Đề tài Nâng cao hiệu quả phát triển nguồn nhân lực của công ty In tổng hợp Hà Nội

Trong công cuộc đổi mới và phát triển đất nước như hiện nay đã vàđang đi lên với những bước chuyển biến khá vững chắc về kinh tế, chính trị. Đặc biệt với cơ chế thị trường một mặt mở ra cho các doanh nghiệp nhà nước thời cơ mới, mặt khác lại đặt ra nhiều khó khăn thử thách buộc các doanh nghiệp nhà nước phải tự mình tìm ra con đường đúng đắn và phương án sản xuất kinh doanh tối ưu để tồn tại và phát triển. Đặc biệt hơn năm 2006 Việt Nam đã chính thức là thành viên của WTO. Ngày nay, trong quá trình đổi mới và phát triển, nguồn nhân lực đều được thừa nhận là yếu tố quan trọng nhất, là yếu tố có tính quyết định đến sự thành bại, uy thế, địa vị, khả năng phát triển và phát triển bền vững của tổ chức, của doanh nghiệp . Do đó nhiều quốc gia đặt con người vào vị trí trung tâm của sự phát triển vàđề ra các chính sách, chiến lược phát triển nguồn nhân lực phục vụ yêu cầu của hiện tại và tương lai. Với nền kinh tế hội nhập ngày càng đa dạng các doanh nghiệp Việt Nam phải tự khẳng định bằng chất lượng sản phẩm, giá cả và chủng loại hàng hoáđể cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài. Chính vì vậy với nền kinh tế thị trường hiện nay doanh nghiệp muốn sản xuất kinh doanh ngày càng phát triển không chỉ có chú trọng trong việc đổi mới quy trình công nghệ mà cần phải quan tâm đến mẫu mã và giá thành sản phẩm. Đây làđiều kiện để doanh nghiệp có thể cạnh tranh đứng vững trên thị trường hiện nay. Là một sinh viên chuyên ngành quản trị kinh doanh trường Đại học KTQD Hà Nội, việc nắm bắt thực tế, từđó củng cố và tăng cường lý luận cho bản thân. Với ý nghĩa đó, trong quá trình thực tập tại Công ty in tổng hợp Hà Nội, mục tiêu cần hướng tới làđạt được những nhận định tổng quan về Công ty, ngoài ra em còn rất quan tâm, nghiên cứu việc nâng cao hiệu quả công tác tuyển dụng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của công ty vìđây làđề tài chính trong quá trình thực tập của em. Với vai trò là một nhà quản trị trong tương lai em còn tìm hiểu thêm về chức năng và nhiệm vụ của Công ty cũng như từng phòng, ban và mối quan hệ giữa các phòng ban trong Công ty.

doc64 trang | Chia sẻ: lamvu291 | Lượt xem: 1198 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao hiệu quả phát triển nguồn nhân lực của công ty In tổng hợp Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘGIÁODỤCVÀĐÀOTẠO TRƯỜNGĐẠIHỌCKINHTẾQUỐCDÂN KHOAQUẢNTRỊKINHDOANH ---------˜¯™-------- CHUYÊNĐỀ THỰCTẬPTỐTNGHIỆP Đề tài: NÂNGCAOHIỆUQUẢPHÁTTRIỂNNGUỒNNHÂNLỰCCỦA CÔNG TY IN TỔNG HỢP HÀ NỘI Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS NGÔ KIM THANH Sinh viên thực hiện : Dương Minh Nam Lớp : Quản trị KDTH B - K35 HÀ NỘI - 6/2007 LỜIMỞĐẦU Trong công cuộc đổi mới và phát triển đất nước như hiện nay đã vàđang đi lên với những bước chuyển biến khá vững chắc về kinh tế, chính trị. Đặc biệt với cơ chế thị trường một mặt mở ra cho các doanh nghiệp nhà nước thời cơ mới, mặt khác lại đặt ra nhiều khó khăn thử thách buộc các doanh nghiệp nhà nước phải tự mình tìm ra con đường đúng đắn và phương án sản xuất kinh doanh tối ưu để tồn tại và phát triển. Đặc biệt hơn năm 2006 Việt Nam đã chính thức là thành viên của WTO. Ngày nay, trong quá trình đổi mới và phát triển, nguồn nhân lực đều được thừa nhận là yếu tố quan trọng nhất, là yếu tố có tính quyết định đến sự thành bại, uy thế, địa vị, khả năng phát triển và phát triển bền vững của tổ chức, của doanh nghiệp . Do đó nhiều quốc gia đặt con người vào vị trí trung tâm của sự phát triển vàđề ra các chính sách, chiến lược phát triển nguồn nhân lực phục vụ yêu cầu của hiện tại và tương lai. Với nền kinh tế hội nhập ngày càng đa dạng các doanh nghiệp Việt Nam phải tự khẳng định bằng chất lượng sản phẩm, giá cả và chủng loại hàng hoáđể cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài. Chính vì vậy với nền kinh tế thị trường hiện nay doanh nghiệp muốn sản xuất kinh doanh ngày càng phát triển không chỉ có chú trọng trong việc đổi mới quy trình công nghệ mà cần phải quan tâm đến mẫu mã và giá thành sản phẩm. Đây làđiều kiện để doanh nghiệp có thể cạnh tranh đứng vững trên thị trường hiện nay. Là một sinh viên chuyên ngành quản trị kinh doanh trường Đại học KTQD Hà Nội, việc nắm bắt thực tế, từđó củng cố và tăng cường lý luận cho bản thân. Với ý nghĩa đó, trong quá trình thực tập tại Công ty in tổng hợp Hà Nội, mục tiêu cần hướng tới làđạt được những nhận định tổng quan về Công ty, ngoài ra em còn rất quan tâm, nghiên cứu việc nâng cao hiệu quả công tác tuyển dụng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của công ty vìđây làđề tài chính trong quá trình thực tập của em. Với vai trò là một nhà quản trị trong tương lai em còn tìm hiểu thêm về chức năng và nhiệm vụ của Công ty cũng như từng phòng, ban và mối quan hệ giữa các phòng ban trong Công ty. Hướng tới mục tiêu đề ra, ngoài lời nói đầu và kết luận chuyên đề tổng hợp gồm các nội dung sau : Chương I: Giới thiệu chung về công ty và hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực của công ty in tổng hợp hà nội. Chương II: Thực trạng sử dụng nguồn nhân lực và công tác quản lý nguồn nhân lực của Công ty in tổng hợp Hà Nội. Chương III: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn nhân lực của Công ty in tổng hợp Hà Nội Trong quá trình thực tập tốt nghiệp và hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp tại Công ty in tổng hợp Hà Nội, em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cán bộ, nhân viên Công ty nói chung và cán bộ phòng kế hoạch, kế toán nói riêng. Đặc biệt dưới sự hướng dẫn trực tiếp của cô PGS-TS Ngô Kim Thanh cùng với sự nỗ lực tìm hiểu và học hỏi của bản thân em đã cố gắng thể hiện một cách chính xác và trung thực các vấn đề lý luận cũng như thực tế của Công ty in tổng hợp Hà Nội trong chuyên đề tổng hợp này. Tuy nhiên, do thời gian thực tập và trình độ có hạn, do sự bỡ ngỡ khi lần đầu được tiếp cận với thực tế nên bài chuyên đề tốt nghiệp này khó tránh khỏi một vài thiếu sót và hạn chế. Em mong được sựđóng góp chỉ bảo của các thầy cô giáo và các cán bộ phòng kế hoạch, kế toán, để có thể rút ra kinh nghiệm bổích phục vụ cho quá trình công tác thực tế sau này. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo, đặc biệt là sự giúp đỡ của cô PGS - TS Ngô Kim Thanh và các cán bộ của Công ty in tổng hợp Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi giúp em hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp này. CHƯƠNG I. GIỚITHIỆUCHUNGVỀCÔNGTYVÀHIỆUQUẢSỬDỤNGNGUỒNNHÂNLỰCCỦACÔNGTYINTỔNGHỢPHÀNỘI. I.I.GIỚITHIỆUCHUNGVỀCÔNGTYINTỔNGHỢPHÀNỘI I.1.1. THÔNGTINCHUNGVỀ CÔNGTY Tên doanh nghiệp : Công ty in tổng hợp Hà Nội. Hình thức pháp lý : Nhà nước Ngành nghề kinh doanh: Chuyên ngành in. Địa chỉ : Số 67 phố PhóĐức Chính - Ba Đình - Hà Nội Điện thoại : 04.8294311 Tài khoản : 102.01.000001027236 tại Sở giao dịch 1 Ngân hàng Công thương Việt Nam. I.1.2. QUÁTRÌNHRAĐỜIVÀPHÁTTRIỂNDOANHNGHIỆP: Lịch sử ra đời và sự thay đổi của Công ty in tổng hợp Hà Nội và sự phát triển chủ yếu của Công ty qua từng giai đoạn. Trước đây Công ty in tổng hợp Hà Nội là Nhà in Hà Nội thuộc Sở Văn hoá thông tin Hà Nội Thành lập ngày 1 tháng 7 năm 1959 Trụ sởđặt tại: Số 67 phố PhóĐức Chính - Ba Đình - Hà Nội Điện thoại : 04.8294311 Giám đốc : Phùng Quang Chấn Trước năm 1954 tiền thân của Công ty là Xí nghiệp in Lê Cường được cải tạo xây dựng thành một doanh nghiệp nhà nước. Ngày 1-7-1959 Xí nghiệp in Lê Cường đã chính thức đổi tên thành Công ty hợp doanh Lê Cường. Trong những năm cải cách tiếp theo (1960-1962) Xí nghiệp đã mở rộng quy mô thu hút thêm hơn 40 nhà in khác nhau và số công nhân đã tăng lên 350 người. Từ năm 1960-1990 do nhu cầu in ấn phát triển nên số công nhân lao động tăng lên cùng những trang thiết bị công nghệ hiện đại như: các máy in, Typo điều khiển tựđộng của CHDC Đức. Ngày 20-11-1991 thực hiện quyết định 338 của HĐBT (nay là Chính phủ) về việc thành lập và giải thể các doanh nghiệp nhà nước, Xí nghiệp in Lê Cường đã làm đăng ký thành lập doanh nghiệp nhà nước với tên là Công ty in tổng hợp Hà Nội. Năm 1997 nhà nước đã cấp vốn để trang bị công nghệ in OSSET với tổng số vốn tiền gần 3 tỷđồng Việt Nam. Quyết định số 4798/QĐ/UV- Sở văn hoá thông tin Hà Nội ngày 13/8/2004 quyết định xác nhập Công ty in tổng hợp với Công ty phát hành sách Hà Nội. Ngày 1/1/2005 Công ty in tổng hợp Hà Nội thành Nhà in Hà Nội thuộc Công ty phát hành sách Hà Nội. - Chức năng nhiệm vụ: Công ty in tổng hợp Hà Nội trực thuộc Sở văn hoá thông tin Hà Nội do đó nhiệm vụ chính của Công ty là phục vụ các tài liệu công tác tuyên truyền, công tác giáo dục nâng cao đời sống tinh thần của người lao động. Đồng thời có nhiệm vụ khai thác hiệu quả nguồn vốn và tài sản được nhà nước giao, hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước, phấn đấu có lãi và nâng cao dần phúc lợi cho công nhân trong Công ty in tổng hợp Hà Nội. I.1.3. CƠCẤUTỔCHỨCBỘMÁYQUẢNLÝCỦACÔNGTYINTỔNGHỢPHÀNỘI Công ty áp dụng cơ cấu quản lý theo chức năng. Nghĩa là nhiệm vụ quản lýđược phân chia cho 3 phòng chức năng với nhiệm vụ riêng biệt mang tính chất chuyên môn hóa. Như vậy 6 tổ sản xuất sẽ nhận được lệnh từ giám đốc đồng thời từ cả 3 phòng chức năng. Mục đích áp dụng cơ cấu quản lý làđể giảm bớt khâu trung gian (phân xưởng) tăng hiệu quả sản xuất sản phẩm theo đúng đơn đặt hàng (HĐKT) vềcác mặt, thời gian, chất lượng…. đồng thời còn giảm bớt gánh nặng quản lý cho giám đốc. Sơđồ tổ chức bộ máy quản lý Công ty in tổng hợp Hà Nội Giám đốc P. Sản xuất kỹ thuật P. Kế hoạch P. Tổ chức hành chính Tổ chế bản in OFFSET Tổ máy in OFFSET Tổ KCS Tổ vé số Tổ Sách 2 Tổ Sách 1 P. Kế toán Tài chính - Giám đốc Công ty: Là người đứng đầu bộ máy quản lý, làđại diện pháp nhân của công ty trong các quan hệđối tác và chịu toàn bộ trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty cũng như thực hiện các nghĩa vụđối với nhà nước của Công ty - Phòng kế toán tài chính: Có nhiệm vụ sắp xếp và tổ chức hạch toán toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty theo đúng chếđộ của Nhà nước quy định và cung cấp kịp thời đầy đủ các thông tin về tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh làm cơ sở cho Ban giám đốc ra quyết định. - Phòng kế hoạch: Có nhiệm vụ sắp xếp những công việc về tổ chức các cuộc họp, hội nghị trong Công ty, sắp xếp các kế hoạch hiện tại và kế hoạch sắp tới. Có kế hoạch sắp xếp về nguồn lao động - Phòng tổ chức hành chính: Có nhiệm vụ duyệt và quản lý quỹ lương, các chếđộ chính sách đối với cán bộ công nhân viên trong Công ty đảm bảo đời sống cán bộ công nhân viên được đầy đủ. - Phòng sản xuất kỹ thuật: Có chức năng thừa lệnh của Giám đốc và các phòng ban đối với các hoạt động sản xuất trong các tổ sản xuất, có nhiệm vụ cân đối sản xuất, chịu trách nhiệm toàn bộ về hoạt động sản xuất và kỹ thuật trong các xưởng in. - Các tổ sản xuất: Thực hiện đầy đủ các qui định của Giám đốc và các phòng ban. I.2. HIỆUQUẢSỬDỤNGNGUỒNNHÂNLỰC I.2.1. KHÁI NIỆMVỀQUẢNTRỊNGUỒNNHÂNLỰC + Quản trị nguồn lực là những hoạt động quản trị có liên quan đến việc tạo ra, duy trì và phát triển của mỗi con người, nó bao gồm thế lực và trí lực, niềm tin, nhân cách…. + Quản trị nhân sự là lĩnh vực theo dõi, điều chỉnh, kiểm tra sự trao đổi chất giữa con người với các yếu tố vật chất của tự nhiên. Trong quá trình làm việc, trong việc tạo ra của cải vật chất tinh thần để thoả mãn nhu cầu con người nhằm duy trì, bảo vệ sử dụng, phát triển tiềm năng vô tận của con người. + Quản trị nhân lực là cơ chế tổ chức kinh tế của mối quan hệ phụ thuộc giữa người lao động và người sử dụng lao động hướng vào việc thu hút con người, vào các hoạt động lao động cụ thể và lao động ngày càng có hiệu quả cao I.2.2. CÔNGTÁCQUẢNLÝNGUỒNNHÂNLỰC. - Công tác quản lý là một hoạt động quan trọng nhất của doanh nghiệp, quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Như vậy trong bất kỳ một đơn vị, một tổ chức xã hội nào thì công việc quản lý là rất cần thiết. Mà trong đó quản lý nguồn nhân lực là cốt lõi của quản lý hay nói cách khác mọi vấn đề quản lý suy đến cùng là quản trị con người - Về sức lao động là một trong ba yếu tốđầu vào của sản xuất, là yếu trực tiếp tham gia vào các hoạt động của doanh nghiệp, là yếu tố của chi phí, là yếu tố của gía thành và giá trị trong sản phẩm. Ngoài ra sức lao động là yếu tố tạo ra gía trị thặng dư, tạo ra lợi nhuận. Chính vì thế mà mỗi công ty trong sản xuất kinh doanh đều rất quan tâm đến việc tìm kiếm lợi nhuận, muốn có lợi nhuận thì phải tăng năng suất lao động và hạ gía thành sản phẩm. Chính vì thế mà cần có sự quản lý nguồn nhân lực có hiệu quả. - Do đó mục tiêu cơ bản của bất kỳ Công ty nào cũng vậy là sử dụng một cách hiệu quả nhất nguồn nhân lực đểđạt kết quả cao trong sản xuất và kinh doanh. Quản trị nhân lực là bộ phận cấu thành của quản trị doanh nghiệp. Chính vì vậy mà quản lý nguồn nhân lực mang tính cấp thiết của thời đại ngày càng được các nhà quản trị chú trọng nghiên cứu, phân tích và xem đây là một chức năng chính và rất quan trọng trong công tác quản trị của Công ty I.3. ĐẶCĐIỂM ,CHỨCNĂNG, NHIỆMVỤ, MỤCTIÊUCỦAQUẢNLÝNGUỒNNHÂNLỰC. 1.3.1-ĐẶCĐIỂM - Quản trị nguồn nhân lực là một bộ phận của quản lý Công ty - Quản lý nguồn nhân lực chính là quản lý Công ty ứng với yếu tố con người. Đây làđặc điểm lớn nhất và chủ yếu nhất của quản lý nguồn nhân lực nó chi phối toàn bộđến các nội dung của quản lý nguồn nhân lực. - Quản lý nguồn nhân lực giúp cho Công ty quản lý chặt chẽ các vấn đề về kinh tế, xã hội… 1.3.2-CHỨCNĂNGCHÍNHTRONGQUẢNLÝNGUỒNNHÂNLỰC - Chức năng quản lý là kế hoạch hoá nguồn nhân lực cho tổ chức, là việc tuyển mộ tuyển chọn đào tạo bồi dưỡng sử dụng kích thích phát triển nguồn nhân lực, là thu hút con người gắn kết với công việc được giao phó cũng như vào các mối quan hệ qua lại giữa người với người vì mục tiêu của Công ty. - Quản trị nhân lực nhằm củng cố và duy trìđầy đủ cân đối kip thời số lượng và chất lượng nhân lực cho mọi hoạt động của tổ chức Công ty 1.3.3. NHIỆMVỤTRONGQUẢNLÝNGUỒNNHÂNLỰC . - Nhiệm vụ chủ yếu của Công ty là bộ phận nhân viên giữ vai trò chủ yếu trong việc đề ra các chính sách liên quan đến nguồn nhân lực trong Công ty. - Ngoài ra bộ phận công nhân trong Công ty cũng giữ một vai trò rất to lớn trong công việc tại các phân xưởng sản xuất - Bên cạnh đố ngoài nguồn nhân lực chủ yếu trên bộ phận quản lý nhân sựđóng vai trò rất lớn cho Công ty - Bộ phận quản trị nhân lực đảm nhận các chức năng kiểm tra bằng cách giám sát các bộ phận khác đảm bảo thực hiện các chính sách, các chương trình thuộc về nhân sựđãđề ra trong Công ty. 1.3.4. MỤCTIÊUCHÍNHTRONGQUẢNLÝNGUỒNNHÂNLỰC - Đối với nhà quản trị, nhu cầu của các cá nhân nổi lên như một trong những vấn đề cần được quan tâm hàng đầu. Bởi vì, nhu cầu có vai trò hết sức quan trọng đối với hoạt động của con người. Sự thoả mãn nhu cầu làđộng lực thúc đẩy hoạt động của mỗi cá nhân và tập thể. Nhu cầu quy định xu hướng lựa chọn ý nghĩ, tình cảm vàý chí của con người. Mặt khác, nhu cầu quy định và tích cực hoá hoạt động con người. - Nếu nhìn một cách tổng thể thìđối với người lao động hiện nay các nhu cầu vật chất nổi lên như một nhu cầu cần thiết. Điều này đặt ra cho các nhà quản trị là phải quan tâm trước hết tới nhu cầu vật chất của người lao động. Nếu giải quyết được vấn đề này sẽ tạo ra được động lực thúc đẩy hoạt động của họ vàđây cũng là mục tiêu chính của nhà quản trị. - Ngoài ra Công ty luôn quan tâm tới việc cung cấp nhân sựđể từng bộ phận thực hiện được mục tiêu, nhiệm vụ cho phù hợp với mục tiêu chung của toàn bộ Công ty như là việc xây dựng cơ cấu, xây dựng tổ chức … - Mỗi bộ phận trong Công ty đều có chức năng và nhiệm vụ riêng, quản lý nguồn nhân lực trợ giúp cho các bộ phận trong các phòng ban thực hiện được chức năng và nhiệm của mình. Nhằm đáp ứng được mục tiêu cá nhân của người lao động sẽđộng viên khích lệ sự nỗ lực của họ, nhằm hoàn thành công việc một cách hiệu quả nhất, điều này sẽ dẫn tới thành công của Công ty. I.4. ĐÁNHGIÁ, TUYỂNDỤNG, BỐTRÍVÀPHÂNCÔNGNGUỒNNHÂNLỰC. I.4.1. ĐÁNHGIÁHIỆUQUẢSỬDỤNGNGUỒNNHÂNLỰC - Số lượng lao động là chỉ tiêu đánh giá bằng cách so sánh số lượng nhu cầu với số lượng hiện có sẽ phát hiện ra được số nhân viên thừa thiếu trong từng công việc trong hoạt động sản xuất và kinh doanh của Công ty - Chính vì vậy nguồn nhân lực thừa hay thiêúđều mang lại kết quả không tốt. Vì nếu thừa nhân viên dẫn đến sử dụng không hết, bố trí lao động không phù hợp với khả năng của từng người gây lãng phí sức lao động, chi phí vượt quỹ lương. - Nếu sảy ra trường hợp thiếu lao động thì sẽ không đảm bảo tính đồng bộ của dây chuyền công nghệ sản xuất và kinh doanh, công việc tồn đọng, làm thêm giờ nhiều dẫn đến sức khoẻ người lao động ảnh hưởng nhiều, tăng chi phí tăng giá sản phẩm. - Ngoài ra lực lựơng lao động này phải có trình độ chuyên môn cao về tay nghề, có kỹ năng làm việc đồng thời phải bố tríđúng việc, đúng ngành nghề và phù hợp với từng lao động. - Bên cạnh những chỉ tiêu trên còn có chỉ tiêu năng suất lao động và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Năng suất lao động cho biết một nhân viên trong một thời gian nhất định đem lại bao nhiêu đồng doanh thu cho Công ty - Chính điều này biểu hiện được chất lượng sử dụng lao động, khả năng làm việc của người lao động. Nóđem lại sự phát triển kinh tế xã hội nói chung và Công ty nói riêng - Vì vậy thu nhập của người lao động luôn là một trong những yếu tố quan trọng nhằm thoả mãn các nhu cầu thiết yếu hàng ngày cho chính người lao động. Thu nhập có cao người lao động mới cóđủđiều kiện để thực hiện mọi mong muốn của mình trong cuộc sống hàng ngày. I.4.2. TUYỂNDỤNGVÀBỐTRÍNGUỒNNHÂNLỰC. - Tuyển dụng là khi tuyển dụng được nguồn nhân lực ta phải bố trí sao cho đúng người, bố trí họđúng vị trí, vào đúng thời điểm cần thiết nhằm tăng năng suất lao động tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty thì phải chúýđến các vấn đề sau + Tuyển dụng là một tiến trình xem xét kiểm tra, đánh giáđểđi đến quyết định tuyển dụng ai trong số các ứng viên hội đủ các tiêu chuẩn cần thiết ở mức cao nhất và phù hợp về hoàn cảnh giữa hoàn cảnh của từng ứng viên và các phòng ban. + Nhân sự là yếu tố quan trọng khi tuyển chọn có liên quan tới chi phí tuyển chọn. + Quan hệ lao động là quan hệ kinh tế xã hội cho nên việc tuyển dụng thêm nhân viên được xem là chuyện dễ nhưng nếu không có chiến lược hợp lý tốt thì khi bị dư thừa nhân lực gây hậu quả rất phức tạp và rất khó giải quyết. + Mọi quá trình tuyển chọn phải có gắn với đòi hỏi thực tế, gắn với yêu cầu của công việc kể cả về số lượng và chất lượng con người. Nếu tuyển dụng sơ sài theo cảm tình hay bị một sức ép nào đó sẽ gây ra những hậu quả, nghiêm trọng cả về kinh tế và xã hội là gánh nặng cho Công ty và tiếp diễn sẽ phá vỡ cơ cấu nhân sự của Công ty. + Người được tuyển dụng phải thoả mãn các yêu cầu chung của Công ty như là phải có kiến thức, phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ tay nghề cao đủ sức đảm trách công việc được giao trong công việc. Ngoài những yếu tố trên người lao động còn phải cóđủ sức khoẻ, khả năng làm việc lâu dài, quan trọng nhất là lòng trung thành và sự gắn bó với công việc + Khi bố trí lao động trước hết phải căn cứ vào cấp bậc công việc và dựa vào tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật để xác định rõ chức năng, trình độ nghề nghiệp, phạm vi trách nhiệm của mỗi người cho phù hợp. 1.4.3. PHÂNCÔNGVÀHIỆPTÁCNGUỒNNHÂNLỰC - Phân công và hiệp tác nguồn lao động hợp lý làđiều kiện để tăng năng suất lao động và hiệu quả sản xuất và kinh doanh,và còn là hình thức thể hiện mối quan hệ con người trong quá trình lao động. - Phân công nguồn lao động còn là sự chia nhỏ toàn bộ các công việc để giao cho từng người hoặc nhóm người hay từng phân xưởng làm việc. Đó chính là quá trình gắn từng người lao động với những nhiệm vụ phù hợp với khả năng của chính từng người. - Phân công lao động hợp lý và khoa học sẽ tạo nên sự phù hợp với khả năng, trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ của người lao động sau khi họđược tuyển mộ, tuyển chọn. - Tuy nhiên, với mỗi nhà quản trịứng với mỗi khả năng, sự sáng tạo sẽ có một sự kết hợp phân công theo nghệ thuật và tính khoa học được áp dụng trong công tác quản lý khác nhau, nhưng để làm tốt vấn đề này nhà quản lý phải tuân theo những nguyên tắc như: + Phải đánh giáđúng thực trạng của Công ty vềđặc điểm, loại hình sản xuất, quy mô cũng như về công nghệ và máy móc thiết bị… đểáp dụng phân công lao động theo tính chất của từng công việc. Đây là bước công việc quan trọng, không chỉ quyết định đến kết quả phân công người lao động mà còn ảnh hưởng đến nhiều khâu trong quá trình sản xuất và kinh doanh. + Ngoài ra còn phải việc xây dựng một hệ thống nội quy và mọi quy định hoàn chỉnh trong Công ty + Để phân công lao động phù hợp với yêu cầu kỹ thuật công nghệ, với việc được giao thì lao động phải có cơ sở khoa học nghĩa là phải cóđịnh mức, cóđiều kiện và có khả năng hoàn thành mọi công việc được giao + Nhà quản trị phải đảm bảo sự cân đối nguồn nhân lực sao cho phù hợp với người lao động trong quá trình sản xuất và kinh doanh diễn ra thường xuyên liên tục trong Công ty. - Vì vậy chúng ta có thể biết các nhà quản lý phải có những kỹ năng cơ bản để phân công lao động, nhưng đểđánh giáđược những kỹ năng đó, còn phải dựa vào những điều mà người quản lý có làm được hay không + Trong khi phân công lao động, công nhân sản xuất có tay nghề cao chính luôn được lấy làm trung tâm quyết định năng suất lao động của toàn bộ dây chuyền sản xuất trong Công ty. + Nếu khi phân công lao động hiệu quả nó làm giảm lượng lao động hao phíđể sản xuất ra một sản phẩm dẫn đến chi phí cho một sản phẩm giảm, sẽ làm tăng năng suất lao động. + Phân công lao động phải đáp ứng được yêu cầu xã hội cá nhân làm việc trong tổ chức phù hợp với khả năng, môi trường nhằm phát huy năng lực cá nhân, tạo trong Công ty có tinh thần tập thể, có trách nhiệm, yêu thích và hoàn thành tốt công việc của mình. - Chính từ những yếu tố trên đã làm cho nguồn lao động trong Công ty phát huy được hết khả năng mạnh của từng người. 1.5. NHỮNGĐÁNHGIÁTRONGCÔNGVIỆCPHÁTTRIỂNNGUỒNNHÂNLỰC. - Đánh giá thành tích công việc là một hệ thống chính thức xét duyệt vàđịnh giá sự hoàn thành công tác của từng nhân viên theo định kỳ - Ngoài ra nó còn là hệ thống chính thức trong công ty cho nên phải bảo đảm tính khoa học, kinh tế và phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể của từng phòng ban và các phân xưởng sản xuất trong Công ty. - Chính vì vậy mà việc đánh giá là so sánh tình hình thực hiện công việc đã diễn ra so với các yêu cầu đãđược đề ra trước đó, yêu cầu ban đâu thường được biểu hiện ra các chỉ tiê
Tài liệu liên quan