Đề tài Nâng cao hiệu quả hoạt động của chương trình 134

Trong thời kỳ đổi mới, kinh tế xã hội vùng dân tộc và miền núi có bước phát triển rõ rệt, kinh tế tăng trưởng khá, hầu hết các chỉ tiêu kinh tế - xã hội đều đạt và vượt kế hoạch đặt ra. Tốc độ tăng trưởng GDP của các tỉnh miền núi, vùng dân tộc đạt từ 8% đến 10%, cao hơn mức bình quân chung của cả nước. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm dần tỷ trọng sản xuất nông nghiệp và tăng tỉ trọng sản xuất công nghiệp và dịch vụ

doc71 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1464 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao hiệu quả hoạt động của chương trình 134, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1 THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH 134 BỐI CẢNH VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ ………………. Trong thời kỳ đổi mới, kinh tế xã hội vùng dân tộc và miền núi có bước phát triển rõ rệt, kinh tế tăng trưởng khá, hầu hết các chỉ tiêu kinh tế - xã hội đều đạt và vượt kế hoạch đặt ra. Tốc độ tăng trưởng GDP của các tỉnh miền núi, vùng dân tộc đạt từ 8% đến 10%, cao hơn mức bình quân chung của cả nước. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm dần tỷ trọng sản xuất nông nghiệp và tăng tỉ trọng sản xuất công nghiệp và dịch vụ.Cơ cấu cây trồng, vật nuôi đang phát triển mạnh theo hướng sản xuất hàng hóa; đã xuất hiện nhiều mô hình kinh tế hộ gia đình, sản xuất giỏi, kinh tế trang trại, chăn nuôi đại gia súc, nuôi trồng thủy sản, cây ăn quả, cây công nghiệp với quy mô ngày càng lớn…Thông qua các chương trình, dự án, đặc biệt là chương trình xóa đói giảm nghèo và sự cố gắng vươn lên của chính mình nên đời sống của đại đa số đồng bào các dân tộc từng bước được cải thiện. Tuy nhiên, với điểm xuất phát thấp và tôc độ tăng trưởng kinh tế của vùng dân tộc và miền núi còn chậm, quy mô nên kinh tế nhỏ, thị trường tiêu thụ khó khăn, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, giá trì sản xuất nông, lâm nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn; cơ cấu cây trồng vật nuôi vẫn chưa hợp lý, kỹ thuật canh tác còn lạc hậu thì khó có thể thu hẹp khoảng cách với các tỉnh có kinh tế phát triển. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho phát triển sản xuất và dân sinh nhìn chung vẫn còn thấp kèm và lạc hâu. Tình đến cuối năm 2003, vùng dân tộc, miền núi cả nước còn 72 xã chưa có đường ô tô đến trung tâm xã 2 mùa; trong số các xã DDBKK còn 356 xã chưa có điện lưới quốc gia…Tỷ lệ đói nghèo vùng dân tộc, miền núi còn cao; đa số các hộ đồng bào dân tộc ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn là hộ nghèo do thiếu đất sản xuất, đời sống khó khăn, nhà ở tạm bợ, dột nát, không đủ nước sinh hoạt như ở Đắc Lắc tỷ lệ đói nghèo trong vùng đồng bào dân tộc là 50,27%, Quảng Nam trên 58%; Sơn La 35%, một số khu vực đông bằng Sông Cửu Long: Sóc Trăng 34,69%... Nhìn chung, hệ thống chính sách phát triển kinh tế xã hội vùng dân tộc và miền núi đã được ban hành tương đối đầy đủ và toàn diện trong mọi lĩnh vực đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước đối với sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội, không ngừng chăm lo cải thiện đời sống vật chất tinh thần của đồng bào các dân tộc. Tuy nhiên, hệ thống chính sách vẫn bộc lộ những bất cập, vừa thừa vừa thiếu, có những chính sách khó thực hiện hoặc kém hiệu quả. Thực hiện Quyết định 154, một số tỉnh đã sản xuất thí điểm khung nhà bê tông nhưng đồng bào chưa chấp nhận vì hình thức không đáp ứng yêu cầu sử dụng, không phù hợp phong tục, tập quán, giá thành cao, không tận dụng được nguyên vật liệu địa phương, thủ tục sinh hoạt do ảnh hưởng của nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, tình trạng di cư tự do ồ ạt gần đây… đã dẫn đến hiện tượng mua bán, lấn chiếm tranh chấp đất đai trái phép, hậu quả là một bộ phận người dân tộc thiểu số tại chỗ bán đất, bán nhà,lao vào cuộc sống du canh du cư, tạm bợ nghèo đói. Theo báo cáo sơ bộ của các địa phương, chỉ tính trong phạm vi các xã thuộc Chương trình 135 còn trên 321.000 (17%) hộ đồng bào DTTS thiếu đất sản xuất. Hầu hết đồng bào dân tộc thiểu số sống ở vùng núi cao xa nguồn nước, sống nhờ nước trời, hết mưa là hết nước, vốn đã nghèo không có điều kiện về kinh phí để đào giếng, xây bể chứa, muốn có nước phải đi xa hàng chục cây số, cuộc sống sinh hoạt hàng ngày vô cùng khó khăn, dẫn đến mất vệ sinh, phát sinh dịch bệnh, ốm đau và càng nghèo đói hơn. Nhà nước đã quan tâm đầu tư kinh phí cho cấp nước sinh hoạt nông thôn qua các chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án quốc tê, chương trình 135, các quyết định phát triển vùng, kết quả đạt được rất khả quan, cải thiện đáng kể tình trạng thiếu nước sinh hoạt nông thôn miền núi. Tuy nhiên, do đồng bào các dân tộc sống phát tán trên địa bàn rất rộng, địa hình phức tạp, chia cắt, có nơi không có hoặc rất hiếm nguồn nước. Nhu cầu về kinh phí đầu tư rất lớn, trong khi ngân sách hạn hẹp vì vậy đến nay một bộ phận rất lớn trên 40% hộ đồng bào dân tộc thiểu số thiếu nước sinh hoạt hợp vệ sinh. Trong hệ thống chính sách của Đảng và Nhà nước ta từ trước đều nhằm mục đích phát triển KT – XH trong phạm vi vùng, ngành, lĩnh vực, địa phương cụ thể (tỉnh, huyện, xã), chưa có một chính sách mang tính bền vững về giải quyết khó khăn, phát triển kinh tế, ổn định và nâng cao đời sống cho hộ gia đình dân tộc thiểu số, một số chính sách đối với hộ gia đình (hỗ trợ hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn, khám chữa bệnh cho người nghèo, miễn giảm thuế, cấp không thu tiền: vải, sách vở, tấm lợp…) mới chỉ trong phạm vi cứu trợ tình thế, nhất thời chưa giúp đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo vươn lên thậm chi còn làm cho đồng bào có tư tưởng ỷ lại trông chờ nhà nước không phấn đấu, mãi mãi nghèo đói. Trong quyết định của Thủ tướng Chính phủ vể phát triển các vùng đã đề cập đên khai hoang đất sản xuất, đất ở, nước sinh hoạt cho hộ gia đình, sử dụng vốn vào các mục đầu tư khác. 5 năm qua, chương trình 135 mới dành 0,5% cho hạng mục khai hoang, 5,8% cho nước sinh hoạt trong tổng số trên 7000 tỷ đồng. Hỗ trợ nhà ở mới chỉ dừng ở mức hỗ trợ tấm lợp, trừ khu vực Tây Nguyên thực hiện Quyết định 168 thì chưa có chính sách cụ thể nào về giải quyết đất ở cho đồng bào dân tộc thiểu số. Một số vùng lân cận có điều kiện tương tự như các tỉnh Tây Nguyên và các tỉnh miền núi phía Bắc chưa được hưởng các chính sách về đất sản xuất, nhà ở, nước sinh hoạt như các địa phương ở địa bàn các Quyết định 168, Quyết định 186 Từ thực tế đó, phải có một chính sách phát triển bền vững phát triển kinh tế và ổn định đời sống đến hộ đồng bào các dân tộc thiểu số trên phạm vi cả nước mà nội dung cụ thể trong giai đoạn trước mắt là giải quyết đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào các dân tộc thiểu số. Theo đề nghị của Ủy ban Dân tộc , các Bộ, ngành liên quan, ngày 20/7/2004, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 134/2004/QĐ – TTg về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn. 2. KHÁI QUÁT VỀ CHƯƠNG TRÌNH 134 2.1. Mục đích Chương trình 134 thực hiện một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn nhằm mục đích cùng với việc thực hiện các chương trình kinh tế - xã hội, Nhà nước trực tiếp hỗ trợ hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo để có điều kiện phát triển sản xuất cải thiện đời sống, sớm thoát nghèo. Không như các chương trình kinh tế - xã hội khác, Chương trình 134 có đối tượng trực tiếp và đi sâu cụ thể đến tận từng hộ gia đình. 2.2. Đối tượng: Đối tượng hỗ trợ của Chương trình 134 là hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ, định cư thường trú tại địa phương; là hộ nghèo sinh sống bằng nghề nông, lâm nghiệp chưa có hoặc chưa đủ đất sản xuất, đất ở và có khó khăn về nhà ở, nước sinh hoạt. Chính sách được áp dụng trong phạm vi cả nước (riêng việc hỗ trợ đất sản xuất và đất ở đối với hộ đồng bào dân tộc Khmer nghèo ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, sẽ có chính sách riêng) 2.2.1. Đối với hộ gia đình: Chính sách hỗ trợ sẽ được thực hiện đối với các hộ đồng bào dân tộc thiểu số đáp ứng các điều kiện sau: Là hộ nghèo quy định tại Quyết định sô 1143/2000/QĐ - LĐTBXH ngày 1/11/2000 của Bộ Lao động – Thương binh và xã hội về việc điều chỉnh chuẩn hộ nghèo giai đoạn 2001 – 2005; sinh sống bằng nghề nông lâm nghiệp, nhưng chưa có hoặc chưa đủ đất sản xuất, đất ở, có khó khăn về nhà ở, nước sinh hoạt. (có chú thích về tiêu chuẩn hộ nghèo) Là những hộ dân tộc thiểu số (kể cả hộ chỉ có vợ hoặc chồng là người dân tộc thiểu số) đã định cư ở địa phương; hộ di dân tự do nay trở về quê cũ trước thời điểm Quyết định 134 có hiệu lực thi hành, được Ủy ban nhân dan xẫ, phường, thị trấn xác nhận. Trường hợp những hộ đồng bào dân tộc thiểu số đã được hỗ trợ về đất sản xuất, đất ở, nhầ ở và nước sinh hoạt theo các quy định trước đây, nhưng đến nay vẫn là hộ nghèo chưa đủ đất sản xuất, đất ở và có khó khăn về nhà ở, nước sinh hoạt thì vẫn được hưởng chính sách hỗ trợ theo Quyết định 134/TTg 2.2.2. Đối với cộng đồng thôn bản Thôn, bản là tổ chức được quy định theo Quyết định số Quyết định 132/2002/QD – BNV ngày 6/1/2/2002 của Bộ Nội vụ ban hành quy chế hoạt động của thôn, tổ dân phố và có từ 20% hộ dân tộc thiểu số trở lên đang sinh sống và có khó khăn về nước sinh hoạt. 2.3. Nguyên tắc: a) Hỗ trợ đất sản xuất, đất ở và nhà ở, nước sinh hoạt trực tiếp đến hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo; b) Bảo đảm công khai, công bằng đến từng hộ, buôn, làng trên cơ sở pháp luật và chính sách của Nhà nước; c) Phù hợp với phong tục, tập quán của mỗi dân tộc, vùng, miền, bảo tồn bản sắc văn hóa của từng dân tộc; phù hợp với điều kiện thực tiễn và gắn với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương; d) Các hộ được hỗ trợ đất sản xuất, đất ở và nhà ở, nước sinh hoạt phải trực tiếp quản lý và sử dụng để phát triển sản xuất cải thiện đời sống, góp phần xóa đói giảm nghèo. Trường hợp đặc biệt, khi hộ được hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở có nhu cầu di chuyển đến nơi khác thì phải ưu tiên chuyển nhượng quyền sử dụng đất sản xuất và đất ở cho chính quyền địa phương để giao lại cho hộ đồng bào dân tộc nghèo khác. Người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất không theo quy định này, Nhà nước sẽ thu hồi không bồi hoàn để giao cho hộ đồng bào dân tộc chưa có đất hoặc thiếu đất. 2.4. Chính sách: a) Đối với đất sản xuất: Các hộ gia đình được hỗ trợ là hộ gia đình chưa có đất sản xuất hoặc đã có đất sản xuất nhưng chưa đủ mức quy định (dưới 0,15 ha đất ruộng lúa nước 2 vụ hoặc dưới 0,25 ha đất ruộng lúa 1 vụ hoặc dưới 0,5 ha ruộng nương, rẫy) hoặc mức quy định cao hơn ở các địa phương mà thủ tướng Chính phủ đã có văn bản quy định trước đây. Mức giao đất sản xuất tối thiểu một hộ là 0,5 ha đất nương, rẫy hoặc 0,25 ha đất ruộng lúa nước một vụ hoặc 0,15 ha đất ruộng lúa nước hai vụ. Căn cứ quỹ đất cụ thể của từng địa phương, khả năng lao động và số nhân khẩu của từng hộ và khả năng của ngân sách địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể xem xét quyết định giao đất sản xuất cho hộ đồng bào với mức cao hơn. b) Đối với đất ở: Với các hộ gia đình chưa có đất ở, mức giao diện tích đất ở tối thiểu 200 m2 cho mỗi hộ đồng bào sống ở nông thôn. Căn cứ quỹ đất ở và khả năng ngân sách của địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể xem xét quyết định giao đất ở cho hộ đồng bào với mức cao hơn. Việc hỗ trợ đất sản xuất và đất ở đối với hộ đồng bào dân tộc Khơme nghèo do đặc thù của vùng đồng bằng sông Cửu Long, Nhà nước sẽ có chính sách hỗ trợ riêng. c) Đối với nhà ở: Với các hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo tại chỗ (kể cả đồng bào dân tộc Khơme) hiện chưa có nhà ở hoặc nhà ở quá tạm bợ và đã hư hỏng, dột nát thì thực hiện phương châm: nhân dân tự làm, Nhà nước hỗ trợ và cộng đồng giúp đỡ. Ngân sách trung ương hỗ trợ với mức 5 triệu đồng/hộ để làm nhà ở. Ngân sách địa phương hỗ trợ không dưới 1 triệu đồng/hộ và kinh phí hỗ trợ từ đóng góp của các doanh nghiệp, các tổ chức chính trị, xã hội, cộng đồng và cá nhân. Nếu nhu cầu làm nhà của hộ lớn hơn mức hỗ trợ thì gia đình phải tự đảm bảo phần chênh lệch. Đối với các địa phương có rừng, có quy hoạch, kế hoạch khai thác gỗ hàng năm được duyệt thì cho phép Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được khai thác gỗ theo quy định để hỗ trợ đồng bào làm nhà ở. Mức gỗ hỗ trợ cụ thể cho mỗi hộ làm nhà ở do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định. Nghiêm cấm việc lợi dụng khai thác gỗ hỗ trợ làm nhà ở để chặt phá rừng. Các chi phí khai thác và vận chuyển gỗ đến thôn, bản (nếu có) do ngân sách địa phương đảm bảo. Việc xây dựng nhà ở được hỗ trợ từ chính sách phải phù hợp với quy hoạch dân cư của địa phương. Trường hợp hộ gia đình được hỗ trợ nhưng nằm trong khu vực cấm xây dựng, khu vực có nguy cơ lở đất, lũ quét, hành lang bảo vệ công trình giao thông, thủy lợi, đê điều, năng lượng, khu di tích lịch sử - văn hóa và khu vực bảo về các công trình khác theo quy định của pháp luật thì việc hỗ trợ nhà ở được thực hiện đồng thời với việc di chuyển sang khu vực khác Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các cơ quan có chức năng giới thiệu, hướng dẫn cho dân về mẫu, kiểu dáng nhà ở phù hợp với phong tục tập quán của từng dân tộc, phù hợp với khả năng kinh phí và đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trường… để người dân lựa chọn quyết định. Việc xây dựng nhà ở phải đảm bảo nguyên tắc: hộ tự làm, nhà nước hỗ trợ, cộng đồng giúp đỡ. Những hỗ thuộc diện được hưởng chính sách theo quy định tại Quyết định 134 ở đồng bằng Sông Cửu Long và Tây Nguyên đã vay để mua nhà trả chậm theo quyết định số105/2002/QD-TTg này 02/08/2002 về chính sách cho các hộ dân vùng ngập lũ mua nhà trả chậm nền nhà và nhà ở trong các cụm, tuyến dân cư ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và Quyết định số 154/2002/QD-TTg ngày 12/11/2002 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ và hộ dân thuộc diện chính sách ở Tây Nguyên mua nhà trả chậm thì vẫn được hỗ trợ theo quy định tại Quyết định 134. d) Đối với hỗ trợ giải quyết nước sinh hoạt: Các hộ nằm trong khu vực đã có hệ thống cấp nước sinh hoạt nhưng nguồn nước không ổn định, không có khả năng xây dựng các bể chứa nước dự phòng hoặc nằm trong khu vực không có nguồn nước tự chảy phải khai thác nguồn nước ngầm, nước mưa nhưng không có khả năng làm bể chứa, đào giếng. Các hộ này sẽ được ngân sách trung ương hỗ trợ 0,5 tấn xi măng/ hộ (xi măng đảm bảo mác tối thiểu 300kg/cm2)tại thôn, bản để xây dựng bể chứa nước mưa hoặc hỗ trợ 300.000 đồng/hộ để đào giếng hoặc tạo nguồn nước sinh hoạt.Đối với các hộ không tự làm được bể chứa hoặc lu chứa nước, căn cứ khả năng nguồn vốn, địa phương tổ chức cấp lu, téc chứa nước bằng nhựa, thép hoặc bằng xi măng cấp cho đồng bào tại thôn, bản. Đối với công trình cấp nước sinh hoạt tập trung: ngân sách trung ương hỗ trợ 100% cho các thôn, bản có từ 50% số hộ là đồng bào dân tộc thiểu số trở lên hỗ trợ 50% đối với các thôn, bản có từ 20% đến dưới 50% số hộ đồng bào dân tộc thiểu số. Các địa phương khi xây dựng các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung cho đồng bào phải bảo đảm tính bền vững và hiệu quả. Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức chỉ đạo thực hiện đối với xây dựng công trình hạ tầng của Chương trình 135, vốn hỗ trợ theo quy định tại Quyết định 134 và lồng ghép với các chương trình mục tiêu khác. 2.5. Quỹ đất để giao cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ chưa có hoặc chưa đủ đất sản xuất, đất ở, bao gồm: Đất công Nhà nước thu hồi theo quy hoạch. Đất điều chỉnh giao khoán trong các nông trường, lâm trường; Đất thu hồi từ các nông trường, lâm trường hiện đang quản lý nhưng sử dụng kém hiệu quả; đất cho thuê, mướn hoặc cho mượn; Khai hoang đất trống đồi núi trọc, đất chưa sử dụng; Đất thu hồi từ các doanh nghiệp sản xuất không hiệu quả, sử dụng sai mục đích hoặc giải thể; đất thu hồi từ các cá nhân chiếm dụng hoặc cấp đất trái phép. Đất do nông trường, lâm trường đang quản lý và sử dụng mà trước đây đất này do đồng bào dân tộc tại chỗ sử dụng thì nay phải điều chỉnh giao khoán lại (kể cả diện tích đất có vườn cây công nghiệp, rừng trồng) cho hộ đồng bào chưa được giao đất sản xuất hoặc chưa đủ đất sản xuất để tiếp tục quản lý, sử dụng theo quy định chung. Mức giao khoán cụ thể do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định. Đất điều chỉnh từ các hộ gia đình tặng, cho hoặc tự nguyện chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Trường hợp không có đất sản xuất nông nghiệp thì giao đất sản xuất lâm nghiệp, hạn mức giao thực hiện theo Nghị định số 163/1999/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 1999 của Chính phủ về giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng lâu dài vào mục đích lâm nghiệp và các quy định của Luật Đất đai. 2.6. Hỗ trợ để tạo quỹ đất sản xuất và đất ở Ngân sách trung ương hỗ trợ để tạo quỹ đất sản xuất và đất ở, bao gồm: khai hoang, đền bù khi thu hồi đất, nhận chuyển nhượng lại của hộ có nhiều đất với mức bình quân 5 triệu đồng/ha. Các tỉnh căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương mình mà có thể hỗ trợ mức cao hơn. Các nông trường, lâm trường được giao nhiệm vụ tổ chức cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số sản xuất thì cũng được ngân sách trung ương hỗ trợ khai hoang bình quân 5 triệu đồng/ha; đồng thời hỗ trợ vốn làm đường giao thông, đầu tư lưới điện và xây dựng công trình thủy lợi nhỏ. 3. QUẢN LÝ ĐẦU TƯ 3.1. Nguồn vốn – Quản lý, cấp phát và thanh toán nguồn vốn 3.1.1. Nguồn vốn Nguồn vốn ngân sách trung ương sẽ bảo đảm các khoản chi theo đúng định mức và đối tượng được hỗ trợ quy định tại Quyết định 134. Phần còn lại sẽ do ngân sách địa phương bố trí, và phần vốn này phải không dưới 20% so với số vốn ngân sách trung ương bảo đảm. Bên cạnh đó, các địa phương huy động thêm các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện mục tiêu, chính sách của Quyết định 134 . Các địa phương sẽ chủ động bố trí kinh phí để thực hiện việc đo đạc, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ đồng bào được hưởng hỗ trợ. 3.1.2. Lập đề án và kế hoạch vốn Để có thể xác định được các hộ đồng bào là đối tượng thuộc diện hỗ trợ của Chương trình 134, đồng thời xác định nhu cầu vốn và các nguồn lực hỗ trợ các địa phương sẽ công bố công khai các tiêu chuẩn và tiến hành bình xét công khai, dân chủ, thông qua các tổ chức đoàn thể và dưới sự giám sát của toàn thể nhân dân. Việc bình xét được tiến hành tuần tự từ cấp thôn, bản, được ủy ban nhân dân xã xem xét, trình ủy ban nhân dân huyện kiểm tra, tổng hợp trình ủy ban nhân dân tỉnh quyết định. Dựa trên số hộ dân tộc thiểu số nghèo thuộc đối tượng hỗ trợ đã được bình xét, số thôn bản thuộc đối tượng được hỗ trợ và dự án đầu tư các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung đã được cấp có thẩm quyền quyết định, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng dự toán kinh phí thực hiện ở địa phương và dự toán ngân sách đề nghị ngân sách trung ương hỗ trợ theo từng chính sách. Trong đó sẽ xác định rõ các nguồn vốn thực hiện: nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách trung ương, nguồn vốn ngân sách địa phương (đảm bảo tối thiểu bằng 20% mức hỗ trợ của ngân sách địa phươn) và các nguồn huy động khác. Dự toán kinh phí này được phân kỳ thực hiện theo kế hoạch tổ chức của địa phương, đảm bảo tính khả thi và trình Ủy ban nhân dân tỉnh. Căn cứ kết quả bình xét các hộ của các huyện và dự toán kinh phí do Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư báo cáo,Ủy ban nhân dân tỉnh sẽ tổng hợp, phê duyệt đề án và dự toán nhu cầu kinh phí thực hiện chương trình gửi Bộ Kế hoạch – Đầu tư, Bộ Tài chính và Ủy ban Dân tộc để tổng hợp trình Chính phủ, trình Quốc hội quyết định bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương để thực hiện các chính sách quy định tại Quyết định 134. Hình 1: Trình tự lập, phê duyệt đề án và kế hoạch vốn Chương trình 134 3.1.3 Phân bổ dự toán vốn Sau khi xem xét dự toán do Ủy ban Dân tộc, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính trình, Quốc hội và Chính phủ phê duyệt lượng vốn hỗ trợ cho Chương trình 134. Trên cơ sở số vốn được Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ hàng năm và nguồn ngân sách địa phương và các nguồn huy động khác, Sở Tài chính và các đơn vị liên quan lập phương án phân bổ dự toán ngân sách địa phương chi tiết theo từng huyện trình Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân quyết định. Căn cứ nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh giao dự toán cho các huyện chi tiết theo từng chính sách, Ủy ban nhân dân huyện sẽ quyết định phân bổ và thông báo cho từng xã chi tiết cho từng chính sách và từng hộ dân được hưởng theo danh sách đã được cấp có thẩm quyền quyết định. Ủy ban nhân dân xã thông báo đến từng hộ dân về chính sách được hưởng, mức hỗ trợ… theo danh sách đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Hình 2: Quy trình phân bổ nguồn vốn hỗ trợ tới các hộ gia đình 3.1.4. Cấp phát, thanh toán kinh phí hỗ trợ Căn cứ vào dự toán được Thủ tướng Chính phủ giao cho từng tỉnh, hàng quý Bộ Tài chính sẽ thực hiện bổ sung có mục tiêu c
Tài liệu liên quan