Đề tài Nâng cao hiệu quả nhập khẩu hàng hóa tại Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất và thương mại Viễn Đông

Trong điều kiện toàn cầu hóa và khu vực hóa đời sống kinh tế thế giới của thế kỷ 21, mỗi quốc gia tồn tại và phát triển ổn định không thể tách rời hoạt động thương mại quốc tế. Giữa các quốc gia sự trao đổi của thương mại quốc tế thông qua hành vi mua bán hay là hành vi kinh doanh xuất nhập khẩu, hành vi mua bán này phản ánh mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa các quốc gia. Thương mại quốc tế mang tính chất sống còn cho mỗi quốc gia vì nó mở rộng khả năng tiêu dùng của một nước,

doc64 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1437 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao hiệu quả nhập khẩu hàng hóa tại Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất và thương mại Viễn Đông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính tất yếu Trong điều kiện toàn cầu hóa và khu vực hóa đời sống kinh tế thế giới của thế kỷ 21, mỗi quốc gia tồn tại và phát triển ổn định không thể tách rời hoạt động thương mại quốc tế. Giữa các quốc gia sự trao đổi của thương mại quốc tế thông qua hành vi mua bán hay là hành vi kinh doanh xuất nhập khẩu, hành vi mua bán này phản ánh mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa các quốc gia. Thương mại quốc tế mang tính chất sống còn cho mỗi quốc gia vì nó mở rộng khả năng tiêu dùng của một nước, phát huy được lợi thế so sánh của một quốc gia so với các nước khác. Thương mại quốc tế tạo tiền đề cho quá trình phân công lao động xã hội một cách hợp lý và tạo nên sự chuyên môn hoá trong nền sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả của nhiều ngành. Thực hiện đường lối đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu. Song song với chủ trương khuyến khích mạnh mẽ xuất khẩu, hoạt động nhập khẩu cũng được xác định có vai trò hết sức quan trọng được Đảng và Nhà nước quan tâm, hướng mục tiêu phục vụ cho sự phát triển thị trường nội địa, cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và nhanh chóng hội nhập với khu vực và thế giới. Lĩnh vực kinh doanh hàng hóa nhập khẩu đã làm thay đổi cơ cấu vật chất sản phẩm và làm thay đổi lượng hàng hoá lưu thông trong một quốc gia.   Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất và thương mại Viễn Đông là một công ty tư nhân mới thành lập, hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh nhập khẩu. Trong thời gian qua, công ty đã phải đối mặt với rất nhiều khó khăn khi phải cạnh tranh với các công ty quốc doanh hay công ty liên doanh với nước ngoài cùng hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh nhập khẩu với số vốn lớn và nguồn tài trợ từ bên ngoài. Trong thời gian thực tập,em đã cố gắng tìm hiểu thực trạng hiệu quả nhập khẩu của công ty. Mặc dù, những năm qua công ty đã không ngừng vươn lên để hoạt động có hiệu quả, tạo được chỗ đứng trên thị trường trong nước và trở thành bạn hàng tin cậy với các đối tác nước ngoài nhưng bên cạnh đó vẫn còn những tồn tại khiến công ty vẫn không đạt được hiệu quả cao trong hoạt động nhập khẩu của mình. Chính vì vậy em đã chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả nhập khẩu hàng hóa tại Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất và thương mại Viễn Đông” 2. Mục đích Chuyên đề đánh giá hiệu quả nhập khẩu, từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu hàng hóa của Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất và thương mại Viễn Đông. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Hiệu quả kinh doanh nhập khẩu hàng hóa tại Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất và thương mại Viễn Đông. 3.2 Phạm vi nghiên cứu Chuyên đề nghiên cứu hiệu quả nhập khẩu hàng hóa của công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất và thương mại Viễn Đông từ năm 2006 đến năm 2009. 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu sử dụng trong quá trinh xây dựng đề tài này là: phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh. Số liệu dựa trên những báo cáo của công ty về tình hình hoạt động kinh doanh trong các năm gần đây. 5. Kết cấu đề tài Nội dung của đề tài ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục chuyên đề được trình bày trong 3 chương: - Chương 1: Tổng quan về công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất và thương mại Viễn Đông - Chương 2: Thực trạng hoạt động kinh doanh nhập khẩu và hiệu quả nhập khẩu hàng hóa tại Công ty TNHH sản xuất và thương mại Viễn Đông - Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả nhập khẩu hàng hóa tại Công ty TNHH sản xuất và thương mại Viễn Đông. Chương 1: Tổng quan về công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất và thương mại Viễn Đông 1.1 Giới thiệu khái quát về công ty Khi nền kinh tế mở cửa và nhận thức của người dân cũng được nâng cao. Nếu như trước đây việc tiêu dùng sản phẩm của người dân chỉ dừng lại ở chỗ đáp ứng được nhu cầu của mình là đủ, những sản phẩm giá rẻ, chất lượng thấp , thì ngày này việc chọn mua một sản phẩm lại có rất nhiều tiêu chí như chất lượng, kiểu cách, mầu sắc, giá cả...Với lý do muốn mang đến cho người tiêu dùng trong nước có thêm sự lựa chọn trong việc mua sắm, Công ty TNHH sản xuất và thương mại Viễn Đông đã ra đời với phương châm là đem lại cho khách hàng những lựa chọn tốt nhất. Công ty được thành lập chính thức theo giấy phép kinh doanh số 0102029909 do Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp. Theo giấy phép kinh doanh thì công ty có những đặc điểm sau: Tên giao dịch: Công ty TNHH sản xuất và thương mại Viễn Đông Tên giao dịch quốc tế: FAR EAST co.,ltd Trụ sở giao dịch chính: N2B, Hoàng Minh Giám, Thanh Xuân, Hà Nội Địa chỉ email: viendong2007@gmail.com Vốn điều lệ: 1.200.000.000 VND, trong đó: +Tài sản lưu động: 1.200.000.000 VNĐ + Tài sản cố định: 80.000.000 VNĐ 1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Công ty 1.2.1 Chức năng của công ty - Là trung gian kết nối giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng, là một mắt xích quan trọng trong mạng lưới phân phối nên công ty còn có chức năng giao tiếp - phối thuộc giữa công ty với các nhà cung cấp và các bạn hàng của mình, từ đó liên kết giữa các bên trong quá trình mua và bán, tư vấn cho nhà sản xuất và người tiêu dùng. - Được tự kinh doanh, tìm kiếm bạn hàng, tự hạch toán kinh doanh và đảm bảo kinh doanh có lãi. - Phải tạo lập tốt các mối quan hệ hợp tác kinh doanh làm ăn lâu dài, đảm bảo tăng trưởng vốn và cải thiện đời sống cho cán bộ công nhân viên. 1.2.2 Nhiệm vụ của công ty - Xây dựng và tổ chức có hiệu quả các kế hoạch kinh doanh trong đó có kế hoạch nhập khẩu theo đúng chức năng mà mình đã đăng ký. - Tự tạo nguồn vốn để đảm bảo tự trang trải về mặt tài chính, bảo toàn vốn, đáp ứng yêu cầu phục vụ phát triển kinh tế và nhập khẩu của đất nước, quản lý và sử dụng theo đúng chế độ và có hiệu quả các nguồn vốn đó. - Tiếp cận thị trường trong nước, nghiên cứu về nhu cầu của thị trường, tìm kiếm các nguồn hàng mới, mẫu mã mới để tăng năng lực canh tranh cho hàng hóa và đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước - Tìm mọi biện pháp nhằm đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ hàng hóa, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận. - Tuân thủ các chế độ, chính sách, luật pháp quy định liên quan đến hoạt động của Công ty. - Thực hiện nghiêm chỉnh các hợp đồng ngoại thương. - Tuân thủ sự quản ký của cấp trên thực hiện đúng nghĩa vụ với cơ quan cấp trên với nhà nước. - Không ngừng cải thiện điều kiện lao động nhằm nâng cao năng suất lao động từ đó nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên và có hiệu quả kinh tế. 1.3 Bộ máy tổ chức Chức năng và nhiệm vụ của từng phòng ban là: Giám đốc là người chịu trách nhiệm trước Nhà nước về toàn bộ hoạt động của công ty, đồng thời cũng là người đại diện cho quyền lợi của cán bộ nhân viên công ty theo quy định. Giám đốc là người chịu phụ trách chung, trực tiếp chỉ đạo các công việc sau: + Tổ chức nhân sự, sử dụng các quỹ công ty + Định hướng kinh doanh và quyết định các chủ trương lớn về phát triển kinh doanh trong và ngoài nước. + Quản lý xây dựng cơ bả và đổi mới điều kiện làm việc, điều kiên kinh doanh. + Ký kết hợp đồng kinh tế + Ký duyệt phiếu thu chi, thanh toán theo định kỳ Hình 1.1: Bộ máy tổ chức của công ty TNHH sản xuất và thương mại Viễn Đông Giám đốc Kho và phòng mẫu Bộ phận văn phòng Phòng kinh doanh Phòng kế toán Nguồn tác giả tự tổng hợp Phòng kế toán 2 nhân viên: giúp đỡ giám đốc công ty quản lý sử dụng vốn, xây dựng kế hoạch kinh doanh và kế hoạch tài chính hàng năm, hàng quý. Phòng kinh doanh 7 nhân viên: có chức năng giúp giám đốc từ chuẩn bị đến triển khai các hợp đồng kinh tế, khai thác nguồn hàng gắn với địa điểm tiêu thụ. +Tổ chức công tác tiếp thị Marketing quảng cáo. + Phát triển mạng lưới bán hàng của công ty. + Triển khia công tác kinh doanh nhập khẩu hàng hóa. + Nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh để giúp ban giám đốc đưa ra những quyết định kinh doanh đúng đắn + Tổ chức khai thác nguồn hàn nhằm tìm kiếm nguồn hàng tốt nhất, phù hợp và đem lại hiệu quả cao nhất Bộ phận văn phòng 2 nhân viên: tổ chức mua sắm phương tiện làm việc, văn phòng phẩm phục vụ cho quá trình làm việc của các phòng ban + Tồng hợp truyền đạt các quyết định của giám đốc cho các phòng ban + Chuẩn bị thông báo các cuộc họp cho các bộ phận trong công ty + Chuẩn bị tiếp đón khách Kho và phòng mẫu 3 nhân viên: + Kho: cất trữ hàng hóa và sản phẩm của công ty + Phong mẫu: trưng bày hàng hóa Bộ phận vận chuyển 2 nhân viên: giao hàng đến cho khách hàng 1.4 Thu nhập của người lao động Công ty làm ăn có hiệu quả thì thu nhập của người lao động mới được ổn định và đảm bảo. Đời sống vật chất và tinh thần của người lao động mới được đáp ứng đầy đủ. Bảng 1.1 : Thu nhập bình quân của người lao động năm 2006-2009 Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Thu nhập BQ của người LĐ VNĐ 2.745.783 3.407.546 3.612.453 3.845.367 Nguồn báo cáo kế toán Qua bảng số liệu trên nhìn chung đây là mức lương khá cao so với các đơn vị trong cùng ngành. Thu nhập bình quân đầu người năm 2009 đã là 3.845.367 VNĐ Hình 1.2: Biểu đồ thu nhập bình quân của người lao động năm 2006-2009 Đơn vị : VNĐ Nguồn báo cáo kế toán Với mức thu nhập này đảm bảo cho công nhân viên của Công ty có đời sống ổn định, tạo niềm tin và thúc đẩy sự nhiệt tình trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và các lĩnh vực khác. Ngoài ra trong thu nhập của cán bộ công nhân viên trong công ty còn có các khoản trợ cấp, tiền thưởng theo % theo doanh số. Chẳng hạn như nhân viên kinh doanh ngoài mức lương chính còn được nhận các khoản trợ cấp xăng xe, tiền điện thoại tạo điều kiện nâng cao năng suất làm việc cho cán bộ kinh doanh, tiền thưởng theo doanh số từ các hợp đồng kinh doanh mà mỗi cán bộ kinh doanh có được. Ngoài ra, Công ty còn tổ chức cho cán bộ công nhân viên trong Công ty các cuộc tham quan, du lịch, nghỉ mát nhằm tạo động lực cho họ làm việc hiệu quả hơn. 1.5 Môi trường kinh doanh của công ty Môi trường kinh doanh của công ty TNHH sản xuất và thương mại Viễn Đông bao gồm môi trường kinh doanh quốc tế và môi trường kinh doanh trong nước. 1.5.1 Môi trường kinh doanh quốc tế Nền kinh tế nước ta đang từng bước hội nhập với nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới. Chúng ta lần lượt tham gia vào các khu vực kinh tế như ASEAN, APEC. Điều này tạo ra cơ hội cho người tiêu dùng trong nước có thêm nhiều sự lựa chọn. Việt Nam gia nhập WTO đem lại nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức, các sản phẩm của Công ty đã và đang gặp phải sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường trong nước do sự xuất hiện của nhiều đối thủ cạnh tranh cũng kinh doanh mặt hàng giống như công ty. Các sản phẩm của Công ty phải chịu sự cạnh tranh cả về chất lượng và giá cả, bên cạnh đó các sản phẩm của công ty cũng phải chịu sự cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường do có nhiều mặt hàng được nhập lậu, hàng giả, hàng nhái....gây ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh, tiếp thị sản phẩm trên thị trường trong nước. 1.5.2 Môi trường kinh doanh trong nước * Môi trường kinh tế quốc dân: Việt Nam là đất nước nằm trong khu vực Đông Nam Á với số dân hơn 86 triệu người. Nền kinh tế của Việt Nam đã tăng trưởng nhanh trong những năm gần đây với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân trên 7%, đưa đời sống của người dân ngày càng cao, gia tăng các nhu cầu về sử dụng các thiết bị điện dân dụng, thiết bị vệ sinh, các sản phẩm trang trí nhà cửa nhập khẩu. Tuy nhiên, nền kinh tế phát triển nhanh đi kèm với lạm phát và trượt giá. Các sản phẩm bán ra với giá thành cao hơn nhưng không kiếm được nhiều lợi nhuận do tình hình kinh tế thế giới diễn biến phức tạp. * Môi trường chính trị và pháp luật: nhìn chung môi trường chính trị và luật pháp của nước ta có nhiều sự phát triển của công ty. Sự ổn định về chính trị: đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước cho phép mở rộng quan hệ kinh tế với nước ngoài, khuyến khích xuất nhập khẩu hàng hóa để phát triển đất nước. Hệ thống luật pháp và hệ thống thuế ngày càng được hoàn thiện, điều chỉnh phù hợp với đầu tư nước ngoài sửa đổi năm 1996, luật thuế giá trị gia tăng,.. tất cả những điều này có tác dụng khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của ngành nghề kinh tế, khơi dậy mọi tiềm năng, năng lực thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Ngoài ra các nhân tố môi trường văn hóa xã hội, môi trường khoa học công nghệ, môi trường tự nhiên cũng tạo thuận lợi cho sự phát triển của công ty. 1.6. Đặc điểm kinh doanh của công ty Theo giấy phép kinh doanh, Công ty TNHH sản xuất và thương mại Viễn Đông được phép kinh doanh nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng trên thực tế công ty chỉ tập trung hoạt động trên lĩnh vực nhập khẩu hàng hóa. Chủng loại mặt hàng chính là sàn gỗ, giấy dán tường,thiết bị nội thất phòng tắm và điện dân dụng. Hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty được thực hiện với nhiều đối tác nước ngoài khác nhau như Đức, Hàn Quốc, Trung Quốc, Italia. Các mặt hàng này công ty nhập khẩu và thực hiện phân phối cho thị trường nội địa dưới hình thức đại lý ký gửi hoặc đại lý hoa hồng. Trong qua trình kinh doanh của mình, công ty luôn tìm kiếm những nguồn hàng mới để đa dạng hóa chủng loại, đảm bảo tốt hơn nguồn cung ứng hàng hóa để hoạt động kinh doanh có thể tiến hành liên tục và thông suốt. 1.7 Mặt hàng kinh doanh của công ty 1.7.1 Mặt hàng kinh doanh của công ty Công ty TNHH sản xuất và thương mại Viễn Đông với phương châm đem lại cho khách hàng những lựa chọn tốt nhất. Chính vì vậy công ty luôn có sự đa dạng hóa, mở rộng mặt hàng kinh doanh, ban đầutừ chỗ chỉ kinh doanh các loại thiết bị vệ sinh như sứ vệ sinh, sen vòi, cho tới nay đã mở rộng ra với nhiều chủng loại hàng hóa khác nhau: Nhóm sản phẩm điện dân dụng nhập khẩu từ Trung Quốc Máy hút khói, khử mùi Quạt thông gió Nhóm sản phẩm thiết bị vệ sinh nhập khẩu từ Italia Bình nóng lạnh Sứ vệ sinh Bồn tắm Chậu Inox Sen vòi Giấy dán tường nhập khẩu từ Hàn quốc Best of classic Vân nổi labelle eropa Sweet Little world Vân nổi Memory Sàn gỗ nhập khẩu từ Đức Glomax classic Glomax tropical Glomax premium 1.7.2 Đặc điểm hàng hóa kinh doanh: Nhóm sản phẩm giấy dán tường và sàn gỗ là những nhóm hàng mà những năm gần đây, tại thị trường Việt Nam đã được người tiêu dùng biết đến như một loại vật liệu cao cấp, thích nghi và thuận lợi hơn để tô điểm cho các không gian nội thất. + Về sàn gỗ là một sản phẩm của thiên nhiên, sàn gỗ Glomax tạo nên môi trường phù hợp đối với người sử dụng có các tính năng như không bạc màu, giữ nguyên độ sáng bóng sau nhiều năm sử dụng, chịu được các loại hóa chất nhẹ, độ hút ẩm thấp, dễ lau chùi,... +Về giấy dán tường: thích hợp sử dụng cho phòng khách, phòng sinh hoạt chung, phòng karaoke,..phòng cho trẻ em, nhà hàng, khách sạn,..sản phẩm có thể tự dán, tự trang trí, tự thay đổi sắc diện các không gian nhà cửa, việc làm mới một bức tường không bề bộn, không bụi bặm, không vương vãi như sơn và kỹ thuật không phức tạp. - Nhóm sản phẩm điện dân dụng và thiết bị vệ sinh là nhóm sản phẩm đảm bảo an toàn cho người sử dụng, bền và được bảo hành, có giá cả phù hợp với người có mức thu nhập cao và trung bình, và nhu cầu tiêu dùng cho mỗi gia đình là từ 1- 3 sản phẩm cho một hộ. Chương 2: Thực trạng về hiệu quả nhập khẩu hàng hóa tại Công ty TNHH sản xuất và thương mại Viễn Đông 2.1 Tổ chức kinh doanh nhập khẩu hàng hóa ở công ty 2.1.1 Loại hình kinh doanh nhập khẩu Công ty TNHH sản xuất và thương mại Viễn Đông đang sử dụng hình thức kinh doanh nhập khẩu đa dạng hóa với bốn nhóm hàng chính là thiết bị vệ sinh, điện dân dụng, giấy dán tường và sàn gỗ. Với loại hình kinh doanh này lợi thế của công ty: - Công ty nắm vững được thông tin về người tiêu dùng, các nhà cung cấp sản phẩm trên thị trường, các nhà cung cấp sản phẩm trên thị trường, tình hình hàng hóa và dich vụ, đối thủ cạnh tranh. - Khả năng đào tạo được những cán bộ kinh doanh, nhân viên nhập khẩu giỏi, có chuyên môn cao, trình độ hiểu biết về hàng hóa kinh doanh chuyên sâu hơn. - Vì việc kinh doanh ít chủng loại mặt hàng nên có thể giảm thiểu được rủi ro trong kinh doanh, ứ đọng hàng hóa, quay vong vốn nhanh. 2.1.2 Quy trình kinh doanh nhập khẩu hàng hóa Quá trình kinh doanh nhập khẩu của công ty TNHH sản xuất và thương mại Viễn Đông được thực hiện đồng thời ở cả thị trường trong nước và ngoài nước. Song song với việc tiến hành các nghiệp vụ thực hiện hợp đồng nhập khẩu, công ty cũng thực hiện các hoạt động tìm kiếm đầu mối tiêu thụ, quảng bá và giới thiệu sản phẩm đến tay người tiêu dùng tại thị trường trong nước. Hình 2.1: Quy trình kinh doanh nhập khẩu Nghiên cứu thị trường trong nước và quốc tế Giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng nhập khẩu Lập phương án kinh doanh Nghiên cứu kết quả tiêu thụ hàng nhập khẩu và báo cáo tồn kho kỳ trước Tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu Tìm kiếm đầu mối tiêu thụ hàng nhập khẩu Nhận đơn đặt hàng của khách hàng Tổ chức đưa hàng đến nơi tiêu thụ Nguồn Tác giả tự tổng hợp 2.1.3 Quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu Sau khi hợp đồng nhập khẩu được ký kết, công ty sẽ tổ chức thực hiện hợp đồng đó. Về mặt kinh doanh, trong quá trình thực hiện các khâu công việc để thực hiện hợp đồng, công ty phải cố gắng tiết kiệm chi phí lưu thông, nâng cao doanh lợi và hiệu quả toàn bộ hoạt động giao dich. Để thực hiện hợp đồng nhập khẩu, công ty tiến hành theo trình tự sau: + Bước 1: Xin giấy phép nhập khẩu + Bước 2: Mở L/C + Bước 3: Thuê phương tiện vận tải + Bước 4: Mua bảo hiểm cho hàng nhập khẩu + Bước 5: Làm thủ tục hải quan + Bước 6: Nhận hàng nhập khẩu + Bước 7: Kiểm tra hàng nhập khẩu + Bước 8: Thanh toán tiền hàng nhập khẩu 2.1.4 Hình thức nhập khẩu Hình thức nhập khẩu công ty sử dụng là nhập khẩu trực tiếp. Mặc dù nhập khẩu theo hình thức này đòi hỏi công ty phải có một lượng vốn lớn trong một thời gia tương đối dài nhưng công ty có thể vay ngân hàng. Ở hoạt động này, công ty chủ động tính toán, trực tiếp tìm nguồn hàng, ký kết hợp đồng nhập khẩu và coongty sẽ tự bỏ vốn ra để nhập khẩu rồi phân phối cho các đai lý. Khi tiến hành nhập khẩu theo hình thức này phòng kinh doanh sẽ phải nghiên cứu nhu cầu của khách hàng trong nước để biết được họ cần nhập khẩu mặt hàng gì sau đó tiến hành xem xét nguồn hàng và thị trường cung cấp. Sau khi lựa chọn đúng chủng loại mặt hàng cần nhập và bạn hàng cung cấp, phòng kinh doanh sẽ tiến hành lập phương án kinh doanh và đệ trình lên giám đốc để phe duyệt. Nếu phương án kinh doanh được chấp thuận thì phòng kinh doanh sẽ bắt đầu tiến hành nhập khẩu. Đây là hình thức mang lại hiệu quả cao vì lợi nhuân đạt được thường cao hơn phí ủy thác, hơn nữa công ty còn nắm quyền chủ động về nguồn hàng và bạn hàng kinh doanh. Tuy nhiên mức độ rủi ro của hình thức này cũng cao hơn vì có nhiều khả năng hàng hóa nhập về không bán được hoặc phải bán với giá thấp. 2.2 Phân tích tình hình kinh doanh và hiệu quả nhập khẩu của công ty 2.2.1 Kim ngạch nhập khẩu qua các năm Hoạt động kinh doanh nhập khẩu là hoạt động chính của công ty TNHH sản xuất và thương mại Viễn Đông. Kim ngạch nhập khâu không ngừng tăng qua các năm, có được thành công đó chính là nhờ vào sự mở rộng ngành hàng kinh doanh, quan hệ kinh doanh đối với các đối tác nước ngoài. Bảng 2.1: Kim ngạch nhập khẩu của công ty năm 2006-2009 Năm Kim ngạch nhập khẩu thực tế (USD) Mức tăng giảm so với năm trước Giá trị (USD) Tỷ lệ (%) 2006 3.381.472  _ _ 2007 3.955.906 574434 16,98 2008 2.439.222 -1516684 -38,34 2009 2.803.234 364012 14,9 Nguồn: Báo cáo kế toán của công ty qua các năm Nhìn vào biểu đồ ta thấy, kim ngạch nhập khẩu của công ty TNHH sản xuất và thương mại Viễn Đông có xu hướng tăng qua các năm 2006 – 2007. + Năm 2006 , tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 3381472 tỷ USD Năm 2007, tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 3955906 tỷ USD tăng 16,98% so với năm 2006, đây là tỷ lệ tăng trưởng cao nhất trong năm năm qua Năm 2008, tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 2439222 tỷ USD giảm So với năm 2007 38,34%, đây là năm mà nền kinh tế giới vào cuộc khủng hoảng nên cũng tác động đến việc kinh doanh của công ty. Năm 2009, tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 28032
Tài liệu liên quan