Đề tài Nâng cao hiệu lực, hiệu quả thanh tra trách nhiệm của các cơ quan hành chính nhà nước trong việc giải quyết khiếu nại tố cáo

Giải quyết khiếu nại, tốcáo là một trong những nhiệm vụhết sức quan trọng được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Ngay từkhi mới được thành lập đến nay cùng với việc Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật, Đảng cũng có nhiều chỉthị, nghịquyết đểchỉ đạo, hướng dẫn các cơquan trong việc giải quyết khiếu nại, tốcáo. Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998 và các lần sửa đổi bổsung qua các năm 2004, năm 2005 cùng các văn bản pháp luật vềcác ngành, lĩnh vực đã quy định đầy đủ, chi tiết hơn vềkhiếu nại, tốcáo và giải quyết khiếu nại, tốcáo; trách nhiệm, nghĩa vụcủa các cơquan hành chính Nhà nước; việc thanh tra trách nhiệm của các cơquan, tổchức nói chung và của cơquan hành chính Nhà nước nói riêng trong công tác giải quyết khiếu nại, tốcáo.

pdf147 trang | Chia sẻ: hongden | Lượt xem: 1136 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao hiệu lực, hiệu quả thanh tra trách nhiệm của các cơ quan hành chính nhà nước trong việc giải quyết khiếu nại tố cáo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thanh tra chÝnh phñ B¸o c¸o tæng kÕt ®Ò tµi cÊp bé N©ng cao hiÖu lùc, hiÖu qu¶ thanh tra tr¸ch nhiÖm cña c¸c c¬ quan hµnh chÝnh nhµ n−íc trong viÖc gi¶i quyÕt khiÕu n¹i tè c¸o Chñ nhiÖm ®Ò tµi: bïi nguyªn suý 6599 08/10/2007 hµ néi - 2007 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của Đề tài. Giải quyết khiếu nại, tố cáo là một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Ngay từ khi mới được thành lập đến nay cùng với việc Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật, Đảng cũng có nhiều chỉ thị, nghị quyết để chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo. Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998 và các lần sửa đổi bổ sung qua các năm 2004, năm 2005 cùng các văn bản pháp luật về các ngành, lĩnh vực đã quy định đầy đủ, chi tiết hơn về khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo; trách nhiệm, nghĩa vụ của các cơ quan hành chính Nhà nước; việc thanh tra trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức nói chung và của cơ quan hành chính Nhà nước nói riêng trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo. Tuy nhiên các ngành các cấp còn có nhận thức khác nhau về công tác thanh tra trách nhiệm, đồng thời trong chỉ đạo tổ chức thực hiện cũng còn chưa thống nhất. Chúng ta phải thấy rằng thanh tra trách nhiệm trong giải quyết khiếu nại, tố cáo là nhiệm vụ rất quan trọng của các cơ quan hành chính Nhà nước, nó có liên quan mật thiết đến hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo. Trong khi đó, các vấn đề như: nội dung thanh tra, phương pháp thanh tra, cách thức tiến hành thanh tra cũng như bảo đảm hiệu quả của việc thanh tra trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo chưa được hiểu và áp dụng một cách đầy đủ, thống nhất ở các Bộ, ngành, địa phương. Chính vì vậy chúng ta cần phải nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận và 2 thực tiễn của công tác này, từ đó có các biện pháp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra trách nhiệm trong giải quyết khiếu nại, tố cáo. Bởi vậy, việc nghiên cứu đề tài “ Nâng cao hiệu lực, hiệu quả thanh tra trách nhiệm của các cơ quan hành chính Nhà nước trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo” là công việc hết sức cần thiết. Kết quả nghiên cứu của đề tài, một mặt sẽ đáp ứng yêu cầu giải quyết những vấn đề lý luận chung về thanh tra, kiểm tra trách nhịêm giải quyết khiếu nại, tố cáo; mặt khác nó sẽ góp phần tích cực, quan trọng vào nâng cao hiệu lực, hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo, đáp ứng những vấn đề đặt ra từ thực tiễn công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo hiện nay. 2. Mục đích và nội dung nghiên cứu. 2.1. Mục đích nghiên cứu. Làm rõ những vấn đề lý luận, đánh giá thực trạng về thanh tra trách nhiệm của các cơ quan hành chính Nhà nước trong giải quyết khiếu nại, tố cáo. Trên cơ sở đó nêu lên phương hướng và giải pháp nhằm nâng nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra trách nhiệm của các cơ quan hành chính Nhà nước về giải quyết khiếu nại, tố cáo. 2.2. Nội dung nghiên cứu. - Làm rõ các khái niệm thanh tra, kiểm tra trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo; làm rõ vai trò, vị trí và nội dung thanh tra trách nhiệm của các cơ quan hành chính Nhà nước về giải quyết khiếu nại, tố cáo . - Đánh giá những kết quả đạt được và những hạn chế trong công tác thanh tra trách nhiệm của các cơ quan hành chính Nhà nước về giải quyết khiếu nại, tố cáo và rút ra những nguyên nhân của hạn chế. 3 - Nêu lên phương hướng và đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra trách nhiệm của các cơ quan hành chính Nhà nước về giải quyết khiếu nại, tố cáo. 3- Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu. 3.1. Cơ sở lý luận: Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ chí Minh và quan điểm, đường lối của Đảng cộng sản Việt nam về Nhà nước pháp quyền, về bảo đảm quyền dân chủ của nhân dân nói chung và trong lĩnh vực khiếu nại, tố cáo nói riêng. 3.2. Phương pháp nghiên cứu: Đề tài được thực hiện bởi các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, diễn dịch và quy nạp. 4. Phạm vi nghiên cứu. Đề tài nghiên cứu về thanh tra trách nhịêm giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước. Trong đó tập trung chủ yếu là công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan Bộ, ngang Bộ và Uỷ ban nhân dân các cấp và một số cơ quan hành chính nhà nước khác. 5. Tiến độ thực hiện. Trên cơ sở Quyết định số 245/QĐ - TTCP ngày 24 tháng 01 năm 2006 của Thanh tra Chính phủ, nhóm nghiên cứu đã triển khai theo các giai 4 đoạn từ tháng 2/2006 đến tháng 2/2007. Đến nay Đề tài đã có sự cộng tác tích cực của các nhà nghiên cứu và nhà quản lý, Ban chủ nhệm đề tài đã tổ chức hai Hội thảo về định hướng nghiên cứu thông qua Đề cương nghiên cứu, Hội báo cáo tổng thuật của đề tài; - Các nhà khoa học, nhà quản lý, Thanh tra viên cao cấp, Thanh tra viên chính và các tham gia nghiên cứu viết bài với số lướng bài tuơng đối phong phú, toàn diện. Dưới đây là báo cáo Tổng quan kết quả nghiên cứu của đề tài. 5 CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THANH TRA, KIỂM TRA TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC TRONG CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO 1.1- Cơ quan hành chính Nhà nước. 1.1.1- Khái niệm cơ quan hành chính Nhà nước trong bộ máy Nhà nước. Theo Hiến pháp hiện hành, Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Cũng theo qui định của Hiến pháp, bộ máy nhà nước bao gồm hệ thống các cơ quan: Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Chủ tịch nước, Chính phủ và Uỷ ban nhân dân các cấp, hệ thống Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân. Như vậy, cơ quan hành chính nhà nước là một bộ phận cấu thành của bộ máy nhà nước. Hệ thống cơ quan hành chính Nhà nước gồm: Ở trung ương có Chính phủ (gồm cả các Bộ và Cơ quan ngang Bộ, Cơ quan thuộc chính phủ); ở địa phương có Uỷ ban nhân dân theo ba cấp là tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương), huyện (quận), xã (phường, thị trấn). Đối với từng cấp chính quyền ở địa phương đều có các cơ quan chuyên môn được tổ chức và hoạt động theo luật định. 6 Nếu như nội dung toàn diện của quản lý nhà nước bao gồm cả quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp thì nền hành chính chỉ là quyền hành pháp trong hành động, là hoạt động quản lý cụ thể của bộ máy hành pháp. Nền hành chính Nhà nước bao hàm toàn bộ các cơ quan thuộc chính quyền của bộ máy hành pháp từ Trung ương tới các địa phương, toàn bộ các thể chế và hoạt động của bộ máy ấy với tất cả những người làm việc, những cơ sở vật chất, phương tiện cho hoạt động của bộ máy đó. Với tư cách là cơ quan chấp hành của Quốc hội và là cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất, Chính phủ nắm quyền thống nhất quản lý các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh và các hoạt động đối ngoại của Nhà nước; quản lý hệ thống thống nhất của bộ máy hành chính Nhà nước từ Trung ưong đến cơ sở trong khuôn khổ hệ thống chính trị hiện hành. Cần nhấn mạnh rằng, nền hành chính Nhà nước thực thi chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước, tức là nhiệm vụ chính trị. Một mặt, Nhà nước là tổ chức công quyền, nắm pháp quyền và là công cụ cai trị, quản lý của giai cấp thống trị. Mặt khác, Nhà nước còn là tổ chức đại diện cho lợi ích chung của toàn xã hội, quản lý toàn xã hội, bảo vệ quyền con người và quyền công dân. Hai mặt gắn bó với nhau và là thống nhất. Hành chính gắn với chính trị, phục vụ chính trị một cách chủ động; tự giác tham gia chính trị và bản thân cũng vừa mang tính chính trị, vừa mang tính nghiệp vụ, kỹ thuật tương đối độc lập. 1.1.2- Đặc điểm của cơ quan hành chính Nhà nước. Cơ quan hành chính nhà nước do Nhà nước thành lập, chịu sự kiểm tra của cơ quan Nhà nước thành lập ra mình và cơ quan hành chính cấp trên 7 nhằm thực hiện chức năng quản lý Nhà nước bằng hoạt động chấp hành và điều hành. Vị trí pháp lý của các cơ quan hành chính Nhà nước do Hiến pháp, các luật quy định. Cơ quan hành chính Nhà nước ở mỗi cấp, có vị trí, chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền khác nhau và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước cơ quan cấp trên và trước nhân dân thuộc lãnh thổ hoạt động của mình. Cơ quan hành chính Nhà nước có thẩm quyền pháp lý, xuất phát từ quyền lực Nhà nước. Thẩm quyền pháp lý của cơ quan hành chính Nhà nước được thể hiện trên những điểm cụ thể sau đây: - Cơ quan hành chính nhân danh Nhà nước ban hành các văn bản quy phạm pháp luật hành chính có tính chất bắt buộc thực hiện đối với các cơ quan, cá nhân thuộc quyền và đối với toàn xã hội trong phạm vi thẩm quyền được pháp luật quy định. - Sau khi ra các văn bản, các cơ quan hành chính Nhà nước tổ chức thực hiện và tự mình kiểm tra việc thực hiện các văn bản đó đối với các đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh. Mặt khác, công tác kiểm tra, giám sát thực hiện các văn bản yêu cầu được tiến hành bởi các cơ quan bảo vệ pháp luật do cơ quan Nhà nước được huy động, sử dụng. Tất cả các cơ quan hành chính Nhà nước có mối liên quan chặt chẽ với nhau (quan hệ trực thuộc trên dưới, trực thuộc ngang, quan hệ chéo) tạo thành một hệ thống thống nhất, theo thứ bậc có trung tâm chỉ đạo là Chính phủ nhằm bảo đảm thực hiện nhiệm vụ chấp hành và điều hành một cách mau lẹ, nhất quán và hiệu quả. Đó là một hệ thống bộ máy quản lý phức 8 tạp, nhiều đầu mối và biên chế lớn. Hạt nhân của các cơ quan hành chính Nhà nước là công chức. Các cơ quan hành chính Nhà nước là cơ quan Nhà nước thực hiện chức năng quản lý Nhà nước bằng phương pháp đơn phương quyết định – phương pháp quyết định một chiều. Cơ quan hành chính Nhà nước được tổ chức thành nhiều cấp theo đơn vị hành chính. Quan hệ giữa các cơ quan hành chính cấp trên, cấp dưới, là quan hệ chỉ huy, chỉ đạo, cơ quan hành chính cấp dưới phải tuân thủ tuyệt đối sự chỉ đạo của cơ quan hành chính cấp trên. Cơ quan hành chính Nhà nước là một hệ thống cơ quan có nhiều đặc điểm khác nhau và được tổ chức khác nhau. - Cơ quan hành chính Nhà nước thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, do đó cơ quan hành chính Nhà nước được tổ chức thành các hệ thống cơ quan để thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trong từng lĩnh vực. - Mỗi cơ quan quản lý trên các lĩnh vực khác nhau có những đặc điểm riêng biệt về cơ cấu tổ chức, về sắp xếp bố trí nhân sự, về tiêu chuẩn và chế độ, trách nhiệm cụ thể của viên chức v.v.. - Sự phát triển của hệ thống cơ quan hành chính Nhà nước gắn liền với sự phát triển của xã hội nói chung và khoa học kỹ thuật nói riêng. Hoạt động của cơ quan hành chính Nhà nước được duy trì một cách khẩn trương, thường xuyên, liên tục. Hoạt động của cơ quan hành chính Nhà nước được gắn liền với cuộc sống hàng ngày của mỗi công dân – khác với hoạt động của Quốc hội, Hội đồng nhân dân và cơ quan tư pháp – do dó, cơ quan hành chính Nhà nước 9 phải hoạt động liên tục, khẩn trương để giải quyết một cách kịp thời những vấn đề do đời sống xã hội đặt ra. Từ đặc điểm này, đòi hỏi phải thường xuyên đổi mới cơ quan hành chính Nhà nước - về hình thức và về biện pháp quản lý - mới đáp ứng được yêu cầu của đời sống xã hội. Hệ thống cơ quan hành chính Nhà nước có nghĩa vụ tổ chức nhằm đảm bảo quyền, tự do, lợi ích hợp pháp của công dân bằng các chương trình kinh tế - xã hội, phân phối một cách đồng đều mọi cơ hội cho mọi công dân. Để thực hiện nghĩa vụ hành chính cần có các phương tiện; các phương tiện hành chính gồm: công sở, công chức, công sản và phương tiện đặc quyền. Khi sử dụng các phương tiện đặc quyền (ra quyết định hành chính, cưỡng chế thi hành các quyết định hành chính, trưng thu, trưng dụng) phải bảo đảm các yêu cầu: mục đích duy nhất sử dụng đặc quyền là phục vụ nhân dân, giải quyết công việc của nhân dân, thực hiện đặc quyền phải tuân theo các điều kiện luật định, sử dụng đặc quyền ngoài mục đích công vụ hoặc không tuân theo pháp luật thì bị chế tài. 1.2- Quan niệm về trách nhiệm và thanh tra, kiểm tra trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo 1.2.1- Quan niệm về trách nhiệm trong quản lý nhà nước. Trách nhịêm có thể được tiếp cận từ những góc độ khác nhau. Từ khía cạnh xã hội, đạo đức thì trách nhiệm là thuộc về bổn phận, thái độ tích cực, chủ động của mỗi cá nhân đối với công việc. Khi này, trách nhịêm được hiểu thuộc về phạm trù ý thức của con người. Chúng ta thường nhắc đến người có trách nhịêm đối với công việc, có trách nhiệm đối với gia đình. Điều đó có nghĩa là họ đã thực hiện tốt bổn phận của mình. Nói đến người thiếu trách nhiệm tức là không làm trọn bổn phận, không thực hiện 10 nhiệm vụ đầy đủ, khi đó họ sẽ bị lên án, sẽ bị mất uy tín trong cộng đồng, bị xử lý theo quy định. Trách nhiệm được hiểu trong hoạt động quản lý nhà nước thuộc về chức trách, nhịêm vụ được giao trong đó bao gồm cả các yếu tố về quyền và nghĩa vụ đã được pháp luật quy định. Khi nào nói đến trách nhiệm tức là sự đòi hỏi thái độ, tích cực, chủ động của chủ thể quản lý, của chủ thể hành vi: - Có tinh thần trách nhiệm hoặc có ý thức trách nhịêm là điều kiện của sự thành công trong công việc. Không có nhà lãnh đạo nào thành công mà thiếu trách nhiệm với công việc. Những người có trách nhiệm sẽ nhận ra được những điểm yếu của cá nhân mình trong quản lý. Những người đổ lỗi cho người khác hoặc quên đi mất vai trò của mình trong đó, sẽ trở nên trì trệ và chẳng đạt được gì, đó là những người không dám chịu trách nhiệm. Kết quả nghiên cứu đều khẳng định quyền phải đi liền trách nhiệm trong thực thi quyền lực quản lý, quyền lực càng cao thì trách nhiệm càng lớn. - Trách nhiệm được hiểu là phần việc, phận sự phải thực hiện, nếu không sẽ phải gánh chịu hậu quả nhất định. Nói như vậy có nghĩa là Bộ trưởng phải chịu trách nhiệm trước Chính phủ, trước Quốc hội về ngành, lĩnh vực quản lý. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp phải chịu trách nhiệm trước cơ quan nhà nước cấp trên và trước Hội đồng nhân dân cùng cấp về những vấn đề thuộc thẩm quyền quản lý của mình. Nhà nước và pháp luật có những quy định cụ thể về chế độ trách nhiệm đối với mỗi chủ thể quản lý được Nhà nước trao quyền. Như vậy, nói đến trách nhiệm sẽ bao gồm: nghĩa vụ mà cơ quan, tổ chức, cá nhân phải thực hiện. Do vậy ta thường nói đến trách nhiệm thực hiện, trách nhịêm giải quyết công việc, chịu trách nhiệm trước cơ quan cấp trên. Trách nhịêm còn hiểu là hậu quả phải gánh chịu. Như vậy có trách 11 nhiệm của cá nhân, có trách nhiệm của tổ chức, trách nhiệm của cơ quan. Do vậy, người ta đề cập đến trách nhiệm dân sự, trách nhiệm hành chính, trách nhiệm kỷ luật, trách nhiệm hình sự. Đó là việc tiếp cận trách nhịêm từ phương diện pháp lý. Trách nhiệm pháp lý là nghĩa vụ phải gánh chịu những tước đoạt mang tính chất nhân thân hay tài sản tương ứng với hành vi trái pháp luật của chủ thể. Các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác định nghĩa vụ phải gánh chịu mang tính tước đoạt đó gọi là truy cứu trách nhiệm pháp lý. Trách nhiệm hành chính là nghĩa vụ mà cá nhân hay tổ chức phải gánh chịu những hậu quả do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền áp dụng cho cá nhân hay tổ chức có hành vi vi phạm hành chính. Những hình phạt này được biểu hiện dưới dạng phạt vi phạm pháp luật hành chính như phạt tiền, thu hồi giấy phép hành nghề, tịch thu, trưng thu tài sản... Trách nhiệm hình sự là trách nhiệm mà người phạm tội phải gánh chịu các biện pháp xử lý về hình sự đối với tội phạm mà mình gây ra. Đây là trách nhiệm phải gánh chịu hậu quả pháp lý đối với hành vi phạm tội. Người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm mà mình gây ra nếu người đó nhận thức được tính chất nguy hiểm của hành vi của mình và có khả năng điều khiển hành vi đó. Trách nhiệm của cơ quan hành chính Nhà nước là những nghĩa vụ mà cơ quan hành chính Nhà nước phải thực hiện trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình. Trách nhiệm của các cơ quan hành chính Nhà nước được xác định từ những quy định của các văn bản pháp luật. Như vậy các cơ quan hành chính Nhà nước có rất nhiều trách nhiệm, bao gồm: tổ chức các hoạt động để phát triển kinh tế xã hội; tổ chức các hoạt động để 12 giữ gìn trật tự an ninh, an toàn xã hội; xây dựng những dự án, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế văn hoá xã hội; giải quyết khiếu nại, tố cáo... Các văn bản pháp luật quy định về trách nhiệm cho các cơ quan hành chính Nhà nước rất nhiều bao gồm: Hiến pháp, các Đạo luật, văn bản dưới luật... Trong đó đặc biệt là những văn bản pháp luật về quản lý hành chính Nhà nước như Luật tổ chức Chính phủ, Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, Luật khiếu nại, tố cáo... Trách nhiệm của các cơ quan hành chính Nhà nước trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo là những nhiệm vụ mà cơ quan hành chính Nhà nước phải thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo năm 1998, được sửa đổi một số điều năm 2004, năm 2005 và Nghị định 136/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ. 1.2.2- Quan niệm về thanh tra, kiểm tra trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo. Thanh tra, kiểm tra là chức năng thiết yếu của các cơ quan quản lý nhà nước. Hoạt động thanh tra, kiểm tra nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật; phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền các biện pháp khắc phục; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; bảo vệ quyền, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Thanh tra trách nhiệm nói chung được hiểu là việc cơ quan có thẩm quyền xem xét, đánh giá quá trình thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao của cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có trách nhiệm, từ đó có các kết luận về ưu điểm, khuyết điểm, nguyên nhân của việc thực hiện nhiệm vụ đó, đồng 13 thời đưa ra các kiến nghị, giải pháp xử lý, khắc phục. Hay nói khác đi, đó là việc tiến hành xem xét, đánh giá quá trình thực hiện chức trách, nhiệm vụ đối với những đối tượng được cơ quan quan quản lý trao cho quyền hạn và nghĩa vụ nhất định. Dưới góc độ pháp lý, trách nhiệm ở đây chỉ được hình thành trong mối quan hệ trong hệ thống, cơ quan, tổ chức hoặc giữa cơ quan, tổ chức với cá nhân có trách nhiệm trong nội bộ cơ quan, tổ chức đó. Tất nhiên trong các quan hệ dân sự, quan hệ xã hội, người ta cũng đưa ra những khái niệm về trách nhiệm, song trong những trường hợp này đó chỉ là trách nhiệm giữa cá nhân này với cá nhân khác hoặc cũng có thể phát sinh trách nhiệm giữa cá nhân đối với Nhà nước, tổ chức nhưng nó phải được phát sinh từ một sự kiện pháp lý. Do vậy, khi đề cập đến hoạt động thanh tra, kiểm tra là gắn với những nội dung quản lý cụ thể, với lĩnh vực cụ thể của các cơ quan quản lý. Chẳng hạn thanh tra, kiểm tra về việc quản lý, sử dụng đất đai; thanh tra, kiểm tra về việc thực hiện chính sách xã hội; thanh tra, kiểm tra về việc quản lý, sử dụng văn bằng, chứng chỉ. Với mỗi nội dung đều xác định theo thẩm quyền, trách nhịêm của từng cấp, từng cơ quan cụ thể. Khi tiếp cận vấn đề như trên cho thấy, giải quyết khiếu nại, tố cáo và quản lý nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo cũng là một nội dung công tác như những nhiệm vụ khác. Từ đó xuất hiện vấn đề là cần làm rõ quan niệm về giải quyết khiếu nại, tố cáo và quan niệm về thanh tra, kiểm tra trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo như thế nào cho chính xác và đầy đủ. Thanh tra trách nhiệm các cơ quan hành chính Nhà nước trong giải quyết khiếu nại, tố cáo là việc xem xét, đánh giá, kết luận việc thực hiện
Tài liệu liên quan