Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, ngành xây dựng của nước ta cũng phát triển một cách nhanh chóng. Hoạt động đấu thầu xây lắp đối với các dự án có vốn đầu tư nước ngoài. Các công trình điểm của Nhà nước trong lĩnh vực xây dựng cớ sở hạ tầng, các công trình xây dựng với quy mô lớn trở nên đông hơn bao giờ hết.
88 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1496 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu trong xây dựng công trình giao thông trong Công ty TNHH Hoà Hiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, ngành xây dựng của nước ta cũng phát triển một cách nhanh chóng. Hoạt động đấu thầu xây lắp đối với các dự án có vốn đầu tư nước ngoài. Các công trình điểm của Nhà nước trong lĩnh vực xây dựng cớ sở hạ tầng, các công trình xây dựng với quy mô lớn… trở nên đông hơn bao giờ hết.
Cùng với quá trình đó, các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam đang từng bước tiếp cận với các hình thức, kinh nghiệm với thực tiễn về kỹ thuật, kinh doanh quốc tế và nhiều vấn đề có liên quan đến hoạt động đấu thầu. Đấu thầu đã trở thành hình thức cạnh tranh chỉnh để các công ty xây lắp có được công trình.
Tuy nhiên, ở nước ta hoạt động đấu thầu còn là vấn đề mới mẻ, và chưa hoàn chỉnh về nhiều mặt. Cùng với điều này, nhiều doanh nghiệp xây dựng cũng đang phải tự điều chỉnh tiến tới thích ứng hoàn toàn với phương thức cạnh tranh mới. Vì thế, hoạt động đấu thầu tại các doanh nghiệp này khó tránh khỏi bất cập và gặp những khó khăn dẫn đến hiệu quả hoạt động đấu thầu xây lắp chưa cao, ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống, việc làm của người lao động cũng như tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị.
Là một đơn vị hoạt động trong lĩnh vực xây dung Công ty TNHH Hoà Hiệp cũng không tránh khỏi những vướng mắc trên. Kết hợp với những kiến thức đã học cùng với sự hướng dẫn của PGS.TS Bùi Văn Yêm. Em xin tìm hiểu và nghiên cứu đề tài " Nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu trong xây dựng công trình giao thông trong Công ty TNHH Hoà Hiệp ".
Hà Nội tháng năm 200
Sinh viên
Phần thứ nhất
I - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẤU THẦU, ĐẤU THẦU XÂY LẮP.
1. Khái niệm và các loại hình đấu thầu
1.1 Khái niệm
Để thực hiện một đề án đầu tư xây dựng cơ bản, người ta áp dụng một trong 3 phương thức:
- Tự làm .
- Chỉ định thầu.
- Đấu thầu.
Trong đó, phương thức đấu thầu hiện đang được áp dụng rộng rãi đối với hầu hết các đề án đầu tư xây dựng cơ bản. Đấu thầu có thể được hiểu là:
Đấu thầu là phương thức giao dịch đặc biết, người muốn xây dựng công trình (người gọi thầu) công bố trước các yêu cầu và điều kiện xây dựng công trình để người nhận xây dựng công trình (người dự thầu) công bố giá mà mình muốn nhận. Người gọi thầu sẻ lựa chọn người dự thầu nào phù hợp với điều kiện của mình với giá thấp hơn (1995)
Đấu thầu là do công khai ai nhận làm, nhận bán với điều kiện tốt nhất thì được giao cho làm hoặc bán (1998, từ điển tiếng việt)
Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng yêu cầu của bên mời thầu (Quy chế đầu thầu 01/09/99 ban hành kèm theo Nghị định số 88/1999/ NĐ- CP)
Trong đó:
"Nhà thầu" là tổ chức kinh tế có đủ tư cách pháp nhân tham gia đấu thầu. Trong trường hợp đấu thầu tuyển chọn tư vấn, nhà thầu có thể là cá nhân. Nhà thầu là nhà xây dựng trong đấu thầu xây lắp; là nhà cung cấp trong đấu thầu mua sắm hàng hoá; là nhà tư vấn trong đấu thầu tuyển chọn tư vấn; là nhà đầu tư trong đấu thầu lựa chọn đối tác đầu tư. Nhà thầu trong nước là nhà thầu có tư cách pháp nhân Việt Nam và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.
"Bên mời thầu" là chủ dự án, chủ đầu tư hoặc pháp nhân đại diện hợp pháp của chủ dự án, chủ đầu tư được giao trách nhiệm thực hiện công việc đấu thầu.
1.2. Các loại hình đấu thầu
Xét theo quy mô, đấu thầu gồm 2 loại:
- Đấu thầu toàn bộ dự án
- Đấu thầu từng phần dự án.
Xét theo tính chất công việc, đấu thầu gồm 4 loại:
- Đấu thầu tuyển chọn nhà tư vấn
- Đấu thua mua sắm hàng hoá, dịch vụ khác
- Đấu thầu lựa chọn đối tác đầu tư (đấu thầu lựa chọn đối tác thực hiện dự án)
- Đấu thầu xây lắp
2. Vai trò của đấu thầu
Trong 3 phương thức để thực hiện một đề án đầu tư xây dựng cơ bản thì phương thức đấu thầu có nhiều ưu điểm nỗi trội như nâng cao tính cạnh tranh, công bằng và minh bạch trong quá trình đấu thầu để lựa chọn nhà thầu phù hợp đồng thời nâng cào hiệu quả của đề án về cả khía cạnh kinh tế cũng như xã hội.
2.1 Vai trò của đấu thầu đối với chủ đầu tư.
- Tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng và lành mạnh giữa các doanh nghiệp, công ty.
- Thông qua đấu thầu để tăng cường quản lý vốn đầu tư, tránh thất thoát, lãng phí vốn.
- Thực hiện có hiệu quả yêu cầu về chất lượng công trình, tiết kiệm được vốn đầu tư xây dựng cơ bản, bảo đảm tiến độ xây dựng công trình.
2.2 Vai trò của đấu thàu đối với nhà thầu
- Khi tham dự đấu thầu, mục tieu của bất cứ nhà thầu nào cũng là thắng hệ thắng thầu. Đây là động lực để các nhà thầu tự hoàn thiện mình, nâng ào năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý.
- Vì đấu thầu mang tính cạnh tranh nên các nhà thầu chủ động hơn trong việc tìm kiếm các cơ hội tham dự thầu và kí kết được hợp đồng tạo công ăn việc làm cho người lao động đồng thào phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp công ty nói riêng và của toàn bộ nền kinh tế nói chung.
- Thông qua phương thức đấu thầu. Các công ty, xí nghiệp xây lắp sẽ có điều kiện tự nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài chính, chi phí kinh doanh để làm sao khi giá bỏ thầu thấp vấn đảm bảo chất lượng công trình để giữ uy tín và thu được loựi nhuận.
2.3 Vai trò của đấu thầu đối với nền kinh tế quốc dân.
- Đấu thầu góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng cơ bản nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung.
- Đấu thầu tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng và lành mạnh giữa ác đơn vị xây dựng. Là động lực thúc đầy ngành công nghiệp xây dựng cơ bản phát triển tạo tiền đề cho sự phát triển chung của đất nước.
- Đấu thầu góp phần nâng cao năng lực quản lý Nhà nước về đầu tư và xây dựng. Đồng thời hạn chế tình trạng thất thoát, lãng phí vốn đầu tư.
3. Các nguyên tắc đầu thầu:
Để lựa chọn được nhà đấu thầu phù hợp, đảm bảo hiệu quả cao nhất của dự án thì công tác đấu thầu phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
3.1. Nguyên tắc hiệu quả
Công tác đấu thầu khi thực hiện phải đảm bảo hiệu quả cả về tài chính cũng như thời gian. Chi phí thực hiện đấu thầu không được quá cao, thời gian kéo dài sẽ ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án và hiệu quả của dự án.
3.2. Nguyên tắc cạnh tranh
Khi thực hiện đấu thầu phải tạo điều kiện cho các nhà cung cấp cạnh tranh với nhau trên phạm vi rộng nhất có thể.
3.3. Nguyên tắc công bằng
Tất cả các nhà thầu đều phải được đối xử như nhau. Họ đều có quyền bình đẳng như nhau về nội dung thông tin được cung cấp từ chủ đầu tư. Đây là điều kiên dể đảm bảo cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng.
3.4. Nguyên tắc minh bạch
Bên mời thầu và nhà thầu không được gay nghi ngờ, khuất tất cho người khác. Tuy nhiên, đây là một nguyên tắc khó kiểm soát
3.5. Nguyên tắc pháp lý
Các bên tham gia quá trình đấu thầu phải tuân thủ nghiêm những quy định của Nhà nước và nội dung và trình tự đấu thầu, cũng như những cam kết được ghi nhận trong hợp đồng giao nhận thầu. Nếu ai sai phạm sẻ bị xử lí nghiêm minh theo đúng pháp luật
4. Khái niệm, hình thức và phương thức đấu thầu xây lắp
4.1 Khái niệm
Đấu thầu xây lắp là phương thức mà bên mời thầu (chủ đầu tư) sử dụng để tổ chức sự cạnh tranh giữa các đơn vị xây lắp (nhà thầu) nhằm lựa chọn đơn vị có khả năng thực hiện tốt nhất những công việc thuộc quá trình xây dựng và lắp đặt thiết bị các công trình, đáp ứng tốt nhất những yêu cầu, nhiệm cụ của chủ đầu tư.
Thực chất, đấu thầu xây lắp là việc tổ chức cạnh tranh trên 2 phương diện:
- Cạnh tranh giữa bên mời thầu (chủ đầu tư) và nhà thầu (các đơn vị xây lắp)
5.2. Trình tự tổ chức đấu thầu.
Được quy định tại điều 33 quy chế đấu thầu ban hành kèm theo nghị định 88/CP ngày 01 tháng 09 năm 1999.
. Sơ tuyển nhà thầu.
Việc sơ tuyển nhà thầu phải được tiến hành đối với các gói thầu có giá trị từ 200 tỷ đồng trở lên nhằm lựa chọn các nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm thực hiện, đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu.
Các bước thực hiện để sơ tuyển nhà thầu.
- Lập hồ sơ sơ tuyển, bao gồm:
+ Thư mời sơ tuyển;
+ Chỉ dẫn sơ tuyển;
+Tiêu chuẩn đánh giá;
+ Phụ lục kèm theo
- Thông báo mời sơ tuyển.
- Nhận và quản lý hồ sơ dự sơ tuyển.
- Đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển.
- Trình duyệt kết quả sơ tuyển.
- Thông báo kết quả sơ tuyển.
. Lập hồ sơ mời thầu.
Bên mời thầu lập hốơ mời thầu để mời các đơn vị xây dựng tham dự đấu thầu. Hồ sơ mời thầu bao gồm:
1. Thư mời thầu
2. Mẫu đơn dự thầu
3. Chỉ dẫn đối với nhà thầu
4. Các điều kiện ưu đãi (nếu có)
5. Các loại thuế theo quy định của pháp luật
6. Hồ sơ thiết kế kỹ thuật kèm theo bản tiên lượng và chỉ dẫn kỹ thuật.
7. Tiến độ thi công
8. Tiêu chuẩn đánh giá (bao gồm cả phương pháp và cách thức quy đổi về cùng một mặt bằng để xác định giá đánh giá).
Trong đó, "giá đánh giá" là giá dự thầu đã sưa đổi và hiệu chỉnh các sai lệch (nếu có), được quy đổi về cùng mặt bằng (kỹ thuật, tài chính, thương mại và các nội dung khác) để làm cơ sở so sánh giữa các hồ sơ dự thầu.
9. Điều kiện chung và điều kiện cụ thể của hợp đồng.
10. Mẫu bảo lãnh dự thầu.
11. Mẫu thỏa thuận hợp đồng.
12. Mẫu bảo lãnh thực hiện hợp đồng.
.Gửi thư mời thầu hoặc thông báo mời thầu:
Sau khi lập xong hồ sơ mời thầu, bên mời thầu sẽ thông báo cho các nhà thầu. Trong trường hợp đấu thầu rộng rãi, bên mời thầu sẽ thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng, ít nhất là 3 số liên tục để nhà thầu biết. Đối với trường hợp đấu thầu hạn chế, bên mời thầu sẽ phải gửi trực tiếp qua FAX, qua đường bưu điện, qua Email hoặc các phương tiện khác đến từng nhà thầu trong danh sách được cáp có thẩm quyền phê duyệt.
Nội dung thư hoặc thông báo mời thầu bao gồm:
1. Tên, địa chỉ bên mời thầu
2. Khái quát dự án, địa điểm, thưòi gian xây dựng và các nội dung khác.
3. Chỉ dẫn việc tìm hiểu hồ sơ mời thầu;
4. Các điều kiện tham gia dự thầu;
5. Thời gian, địa điểm nhận hồ sơ mời thầu.
. Nhận và quản lý hồ sơ dự thầu:
Nhà thầy phải nộp hồ sơ dự thầu đúng như theo thời gian ghi trong hồ sơ mời thầu. Khi đó, bên mời thầu có trách nhiệm quản lý hồ sơ dự thầu theo chế độ "bảo mật" và không được mở trước ngày mở thầu.
Nội dung của hồ sơ dự thầu xây lắp bao gồm:
- Các nội dung về hành chính, pháp lý.
+ Đơn dự thầu hợp lệ (phải có chữ ký của người có thẩm quyền).
+ Bản sao giấy đăng ký kinh doanh.
+ Tài liệu giới thiệu năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu kể cả nhà thầu phụ nếu có.
+ Văn bản thỏa thuận liên danh trong trường hợp liên danh dự thầu (khi thành liên doanh không thành lập một pháp nhân mới, liên danh không hoạt động theo một luật cố định).
+ Bảo lãnh dự thầu: là việc nhà thầu đặt một khoản tiền (tiền mặt, séc, bảo lãnh của ngân hàng hoặc hình thức tương đương, vào một địa chỉ với một thời gian xác định theo quy định trong hồ sơ mời thầu để đảm bảo trách nhiệm của nhà thầu đối với hồ sơ dự thầu.
- Các nội dung về kỹ thuật:
+ Biện pháp và thi công đối với tổ chức gói thầu
+ Tiến độ thực hiện hợp đồng
+ Đặc tính kỹ thuật, nguồn cung cấp vật tư, vật liệu xây dựng.
+ Các biện pháp đảm bảo chất lượng.
- Các nội dung về thương mại, tài chính:
+ Giá dự thầu kèm theo thuyết minh và biểu giá chi tiết.
+ Điều kiện tài chính (nếu có).
+ Điều kiện thanh toán.
. Mở thầu.
Là thời điểm tổ chức mở các hồ sơ dự thầu được quy định trong hồ sơ mời thầu.
. Đánh giá, xếp hạng nhà thầu.
- Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu gồm có:
+ Kỹ thuật, chất lượng.
Mức độ đáp ứng đối với các yêu cầu kỹ thuật, chất lượng vật tư thiết bị nêu trong hò sơ thiết kế.
Tính hợp lý và khả thi của các giải pháp kỹ thuật, biện pháp và tổ chức thi công.
Bảo đảm điều kiện vệ sinh môi trường và các điều kiện khác như phòng cháy, an toàn lao động.
Mức độ đáp ứng của thiết bị thi công (số lượng, chủng loại, chất lượng và tiến dộ huy động).
Các biện pháp đảm bảo chất lượng.
+ Kinh nghiệm và năng lực của nhà thầu.
Kinh nghiệm đã thực hiện các dự án có yêu cầu kỹ thuật ở vùng địa lý và hiện tường tương tự.
Số lượng, trình độ cán bộ, công nhân kỹ thuật trực tiếp thực hiện dự án.
Năng lực tài chính (doanh số, lợi nhuận và có chỉ tiêu khác).
+ Tài chính và giá cả.
Khả năng cung cấp tài chính (nếu có yêu cầu), các điều kiện thương mại, tài chính, giá đánh giá.
+ Tiến độ thi công:
Mức độ đảm bảo tổng tiến độ quy định trong hồ sơ mời thầu.
Tính hợp lý về tiến độ hoàn thành giữa giá các hạng mục công trình có liên quan.
- Đánh gá hồ sơ dự thầu.
+ Đánh giá đề xuất kỹ thuật để loại bỏ những nhà thầu không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật. Việc đánh giá dựa trên các tiêu chí sau:
Tính khả thi của biện pháp thi công mà nhà thầu đưa ra. Nếu biện pháp thi công đưa ra là mới hoàn thành thì bên mời thầu phải kiểm tra xem đã có cơ quan nào chứng nhận hay chưa? Nguyên vật liệu của nhà thầu đưa ra có đáp ứng tiêu chuẩn của bên mời thầu đưa ra hay không?
Việc bố trí nhân sự có đáp ứng yêu cầu tiến độ hay không?
Các biện pháp đảm bảo an toàn lao động, phòng cháy chữa cháy.
Đánh giá tác động của các giải pháp kỹ thuật đối với môi trường xung quanh.
Thông thường khi nhà thầu đạt trên 70% số điểm tối đa thì được coi là đạt yêu cầu kỹ thuật nhưng những tiêu chí chính phải đạt 50% điểm tối đa.
+ Đánh giá về mặt tài chính, thương mại.
Đối với những gói thầu đã tiến hành sơ tuyển thì bên mời thầu có thể bỏ qua bước đánh giá năng lực tài chính. Khi đánh giá năng lực tài chính dựa vào các tiêu chí sau:
Vốn: vốn điều lệ, vốn pháp định, cơ cấu vốn
Tình hình hoạt động kinh doanh của nhà thầu trong một số năm gần đây.
Đánh giá đề xuất tài chính cụ thể mà nhà thầu đưa ra dựa trên cơ sở là giá chào thầu đưa ra và bên mời thầu sẽ xác định "giá đánh giá" để so sánh và xếp hạng các hồ sơ dự thầu. Giá đánh giá bao gồm sửa lỗi, hiệu chỉnh các sai lệch, chuyển đổi giá dự thầu sang một đồng tiền chung, đưa về mặt bằng so sánh, xác định giá đánh giá của các hồ sơ dự thầu.
6. Các nhân tố ảnh hởng đến khả năng trúng thầu xây lắp.
Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thắng thầu (khả năng cạnh tranh) của các công ty xây lắp trong đấu thầu xây lắp. Sau đây là một số điểm chủ yếu.
6.1. Tổ chức quản lý trong công ty.
- Do đặc điểm của sản xuất xây dựng nên cơ cấu tổ chức quản lý của các công ty xây lắp có tính ổn định không cao, thay đổi theo công trình, hạng mục công trình. Do vậy cơ cấu tổ chức có ai trò quan trọng đối với hoạt động sản xuất điều kiện của công ty. Do vậy công ty phải xây dựng một cơ cấu tổ chức quản lý phù hợp và linh hoạt. Một cơ cấu tổ chức hợp lý sẽ tạo điều kiện cho công ty nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Mặt khác, sự linh hoạt của cơ cấu tổ chức cho phép công ty ứng phó kịp thời với những thay đổi của môi trường, xử lý sự cố nhanh và chính xác, tạo sự tin tưởng nơi chủ đầu tư, góp phần nâng cao khả năng thắng thầu.
- Có sự đoàn kết, gắn bó giữa cán bộ quản lý và người lao động, sự phối hợp giữa các bộ phận trong lập hồ sơ dự thầu và thực hiện hợp dồng.
- Có bầu không khí làm việc tích cực, hăng say và có nền nếp làm việc trong công ty.
- Có đầy đủ các phòng ban chức năng, cá bộ phận và bố trí hợp lý cán bộ có trình độ, năng lực, kinh nghiệm vào bộ máy tổ chức.
Tuy nhiên khi tha gia đấu thầu, các nhà thầu phải thể hiện được rằng mình là người có năng lực tổ chức hợp lý, được thể hiện ở việc tổ chức quá trình xây dựng, tổ chức lao động đảm bảo đúng tiến độ và đúng chát lượng trong tài liệu giải trình các biện pháp thực hiện.
Tóm lại: Tổ chức quản lý là một điều kiện không thể thiếu khi tham gia đấu thầu. Nó có ảnh hưởng lớn đến khả năng thấu thầu của công ty xây lắp. Mỗi công ty xây lắp phải biết khai thác và phát huy lợi thế về năng lực tổ chức quản lý của mình để nâng cao khả năng thắng thầu.
6.2. Kỹ thuật công nghệ.
Để nâng cao khả năng thắng thầu thì kỹ thuật - công nghệ của công ty xây lắp phải đảm bảo.
- Năng lực máy móc thiết bị thi công: số lượng, chủng loại, công suất và giá trị còn lại của máy móc thiết bị có khả năng đáp ứng yêu cầu của chủ đầu tư về máy móc, thiết bị.
- Phải đảm bảo tính đồng bộ trong máy móc thiết bị và côngnghệ, sự phù hợp với môi trường và điều kiện thi công (đặc thù về địa lý, khí hậu, địa chất…) sự phù hợp giữa giá cả và chất lượng do công nghệ đó tạo ra.
Máy móc thiết bị của công ty càng tiên tiến, hiện đại và đồng bộ sẽ cho phép công ty xây dựng những công trình có chất lượng và độ thẩm mỹ cao; giúp công ty đẩy nhanh tiến độ hoàn thành công trình và là điều kiện cần để nâng cao khả năng thắng thầu.
Tóm lại: Công ty xây lắp phải căn cứ vào điều kiện và công trình mình để giành lợi trong đấu thầu.
6.3. Nhân sự
Trong xay lắp thì con người vẫn là yếu tố then chốt, máy móc chỉ giúp con người trong việc vận chuyển và những công việc sử dụng nhiều về lực. Còn lực lượng lao động mới là nhân tố sản xuất chính trong công ty, được thẻ hiện ở:
- Số lượng cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, tổng số công nhân tham gia sản xuất trực tiếp có trong công ty.
(Phản ánh quy mô lao động của công ty).
- Trình độ của cán bộ quản lý, kỹ thuật và cấp độ lành nghề của đội ngũ công nhân trong công ty. Thể hiện qua trình độ đào tạo và ngành nghề được đào tạo của cán bộ quản lý, kỹ thuật, công nhân: thể hiện ở bậc thợ, số năm làm việc (phản ánh chát lượng của đội ngũ lao động). Chất lượng của đội ngũ l ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công trình, tiến độ thực hiện công trình.
- Đội ngũ cán bộ được đào tạo, năng động, có khả năng nắm bắt được sự thay đổi của thị trường, khách hàng và dự đoán được các đối thủ cạnh tranh… sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công ty tham gia đấu thầu và giành cơ hội chiến thắng.
Vậy các công ty xây lắp phải biết phát huy sức mạnh tổng hợp của đội ngũ lao động, thường xuyên đào tạo nâng cao trình độ tay nghề cho cán bộ công nhân viên trong công ty để nâng cao năng lực sản xuất của công ty cũng như nâng cao khả năng đáp ứng các yêu cầu của chủ đầu tư tham dự thầu để nâng cao khả năng thắng thầu.
6.4. Tài chính.
Sức mạnh của tài chính là điều kiện cần thiết để nâng cao khả năng thắng thầu, được thể hiện ở những nội dung sau:
- Quy mô tài chính: thể hiện ở quy mô TSCĐ, TSCĐ của công ty tiềm lực tài chính của công ty càng mạnh thì khả năng cạnh tranh của công ty càng lớn; công ty có khả năng thi công nhiều công trình một lúc và hỗ trợ được chủ đầu tư khi cần sự giú đỡ về vốn. Công ty có thể có những điều khoản ưu đãi cho chủ đầu tư, cũng như có tỷ lệ bảo hành cao để làm an tâm chủ đầu tư.
- Khả năng huy động vốn của công ty: Đây là vấn dề hết sức quan trọng vì nguồn vốn đáp ứng nhu cầu trong bảo lãnh thực hiện hợp đồng (nguồn vốn chủ yếu là vay ngân hàng). Do vậy khả năng huy động vốn dễ hay khó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tranhthầu của doanh nghiệp. Khi tham gia đấu thầu, các công ty xây lắp phải trình bày năng lực tài chính của mình trong hồ sơ dự thầu, vì vậy làm rõ nguồn huy động vốn thực hiện hợp đồng cũng được bên mời thầu đánh giá cao. Nếu công ty khẳng định được độ tin cậy và tính ổn định của nguồn vốn vay sẽ góp phần đảm bảo khả năng thắng thầu của công ty.
- Công ty có cơ cấu vốn hợp lý cũng tạo sự an toàn cho công ty cũng như tạo sự an toàn cho chủ đầu tư. Để xem xét sự an toàn của công ty trong cơ cấu vốn, ta xét đến chỉ teieu tỷ suất tài trợ hay hệ số nợ.
Tỷ suất tài trợ = x 100%
Chỉ tiêu này phản ánh: trong tổng tài sản của công ty thì vốn của công ty chiếm bao nhiêu phần trăm. Chỉ số này càng cao thì càng chứng tỏ tình hình tự chủ về tài chính của công ty càng cao và tiềm lực của công ty càng hùng mạnh. Muốn đánh giá chi tiết, có thể xem xét một số chỉ tiêu như:
Tổng tài sản vốn vay trên vốn chủ sở hữu; TSCĐ (TSLĐ) trên tổng tài sản.
Hệ số nợ = x 100%
Chỉ tiêu này phản ánh tình hình vay vốn của công ty.
Nếu chỉ số này quá cao (>50%) thì tình hình tài chính của công ty đang trong tình trạng nguy hiểm, phải xem xét thêm nhân tố thị trường và tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (tổng nguồn vốn) tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, khả năng thanh toán của công ty thì mới đánh giá chính xác.
Mặt khác, hệ số nợ quá cao cũng ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn.
= x 100%
Nếu tỷ suất này mà lớn hơn lãi suất vốn vay thì công ty mới nên vay vốn. Một công ty có tỷ suất lợi nhuận cao sẽ gây uy tín tốt cho bạn hàng, khách hàng, đặc biệt đối với ngân hàng và xác cơ quan chức năng của Nhà nước.
Như vậy năng lực tài chính của công ty xây lắp có ảnh hưởng lớn đến khả năng thắng hầu cũng như thực hiện công trình.
6.5. Một số điều kiện khác.
* Điề