Xuất phát từ quan điểm của Đảng và Nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân, mọi quyền lực thuộc về nhân dân nên quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân luôn được luật pháp trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam quy định rõ ràng, để bảo vệ quyền lợi cu ả mọi công dân được công bằng. Để bảo vệ lợi ích của mọi công dân, trong Luật tố tụng hình sự cũng nêu rõ một số biện pháp cần thiết để hạn chế các quyền và lợi ích của công dân nhằm tạo điều kiện thúc đẩy thực hiện tốt các nghĩa vụ các quyền cho nhà nước cho cộng đồng.
Luật tố tụng hình sự cũng nêu rõ một số biện pháp ngăn chặn để phục vụ cho việc điều tra truy tố, xét xử bảo đảm tính trung thực công minh đúng người , đúng tội, không gây oan ức cho người vô tội và không bỏ xót kẻ phạm tội. Việc sử dụng các biện pháp ngăn chặn trong quá trình tố tụng hình sự là điều cần thiết, trong những biện pháp ngăn chặn đó. “Tạm giữ, tạm giam trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam” là một trong những biện pháp quan trọng và hữu hiệu.
36 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1806 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số vấn đề về tạm giữ, tạm giam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHÓA LUẬN
Môn luật hình sự Việt Nam
Đề tài :
Một số vấn đề về tạm giữ, tạm giam
LỜI MỞ ĐẦU
Xuất phát từ quan điểm của Đảng và Nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân, mọi quyền lực thuộc về nhân dân nên quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân luôn được luật pháp trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam quy định rõ ràng, để bảo vệ quyền lợi cu ả mọi công dân được công bằng. Để bảo vệ lợi ích của mọi công dân, trong Luật tố tụng hình sự cũng nêu rõ một số biện pháp cần thiết để hạn chế các quyền và lợi ích của công dân nhằm tạo điều kiện thúc đẩy thực hiện tốt các nghĩa vụ các quyền cho nhà nước cho cộng đồng.
Luật tố tụng hình sự cũng nêu rõ một số biện pháp ngăn chặn để phục vụ cho việc điều tra truy tố, xét xử bảo đảm tính trung thực công minh đúng người , đúng tội, không gây oan ức cho người vô tội và không bỏ xót kẻ phạm tội. Việc sử dụng các biện pháp ngăn chặn trong quá trình tố tụng hình sự là điều cần thiết, trong những biện pháp ngăn chặn đó. “Tạm giữ, tạm giam trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam” là một trong những biện pháp quan trọng và hữu hiệu.
CHƯƠNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
I/ KHÁI NIỆM
1. Khái niệm của biện pháp ngăn chặn :
Biện pháp ngăn chặn là một trong những biện pháp cưỡng chế trong tố tụng hình sự được áp dụng đối với bị can, bị cáo hoặc người chưa bị khởi tố về hình sự bị bắt trong những trường hợp khẩn cấp hoặc quả tang nhằm ngăn chặn những hành vi nguy hiểm cho xã hội của họ, ngăn ngừa họ tiếp tục phạm tội, trốn tránh pháp luật hoặc có hành vi gây cản trở cho việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự.
ý nghĩa của việc quy định những biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự là để đảm bảo cho việc đấu tranh, phòng chống tội phạm đạt hiệu quả cao. Nó đảm bảo sự hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng được thuận lợi, thể hiện sự chuyên chính của nhà nước XHCN.
Sử dụng biện pháp ngăn chặn nhằm đảm bảo sự dân chủ, tôn trọng các quyền cơ bản của công dân được hiến pháp quy định như : quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền tự do cư trú và đi lại... thể hiện tính ưu việt của chế độ XHCN.
Từ mục đích trên, việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn không thể áp dụng tràn lan, tuỳ tiện mà khi áp dụng phải tuân theo những căn cứ nhất định và khi cần thiết mới áp dụng để ngăn chặn tội phạm hoặc có dấu hiệu của tội phạm bỏ trốn, gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hay tội phạm sẽ tiếp tục phạm tội, nhằm đảm bảo cho việc thi hành án.
Các biện pháp ngăn chặn trong Tố tụng hình sự bao gồm : bắt, tạm giữ, tạm giam, cầm đi khỏi nơi cư trú, bảo lãnh đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm. Do vậy tạm giữ, tạm giam là một trong số biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự.
2. Khái niệm tạm giữ
Tạm giữ là biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự do cơ quan điều tra áp dụng đối với người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang.
Tạm giữ để ngăn chặn hành vi phạm tội, hành vi trốn tránh pháp luật, cản trở hoạt động điều tra của người phạm tội, tạo điều kiện cho cơ quan điều tra thu thập tài liệu, chứng cứ, bước đầu xác định tính chất hành vi của người bị tạm giữ.
Đối tượng áp dụng biện pháp tạm giữ là người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang.
Trong trường hợp người bị bắt khi phạm tội quả tang nhưng sự việc phạm tội nhỏ, tính chất ít nghiêm trọng, người bị bắt có nơi cư trú rõ ràng và không có hành động biểu hiện sẽ cản trở việc điều tra thì không cần phải tạm giữ.
Người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp đều phải tạm giữ, vì khi bắt khẩn cấp cơ quan điều tra đã xác định cần phải ngăn chặn việc ngư[if đó trốn hoặc cản trở điều tra.
3. Khái niệm tạm giam
Trong quá trình tiến hành tố tụng, để đảm bảo cho việc phát hiện, tìm ra kẻ phạm tội. Xác định tội phạm không để lọt kẻ phạm tội và phục vụ công tác xét xử người phạm tội được chính xác, nghiêm minh, các cơ quan và những người có thẩm quyền theo pháp luật quy định áp dụng biện pháp tạm giam theo quy định trong bộ luật tố tụng hình sự.
Tạm giam là việc thể hiện sự bắt buộc của nhà nước đối với bị cán bị cáo, sự bắt buộc đó thể hiện ở chỗ biện pháp tạm giam được bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước, do các cơ quan có chức năng thẩm quyền thực hiện. Mặt khác nó còn thể hiện việc hạn chế các quyền tự do của người bị áp dụng biện pháp tạm giam trong một khoảng thời gian nhất định. Từ đó, biện pháp tạm giam trong Tố tụng hình sự cũng thể hiện tính chất ngăn chặn một cách rõ nét.
Việc quy định của Pháp luật về tạm giam cũng được quy định cụ thể về thẩm quyền như : Chỉ có Viện trưởng, Viện phó Viện kiểm sát nhân dân, Viện kiểm sát quân sự các cấp, Trưởng công an, phó Trưởng công an cáp huyện, thành phố, thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra các cấp trong quân đội nhân dân mới có quyền ra lệnh tạm giam.
Thực tế việc tạm giam làm hạn chế đi một số quyền công dân của người bị tạm giam, nhưng không phải là bị Luật pháp tước bỏ hết các quyền công dân của người bị tạm giam mà người bị tạm giam vẫn còn bị tước bỏ một số quyền theo luật định của người bị tạm giam chỉ dẫn ra trong một thời gian nhất định do các cơ quan và người có thẩm quyền tiến hành theo luật định.
“Tạm giam là biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự do cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội mà Bộ Luật hình sự đã quy định hình phạt tù trên một năm và có căn cứ để cho rằng người đó có thể trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tộ”.
Khi áp dụng biện pháp tạm giam, mục đích là để ngăn chặn kịp thời hành vi phạm tội và ngăn chặn tội phạm có thể xảy ra, phục vụ cho việc đấu tranh phòng chống tội phạm có hiệu quả cao. Là một biện pháp ngăn chặn nghiêm khắc nhất, nhưng tạm giam không phải là hình phạt tù vì hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước do Toà áp dụng không chỉ nhằm mục đích trừng trị người phạm tội mà còn nhằm cải tạo trở thành con người tốt có ích cho xã hội, có ý thức tuân thủ theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống XHCN, ngăn ngừa họ phạm tội với hình phạt còn nhằm giáo dục người khác tôn trọng pháp luật, góp phần đấu tranh và phòng ngừa tội phạm.
Tạm giam cũng khác với “giam giữ hành chính” là một biện pháp phạt đối với người vi phạm hành chính. Các cấp thẩm quyền áp dụng biện pháp giam giữ hành chính để nhằm giáo dục họ về ý thức tuân thủ pháp luật chứ không nhằm ngăn chặn tội phạm.
Từ đó, tạm giao và tạm giữ đều là biện pháp ngăn chặn của tố tụng hình sự nhưng tạm giam là biện pháp ngăn chặn nghiêm khắc hơn tạm giữ. Thời gian tạm giam dài hơn thời gian tạm giữ và cũng khác nhau về đối tượng. Đối tượng của biện pháp tạm giam chỉ có thể là bị can, bị cáo : Còn đối tượng của biện pháp tạm giữ là người chưa bị khởi tố, họ bị bắt tạm giữ hành chính, tạm giữ trong những trường hợp khẩn cấp hay phạm tội quả tang.
II/ LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA CHẾ ĐỊNH TẠM GIỮ VÀ TẠM GIAM TRONG THỜI GIAN QUA
1. Giai đoạn 1945 - 1954
Trong giai đoạn này, sau khi tuyên bố độc lập, ngày 03 tháng 09 năm 1945 và tiến hành Tổng tuyển cử ngày 06-01-1946 giành thắng lợi. Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đã được quốc hội thông qua trong phiên họp ngày 04-11-1946 và ra đời, với tư tưởng chỉ đạo của Đảng vả chủ tịch Hồ Chí Minh là : Đoàn kết toàn dân, không phân biệt giống nòi, gái trai, giai cấp, dân tộc, tôn giáo. Tất cả dành cho cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc, tự do dân chủ cho nhân dân và xây dựng một chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt vì nhân dân.
Để phù hợp với bối cảnh lịch sử lúc bấy giờ, Chính phủ ta đã ban hành các sắc lệnh quy định về quyền tự do thân thể, quyền bất khả xâm phạm về nhà ở của dân như :
- Sắc luật số 13/SLT ngày 21-1-1946
- Sắc luật số 40/SLT ngày 29-3-1946
- Sắc luật số 131/SLT ngày 20-7-1946
Và các sắc luật khác như :
- Sắc luật số 21/KL ngày 12-2-1946
- Sắc luật số 133/SL ngày 20-1-1953
- Sắc luật số 80/SL ngày 20-12-1950
Qua các sắc lệnh trên trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, phát xít Nhật cũng được Chính phủ ta bổ sung thêm nhiều điều để phù hợp với tình hình thực tế, nội dung của những văn bản này thể hiện rõ quan điểm của Chính quyền nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà là tôn trọng và bảo vệ quyền tự do thân thể của nhân dân nhưng đối với những phần tử xâm phạm đến lợi ích và sự an toàn của Nhà nước. Lợi ích hợp pháp của nhân dân mà cần thiết phải tạm giữ tạm giam để xét xử thì thủ tục tạm giữ tạm giam và các trường hợp tạm giữ tạm giam cũng được quy định cụ thể trong các sắc lệnh trên. Trong giai đoạn này với những sắc luật và sắc lệnh trên đã góp phần tích cực vào việc bảo vệ chế độ dân chủ của nhân dân và trấn áp kịp thời bọn phản cách mạng và bọn tội phạm hình sự.
2. Giai đoạn 1954 đến nay
Công cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân thắng lợi bằng chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ buộc thực dân Pháp ký kết hiệp định Giơnevơ ngày 20-7-1954 công nhận chủ quyền, độc lập dân tộc, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nước ta. Tình hình đất nước có nhiều biến đổi lớn. Miền Bắc tiến vào giai đoạn vừa xây dựng CNXH, vừa phải tiến hành công cuộc đấu tranh để thống nhất đất nước, những sắc luật sắc lệnh trước 1954 không còn thích hợp và đầy đủ để đáp ứng nhu cầu chính trị và xã hội trong giai đoạn mới ; thiếu những điều kiện cần thiết làm cho các cơ quan bảo vệ Pháp luật và các cá nhân hoạt động bảo vệ các lợi ích của nhà nước, lợi ích của nhân dân cũng như trừng trị bọn tội phạm gặp nhiều khó khăn. Trước những đòi hỏi trên, để phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ đặt ra lúc này, Quốc hội khoá 6 đã thông qua luật “Bảo đảm quyền tự do thân thể và quyền bất khả xâm phạm đối với nhà ở, đồ vật và thư tín của nhân dân”. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc luật số 103/SL T005 ngày 25-5-1957 bảo đảm quyền tự do thân thể và quyền bất khả xâm phạm đối với nhà ở, đồ vật và thư tín của nhân dân. Thủ tướng Chính phủ cũng ban hành nghị định số 301-TT nghày 10-7-1957 quy định chi tiết việc thi hành luật số 103/T005.
Đến 30-4-1975 hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thống nhất đất nước, hiến pháp 1959 đã hoàn thành sứ mạng lịch sử của mình. Hiến pháp l980 ra đời, chế độ chính trị của nhà nước, bản chất giai cấp của nhà nước và nhiệm vụ chính trị của nhà nước. Bản chất giai cấp của nhà nước và nhiệm vụ chính trị của Nhà nước bước sang một thời kỳ cách mạng mới. Sau khi giải phóng miền Nam. Chính phủ lâm thời miền Nam Việt Nam đã ban hành sắc lệnh 02-SL76 ngày 15-03-1976 quy định việc tạm giữ và bắt giam, khám người, khám nhà ở, đồ vật. Những quy định trên đây đã góp phần thực hiện quá trình tiến hành tố tụng được nhanh chóng và có nhiều thuận lợi hơn. Quy định về tạm giữ tạm giam đã góp phần tác động và có tác dụng lớn trong cuộc đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm. Các vụ án được xem xét và xét xử chính xác, hạn chế được tình trạng kẻ phạm tội bỏ trốn hoặc tiếp tục phạm tội. Nhưng bên cạnh đó các văn bản trên cũng chưa nói rõ được những điều kiện cụ thể được phép tạm giữ tạm giam nên vẫn còn có tình trạng và nhiều trường hợp áp dụng một cách tuỳ tiện, lạm quyền.
III/ Ý NGHĨA VÀ YÊU CẦU TẠM GIỮ, TẠM GIAM
1. Mục đích và ý nghĩa của việc quy định biện pháp tạm giữ tạm giam trong Bộ luật tố tụng hình sự
* Tạm giam, tạm giữ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình điều tra và xử lý tội phạm.
Trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm là nhiệm vụ của toàn dân theo tinh thần nghị quyết 09 của Chính phủ, việc ngăn chặn tội phạm nhanh chóng làm rõ tội phạm và người phạm tội để kịp thời đưa ra xét xử và xử lý là một nghiệp vụ quan trọng và khó khăn đối với các cơ quan điều tra và các cơ quan thẩm quyền chức năng. Để đem lại hiệu quả cao đối với công tác điều tra và xử lý, các cơ quan chức năng phải sử dụng các biện pháp được pháp luật cho phép cụ thể trong pháp luật tố tụng hình sự. Trong đó biện pháp tạm giữ, tạm giam là biện pháp quan trọng và cần thiết.
Tạm giữ, tạm giam với mục đíhc để kịp thời ngăn chặn tội phạm xảy ra nhằm hạn chế và tránh được những thiệt hại mà các loại tội phạm có khả năng gây ra cho các đối tượng và các mối quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ. Biện pháp tạm giữ tạm giam còn giúp cho quá trình điều tra vụ án bằng các hoạt động jnhư khám xét, hỏi cung bị can... tránh được những cản trở do người phạm tội có khả năng gây ra.
Như vậy, biện pháp tạm giữ, tạm giam đã có ý nghĩa thuận lợi tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình điều tra và xử lý tội phạm.
a. Tạm giữ : Góp phần vào việc đảm bảo thực hiện tính dân chủ công bằng văn minh, giúp cho việc điều tra xét xử được một cách nhanh chóng.
b. Tạm giam : Góp phần vào việc đảm bảo thực hiện dân chủ, bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về thân thể và một số quyền cơ bản khác của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp.
Điều 71 Hiến pháp năm 1992 quy định : “Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể. Được Pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ và nhân phẩm. Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Toà án nhân dan. Quyết định hoặc phê chuẩn của Viện Kiểm sát nhân dân. Trừ trường hợp phạm tội quả tang. Nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình, xúc phạm danh dự nhân phẩm của công dân”.
Ngoài ra Hiến Pháp 1992 còn ghi nhận các quyền cơ bản khác của công nhân như quyền đi lại tự do cư trú ... Điều 68 Hiến pháp, công dân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở... thư tín, và việc quy định về khám xét chỗ ở... Điều 73. Với các qui định của Hiến pháp nói chung và các quy định về tạm giữ tạm giam trong Bộ luật tố tụng hình sự nói riêng, đã thể hiện sự đảm bảo về mặt pháp lý cho các quyền cơ bản nói trên của công dân.
Qua thực tiễn cho thấy, các quy định về tạm giữ, tạm giam trong Bộ luật tố tụng hình sự đã phát huy tác dụng, góp phần đảm bảo việc tuân thủ thực hiện các chế định trong Hiến pháp, đảm bảo việc thực hiện theo nguyên tắc dân chủ và cũng thể hiện rõ mục đích đảm bảo quyền cơ bản của công dân. Mọi hành vi vi phạm các quy định về tạm giữ, tạm giam đều là vi phạm việc thực hiện dân chủ XHCN và sẽ bị xử lý nghiêm minh.
Do vậy, chúng ta có thể khẳng định rằng : Nếu không có các quy định pháp luật về tạm giữ, tạm giam thì quyền dân chủ của công dân khó có thể đảm bảo thực hiện được một cách triệt để. Việc thực hiện theo đúng thẩm quyền, quyền hạn, thủ tục tạm giữ, tạm giam đúng người, đúng tội, đúng thời hạn sẽ làm hạn chế và tránh được sự vi phạm đến quyền công dân và vi phạm dân chủ XHCN.
c. Việc quy định về tạm giữ, t ạm giam trong Bộ luật tố tụng hình sự thể hiện tính ưu việt của Nhà nước XHCN.
Nhà nước XHCN là nhà nước của dân, do dân và vì dân. Vì vậy mọi hoạt động của Nhà nước đều không nằm ngoài mục đích là phục vụ quyền lợi của nhân dân.
Với bản chất của nhà nước XHCN là một chế độ dân chủ, trong đó các quyền tự do của công dân được tôn trọng, pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân... Do đó, khi áp dụng biện pháp tạm giĩư, tạm giam. Cơ quan và những người có thẩm quyền theo Luật định phải triệt để tuân thủ những điều của Bộ luật hình sự quy định.
Bộ luật hình sự đã quy định rõ ràng về thời hạn tạm giữ. Điều 69, thời hạn tạm giam điều 71.
Nhứng quy định trong điều 96 và điều 71 về tạm giữ, tạm giam đã thể hiện tính ưu việt của nhà nước ta. Nhà nước của dân do dân và vì dân. Trong đó còn thể hiện tính nhân đạo của nhà nước XHCN ở Đ 70 khoản 2 có quy định : Đối với bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang trong thời kỳ mới còn dưới 12 tháng, là người igià yếu, người bị bệnh nặng mà nơi cư trú rõ ràng, trừ trường hợp đặc biệt thì không tạm giam mà áp dụng biện pháp ngăn chặn khác.
Việc xây dựng các biện pháp tạm giữ, tạm giam trong Bộ luật tố tụng hình sự là cần thiết đều không có quy định về biện pháp tạm giữ, t ạm giam thì nhiều vụ án không thể tiến hành điều tra đạt hiệu quả cao và nhanh được. Vì bị cáo có thể trốn hoặc có thể thông cung, gây khó khăn cho quá trình điều tra dẫn tới việc xét xử khó công bằng nghiêm minh.
2. Yêu cầu và nguyên tắc của việc tạm giam trong Luật tố tụng hình sự
Khi một đối tượng bị áp dụng biện pháp cưỡng chế do Luật tố tụng hình sự quy định là cá nhân đó bị tước bỏ hay bị hạn chế quyền và llợi ích cảu đối tượng đó. Vì vậy khi các cơ quan tiến hành tố tụng hay người tiến hành tố tụng được quyền áp dụng biện pháp tạm giữ, tạm giam, cần phải nghiên cứu cụ thể xem xét các điều khoản. Tình tiết để áp dụng, hay nói cách khác việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế tuân thủ các quy định của pháp luật. Tránh gây thiệt hại không cần thiết cho lợi ích con người và đối tượng bị áp dụng.
Tạm giữ, tạm giam là một biện pháp ngăn chặn quan trọng, cần thiết trong trình tự của công tác tố tụng hình sự nhưng đây cũng là hoạt động phức tạp và quan trọng từ đó cơ quan điều tra, toà án Viện kiểm sát phải thực hiện tốt các yêu cầu khi thực hiện quyết định tạm giữ, tạm giam.
a. Yêu cầu pháp luật :
Người bị áp dụng biện pháp tạm giữ, tạm gian bị tước đi quyền tự do được hiến pháp quy định. Do vậy để đảm bảo được những quyền và lợi ích trên của công dân, yêu cầu về pháp luật của biện pháp tạm giữ, tạm giam được thể hiện ở chỗ : Người ký lệnh tạm giữ, tạm giam phải là người có thẩm quyền do Luật quy định. Khi xem xét ra lệnh tạm giữ, tạm giam phải đảm bảo các tài liệu, chứng cứ cần thiết và đủ yếu tố chứng minh là đối tượng bị áp dụng : Đối với tạm giữ theo điều 69 Bộ luật tố tụng hình sự và đối với tạm giam theo điều 70 của Bộ luật tố tụng hình sự, các chứng cứ có thể thu thập từ nhiều nơi, nhiều nguồn, nhưng không được dựa trên những chứng cứ Pháp luật không quy định. Hay các tài liệu chưa được thẩm tra, xác định mà chỉ dựa trên ý chí chủ quan, động cơ mục đícha cá nhân để ra lệnh tạm giữ, tạm giam. Sẽ dẫn đến trường hợp giam giữ người vô tội và làm lọt tội phạm gây hậu quả nghiêm trọng về nhiều phương diện cho con người và cho xã hội.
Đặc biệt khi tiến hành tạm giữ, tạm giam phải tuân thủ đúng các qui định về quyền hạn, thủ tục mà pháp luật qui định, nghiêm cấm sử dụng hành vi tạm giữ tạm giam trái pháp luật làm phương hại đến danh dự nhân phẩm, sức khoẻ, tính mạng của người bị tạm giữ, tạm giam.
Thực tiễn cho thấy việc tạm giữ, tạm giam được tiến hành đúng theo yêu cầu của pháp lệnh sẽ góp phần quan trọng trong việc thực hiện tốt nhiệm vụ tố tụng hình sự. Đồng thời đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, qua đó uy tín của các cơ quan bảo vệ pháp luật ngày càng được nâng cao, nền dân chủ được thực thi trong đời sống chính trị và đời sống xã hội.
b. Yêu cầu về chính trị :
Ngoài việc đảm bảo yêu cầu về pháp luật, biện pháp tạm giữ, tạm giam còn phải đảm bảo tốt cả yêu cầu về chính trị.
Yêu cầu về chính trị của tạm giữ, tạm giam theo quy định của luật tố tụng hình sự đó là :
Tạm giữ, tạm giam nhằm phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị của Đảng và nhà nước trong phạm vi cả nươcớ và yêu cầu chính trị của địa phương trong từng thời kỳ của từng giai đoạn cách mạng.
Việc tạm giữ, tạm giam phải được cân nhắc và xem xét kỹ những vấn đề có liên quan đến các chính sách khác của Đảng như : chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo, chính sách đối ngoại, chính sách ngoại giao và một số chính sách khác dùng để trấn áp tội phạm... Do vậy, có những trường hợp tuy đã có đủ yếu tố và căn cứ để tạm giữ, tạm giam theo luật định nhưng các cơ quan có thẩm quyền cần phải chân nhắc, tính toán và hậu quả khi ra lệnh tạm giữ, tạm giam.
Muốn thực hiện tốt các yêu cầu nhiệm vụ về chính trị, cán bộ nhà nước hoạt động trong các cơ quan tư pháp cần phải nắm vững nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước cùng các chính sách khác có liên quan, nắm bắt kịp thời tình hình chính trị của địa phương để vận dụng cho phù hợp đối với từng thời kỳ, từng giai đoạn cũng như cần bắt để tạm giữ, tạm gaim hay không bắt tạm giữ, tạm giam. Muốn đạt được hiệu quả, yêu cầu về chính trị cần chống khuynh hướng chỉ chú trọng tạm giữ, tạm giam đối tượng mà coi nhẹ lợi ích chính trị, coi nhẹ việc chấp hành đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên cũng phải phòng chống tư tưởng nể nang, hữu khuynh, rụt rẻ, không dám ra lệnh tạm giữ tạm giam đối với những đối tượng phạm tội khi đã có các yếu tố cấu thành tội phạm.
c. Nguyên tắc :
Tạm giữ, tạm giam trong Luật tố tụng hình sự phải được tiến hà