Đề tài Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần điện máy R.E.E

Khi nói đến sản xuất kinh doanh thì cho dù dưới hình thức kinh tế xã hội nào vấn đề được nêu ra trước tiên cũng là hiệu quả. Hiệu quả kinh doanh là mục tiêu phấn đấu của mọi nền sản xuất, là thước đo về mọi mặt của nền kinh tế quốc dân cũng như của từng đơn vị sản xuất.

doc62 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1949 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần điện máy R.E.E, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC MỤC LỤC … 1 DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ 5 LỜI MỞ ĐẦU 7 Chương 1: THỊ TRƯỜNG ĐIỆN LẠNH CỦA CÔNG TY VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY…………………. 8 1.1 Cơ sở lý luận về hiệu quả sản xuất kinh doanh…………………………...9 1.1.1 Định nghĩa …………………………………………………………..9 1.1.2 Phân loại hiệu quả sản xuất kinh doanh ……………………………9 1.1.2.1Hiệu quả kinh doanh cá biệt và hiệu quả kinh doanh xã hội..9 1.1.2.2 Hiệu quả của chi phí bộ phận và chi phí tổng hợp …………9 1.1.2.3 Hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả so sánh ……………………....9 1.1.3 Cách xác định hiệu quả SXKD ……………………………………10 1.1.3.1Theo dạng hiệu số ………………………………………………10 1.1.3.2 Theo dạng phân số ……………………………………………10 1.1.4 Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh……………..………….10 1.1.4.1 Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu ………..10 1.1.4.2 Phân tích tình hình biến động doanh thu ………………..…10 1.1.4.3 Phân tích kết cấu doanh thu ……………………………….…10 1.1.4.4 Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định………………..10 1.1.4.5 Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí sản xuất kinh doanh………………..10 1.2 Thị trường điện lạnh của công ty 12 1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 13 1.3.1 Môi trường vĩ mô 13 1.3.1.1 Yếu tố tự nhiên 14 1.3.1.2 Yếu tố xã hội 15 1.3.1.3 Yếu tố kinh tế 15 1.3.1.4 Yếu tố chính trị-pháp luật 17 1.3.1.5 Yếu tố công nghệ - kỹ thuật 17 1.3.2 Môi trường vi mô 18 1.3.2.1 Những sản phẩm thay thế 18 1.3.2.2 Sức ép về giá của khách hàng 18 1.3.2.3 Sức ép về giá của nhà cung cấp 18 1.3.2.4 Sức ép của đối thủ cạnh tranh 19 1.4 Nhận xét chung 19 Chương 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐIỆN MÁY R.E.E 21 2.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 21 2.2 Nhiệm vụ và chức năng của công ty 23 2.2.1 Nhiệm vụ của công ty 23 2.2.2 Các chức năng chính của công ty 24 2.2.2.1 Tổ chức kinh doanh dịch vụ trên các lĩnh vực kinh tế xã hội, bao gồm…………… 24 2.2.2.2 Kinh doanh xuất nhập khẩu 24 2.3 Khách hàng và thị trường của công ty 25 2.4 Sản phẩm và dịch vụ 25 2.4.1 Các sản phẩm chính của Reetech 25 2.4.2 Dịch vụ 25 2.4.2.1 Đại lý bán hàng 25 2.4.2.2 Dịch vụ cho thuê văn phòng 26 2.4.2.3 Dịch vụ sửa chữa bảo hành 26 2.4.3 Hoạt động đầu tư trong nước 26 2.4.4 Hoạt động thương mại 26 2.4.5 Đầu tư cổ phần cổ phiếu 26 2.5 Cơ cấu tổ chức của công ty 28 2.6 Tình hình sử dụng lao động 29 2.7 Tình hình sử dụng tài sản 31 2.7.1 Tình hình trang bị tài sản qua các năm 31 2.7.2 Tình hình sử dụng tài sản cố định 33 2.7.3 Tình hình sử dụng tài sản lưu động 35 2.8 Tình hình sản xuất 36 2.8.1 Quy trình công nghệ sản xuất 36 2.8.2 Các bộ phận sản xuất của công ty 38 2.9 Hoạt động Marketing 38 2.9.1 Sản phẩm của Reetech 38 2.9.2 Chính sách giá 40 2.9.3 Chiêu thị 41 2.9.3.1 Quảng cáo 42 2.9.3.2 Xúc tiến bán hàng – khuyến mãi .42 2.9.3.3 Hoạt động triễn lãm, hội nghị khách hàng 43 2.9.3.4 Hoạt động tài trợ: PR 43 2.9.3.5 Dịch vụ hậu mãi 43 2.9.4 Giới thiệu về kênh phân phối của công ty 44 2.10 Tình hình họat động kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây………………. 45 2.10.1 Kết quả hoạt động kinh doanh 46 2.10.2 Các chỉ số tài chính 47 2.11 Đánh giá hoạt động công ty những năm qua bằng ma trận SWOT 48 2.12 Nhận xét chung 50 Chương 3: CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐIỆN MÁY R.E.E 50 3.1 Phướng hướng và mục tiêu phát triển của công ty đến năm 2012 50 3.1.1 Hoạt động dịch vụ cơ điện công trình (M&E) 50 3.1.2 Sản xuất, lắp ráp và kinh doanh sản phẩm mang thương hiệu Reetech……………. ……….51 3.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Điện máy R.E.E 52 3.2.1 Đào tạo và đào tạo lại lực lượng lao động cho phù hợp với trình độ công nghệ hiện đại 53 3.2.1.1 Đối với cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật 53 3.2.1.2 Đối với công nhân kỹ thuật 53 3.2.1.3 Đào tạo ngoại ngữ 54 3.2.2 Nâng cao hiệu quả công tác quản lý sản xuất 54 3.2.3 Tăng cường liên kết kinh tế. 55 3.2.4Tăng cường công tác nghiên cứu và mở rộng thị trường của công ty ……………………………………………………………………………56 3.3 Một số kiến nghị 57 KẾT LUẬN........... 58 TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………59 PHỤ LỤC………………………………………………………………………...61 DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ Bảng 1.1 Tỷ lệ lạm phát các năm vừa qua………………………………………...11 Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức nguồn nhân lực Công ty Cổ Phần Điện Máy R.E.E…..22 Bảng 2.2 : Số lượng nhân viên trong các phòng ban……………………………...23 Bảng 2.3 : Cơ cấu nhân sự phân theo tính chất sản xuất, trình độ và giới tính…...24 Bảng 2.4 : Tình hình sử dụng tài sản các năm 2008, 2009, 2010…………………25 Bảng 2.5 Tình hình sử dụng tài sản cố định……………………………………...26 Bảng 2.6 Công suất và hiệu suất sử dụng máy móc thiết bị trong công ty………..27 Bảng 2.7 Tình hình sử dụng tài sản lưu động của công ty……………………….29 Sơ đồ 2.8 Quy trình công nghệ sản xuất…………………………………………..31 Sơ đồ 2.9 Sơ đồ các bộ phận sản xuất của công ty………………………………..31 Bảng 2.10 Các sản phẩm Reetech………………………………………………...32 Sơ đồ 2.11 Sơ đồ kênh phân phối………………………………………………37 Bảng 2.12 Các chỉ tiêu cụ thể sản xuất và kinh doanh của công ty từ 2007 đến 2010………………………………………………………………………………39 Bảng 2.13 Các chỉ số tài chính năm 2008, 2009, 2010………………………..40 LỜI MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài Khi nói đến sản xuất kinh doanh thì cho dù dưới hình thức kinh tế xã hội nào vấn đề được nêu ra trước tiên cũng là hiệu quả. Hiệu quả kinh doanh là mục tiêu phấn đấu của mọi nền sản xuất, là thước đo về mọi mặt của nền kinh tế quốc dân cũng như của từng đơn vị sản xuất. Lợi nhuận kinh doanh trong nền kinh tế thị trường là mục tiêu lớn nhất của mọi doanh nghiệp. Để đạt được điều đó mà vẫn đảm bảo chất lượng tốt, giá thành hợp lý, doanh nghiệp vững vàng trong cạnh tranh thì các doanh nghiệp phải không nừng nâng cao trình độ sản xuất kinh doanh. Trong nền kinh tế thị trường và nhất là trong xu thế hội nhập về kinh tế hiện nay, sự cạnh tranh diễn ra rất gay gắt. Các doanh nghiệp muốn tồn tại, đứng vững trên thị trường, muốn sản phẩm của mình có thể cạnh tranh được với sản phẩm của các doanh nghiệp khác thì không còn cách nào khác là phải tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh sao cho có hiệu quả. Do vậy tìm ra các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là vẫn đề đang được rất nhiều các doanh nghiệp quan tâm chú trọng. Nắm bắt được tầm quan trọng của hiệu quả trong sản xuất kinh doanh, em đã chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần điện máy R.E.E”. Với mong muốn học hỏi và trao đổi, đề tài được thực hiện nhằm tìm hiểu thực tế, phân tích các chiến lược nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty. Qua phân tích có thể thấy được những mặt tốt và những mặt còn hạn chế của công ty. Từ đó cũng rút ra được những kinh nghiệm cho bản thân. Đồng thời giúp tổ chức nhận thức rõ vai trò của việc đưa ra các biện pháp, các chiến lược đối với hiệu quả trong sản xuất kinh doanh. 2 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần điện máy R.E.E. 3 Mục tiêu của đề tài Trên cơ sở phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty từ đó đề ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm góp phần nâng cao hiệu quả trong sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần điện máy R.E.E. 4 Phương pháp nghiên cứu đề tài Đề tài sử dụng các phương pháp như: Phương pháp thực địa: phân tích hoạt động kinh doanh của công ty, xem xét cách thức tổ chức trong Công ty,tìm hiểu quá trình sản xuất của công ty… Phương pháp bàn giấy: thu thập thông tin từ sách báo, chứng từ của công ty,để xem xét, phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của công ty Phương pháp tổng hợp: đây là phương pháp tổng hợp từ 2 phương pháp trên, từ đó nhận xét, phân tích các nguyên nhân và đưa ra các biện pháp giải quyết. 5 Bố cục đề tài Ngoài những phần đã nêu trên nội dung khóa luận tốt nghiệp này gồm có: Chương 1: “Thị trường điện lạnh của công ty và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty”, cụ thể là tìm hiểu vai trò, thực trạng năng lực sản xuất của công ty và tìm hiều các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Chương 2: “Phân tích tình hình sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần điện máy R.E.E”. Qua chương này sẽ giới thiệu về quá trình hình thành và phát triển của Công ty, nhiệm vụ và chức năng, khách hàng của Công ty, sản phẩm, thị trường, phân tích tình hình sử dụng lao động, tài sản, tình hình sản xuất, các họat động Marketing, cũng như phân tích tình hình họat động kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây. Từ đó rút ra được những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và đe dọa đối với Công ty. Chương 3: “ Các biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho Công ty cổ phần điện máy R.E.E”. Từ việc rút ra nhận xét về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, đe dọa đối với Công ty ở chương 2 và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt dộng kinh doanh của công ty ở chương 1 ta đưa ra các biện pháp nhằm hạn chế các điểm yếu, đối phó với những đe dọa và đưa ra các kiến nghị với các phòng ban, với Công ty và các cơ quan hữu trách. Danh mục tài liệu tham khảo Những giáo trình và các webside đã tham khảo Phụ lục Các báo cáo tài chính của công ty cổ phần điện máy R.E.E Chương 1: THỊ TRƯỜNG ĐIỆN LẠNH CỦA CÔNG TY VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY 1.1 Cơ sở lý luận về hiệu quả sản xuất kinh doanh 1.1.1 Định nghĩa Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các yếu tố của quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm đạt kết quả cao nhất trong quá trình hoạt động SXKD với chi phí thấp nhất. Hiệu quả SXKD không chỉ là thước đo trình độ tổ chức quản lý kinh doanh mà còn là vấn đề sống còn của doanh nghiệp. 1.1.2 Phân loại hiệu quả sản xuất kinh doanh 1.1.2.1 Hiệu quả kinh doanh cá biệt và hiệu quả kinh doanh xã hội Hiệu quả kinh doanh cá biệt là hiệu quả SXKD thu được từ hoạt động SXKD của từng doanh nghiệp. Biểu hiện chung là lợi nhuận của doanh nghiệp. Hiệu quả kinh doanh xã hội là sự đóng góp của hoạt động SXKD trong lĩnh vực mà doanh nghiệp hoạt động vào việc phát triển sản xuất, đổi mới cơ cấu kinh tế, tăng NSLĐ, tăng thu cho ngân sách…. 1.1.2.2 Hiệu quả của chi phí bộ phận và chi phí tổng hợp Đánh giá hiệu quả SXKD của doanh nghiệp không những đánh giá hiệu quả tổng hợp của các loại chi phí trong sản xuất và ngoài sản xuất mà còn phải đánh giá hiệu quả của từng loại chi phí. Hiệu quả SXKD của doanh nghiệp nói chung đươc tạo thành trên cơ sở hiệu quả các loại chi phí cấu thành. 1.1.2.3 Hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả so sánh Hiệu quả tuyệt đối là lượng hiệu quả được tính toán cho từng phương án cụ thể bằng cách xác định mức lợi ích thu được với lượng chi phí bỏ ra. Hiệu quả so sánh được xác định bằng cách so sánh các chỉ tiêu hiệu quả tuyệt đối của các phương án với nhau. Đó chính là mức chênh lệch về hiệu quả tuyệt đối của các phương án. 1.1.3 Cách xác định hiệu quả SXKD Hiệu quả SXKD được xác định bởi mối quan hệ tương quan giữa hai đại lượng là kết quả đạt được từ hoạt động kinh doanh (đầu ra) và chi phí bỏ ra để thực hiện các hoạt động kinh doanh đó (đầu vào). 1.1.3.1Theo dạng hiệu số Hiệu quả SXKD = Kết quả đầu ra - Chi phí đầu vào Trong đó: Kết quả đầu ra được đo bằng các chỉ tiêu khối lượng sản phẩm, dịch vụ (doanh thu, …) Chi phí đầu vào bao gồm: lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động và vốn kinh doanh…. 1.1.3.2 Theo dạng phân số Hiệu quả SXKD = Kết quả đầu ra / Chi phí đầu vào Công thức này phản ánh sức sản xuất của các chỉ tiêu phản ánh chi phí đầu vào. Với cách tính này sẽ khắc phục những tồn tại khi tính theo dạng hiệu số. Nó tạo điều kiện nghiên cứu hiệu quả SXKD một cách toàn diện. 1.1.4 Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh 1.1.4.1Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu Đánh giá mức độ hoàn thành kế hoạch doanh thu trong năm của đơn vị. Phương pháp so sánh: so sánh doanh thu thực tế đơn vị thực hiện được với doanh thu theo kế hoạch cấp trên giao của từng nhóm dịch vụ chủ yếu. So sánh cả số tuyệt đối và số tương đối để thấy được mức độ tăng/giảm và tỷ lệ hoàn thành kế hoạch doanh thu. Thông qua đó tìm các nguyên nhân ảnh hưởng đến việc hoàn thành hoặc chưa hoàn thành kế hoạch để tìm biện pháp điều chỉnh kế hoạch hoặc tìm ra phương pháp quản lý nhằm hoàn thành kế hoạch. Đồng thời, trên cơ sở này xây dựng kế hoạch doanh thu cho các năm tiếp theo cho phù hợp, đảm bảo lợi ích của đơn vị. Nguyên tắc: không được lấy doanh thu sản phẩm vượt mức kế hoạch bù trừ cho sản phẩm không hoàn thành kế hoạch doanh thu cước . 1.1.4.2 Phân tích tình hình biến động doanh thu Để thấy được xu hướng biến động doanh thu nhằm đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh của đơn vị. Phương pháp so sánh: so sánh doanh thu thực tế đơn vị thực hiện được của kỳ phân tích với kỳ gốc. So sánh cả mức biến động tuyệt đối (trực tiếp) và mức biến động tương đối (liên hệ) để từ đó tìm các nguyên nhân ảnh hưởng đến doanh thu hoạt động sản xuất của đơn vị. Trên cơ sở đó, đề xuất các phương án phát triển sản xuất kinh doanh, đáp ứng nhu cầu của khách hàng và là căn cứ để xây dựng kế hoạch doanh thu cho năm tiếp theo. 1.1.4.3 Phân tích kết cấu doanh thu Phân tích kết cấu doanh thu theo loại sản phẩm Để có được những giải pháp kinh doanh phù hợp cho từng loại sản phẩm, ta cần xét đến kết cấu doanh thu để biết được mức độ ảnh hưởng của từng loại sản phẩm đến mức tăng/giảm doanh thu chung của toàn đơn vị. Phương pháp phân tích: phân tích mức tăng/giảm doanh thu của từng sản phẩm và ảnh hưởng của từng loại này mức tăng/giảm doanh thu chung của cả đơn vị. Phân tích kết cấu doanh thu theo thời vụ Phân tích kết cấu doanh thu theo thời vụ giúp xác định kế hoạch doanh thu sản lượng theo thời gian và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với từng thời kỳ kinh doanh của đơn vị. 1.1.4.4 Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định Tài sản cố định, đặc biệt là thiết bị, máy móc phục vụ cho sản xuất là yếu tố rất quan trọng trong việc nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm… Do đó, sử dụng tốt về số lượng, thời gian và công suất máy móc thiết bị và TSCĐ khác là vấn đề có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình sản xuất của doanh nghiệp. 1.1.4.5 Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí sản xuất kinh doanh Phân tích chung về chi phí nhằm cung cấp những thông tin khái quát về mức độ hoàn thành kế hoạch về tổng chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ cũng như mức độ tiết kiệm hay lãng phí chi phí kinh doanh. 1.2 Thị trường điện lạnh của công ty REETECH là thương hiệu điều hòa không khí đầu tiên của Việt Nam với chất lượng cao và hiện đại, mẫu mã đa dạng, mới và phong phú, bảo hành chu đáo và nhanh chống. Sản phẩm chính của công ty gồm có máy điều hòa nhiệt độ dân dụng, thương mại công suất đến 320.000BTU/h,hệ thống thong gió,tủ điện…. Hệ thống điều hòa nhiệt độ trung tâm công suất thay đổi theo nguyên lý digital, AHU, FCU, PAU các loại. Song song với dòng sản phẩm hệ thống điều hệ không khí kỹ thuật số RMV theo nguyện lý digital, đầu năm 2011 Reetech vừa cho ra đời dòng sản phẩm hệ thống điều hòa không khí DC Inverter sử dụng công nghệ tiết kiệm điện RMV –V đáp ứng được hầu hết các yêu cầu về điều hòa không khí cho : khách sạn, trường học,cao ốc văn phòng, bệnh viện, biệt thự, trung tâm thương mại, trung tâm thể dục thể thao, nhà ga, sân bay, nhà xưởng, các công trình công cộng… Linh kiện thay thế cho máy và hệ điều hòa nhiệt độ. Tủ, bảng điện MSB, ATS, DB, MMC . Hàng gia dụng như tủ lạnh, máy giặt, tủ trữ. Ống gió và phân phối gió. Từ các sản phẩm của công ty cho ta thấy thế mạnh của Reetech là máy điều hòa công suất lớn từ 36.000 đến 60.000 BTU (thị phần khoảng 40%).Các sản phẩm còn lại đạt mức thị phần khoảng 10%. Cho nên thị trường chính của công ty là phân phối máy điều hòa không khí cho các công trình thương mại, công nghiệp, dân dụng và cơ sở hạ tầng . Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 1.3.1 Môi trường vĩ mô Phân tích môi trường vĩ mô cho ta câu trả lời cục bộ cho câu hỏi: Doanh nghiệp đang phải đối phó với cái gì? Có 5 yếu tố thuộc môi trường vĩ mô mà doanh nghiệp phải đối phó: yếu tố tự nhiên, yếu tố xã hội, yếu tố kinh tế, yếu tố chính trị - pháp luật, yếu tố kỹ thuật - công nghệ. 1.3.1.1 Yếu tố tự nhiên Thiên nhiên ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống con người về nếp sống sinh hoạt và nhu cầu hang hóa. Lãnh thổ Việt Nam nằm trọn trong vùng nhiệt đới và nhiệt độ trung bình của nước ta vào khoảng 21oC đến 27oC tăng dần từ bắc vào nam và ở các thành thị có nhiệt độ bình quân cao hơn.Nước ta thuộc dạng là nước có nhiệt độ tương đối nóng nên nhu cầu về điều hòa không khí là rất lớn, nhất là các nhà máy, công xưởng,các trung tâm thương mại, trường học…..nên đây là một cơ hội hết sức thuận lợi cho ngành điện lạnh của công ty REETECH. Nhưng đây cũng là một thách thức lớn cho công ty REETECH vì không phải công ty REETECH là độc quyền về ngành điện lạnh ở Việt Nam mà còn rất nhiều công ty và nhãn hiệu điện lạnh khác tại thị trường Việt Nam như thương hiệu FUNIKI của công ty TNHH TM&SX Ngọc Diệp, GL , SANYO, TOSHIBA, SAMSUNG…do đó REETECH phải cạnh tranh hết sức gay gắt trên thị trường hoạt động của mình. 1.3.1.2 Yếu tố xã hội Mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ đều có những giá trị văn hóa và các yếu tố xã hội đặc trưng, và những yếu tố này là  đặc điểm của người tiêu dùng tại các khu vực đó. Đời sống của người dân Việt Nam dần dần tăng cao nên nhu cầu cải thiện chất lượng đời sống của họ cũng tăng theo.Ví dụ năm 2009 cả nước tiêu thụ 90.000 bộ điều hòa không khí , trong đó chủ yếu là loại cửa sổ cấp thấp thì đến năm 2010, mức tiêu thụ đã tăng vọt, ước tính đạt xấp xỉ 300.000 bộ, trong đó loại 2 khối cao cấp chiếm đến 98%. Do đó thu nhập bình quân của người dân tăng cao hay thấp cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 1.3.1.3 Yếu tố kinh tế Các yếu tố chính ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần điện máy R.E.E bao gồm: - Tỷ lệ lãi suất:tỷ lệ lãi suất cho vay hiện nay rất cao(khoảng 21%) nên công ty phải tính toán thật kỹ và thận trọng khi sử dụng vốn vay để sản xuất kinh doanh. Trong năm 2008 các ngân hàng đồng loạt giảm lãi suất cho vay nên doanh nghiệp rất thuận lợi trong việc vay vốn ngân hàng để sản suất kinh doanh.Năm 2009 lãi suất cho vay sản xuất kinh doanh tại các ngân hàng thương mại thường ở khoảng 22% nhưng doanh nghiệp được Nhà Nước hỗ trợ 4% lãi suất khi vay để hoạt động sản xuất kinh doanh nên có thể nói doanh nghiệp chỉ vay ngân hàng với lãi suất 18%.Năm 2010 lãi suất vay ngân hàng là 21% và năm 2011 hiện nay thường vào khoảng 23%.Từ bảng trên cho ta thấy khi lãi suất vay vốn tăng lên thì doanh nghiệp có sự tính toán và thận trọng trong việc vay vốn và sử dụng vốn vay để hoạt động sản xuất kinh doanh sao cho vốn vay được sử dụng tiết kiệm và hợp lý nhất. - Tỷ giá hối đoái: vì sản phẩm của công ty tất cả điều niêm yết giá bằng USD nên theo dỗi tỷ giá hối đoái là hết sức quan trọng đối với công ty.Công ty phải thường xuyên cập nhật tỷ giá hối đoái để xem mức chênh lệnh giữa đồng tiền nội tệ và ngoại tệ để nhập khẩu nguyên liệu và niêm yết giá bán các sản phẩm,phải nghiên cứu sự chênh lệch tỷ giá này để xem khi nào thì nên thay đổi giá bán bằng USD trên thị trường để tránh trình trạng thay đổi giá bán thường xuyên gây rối loạn giá bán trên thị trường làm ảnh hưởng đến lòng tin của khách hàng đối với công ty. - Tỷ lệ lạm phát: tỷ lệ lạm phát có thể gây xáo trộn nền kinh tế làm cho sự tăng trưởng kinh tế chậm lại và sự biến động của đồng tiền trở nên không lường trước được. Bảng 1.1 Tỷ lệ lạm phát các năm vừa qua Đơn vị tính: % Năm 2007 2008 2009 2010 Tỷ lệ lạm phát 12.60% 8.10% 6.80% 11.75% (Nguồn: vnexpress.net) Lạm phát làm cho nền kinh tế bị xáo trộn, lạm phát năm 2007 tăng cao làm cho kinh tế thị trường bị suy thoái và năm 2008 lạm phát đã giảm công ty R.E.E hy vọng nền kinh tế thị trường sẽ phục hồi trở lại vào quý 3 hoặc 4/2008
Tài liệu liên quan