Xí nghiệp xây lắp I là đơn vị xây lắp công nghiệp và dân dụng trực thuộc Công ty xây lắp và sản xuất công nghiệp. Xí nghiệp được thành lập theo quyết định số 250QĐ/TL NSĐT do Bộ công nghiệp ban hành ngày 20/5/1993 và được Uỷ ban Kế hoạch nhà nước cấp giấy phép kinh doanh số 303836 ngày 20/5/1995. Tiền thân của Xí nghiệp xây lắp 1 là công trường thi công xây lắp 1 được thành lập ngày 13/10/1969. Trụ sở giao dịch của Xí nghiệp là số 72/150 Thượng Đình - Thanh Xuân - Hà Nội.
90 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1326 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao hiệu quả công tác quản lý và sử dụng tài sản cố định tại xí nghiệp xây lắp 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục
Chương I
giới thiệu khái quát chung
về xí nghiệp xây lắp i
I - Quá trình hình thành và phát triển của Xí nghiệp xây lắp I.
Xí nghiệp xây lắp I là đơn vị xây lắp công nghiệp và dân dụng trực thuộc Công ty xây lắp và sản xuất công nghiệp. Xí nghiệp được thành lập theo quyết định số 250QĐ/TL NSĐT do Bộ công nghiệp ban hành ngày 20/5/1993 và được Uỷ ban Kế hoạch nhà nước cấp giấy phép kinh doanh số 303836 ngày 20/5/1995. Tiền thân của Xí nghiệp xây lắp 1 là công trường thi công xây lắp 1 được thành lập ngày 13/10/1969. Trụ sở giao dịch của Xí nghiệp là số 72/150 Thượng Đình - Thanh Xuân - Hà Nội.
Giai đoạn từ trước năm 1975 trong thời kỳ vừa xây dựng Chủ nghĩa xã hội vừa kháng chiến chống Mỹ cứu nước, xí nghiệp còn có nhiệm vụ phục vụ xây dựng quốc phòng như thi công đường bơm xăng dầu T72, tổng kho Hữu Lũng - Lạng Sơn, sơ tán máy móc thiết bị của nhà máy đến nơi an toàn, cử các cán bộ đi công tác phục vụ chiến trường, sẵn sàng tiếp ứng cho tiền tuyến lớn miền Nam. Đồng thời được Bộ Công nghiệp nặng giao cho thi công xây dựng các công trình như: Nhà máy cơ khí Hà Nội, nhà máy biến thế, nhà máy điện cơ, cơ khí nông nghiệp, trung tâm công nghệ quốc tế...
Thời kỳ 1976 - 1986, giai đoạn đầu bước vào xây dựng Chủ nghĩa xã hội, trong điều kiện đất nước hoàn toàn độc lập thống nhất, xí nghiệp vẫn được giao các nhiệm vụ xây dựng các nhà máy, đầu tư chiều sâu và mở rộng trong Bộ.
Giai đoạn từ 1987 đến nay, với đường lối đổi mới của Đảng chuyển nền kinh tế từ quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, xí nghiệp đã tự tìm kiếm việc làm, tự hạch toán kinh tế theo quy định của pháp luật. XNXLI đã tự khẳng định được vị trí của mình, giải quyết tương đối đủ việc làm cho cán bộ công nhân viên. Doanh thu hàng năm đều đạt từ 50 đến 60 tỷ đồng, tổng sản lượng đạt từ 55 tỷ đến 65 tỷ đồng, lợi nhuận đạt từ 750 triệu đến 950 triệu đồng, năm sau luôn đạt cao hơn năm trước, đóng góp đáng kể cho Ngân sách Nhà nước và tích luỹ lớn cho xí nghiệp. Hiện nay, xí nghiệp đang thi công xây dựng các công trình trong nước như: Đài phát thanh, trường học, văn phòng Bộ Thuỷ Sản... và cả các công trình nước ngoài tại Việt Nam như: công trình XUMYOU liên doanh quốc tế, liên doanh thép Việt Nam - Uc, nhà máy sơn Thái Lan...
II - Sản phẩm chủ yếu của Xí nghiệp xây lắp I.
Xí nghiệp xây lắp I là một doanh nghiệp xây lắp nên có hai ngành nghề kinh doanh chủ yếu như sau:
- Xây dựng:
+ Các công trình xây dựng công nghiệp: nhà máy, kho tàng, đường giao thông, đường điện cao, hạ thế, đường ống cấp thoát nước.
+ Các công trình dân dụng như: nhà ở và khách sạn, trường học...
- Sản xuất cơ khí: Khung nhà thép kiểu khung kho Tiệp 720 m2 - 900 m2, các kiểu nhà thép không theo tiêu chuẩn, các bộ phận lẻ của nhà thép theo đơn đặt hàng, tôn tráng kẽm và tôn màu lợp mái, đà giáo thép, cốp pha, cột chống thép.
III - Quy trình sản xuất của một số sản phẩm chủ yếu.
Sản phẩm của xí nghiệp mang đặc điểm của sản phẩm xây lắp, đó là những sản phẩm xây lắp có quy mô vừa và lớn mang tính chất đơn chiếc, thời gian sản xuất kéo dài, chủng loại yếu tố đầu vào đa dạng đòi hỏi có nguồn vốn đầu tư lớn. Để đảm bảo sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư, xí nghiệp phải dựa vào các bản vẽ thiết kế dự toán xây lắp, giá trúng thầu, hạng mục công trình do bên A cung cấp để tiến hành sản xuất thi công. Chi phí, giá thành sản phẩm được tính theo từng giai đoạn và so sánh với giá dự toán, giá trúng thầu. Khi công trình hoàn thành thì giá dự toán, giá trúng thầu là cơ sở để nghiệm thu, xác định giá quyết toán để đối chiếu thanh lý hợp đồng.
Quá trình sản xuất của xí nghiệp là quá trình thi công sử dụng các yếu tố vật liệu, nhân công, máy thủ công và các yếu tố chi phí khác để tạo nên công trình.
Có thể tóm tắt quy trình sản xuất sản phẩm của XNXLI như sau:
Sơ đồ 1.1
Quy trình sản xuất sản phẩm của Xí nghiệp xây lắp 1.
Sử dụng các yếu tố chi phí ( vật tư + chi phí SXC...) để tiến hành tổ chức thi công xây lắp
Căn cứ vào dự toán được duyệt, hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, bản vẽ công nghệ quy phạm định mức kinh tế kỹ thuật từng công trình
Sản phẩm xây lắp
( công trình + hạng mục công trình) hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng.
* Đối với sản phẩm xây lắp:
Để sản xuất và hoàn thiện một công trình xây lắp cần phải tiến hành qua các giai đoạn sau:
Sơ đồ 1.2
Quy trình sản xuất các sản phẩm xây lắp
Giai đoạn chuẩn bị
Giai
đoạn
thi
công
Nghiệm thu công trình và thanh quyết toán
Giải phóng mặt bằng
Xây dựng nền, móng ,trụ...
Hoàn thành phần nổi của công trình
( Nguồn cung cấp: Phòng Kế hoạch - Kỹ thuật )
* Đối với sản xuất cơ khí, quy trình sản xuất trải qua các giai đoạn:
Sơ đồ 1.3
Quy trình sản xuất các sản xuất các sản phẩm cơ khí
Giai đoạn sản xuất, gia công
Giai đoạn chuẩn bị lên kế hoạch
Kiểm nghiệm sản phẩm
Hoàn thành và đưa sản phẩm ra thị trường
sơ chế vật liệu
Gia công,chế tạo sản phẩm
( Nguồn cung cấp: Phòng Kế hoạch - Kỹ thuật )
IV - Hình thức tổ chức sản xuất và kết cấu sản xuất của xí nghiệp.
1. Hình thức tổ chức sản xuất ở xí nghiệp.
Khi nhận thầu được một công trình, xí nghiệp tiến hành thực hiện cơ chế giao khoán cho các đội trực tiếp thi công.
Các đội nhận khoán lập biện pháp thi công, tổ chức thi công, chủ động cung ứng vật tư máy móc thiết bị, nhân công, đảm bảo tiến độ chất lượng, an toàn lao động và các chi phí cần thiết để bảo hành công trình. Các đội nhận khoán được vay vốn của xí nghiệp, thay mặt xí nghiệp quản lý sử dụng vốn đúng mục đích . Hàng tháng, hàng quý đội phảI báo cáo giá trị sản lượng thực hiện về phòng quản lý sản xuất. Khi công trình hoàn thành bàn giao, đội cùng xí nghiệp làm quyết toán với chủ đầu tư quyết toán thuế với nhà nước, thanh lý hợp đồng nội bộ. Xí nghiệp phải tổ chức tốt công tác ban đầu và luân chuyển chứng từ nhằm phản ánh đầy đủ, khách quan, chính xác, kịp thời mọi hoạt động kinh tế phát sinh. Cuối mỗi quý phải tiến hành kiểm kê khối lượng xây lắp dở dang, xây dựng định mức đơn giá, lập kế hoạch tháng về vật tư, máy móc thiết bị, nhân công, tiến độ, biện pháp thi công công trình. Các đội căn cứ vào biện pháp thi công được xét duyệt để tiến hành thi công.
2. Kết cấu sản xuất.
Xí nghiệp xây lắp 1 có tất cả 15 đội sản xuất, bao gồm:
- 1 xưởng cơ khí
- 3 đội chuyên xây lắp điện
- 11 đội chuyên xây lắp công nghiệp và dân dụng.
Xí nghiệp không tổ chức các đội, các xưởng theo hình thức chính, phụ, phụ trợ mà các đội, các xưởng ở đây hoạt động độc lập với nhau.
V - Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Xí nghiệp xây lắp 1.
XNXL1 là một trong 7 xí nghiệp trực thuộc Công ty xây lắp và sản xuất công nghiệp, xí nghiệp có trực tiếp 15 đội trực tiếp sản xuất. Toàn xí nghiệp có 270 công nhân viên trong đó nhân viên quản lý là 50 người còn lại là công nhân bao gồm công nhân cơ khí 50 người, công nhân xây lắp điện 50 người, công nhân xây dựng 120 người.Do đặc điểm sản xuất của xí nghiệp và tính chất tổ chức sản xuất mang tính chuyên môn hoá nên mô hình tổ chức sản xuất của xí nghiệp là mô hình trực tuyến tham mưu.
Đứng đầu xí nghiệp là giám đốc xí nghiệp, giám đốc xí nghiệp là người có quyền hạn và trách nhiệm cao nhất, quyết định chỉ đạo xuống các phòng ban. Giám đốc là người đại diện pháp nhân của xí nghiệp về hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý, giúp cho giám đốc là các phó giám đốc.
-Phó giám đốc giúp giám đốc điều hành một số lĩnh vực hoạt động của xí nghiệp theo sự phân công của giám đốc, tham mưu cho giám đốc và trực tiếp quản lý các đội công trình, các phòng ban thuộc trách nhiệm của mình. Cụ thể là:
Sơ đồ 1.4
Tổ chức bộ máy quản lý của XNXLI
Giám đốc
Phó giám đốc phụ trách xưởng cơ khí
Phó giám đốc phụ trách phòng QLSX
Phòng TC -KT
Phòng kế hoạch
- kỹ thuật
Phòng tổ chức - hành chính
Xưởng cơ khí
Đội xây lắp điện I
Các đội xây dựng (11 đội)
Đội xây lắp điện II
Đội lắp ráp III
( Nguồn cung cấp: Phòng Tổ chức - Hành chính)
+ Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật khối sản phẩm cơ khí là đội trưởng trực tiếp chỉ huy một xưởng cơ khí xây dựng, có quyền đề nghị ký hợp đồng lao động thời vụ và chịu trách nhiệm báo cáo kết quả xây dựng với giám đốc.
+ Phó giám đốc kiêm trưởng phòng quản lý sản xuất phụ trách kỹ thuật khối xây lắp đồng thời là đội trưởng trực tiếp chỉ đạo một đội lắp ráp, phụ trách an toàn kỹ thuật xây lắp của toàn xí nghiệp.
- Các phòng ban chức năng của XNXL1 bao gồm:
+ Phòng tổ chức hành chính: có chức năng tổ chức lao động tiền lương, tuyển dụng đào tạo nâng cao tay nghề cho cán bộ công nhân viên. Chịu trách nhiệm trước lãnh đạo xí nghiệp về công tác quản lý nhân sự, tham mưu cho lãnh đạo xí nghiệp về công tác sắp xếp cán bộ công nhân theo khả năng, năng lực để phát huy tính năng động sáng tạo trong công tác quản lý cũng như trong sản xuất. Hướng dẫn kiểm tra các đội về quản lý, sử dụng lao động theo bộ lao động về chấp hành các chủ trương, chính sách của Đảng và của nhà nước. Soạn thảo các văn bản liên quan đến công tác tổ chức các quyết định cung cấp số liệu một cách chính xác và kịp thời.
+ Phòng kế toán tài chính: có chức năng quản lý tài chính, hạch toán kế toán, kiểm tra và phân tích hoạt đông kinh tế. Chấp hành các chế độ chính sách pháp luật của nhà nước trong xí nghiệp, sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả nguồn vốn của xí nghiệp. Tổ chức luân chuyển chứng từ, kiểm tra chứng từ cập nhật lên bảng kê và hạch toán kế toán, thông qua số liệu phát sinh để vào các loại sổ sách chi tiết và tổng hợp theo pháp lệnh kế toán thống kê do nhà nước ban hành, đồng thời làm báo cáo kiểm toán hàng quý, hàng năm báo cáo với Nhà nước. Liên hệ với các cấp, các nghành nhằm đảm bảo vốn hoạt động sản xuất kinh doanh, tiền lương của công nhân xí nghiệp; lập hồ sơ thanh quyết toán vay vốn ngân hàng...cân đối kiểm tra cụ thể các chứng từ hợp pháp để trả thưởng cho công nhân viên chức, trường hợp chứng từ không hợp lệ có yêu cầu theo quy định của nhà nước, giúp giám đốc trong công tác quản lý bảo tồn và phát triển vốn.
+ Phòng kế hoạch kỹ thuật: có chức năng lập kế hoạch, điều động sản xuất, đấu thầu và chào thầu các công trình, lập hồ sơ nhận thầu, tham mưu cho giám đốc về mặt kỹ thuật, nhận thiết kế trên cơ sở đó lập biện pháp thi công cụ thể cho từng công trình và hạng mục công trình. Lập công nghệ chi tiết phát hiện chỗ sai sót trong thông kê để xử lý đồng thời giám sát công trình thi công, đảm bảo chất lượng công trình. Thanh quyết toán công trình, nghiệm thu, bàn giao giữa xí nghiệp với các chủ đầu tư và đơn vị.Hướng đẫn kiểm tra các đội về công tác xây lắp, lập phương án kỹ thuật an toàn, các yếu tố dự thảo văn bản đấu thầu và các công trình đề giám đốc. Khảo sát điều tra các năng lực, lập dự toán thi công giao cho các đơn vị và tổ chức cung ứng vật tư theo phân công của xí nghiệp.
- Các đội trực tiếp sản xuất: có nhiệm vụ thực hiện các công việc được giao, đảm bảo đúng thời gian và tiến độ quy định. Kết quả thi công quyết định sự tồn tại và phát triển của xí nghiệp. Vì vậy việc duy trì hoạt động có hiệu quả là yêu cầu quan trọng và là nhiệm vụ chung cho cả phòng ban trong xí nghiệp.
VI - Phân tích một số chỉ tiêu kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp xây lắp 1.
Bảng 1.1
Phân tích một số chỉ tiêu kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Chỉ tiêu
Năm
So sánh 2003/2002
2001
2002
2003
()
( % )
1. Sản lượng ( công trình)
+ Xây lắp
+ Sản xuất cơ khí
2. Doanh thu thuần
+ Xây lắp
+ Sản xuất cơ khí
3. Giá vốn hàng bán
4. Chi phí QLDN
5.Lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh
6. Lợi nhuận sau thuế
110
52
58
48.135
34.925
13.210
51.532
2.102
767
646
128
73
55
57.321
47.504
9.817
54.081
2.317
923
928
125
65
60
62.596
46.822
15.774
59.292
2.588
715
773
(3)
(8)
5
5.275
(682)
5.957
5.211
271
(208)
(155)
97,66
89,04
109,09
109,20
98,56
160,68
109,64
111,70
77,47
83,30
ĐVT : triệu đồng
( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh các năm 2001-2002-2003)
Từ bảng phân tích trên ta thấy :
- Sản lượng tiêu thụ năm 2003 đã giảm so với năm 2002 là 3 công trình, ứng với mức giảm 2,34 %.
- Doanh thu thuần tăng 5.275 triệu đồng ứng với 9,2 % trong đó chủ yếu là tăng doanh thu từ hoạt động sản xuất cơ khí tăng đến 60,68% khi mà doanh thu từ hoạt động xây lắp giảm đi là 1,44%.
- Giá vốn hàng bán tăng 5.211 triệu đồng ứng với 9,64%
- Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 271 triệu đồng ứng với 11,70%
- Mặc dù doanh thu thuần tăng 9,2% nhưng giá vốn hàng bán và chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng với tỷ lệ khá cao là 9,64% và 11,7% đã dẫn đến lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp xây lắp 1 giảm bị giảm đi 22,53%.
- Lợi nhuận sau thuế của xí nghiệp giảm từ 928 triệu năm 2002 xuống còn 773 triệu năm 2003, ứng với mức giảm 16,7%. Nguyên nhân của điều này là do năm 2003 có nhiều công trình còn đang dang dở hoặc chưa được nghiệm thu. Đồng thời năm vừa qua do sự biến động của thị trường về tiền công lao động cũng như giá cả một số loại vật liệu làm tăng các loại chi phí, tăng giá vốn hàng bán, làm giảm lợi nhuận. Ngoài ra còn công trình nhà máy PS - Plex Việt Trì có giá trị thanh toán 7.300.000 .000 đồng được thanh toán theo giai đoạn, Xí nghiệp mới chỉ tạm tính chi phí quản lý 350.000.000 đồng. Nếu theo cơ chế của Xí nghiệp thì số tính chi phí quản lý là 700.000.000 đồng, như vậy số còn lại là 350.000.000 đồng, Xí nghiệp coi như để dự phòng để có thể tăng tính chủ động cho các hoạt động trong tương lai. Nếu thu đầy đủ từ công trình này thì lợi nhuận đạt được của Xí nghiệp năm 2003 có thể lên đến trên 1 tỷ đồng.
Như vậy, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh tại XNXL I đã có sự biến chuyển khá rõ nét, kết quả sản xuất kinh doanh trong các năm vừa qua nhìn chung tương đối tốt và ổn định, doanh thu và lợi nhuận của Xí nghiệp luôn có xu hướng tăng. Tuy nhiên, Xí nghiệp cần tìm cách nâng cao hơn nữa số công trình trúng thầu, tìm biện pháp tiết kiệm chi phí hợp lý để tăng cường hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình.
Hiện nay, Xí nghiệp xây lắp 1 chưa có sự quan tâm đúng mức đến việc tổ chức các hoạt động Marketing như nhiều doanh nghiệp khác mà chủ yếu dựa vào uy tín của Công ty, của Xí nghiệp, dựa vào sự tín nhiệm của khách hàng về trình độ, năng suất lao động và sự đảm bảo về tiến độ thi công cũng như chất lượng công trình của bản thân Xí nghiệp. Tuy nhiên, nếu trong các năm tới, Xí nghiệp tiến hành tổ chức thêm một phòng Marketing trong bộ máy hoạt động để quảng bá rộng rãi hơn nữa hình ảnh và uy tín của mình thì chắc chắn lợi nhuận của Xí nghiệp sẽ được nâng lên nhiều.
VII - Đặc điểm tình hình lao động ở Xí nghiệp xây lắp 1.
Lao động là một trong những yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Lao động tác động đến quá trình sản xuất trên hai mặt là số lượng lao động và chất lượng lao động. Trong đó số lượng lao động tác động đến quá trình sản xuất thông qua số lao động và thời gian mà lao động tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm ở doanh nghiệp. Chất lượng lao động thể hiện qua trình độ tay nghề của lao động và ý thức, tinh thần trách nhiệm của người lao động. Do đó, muốn sản xuất phát triển thì doanh nghiệp phải sử dụng tốt các yếu tố lao động, đồng thời phải kết hợp hợp lý giữa các yếu tố lao động với các đối tượng khác như: tư liệu lao động và lực lượng lao động.
1. Cơ cấu lao động.
Bảng 1.2
Cơ cấu lao động theo tính chất lao động năm 2003
ĐVT: Người
TTT
Chỉ tiêu
Số người
Tỷ trọng
( % )
1
Cán bộ quản lý
50
18,5
2
2
Công nhân trực tiếp
+ Công nhân cơ khí
+ Công nhân xây lắp điện
+ Công nhân xây dựng
220
50
50
120
81,5
18,5
18,5
44,5
3
Tổng cộng
270
100
( Nguồn cung cấp: Tổ chức - Hành chính)
Với tỷ trọng lao động quản lý 18,5%, lao động trực tiếp chiếm 81,5%, trong đó chủ yếu là công nhân xây dựng 44,5% như trên, ta thấy rằng cơ cấu lao động của xí nghiệp là khá hợp lý, phù hợp với quy mô của Xí nghiệp.
2. Trình độ lao động.
Bảng 1.3
Cơ cấu lao động theo trình độ lao động
ĐVT: Người
Trình độ
Số lượng lao động (2002)
Số lượng lao động (2003)
1. Trên đại học
2
2
2. Đại học
20
23
3. Cao đẳng
9
9
4. Trung cấp
3
3
5. CN bậc 1
26
24
6. CN bậc 2
30
30
7. CN bậc 3
40
42
8. CN bậc 4
61
55
9. CN bậc 5
50
50
10. CN bậc 6
22
23
11. CN bậc 7
7
8
Tổng cộng
270
270
( Nguồn cung cấp: Phòng Tổ chức - Hành chính)
Theo bảng cơ cấu lao động được phân theo trình độ lao động, ta thấy rằng tổng số lao động của xí nghiệp vẫn giữ ở 270 người, nhưng số lao động có trình độ và tay nghề cao lại tăng, điều này chứng tỏ rằng chất lượng lao động đã tăng, làm tăng chất lượng sản phẩm, đây là một điểm rất khả quan, sẽ mang lại nhiều lợi thế cho Xí nghiệp.
VIII - Đặc điểm tình hình tài sản của Xí nghiệp xây lắp 1.
Cơ cấu tài sản của Xí nghiệp xây lắp 1 được thể hiện qua các chỉ số:
Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn
Tỷ trọng tài sản lưu động =
Tổng tài sản
Tỷ trọng TSLĐ2002 = = 96,21 %
Tỷ trọng TSLĐ2003 = = 95,74 %
Tài sản cố định và đầu tư dài hạn
Tỷ suất đầu tư =
Tổng tài sản
Tỷ suất đầu tư2002 = = 3,79 %
Tỷ suất đầu tư2003 = = 4,26 %
Bảng 1.4: Phân tích cơ cấu tài sản năm 2003
ĐVT: Đồng
Chỉ tiêu
Số đầu năm
Số cuối kỳ
Cuối kỳ so với đầu năm
Tỷ trọng từng loại ( % )
Chênh lệch
%
Đầu năm
Cuối kỳ
A. TSLĐ và đầu tư ngắn hạn
39.283.277.900
38.698.719.388
-584,558,512
98,51
96,21
95,74
1. Tiền
589.760.105
801.333.981
211.573.876
135,87
1,44
1,98
2. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
0
0,00
0,00
3. Các khoản phải thu
20.429.635.121
22.940.063.806
2.510.428.685
112,29
50,04
56,76
4. Hàng tồn kho
18.224.885.074
14.953.571.601
-3.271.313.473
82,05
44,64
37,00
5. Tài sản lưu động khác
38.997.600
3.750.000
-35.247.600
9,62
0,10
0,01
6. Chi sự nghiệp
0
0,00
0,00
B. TSCĐ và đầu tư dài hạn
1.546.274.085
1.720.659.149
174.385.064
111,28
3,79
4,26
1. Tài sản cố định
1.537.074.085
1.709.459.149
172.385.064
111,22
3,76
4,23
2. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
9.200.000
11.200.000
2.000.000
121,74
0,02
0,03
3. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
0
0,00
0,00
4. Các khoản ký quỹ, ký cược dài hạn
0
0,00
0,00
Tổng cộng tài sản
40.829.551.985
40.419.378.537
-410.173.448
98,99
100,00
100,00
( Nguồn cung cấp: Phòng Tài chính - Kế toán )
Như vậy giá trị tổng tài sản năm 2003 giảm so với năm 2002 là 410.173.448 đồng ứng với mức giảm 1,01%.
* TSLĐ và đầu tư ngắn hạn giảm 1,49% trong đó:
- Tiền tăng 35,87% do:
+ Tiền mặt tại quỹ giảm từ 4.928.138 đồng xuống 3.302.217 đồng, tức giảm 33%.
+ Tiền gửi ngân hàng tăng từ 584.831.967 đồng lên 798.031.764 đồng ứng với mức tăng 36,45%.
- Các khoản phải thu tăng 12,29% do:
+ Phải thu của khách hàng tăng từ 20.208.604.566 đồng lên 22.567.139.392 đồng ứng với mức tăng 11,67% vì số công trình đã hoàn thành bàn giao nhưng khách hàng chưa thanh toán xong có xu hướng tăng so với năm 2002, điều này thể hiện khả năng thu hồi vốn chưa cao, xí nghiệp bị chiếm dụng vốn lớn dẫn đến tình trạng ứ đọng vốn trong khâu thanh toán, làm cho việc sử dụng tài sản chưa có hiệu quả.
+ Các khoản phải thu khác tăng từ 221.030.555 đồng lên 372.924.414 đồng ứng với mức tăng 68,72%.
- Hàng tồn kho giảm 17,95% do:
+ Nguyên liệu, vật liệu tồn kho tăng từ 916.839.006 đồng lên 1.229.439.872 đồng ứng với mức tăng 34,10%.
+ Công cụ, dụng cụ trong kho giảm từ 96.964.246 đồng xuống 2.527.546 đồng ứng với mức giảm 97,4%.
+ Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang giảm từ 17.211.081.822 đồng xuống 13.721.604.183 đồng ứng với mức giảm 20,27%.
- Tài sản lưu động khác giảm 90,38% do:
+ Tạm ứng giảm từ 38.997.600 đồng xuống 8.500.000 đồng ứng với mức giảm 78,20%.
+ Chi phí chờ kết chuyển giảm năm 2003 giảm đi 4.750.000 đồng.
* Tài sản cố định và đầu tư dài hạn tăng 11,28 % trong đó:
- Tài sản cố định với toàn bộ là tài sản cố định hữu hình tăng 11,22% do:
+ Nguyên giá TSCĐ hữu hình tăng từ 2.401.756.899 đồng lên 2.550.094.163 đồng ứng với mức tăng 6,18%.
+ Giá trị hao mòn luỹ kế giảm từ 864.682.814 đồng xuống 840.635.014 đồng ứng với mức giảm 2,78%.
- Các khoản đầu tư tài chính dài hạn tăng 21,74% do Đầu tư chứng khoán dài hạn