Tự học là hình thức học tập không thể thiếu được của sinh viên đang học tập tại các trường đại học. Tổ chức hoạt động tự học một cách hợp lý, khoa học, có chất lượng, hiệu quả không chỉ là trách nhiệm của sự nghiệp giáo dục và đào tạo của các trường đại học mà đây còn là trách nhiệm to lớn của cá nhân từng người học. Trong quá trình học tập, việc xác định mục đích, xây dựng động cơ, lựa chọn phương pháp, hình thức tự học hợp lý là cần thiết. Song điều quan trọng là sinh viên phải có hệ thống kỹ năng tự học, điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sinh viên, bởi lẽ muốn có kỹ năng nghề nghiệp trước hết phải có kỹ năng làm việc độc lập, trên cơ sở phát huy tính tích cực nhận thức để chiếm lĩnh hệ thống tri thức. Vì tri thức là sản phẩm của hoạt động, muốn nắm vững tri thức và có tay nghề thì việc rèn luyện hệ thống kỹ năng tự học một cách thường xuyên và nghiêm túc phải được chú trọng ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Như vậy, để hoạt động học tập của sinh viên đạt chất lượng và hiệu quả, sinh viên phải có tri thức và kỹ năng tự học. Chính kỹ năng tự học là điều kiện vật chất bên trong để sinh viên biến động cơ tự học thành kết quả cụ thể và làm cho sinh viên tự tin vào bản thân mình, bồi dưỡng và phát triển hứng thú, duy trì tính tích cực nhận thức trong hoạt động tự học của họ.
48 trang |
Chia sẻ: hongden | Lượt xem: 3557 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao chất lượng tự học các môn khxh&nv đối với học viên đào tạo cán bộ chính trị ở học viện hải quân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ TÀI: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TỰ HỌC CÁC MÔN KHXH&NV ĐỐI VỚI HỌC VIÊN ĐÀO TẠO CÁN BỘ CHÍNH TRỊ Ở HỌC VIỆN HẢI QUÂN Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tự học là hình thức học tập không thể thiếu được của sinh viên đang học tập tại các trường đại học. Tổ chức hoạt động tự học một cách hợp lý, khoa học, có chất lượng, hiệu quả không chỉ là trách nhiệm của sự nghiệp giáo dục và đào tạo của các trường đại học mà đây còn là trách nhiệm to lớn của cá nhân từng người học. Trong quá trình học tập, việc xác định mục đích, xây dựng động cơ, lựa chọn phương pháp, hình thức tự học hợp lý là cần thiết. Song điều quan trọng là sinh viên phải có hệ thống kỹ năng tự học, điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sinh viên, bởi lẽ muốn có kỹ năng nghề nghiệp trước hết phải có kỹ năng làm việc độc lập, trên cơ sở phát huy tính tích cực nhận thức để chiếm lĩnh hệ thống tri thức. Vì tri thức là sản phẩm của hoạt động, muốn nắm vững tri thức và có tay nghề thì việc rèn luyện hệ thống kỹ năng tự học một cách thường xuyên và nghiêm túc phải được chú trọng ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Như vậy, để hoạt động học tập của sinh viên đạt chất lượng và hiệu quả, sinh viên phải có tri thức và kỹ năng tự học. Chính kỹ năng tự học là điều kiện vật chất bên trong để sinh viên biến động cơ tự học thành kết quả cụ thể và làm cho sinh viên tự tin vào bản thân mình, bồi dưỡng và phát triển hứng thú, duy trì tính tích cực nhận thức trong hoạt động tự học của họ.
Với đặc thù là học viên đào tạo cán bộ chính trị tại Học viện Hải Quân, với nhiều nội dung môn học khác nhau, trong quá trình học tập các môn KHXH&NV chiếm thời lượng rất lớn trong nội dung chương trình đào tạo. Việc học tốt các môn KHXH&NV giúp cho học viên hình thành thế giới quan phương pháp luận duy vật biện chứng, rèn luyện bản lĩnh chính trị, đạo đức cách mạng, cùng với việc rèn luyện tay nghề CTĐ, CTCT, đây là điều không thể thiếu đối với một người cán bộ chính trị. Để học tốt các môn KHXH&NV thì việc tự học đóng vai trò hết sức quan trọng. Tuy nhiên hiện nay việc tự học của học viên còn nhiều bất cập, hầu hết khi tiếp xúc với các môn KHXH&NV học viên còn khá lúng túng trong việc tìm ra phương pháp học tập hợp lý. Vì vậy tác giả chọn vấn đề : Nâng cao chất lượng tự học các môn KHXH&NV đối với học viên đào tạo cán bộ chính trị ở học viện Hải Quân làm đề tài nghiên cứu.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài.
Để góp phần nâng cao chất lượng GD – ĐT trong các Học viện, nhà trường, trong thời gian qua đã có những bài viết, những nội dung nghiên cứu về nâng cao chất lượng tự học của học viên, sinh viên nhưng chưa có đề tài nào nghiên cứu về “Nâng cao chất lượng tự học các môn KHXH&NV đối với học viên đào tạo cán bộ chính trị ở học viện Hải Quân”. Vì vậy tác giả chọn đề tài đi nghiên cứu, luận giải về nâng cao chất lượng tự học các môn KHXH&NV đối với học viên đào tạo cán bộ chính trị ở học viện Hải Quân.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu.
Mục tiêu nghiên cứu:
Trên cơ sở làm rõ lý luận, thực tiễn định hướng phương pháp tự học cho đội ngũ học viên đào tạo cán bộ chính trị tai học viện Hải Quân hiện nay, đề xuất các giải pháp tự học cho đội ngũ này, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ cán bộ chính trị của quân đội trong thời kỳ mới.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Làm rõ lý luận nâng cao chất lượng tự học của đối tượng học viên đào tạo cán bộ chính trị
- Đánh giá thực trạng của việc tự học các môn KHXH&NV của học viên đào tạo cán bộ chính trị ở Học viện Hải Quân hiện nay.
- Đề xuất một số giải pháp cơ bản để nâng cao chất lượng tự học các môn KHXH & NV cho đội ngũ học viên đào tạo cán bộ chính trị trong thời kỳ mới.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu việc nâng cao chất lượng tự học các môn KHXH&NV của học viên đào tạo cán bộ chính trị ở Học viện Hải Quân
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận
Đề tài dựa trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin, đường lối quan điểm của Đảng cộng sản Việt nam về giáo dục đào tạo, lý luận phương pháp tự học hiện đại
- Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, lôgic, khảo sát thực tiễn để nghiên cứu
6. Ý nghĩa của đề tài
Đề tài có thể làm tài liệu nghiên cứu góp phần nâng cao chất lượng tự học của học viên trong quá trình học tập các môn khoa học xã hội – nhân văn và tài liệu tham khảo cho giáo viên cũng như tất cả bạn đọc quan tâm
7. Kết cấu của đề tài
Đề tài gồm : Phần mở đầu, kết luận, 2 chương, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục
Chương 1
Cơ sở lý luận và thực tiễn việc nâng cao chất lượng tự học các môn khoa học xã hội và nhân văn của học viên đào tạo cán bộ chính trị ở học viện Hải Quân.
1.1. Cơ sở lý luận việc nâng cao chất lượng tự học và đặc điểm tự học các môn khoa học xã hội và nhân văn của học viên đào tạo cán bộ chính trị ở Học viện Hải Quân.
1.1.1. Cơ sở lý luận.
Trong GD – ĐT dạy và học có mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại với nhau, trong đó người dạy giữ vai trò hết sức quan trọng trong việc truyền thụ nội dung kiến thức và phương pháp học tập cho người học; đề xuất yêu cầu nhiệm vụ học tập; chỉ đạo, tổ chức, điều khiển người học thực hiện tốt các yêu cầu, nhiệm vụ học tập; nắm thông tin ngược một cách thường xuyên thông qua các hình thức, phương pháp dạy học và các sản phẩm của người học; tiếp tục đề xuất những yêu cầu, nhiệm vụ học tập mới trên cơ sở xử lý các thông tin ngược; phân tích đánh giá kết quả học tập và giảng dạy. Dưới tác động sư phạm của người dạy, người học là khách thể, tiếp thu một cách có ý thức những tác động đó, để tiến hành hoạt động nhận thức của mình. Song quá trình nhận thức là một quá trình phản ánh thế giới khách quan vào trong đầu óc mỗi người một cách chủ động, sáng tạo, người học là chủ thể nhận thức, tự giác, tích cực, độc lập, tiến hành các hoạt động nhận thức của mình, nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập. Người học phải: tự ý thức các yêu cầu, nhiệm vụ học tập một cách đầy đủ chính xác; phát hiện các mâu thuẫn nhận thức và tự lực giải quyết nó, dưới sự chỉ đạo của người dạy; tự phát hiện những điểm mạnh, điểm yếu trong quá trình học tập của bản thân thông qua các sản phẩm học tập của mình; tự đề xuất những yêu cầu học tập mới đối với bản thân trên cơ sở xử lý các thông tin ngược bên trong; tự phân tích, tự đánh giá kết quả học tập. Từ sự phân tích vai trò và những hành động cơ bản của người dạy và người học như trên, chúng ta càng thấy sự gắn bó tương hỗ giữa hai mặt hoạt động này, trong đó người học có vai trò hết sức quan trọng trong việc tự học, tự nghiên cứu của mình.
Học là quá trình tự biến đổi mình và làm phong phú mình bằng cách chọn nhập và xử lý thông tin lấy từ môi trường xung quanh. Dạy là việc giúp cho người học tự mình chiếm lĩnh những kiến thức, kỹ năng và hình thành hoặc biến đổi những tình cảm, thái độ. Đó là quan niệm tổng quát về dạy và học theo cách tiếp cận thông tin, từ đó người dạy có vai trò giúp cho người học chọn, nhập và xử lý thông tin để biến thành tri thức chứ không phải là nguồn truyền thông tin cho người học. Việc học phụ thuộc vào mối quan hệ giảng viên – học viên, vai trò của giảng viên và học viên biến động qua mối quan hệ này. Một mặt, giảng viên có thể đơn thuần là người truyền đạt kiến thức; sinh viên hoàn toàn phụ thuộc vào điều mà người giảng bài nói hoặc làm, họ là “người tiếp nhận” hơn là “người học”. Mặt khác, giảng viên có thể đóng vai trò hướng dẫn, hoặc người tạo điều kiện thuận lợi, sinh viên được giúp đỡ để chủ động lập kế họach học tập của mình.
Trong giai đoạn hiện nay với việc đổi mới nội dung, phương pháp GD – ĐT, lấy người học làm trung tâm, người dạy chỉ đóng vai trò là người hướng dẫn và tổ chức cho học viên tự mình chủ động tiếp cận với giáo trình tài liệu, vì vậy việc tự học, tự tìm kiếm tri thức của người học lại càng có vai trò quyết định trong nâng cao chất lượng GD – ĐT.
Xuất phát từ lý luận về nhận thức của chủ nghĩa Mác – Lênin, dưới ánh sáng lý luận đó, việc lĩnh hội các kiến thức, kỹ xảo được xem là một quá trình phản ánh thế giới khách quan vào trong ý thức của người học. Đó là quá trình vận động của tư duy, là sự giải quyết mâu thuẫn nội tại, từ chỗ chưa hiểu biết đến chỗ hiểu biết, từ chỗ hiểu biết chưa đầy đủ chưa chính xác đến đầy đủ và chính xác hơn, từ chỗ chưa có kỹ năng đến có kỹ năng giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra. Sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong ý thức của con người không phải là một hành động tức thời, giản đơn, thụ động, máy móc mà là một quá trình phức tạp của sự hoạt động tích cực sáng tạo. Về cơ bản, hoạt động học tập diễn ra theo quy luật nhận thức chung, mà tự học nằm trong quá trình học tập. Quá trình nhận thức của người học về cơ bản được quy định bởi quy luật nhận thức chung, quy luật đó được Lênin khái quát “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn ”1 Điều đó có nghĩa là quá trình đi từ nhận thức cảm tính đến lý tính và quay trở về thực tiễn. Người học thu thập các tài liệu cảm tính từ những tác động của người dạy và phương tiện trực quan dạy học. Trên cơ sở các tài liệu cảm tính đó, người học sử dụng các thao tác tư duy để xử lý chế biến, nghiền ngẫm thông tin học tập, gạt bỏ những cái vụn vặt, ngẫu nhiên bên ngoài, nắm lấy cái bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng, nghĩa là nắm được cái khái niệm, định nghĩa, quy luật. Và cuối cùng học tập là sự vận dụng các kiến thức, kỹ xảo, kỹ năng đã tiếp thu được vào giải quyết các nhiệm vụ lý luận và thực tiễn đặt ra. Trong quá trình học tập, người học không những chỉ lĩnh hội các kiến thức đã được khoa học khám phá mà còn tìm ra những tri thức mới. Vì vậy hoạt động nhận thức của người học được diễn ra trong điều kiện: có người dạy chỉ đạo, có tài liệu, các phương tiện kỹ thuật dạy học, khả năng tự học của cá nhân người học, trong đó khả năng tự học của người học là một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình nhận thức.
Trong các giáo trình, tài liệu, có nhiều tác giả đã đưa ra các định nghĩa khác nhau về tự học, sau đây là một số định nghĩa cơ bản:
- Nhà tâm lý học N.ARubakin coi: Tự tìm lấy kiến thức – có nghĩa là tự học. Tự học là quá trình lĩnh hội tri thức, kinh nghiệm xã hội, lịch sử trong thực tiễn hoạt động cá nhân bằng cách thiết lập các mối quan hệ cải tiến kinh nghiệm ban đầu, đối chiếu với các mô hình phản ánh hoàn cảnh thực tại, biến tri thức của loài người thành vốn tri thức, kinh nghiệm, kỹ năng , kỹ xảo của chủ thể.
- Trong cuốn “Học tập hợp lí” R.Retke chủ biên, coi “Tự học là việc hoàn thành các nhiệm vụ khác không nằm trong các lần tổ chức giảng dạy” - Theo tác giả Lê Khánh Bằng: thì tự học (self learning) là tự mình suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ, các phẩm chất tâm lý để chiếm lĩnh một lĩnh vực khoa học nhất định
- Theo Giáo sư Đặng Vũ Hoạt và Phó giáo sư Hà Thị Đức trong cuốn “Lý luận dạy học đại học” thì “Tự học là một hình thức tổ chức dạy học cơ bản ở đại học. Đó là một hình thức nhận thức của cá nhân, nhằm nắm vững hệ thống tri thức và kỹ năng do chính người học tự tiến hành ở trên lớp hoặc ở ngoài lớp, theo hoặc không theo chương trình và sách giáo khoa đã được qui định.
- Theo tác giả Nguyễn Văn Đạo: “Tự học phải là công việc tự giác của mỗi người do nhận thức được đúng vai trò quyết định của nó đến sự tích luỹ kiến thức cho bản thân, cho chất lượng công việc mình đảm nhiệm, cho sự tiến bộ của xã hội”
- Theo Giáo sư – Tiến sỹ Nguyễn Cảnh Toàn: “Tự học – là tự mình động não, suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ (quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp...) và có khi cả cơ bắp (khi phải sử dụng công cụ) cùng các phẩm chất của mình, rồi cả động cơ, tình cảm, cả nhân sinh quan, thế giới quan (như tính trung thực, khách quan, có chí tiến thủ, không ngại khó, ngại khổ, kiên trì, nhẫn nại, lòng say mê khoa học, ý muốn thi đỗ, biến khó khăn thành thuận lợi..vv...) để chiếm lĩnh một lĩnh vực hiểu biết nào đó của nhân loại, biến lĩnh vực đó thành sở hữu của mình”2.
Từ những quan điểm về tự học nêu trên, có thể đi đến định nghĩa về tự học như sau: Tự học là quá trình cá nhân người học tự giác, tích cực, độc lập tự chiếm lĩnh tri thức ở một lĩnh vực nào đó trong cuộc sống bằng hành động của chính mình nhằm đạt được mục đích nhất định.
Như vậy tự học là hình thức học tập độc lập của người học nhằm lĩnh hội, củng cố và vận dụng các kiến thức, kỹ xảo, kỹ năng. Tự học có những đặc điểm nổi bật sau đây: Là một hình thức tổ chức dạy học mang tính chất cá nhân; người học tự tổ chức quá trình nhận thức của mình, thể hiện tính tự giác, tích cực độc lập, sáng tạo của bản thân; người dạy giữ vai trò chỉ đạo, định hướng, song không trực tiếp can thiệp vào quá trình tự lĩnh hội của người học; tự học giúp cho người học củng cố, mở rộng, đào sâu, hệ thống hóa, khái quát hóa kiến thức, rèn luyện kỹ xảo, tư duy độc lập, sáng tạo, vận dụng vào giải quyết các nhiệm vụ thực tiễn.
Các hình thức tự học:
Hoạt động tự học diễn ra dưới nhiều hình thức và mức độ khác nhau:
* Hình thức 1: Cá nhân tự mày mò theo sở thích và hứng thú độc lập không có sách và sự hướng dẫn của giáo viên.
Hình thức này gọi là tự nghiên cứu của các nhà khoa học. Kết quả của quá trình nghiên cứu đi đến sự sáng tạo và phát minh ra các tri thức khoa học mới, đây thể hiện đỉnh cao của hoạt động tự học. Dạng tự học này phải được dựa trên nền tảng một niềm khao khát, say mê khám phá tri thức mới và đồng thời phải có một vốn tri thức vừa rộng, vừa sâu. Tới trình độ tự học này người học không thầy, không sách mà chỉ cọ sát với thực tiễn vẫn có thể tổ chức có hiệu quả hoạt động của mình.
* Hình thức 2: Tự học có sách nhưng không có giáo viên bên cạnh.
Ở hình thức tự học này có thể diễn ra ở hai mức:
Thứ nhất, tự học theo sách mà không có sự hướng dẫn của thầy:
Trường hợp này người học tự học để hiểu, để thấm các kiến thức trong sách qua đó sẽ phát triển về tư duy, tự học hoàn toàn với sách là cái đích mà mọi người phải đạt đến để xây dựng một xã hội học tập suốt đời.
Thứ hai, tự học có thầy ở xa hướng dẫn:
Mặc dù thầy ở xa nhưng vẫn có các mối quan hệ trao đổi thông tin giữa thầy và trò bằng các phương tiện trao đổi thông tin thô sơ hay hiện đại dưới dạng phản ánh và giải đáp các thắc mắc, làm bài, kiểm tra, đánh giá,...
* Hình thức 3: Tự học có sách, có thầy giáp mặt một số tiết trong ngày, sau đó sinh viên về nhà tự học dưới sự hướng dẫn gián tiếp của giáo viên
Trong quá trình học tập trên lớp, người thầy có vai trò là nhân tố hỗ trợ, chất xúc tác thúc đẩy và tạo điều kiện để trò tự chiếm lĩnh tri thức. Trò với vai trò là chủ thể của quá trình nhận thức: tự giác, tích cực, say mê, sáng tạo tham gia vào quá trình học tập. Mối quan hệ giữa thầy và trò chính là mối quan hệ giữa Nội lực và Ngoại lực, Ngoại lực dù quan trọng đến mấy cũng chỉ là chất xúc tác thúc đẩy Nội lực phát triển.
Trong quá trình tự học ở nhà, tuy người học không giáp mặt với thầy, nhưng dưới sự hướng dẫn gián tiếp của thầy, người học phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động tự sắp xếp kế hoạch huy động mọi trí tuệ và kỹ năng của bản thân để hoàn những yêu cầu do giáo viên đề ra. Tự học của người học theo hình thức này liên quan trực tiếp với yêu cầu của giáo viên, được giáo viên định hướng về nội dung, phương pháp tự học để người học thực hiện. Như vậy ở hình thức tự học thứ ba này quá trình tự học của sinh viên có liên quan chặt chẽ với quá trình dạy học, chịu sự tác động của nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố tổ chức và quản lý quá trình dạy học của giảng viên và quá trình tự học của học viên.
Trong GD – ĐT cán bộ chính trị nói chung và cán bộ chính trị ở Học viện Hải Quân nói riêng phần lớn thời gian và khối lượng kiến thức học tập, nâng cao tay nghề của người cán bộ chính trị tập trung vào các môn KHXH&NV. Việc học tập, lĩnh hội kiến thức các môn KHXH&NV có vai trò ý nghĩa hết sức quan trọng, là tiền đề để cho người cán bộ chính trị có thế giới quan, phương pháp luận khoa học trong việc nhận thức, đánh giá thực tiễn. Các môn KHXH&NV rất đa dạng như: triết học, kinh tế - chính trị học, chủ nghĩa xã hội khoa học, lịch sử, pháp luật, đạo đức, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, tâm lý giáo dục học, lôgic học có thể nói rằng các môn KHXH&NV là hệ thống những tri thức về xã hội và về con người. Nếu tách bạch ra thì khoa học xã hội nghiên cứu về xã hội, còn khoa học nhân văn nghiên cứu về con người. Có những khoa học nghiên cứu xã hội như một chính thể phát triển qua thời gian: đó là sử học (cổ, trung, cận, hiện đại) và những khoa liên quan như khảo cổ học, dân tộc học. Có những khoa học nghiên cứu xã hội như một cấu trúc gồm nhiều yếu tố hợp thành (cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng, tồn tại xã hội và ý thức xã hội) cũng như những mặt khác nhau của đời sống xã hội: kinh tế, chính trị, luật pháp, đạo đức, tôn giáo, văn học, nghệ thuật tâm lí... đó là khoa học xã hội hiểu theo nghĩa hẹp. Nếu lấy con người làm đối tượng nghiên cứu, coi con người, tính người là trung tâm như hàm nghĩa của khái niệm khoa học nhân văn thì chưa đủ, bởi con người là chủ thể của ý thức, của tư duy. Vì vậy khoa học nhân văn còn gồm cả những khoa học triết học, trong đó có triết học (nghiên cứu về thế giới quan, về lí luận nhận thức), lôgic học (nghiên cứu về tư duy trừu tượng)
Từ vấn đề trên ta thấy việc tự học các môn KHXH&NV là hoạt động nhận thức, có mục đích của cá nhân, là tự mình động não, suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ để chiếm lĩnh các tri thức về xã hội và con người, biến các lĩnh vực đó trở thành sở hữu của mình. Tự học các môn KHXH&NV là việc tiếp thu một cách có tổ chức các tri thức về xã hội và con người, dựa vào công tác tự học một cách có hệ thống.
Trong quá trình tự học các môn KHXH&NV thì chất lượng giữ vai trò quyết định. Chất lượng là một khái niệm rất trừu tượng, đa chiều, đa nghĩa, được xem từ nhiều bình diện khác nhau, đây là một thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong đời sống xã hội. Triết học Mác-Lênin chỉ rõ: mọi sự vật, hiện tượng của hoạt động xã hội bao giờ cũng là sự thống nhất giữa chất và lượng. Mọi quan hệ qua lại giữa chất và lượng của sự vật, hiện tượng quy định sự tồn tại, phát triển của chính bản thân sự vật. Quan niệm chung nhất theo từ điển Tiếng việt “Chất lượng là cái tạo nên phẩm chất, giá trị của một con người, một sự vật, sự việc”3. Nghĩa là khi phân tích đánh giá bất kỳ một sự vật, hiện tượng nào hay hoạt động của cá nhân hoặc tập thể đều phải gắn với yếu tố, thuộc tính quy định sự tồn tại, phát triển tạo nên giá trị đích thực của hiện tượng, hoạt động đó, không được tuyệt đối hoá hoặc tách rời các yếu tố, thuộc tính. Mỗi sự vật, hiện tượng hoạt động cụ thể, đòi hỏi phải có phương pháp xem xét, đánh giá cụ thể, không thể áp dụng một phương pháp chung cho mọi sự vật, hiện tượng; đặc biệt là đối với con người và hoạt động thực tiễn của con người trong lĩnh vực hoạt động xã hội. Vì vậy Đánh giá chất lượng người ta căn cứ vào giá trị, giá trị xã hội và do xã hội quy định.
Biểu hiện tập trung chất lượng tự học là ở nhân cách của người học viên; tức là mức độ chuyển biến nhận thức, sự tích luỹ thêm kinh nghiệm thực tiễn của mỗi học viên trong học tập, rèn luyện phù hợp với chức trách, nhiệm vụ được giao. Trên bình diện chung nhất có thể hiểu chất lượng tự học các môn KHXH&NV là hiệu quả chuyển biến nhận thức của cá nhân người học trong quá trình tự giác, tự động não, suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ để chiếm lĩnh các tri thức về xã hội và con người.
Tiêu chí đánh giá chất lượng tự học các môn KHXH&NV của học viên đào tạo cán bộ ở Học viện Hải Quân.
Tiêu chí là điều được quy định dùng làm chuẩn để phân loại đánh giá. Theo đó, tiêu chí được thể hiện ở các chỉ số, thông số, chỉ tiêu dùng làm thước đo để dựa vào đó so sánh, đánh giá kết quả tự học các môn KHXH&NV của học viên đào tạo cán bộ chính trị ở Học viện Hải Quân. Các chỉ số, thông số, chỉ tiêu càng chính xác, cụ thể bao nhiêu thì việc đánh giá chất lượng tự học các môn KHXH&NV của học viên đào tạo cán bộ chính trị ở Học viện Hải Quân càng chính xác bấy nhiêu. Với cách tiếp cận đó, khi đánh giá chất lượng tự học các môn KHXH&NV của học viên đào tạo cán bộ chính trị ở Học