Australia theo hệ thống hoặc kế hoạch kinh doanh mà cơ bản được xác định kiểm soát hoặc đề xuất bởi bên nhượng quyền, theo đó: Việc tiến hành hoạt động kinh doanh được chủ yếu gắn liền với thương hiệu, hoạt động quảng cáo hoặc biểu tượng thương mại của bên nhượng quyền. Trước khi bắt đầu kinh doanh và trong qúa trình kinh doanh, bên nhận quyền phải thanh toán cho bên nhượng quyền một khoản phí NQTM
Đối với Việt Nam khái niệm nhượng quyền thương mại lần đầu tiên được đề cập đến trong pháp luật tại Đ284 luật thương mại 2005, theo quan điểm các nhà làm luật thì: “NQTM là hoạt động thượng mại theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau:
Việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền.
Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.
Qua các định nghĩa trên ta có thể thấy mặc dù quan điểm của các quốc gia về nhượng quyền thương mại là khác nhau nhưng tất cả các định nghĩa trên đều có đặc điểm chung là:
Bên nhận quyền phân phối sản phẩm, cung ứng dịch vụ dưới nhãn hiệu hàng hóa, các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ và theo quy trình kỹ thuật do bên nhượng quyền xây dựng và sở hữu.
Bên nhận quyền phải trả một khoản phí và chấp nhận các điều kiện do bên nhượng quyền quy định (các quy định về tiêu chuẩn hàng hoá, giá sản phẩm, cách bài trí cửa hàng, cung cách phục vụ của nhân viên...)
1.2.2. Các đặc điểm cơ bản của hoạt động NQTM
NQTM là phương thức kinh doanh đặc biệt, mặc dù rất giống với lisence, đại lý thương mại và chuyển giao công nghệ nhưng nó không phải là một trong các phương thức đó, chúng ta có thể nhận biết NQTM qua một số đặc điểm cơ bản của nó như:
Thứ nhất, chủ thể tham gia hoạt động NQTM gồm bên nhượng quyền và bên nhận quyền là các pháp nhân độc lập và hoàn toàn không phụ thuộc với nhau về mặt pháp lý cũng như tài chính. Bên nhận quyền mặc dù kinh doanh dưới thương hiệu của bên nhượng quyền nhưng lại hoàn toàn chủ động trong việc kinh doanh của mình, việc có lãi hay chịu lỗ không liên quan trực tiếp đến bên nhượng quyền. Mặt khác các chủ thể hoạt động NQTM đều là những doanh nghiệp hoàn toàn độc lập về mặt trách nhiệm đối với khách hàng và các đối tác khác trong kinh doanh, vì vậy nó sẽ có địa vị pháp lý ngang nhau khi kinh doanh NQTM
Thứ hai, đối tượng của hoạt động NQTM là vô hình – chính là quyền thương mại _ đó là một thể thống nhất tạo bởi rất nhiều các quyền tài sản khác nhau như quyền sử dụng các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp (nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, bí quyết kỹ thuật...), quyền kinh doanh theo hệ thống vận hành với phương thức quản lý, tiếp thị, đào tạo của bên nhượng quyền.
Thứ ba là mối quan hệ hỗ trợ mật thiết giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền. Bên nhận quyền sử dụng nhãn hiệu hàng hóa, bí quyết kinh doanh của bên nhận quyền để sản xuất, phân phối hàng hóa và cung ứng dịch vụ, đồng thời còn nhận được sự giúp đỡ về mặt kỹ thuật, đào tạo của bên nhượng quyền trong quá trình kinh doanh theo hợp đồng NQTM. Chính vì vậy bên nhượng quyền luôn có quyền kiểm soát đối với hoạt động kinh doanh của bên nhận quyền để đảm bảo tính đồng bộ cho toàn hệ thống nhượng quyền. Ngược lại, bên nhận quyền khi tham gia vào mạng lưới kinh doanh nhượng quyền sẽ phải trả cho bên nhượng quyền các khoản tiền cho việc sử dụng đối tượng NQTM để kinh doanh cũng như các khoản tiền cho các công việc đào tạo, hỗ trợ mà mình nhận được.
Trên đây chỉ là một số đặc điểm cơ bản của nhượng quyền thương mại, tùy theo từng hình thức nhượng quyền cụ thể mà quan hệ nhượng quyền thương mại còn có thể có các đặc điểm khác.
1.2.3. Phân loại NQTM
Theo thông lệ quốc tế, nếu căn cứ vào phạm vi, tính chất của quan hệ nhượng quyền thì NQTM sẽ được chia thành nhượng quyền sản xuất, nhượng quyền phân phối sản phẩm và nhượng quyền phương pháp kinh doanh.
Thứ nhất, nhượng quyền sản xuất: Đây là loại hình NQTM theo đó bên nhận được sử dụng các nguyên liệu đặc thù và có thể là bí quyết kinh doanh để thực hiện việc sản xuất và phân phối sản phẩm dưới tên thương mại và nhãn hiệu của bên giao. Bên giao quyền chỉ cung cấp các nguyên liệu đặc thù, các bí quyết kỹ thuật và cấp lisence quyền sử dụng các đối tượng sở hữu trí tuệ cho bên nhận để tiến hành kinh doanh.
Thứ hai, nhượng quyền phân phối: Đây là loại hình NQTM đơn giản nhất, mà mối quan hệ giữa hai bên chủ thể (bên giao và bên nhận quyền) thực chất là quan hệ giữa nhà cung cấp và nhà phân phối. Theo đó bên nhận quyền chỉ được thực hiện phân phối các sản phẩm do bên giao quyền sản xuất, cung cấp dưới thương hiệu của bên giao quyền mà không nhận được sự giúp đỡ, hỗ trợ nào từ phía bên giao quyền như các hình thức nhượng quyền kinh doanh khác. Có chăng chỉ là việc bên nhận quyền được sử dụng các quyền sở hữu trí tuệ thuộc sở hữu của bên giao quyền như tên thương mại, nhãn hiệu hàng hoá, biển hiệu cửa hàng để kinh doanh. Chính vì vậy, bên nhận quyền cũng tự do hơn trong việc kinh doanh của mình, ít chịu sự kiểm tra, giám sát của bên giao quyền trong quá trình kinh doanh. Hình thức nhượng quyền này được áp dụng rộng rãi vào thời kì trước chiến tranh thế giới thứ 2 và đến nay vẫn còn phổ biến ở các nước phương tây trong các lĩnh vực như kinh doanh trong các trạm xăng dầu, đại lý bán ô tô.
Thứ ba, nhượng quyền phương pháp kinh doanh (nhượng quyền kinh doanh): Đây là hình thức nhượng quyền phổ biến nhất hiện nay, nó là hình thức kinh doanh hội tụ tất cả các đặc trưng của phương thức NQTM. Nhượng quyền kinh doanh không đơn thuần là việc bên giao quyền cho phép bên nhận quyền sử dụng nhãn hiệu, tên thương mại và bí quyết kinh doanh của mình để sản xuất và kinh doanh mà nó còn gồm cả việc chuyển giao kỹ thuật kinh doanh và công thức điều hành quản lý. Bên nhận quyền được phép sử dụng tất cả các quyền đối với đối tượng kinh doanh của bên giao quyền, đó là các quyền đối với nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, bí quyết kinh doanh để kinh doanh. Trong hình thức này, bên giao quyền không thực hiện việc sản xuất và cung cấp sản phẩm cho bên nhận quyền mà thay vào đó là chuyển giao bí quyết kỹ thuật, các trang thiết bị, nguyên liệu đặc thù cho bên nhận quyền để sản xuất, kinh doanh dưới thương hiệu của bên nhượng quyền. Không những vậy, bên nhận quyền còn nhận được sự trợ giúp, hỗ trợ của bên nhượng quyền trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh. Đổi lại bên nhận quyền phải trả cho bên nhượng quyền khoản phí nhượng quyền và các khoản lợi tức được tính hàng năm trong qúa trình hợp đồng NQTM có hiệu lực. Mặt khác bên nhận quyền còn phải tuân thủ tuyệt đối các quy định kỹ thuât, chuẩn mực do bên giao quyền đặt ra. Hình thức nhượng quyền kinh doanh được áp dụng nhiều trong các lĩnh vực khách sạn, nhà hàng ăn uống.
Có thể nói đây là ba hình thức nhượng quyền cơ bản nhất, từ đây có thể phát triển thành nhiều hình thức nhượng quyền khác. Phụ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh của mình mà các bên chọn ra hình thức nhượng quyền thương mại phù hợp để kinh doanh
1.2.4. Ý nghĩa của NQTM
Hoạt động NQTM ngày càng phát triển mạnh mẽ trên phạm vi toàn thế giới là một thực tế cho thấy đó là mô hình kinh doanh rất thành công và được các thương nhân lựa chọn. Đây là phương thức kinh doanh không chỉ mang lại lợi ích cho các bên tham gia mà còn có ý nghĩa to lớn đối với nền kinh tế quốc gia cũng như thế giới.
1.2.4.1. Đối với bên nhượng quyền
Lợi ích đầu tiên mà bên nhượng quyền nhận được khi kinh doanh NQTM là nhân rộng mô hình kinh doanh mà không cần bỏ ra nhiều chi phí. Đây là điều mà bất kì thương nhân nào cũng mong muốn bởi lẽ khi mô hình kinh doanh được nhân rộng đồng nghĩa với thương hiệu của mình sẽ mạnh lên, có chỗ đứng trên thị trường và tăng khả năng cạnh tranh với các thương hiệu khác. Đối với một thương nhân không kinh doanh theo mô hình NQTM thì điều này rất khó khăn bởi chủ thương hiệu sẽ phải tự bỏ ra các khoản chi phí để xây dựng hệ thống cửa hàng của mình, phải tìm hiểu phong tục tập quán địa phương nơi mình định đặt cửa hàng để có hướng kinh doanh phù hợp, phải tổ chức quản lí một cách đồng bộ hệ thống kinh doanh nhượng quyền. Tuy nhiên với những thương nhân kinh doanh NQTM thì những vấn đề trên không còn là trở ngại, đây chính là lợi ích lớn nhất mà nên nhượng quyền nhận được khi kinh doanh theo phương thức này.
Khi thực hiện NQTM bên nhượng quyền sẽ nhận được các khoản phí từ bên nhận quyền, các khoản phí này bao gồm phí nhượng quyền ban đầu, phí hàng tháng và các loại phí khác, đây là một nguồn thu rất lớn đối với bên nhượng quyền, thương hiệu càng mạnh thì các khoản phí này càng cao. Như vậy, ngoài doanh thu từ hoạt động kinh doanh của mình bên nhượng quyền còn được hưởng một khoản tiền lớn mà chỉ khi kinh doanh NQTM mới có, hay nói cách khác kinh doanh NQTM giúp bên nhượng quyền tăng doanh thu của mình một cách đáng kể.
Lợi ích tiếp theo mà bên nhượng quyền nhận được chính là việc tiết giảm các chi phí như phí quảng cáo, tiếp thị, các khoản chi mua nguyên liệu đặc thù. Đối với các nguyên liệu đặc thù bên nhận quyền phải mua với số lượng lớn để phân phối cho cả hệ thống cửa hàng nhượng quyền của mình, với số lượng lớn như vậy bên nhượng quyền sẽ mua được nguyên liệu với giá thấp hơn so với giá thông thường của hàng hóa đó. Các chi phí về quảng cáo, tiếp thị cũng được tiết giảm nhờ ưu thế chia nhỏ ra cho nhiều đơn vị cùng mang một nhãn hiệu chia sẻ với nhau thông qua phí hàng tháng của bên nhận quyền.
1.2.4.2. Đối với bên nhận quyền
Theo con số thống kê ở Mỹ, trung bình chỉ có khoảng 23% doanh nghiệp nhỏ kinh doanh độc lập có thể tồn tại sau 5 năm kinh doanh, trong khi đó con số này là 92% đối với các danh nghiệp kinh doanh NQTM [4,Tr.23]. Điều đó cho thấy tỷ lệ thành công của mô hình kinh doanh này cao hơn nhiều so với các mô hình khác. Đây cũng là điều dễ hiểu bởi bên nhận quyền sản xuất, phân phối hàng hoá và cung ứng dịch vụ dưới nhãn hiệu, thương hiệu của bên nhượng quyền – thường là những thương hiệu lớn và có sức cạnh tranh trên thị trường. Bên nhận quyền chỉ cần bỏ ra một khoản tiền và đáp ứng các điều kiện của bên nhượng quyền là có thể kinh doanh mà không phải tự xây dựng và phát triển thương hiệu. Đây có thể được coi là khoản đầu tư an toàn và khôn ngoan của bên nhận quyền vì khi kinh doanh dưới thương hiệu mạnh thì vấn đề hồi vốn và thu lợi nhuận chỉ trong thời gian ngắn. Một thí nghiệm nhỏ sau sẽ cho thấy sức mạnh của thương hiệu trên thị trường lớn như thế nào: Người ta bỏ bơ, lạc dở và rẻ tiền vào lọ của thương hiệu mạnh và