Trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, muốn tồn tại vững, phát triển và củng cố uy tín của mình, mỗi doanh nghiệp phải vận động tích cực, phát huy tìm tòi mọi biện pháp giảm thiểu chi phí và không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Bởi để tồn tại và phát triển trong điều kiện cạnh tranh như hiện nay các doanh nghiệp phải nắm bắt được thông tin về thị trường, về nguồn khách trên cơ sở thông tin cung, cầu và giá thị trường giúp cho doanh nghiệp tìm ra cơ cấu sản phẩm tối ưu, xác định được giá bán hợp lý đảm bảo vừa tận dụng được nguồn nhân lực hiện có, vừa mang lại lợi nhuận cao. Để thực hiện tất cả các điều nói trên yếu tố con người đóng vai trò quan trọng hơn cả, vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng lao động luôn dược các doanh nghiệp quan tâm thích đáng. Đang trong thực tập tại công ty cổ phần dịch vụ và thương mại Quan Hoa, em thấy một điều rằng vấn đề sử dụng lao động đang được các nhà quản trị đặt lên hàng đầu và đang ráo riết đua ra nhiều định hướng và biện pháp nâng cao chất hiệu quả lao động cũng đồng nghĩa là nâng cao chất lượng sản phẩm vì thế em cũng rất muốn chọn đè tài cho khoá luận văn tốt nghiệp và cũng mong muốn giúp một phần nào công sức nhỏ bé của mình để xây dựng đội ngũ lao động ngày càng tốt hơn là “Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại công ty cổ phần dịch vụ và thương mại Quan Hoa”.
81 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2080 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại công ty cổ phần dịch vụ và thương mại Quan Hoa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, muốn tồn tại vững, phát triển và củng cố uy tín của mình, mỗi doanh nghiệp phải vận động tích cực, phát huy tìm tòi mọi biện pháp giảm thiểu chi phí và không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Bởi để tồn tại và phát triển trong điều kiện cạnh tranh như hiện nay các doanh nghiệp phải nắm bắt được thông tin về thị trường, về nguồn khách trên cơ sở thông tin cung, cầu và giá thị trường giúp cho doanh nghiệp tìm ra cơ cấu sản phẩm tối ưu, xác định được giá bán hợp lý đảm bảo vừa tận dụng được nguồn nhân lực hiện có, vừa mang lại lợi nhuận cao. Để thực hiện tất cả các điều nói trên yếu tố con người đóng vai trò quan trọng hơn cả, vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng lao động luôn dược các doanh nghiệp quan tâm thích đáng. Đang trong thực tập tại công ty cổ phần dịch vụ và thương mại Quan Hoa, em thấy một điều rằng vấn đề sử dụng lao động đang được các nhà quản trị đặt lên hàng đầu và đang ráo riết đua ra nhiều định hướng và biện pháp nâng cao chất hiệu quả lao động cũng đồng nghĩa là nâng cao chất lượng sản phẩm vì thế em cũng rất muốn chọn đè tài cho khoá luận văn tốt nghiệp và cũng mong muốn giúp một phần nào công sức nhỏ bé của mình để xây dựng đội ngũ lao động ngày càng tốt hơn là “Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại công ty cổ phần dịch vụ và thương mại Quan Hoa”.
2. Mục đích và Nhiệm vụ của đề tài.
* Mục đích: Đề tài tập trung nghiên cứu kỹ hơn đặc điểm của lao động trong khách sạn, hiệu quả sử dụng lao động tại khách sạn của khách sạn Quan Hoa trực thuộc của công ty cổ phần dịch vụ và thương mại Quan Hoa, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại khách sạn Quan Hoa.
* Nhiệm vụ:
1. Nghiên cứu vấn đề lý luận về lao động và hiệu quả sử dụng lao động trong kinh doanh khách sạn.
2. Phân tích vấn đề về lao động và hiệu quả sử dụng lao động tại khách sạn Quan Hoa.
3. Đưa ra những biện pháp để nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại khách sạn Quan Hoa.
3. Đối tượng phạm vi và phương pháp nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề là: vấn đề lao động và sử dụng lao động trong kinh doanh khách sạn, với các đặc điểm và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng lao động.
* Phạm vi: chỉ nghiên cứu những vấn đề lao động và hiệu quả sử dụng lao động ở phạm vi vi mô tức là ở một doanh nghiệp cụ thể ở đây là khách sạn Quan Hoa. Về tình hình số liệu khách sạn chuỳên đề cũng chỉ giới hạn trong một thời gian nhất định 2002, 2003
* Phương pháp nghiên cứu:
+ Phương pháp phân tích:
Nghiên cứu sách báo, tạp chí chuyên ngành, các báo cáo về thực trạng sử dụng lao động trong tình hình phát triển hoạt động du lịch từ đó rút ra các hướng đề xuất.
+ Phương pháp thống kê:
Từ việc nghiên cứu chỉ tiêu giữa các năm em sử dụng phương pháp thống kê để so sánh về số tương đối và số tuyệt đối từ đó đưa ra kết luận tình hình sử dụng lao động tại Khách Sạn
Ngoài các phương pháp trên đề tài còn áp dụng phương pháp đối chiếu so sánh hệ thống các thông tin điều tra thực tế kết hợp các phương pháp nghiên cứu sẽ làm tăng thêm tính chính xác và thuyết phục cho đề tài.
4. Những đóng góp của luận văn
Mặc dù đề tài mới chỉ nghiên cứu ở phạm vi một khách sạn nhưng cũng đã phần nào làm rõ thêm về việc:
-Sử dụng và hiệu quả sử dụng lao động của khách sạn
-Kết hợp lí luận và thực tiễn để làm rõ vấn đề.
-Đưa ra các đánh giá thực tế và những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng lao động cấp vi mô (khách sạn )và cấp vĩ mô (nhà nước ).
5. Kết cấu của chuyên đề:
Chương I: Cơ sở lý luận về lao động và hiệu quả sử dụng lao động trong kinh doanh khách sạn.
Chương II: Đánh giá hiệu quả sử dụng lao động tại khách sạn Quan Hoa.
Chương III: Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng lao động.
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LAO ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
LAO ĐỘNG TRONG KINH DOANH KHÁCH SẠN
1. 1 Đặc điểm của hoạt động kinh doanh khấch sạn
1. 1. 1 Kinh doanh khách sạn
Nhu cầu của con người là vô tận khi một nhu cầu nào đó của họ được thoả mãn thì trong họ lại nảy sinh ra một nhu cầu khác ở mức độ cao hơn. Vì vậy “đẳng cấp nhu cầu” của Maslow là một trong những học thuyết nhận thức về động cơ thúc đẩy con người. nó cho rằng khách hàng suy nghĩ trước khi hành động, thông qua quá trình ra quyết định hợp lý. Maslow đề cập tới năm phạm trù về nhu cầu:
1. Sinh lý
2. An toàn
3. Quan hệ xã hội
4. Sự kính trọng
5. Tự thể hiện.
Trong các nhu cầu trên nhu cầu sinh lý là nhu cầu thiết yếu vì con người muốn tồn tại và phát triển thì phải cần nhu cầu ăn uống, ở, mặc, thư giãn về thể dục. Do đó con người dù có đi du lịch hay không thì họ đều phải ăn uống và nghỉ ngơi. Vì vậy kinh doanh khách sạn theo nghĩa hẹp là kinh doanh dịch vụ lưu trú bao gồm dịch vụ buồng ngủ và một số dịch vụ bổ xung kèm theo còn theo nghĩa rộng thì kinh doanh khách sạn là hình thức kinh doanh dịch vụ lưu trú bao gồm dịch vụ buồng ngủ, dịch vụ ăn uống và dịch vụ bổ xung.
Quan niệm một cách đầy đủ nhất thì kinh doanh khách sạn là một hình thức kinh doanh dịch vụ nhằm đáp ứng các nhu cầu về nghỉ ngơi, ăn uống, vui chơi giải trí và các nhu cầu khác của khách du lịch trong thời gian lưu lại tạm thời ngoài nơi thường xuyên của họ tại các điểm du lịch và mang lại lợi ích kinh tế cho cơ sở kinh doanh.
Từ định nghĩa trên ta thấy knh doanh khách sạn có ba chức năng cơ bản:
Chức năng sản xuất: Trực tiếp tạo ra sản phẩm dưới dạng vật chất.
Chức năng lưu thông: bán sản phẩm có được của mình hoặc của người khác.
Chức năng tiêu thụ sản phảm: Tạo ra các điều kiện để tổ chức tiêu dùng sản phẩm ngay tại khách sạn.
1. 1. 2 Đặc điểm của hoạt động kinh doanh khách sạn.
Hoạt động kinh doanh khách sạn chịu sự phụ thuộc vào điều kiện tài nguyên du lịch ở các vùng du lịch.
Tài nguyên du lịch là một trong những yếu tố để tạo nên vùng du lịch. Vì khách du lịch với mục đích sử dụng “tài nguyên” du lịch mà nơi ở thường xuyên không có. Số lượng tài nguyên vốn có, chất lượng của chúng và mức độ kết hợp với loại tài nguyên trên lãnh thổ có ý nghĩa, đặc biệt trong việc hình thành và phát triển du lịch của một vùng hay một quốc gia. Vì vậy, kinh doanh khách sạn muốn có khách để mà phục vụ từ đó thu lợi nhuận thì bản thân khách sạn phải “gắn liền” với tài nguyên du lịch. Nói cách khác tài nguyên du lịch là điều kiện tiên quyết đầu tiên mà các nhà kinh doanh khách sạn cần chú ý đến. Ví dụ như quy mô của khách sạn tại một thời điểm phụ thuộc vào sức hấp dẫn của tài nguyên, thứ hạng khách sạn chịu sự tác động của giá trị tài nguyên, loại khách sạn phụ thuộc vào loại tài nguyên. Nhưng như vậy “gắn liền” không có nghĩa là ở đâu có tài nguyên thì ở đó mọc lên nhhững khách sạn với những kiến trúc hiện đại, mà nó còn phụ thuộc vào đặc điểm của tài nguyên du lịch, mà nó còn phải phù hợp với nhu cầu của khách khi họ đến điểm du lịch đó.
- Hoạt động kinh doanh khách sạn đòi hỏi dung lượng vốn đầu tư ban đầu và đầu tư cơ bản tương đối cao.
Đặc điểm này xuất phát từ tính cao cấp của nhu cầu về du lịch và tính đồng bộ của nhu cầu du lịch. Cùng với những nhu cầu đặc trưng của du lịch như nghỉ ngơi, chữa bệnh, hội họp, giải trí. . . được đáp ứng chủ yếu bởi tài nguyên du lịch hàng ngày còn cần thoả mãn các nhu cầu bình thường thiết yếu cho cuộc sống của mình. Ngoài ra trong thời gian đi du lịch khách du lịch còn tiêu dùng những dịch vụ bổ sung nhằm làm phong phú cho chuyến đi và gây hứng thú cho họ. Vì vậy để đáp ứng những nhu cầu cần phải xây dựng một hệ thống đồng bộ các công trình, cơ sở phục vụ, các trang thiết bị có chất lượng cao. Phải đàu tư khách sạn ngay từ đầu để khách sạn không lạc hậu theo thời gian, thoả mãn được nhu cầu của khách. Làm được điều đó thì khách sạn phải đầu tư một dung lượng lớn.
Ngoài lượng vốn trên khách sạn còn cần một lượng vốn cho chi phí tiền đát, giải phóng mặt bằng, chi phí xây dựng cở hạ tầng, cấp thoát nước, bưu chính viễn thông, đường xá, khắc phục tính thời vụ (đối với các khách sạn có tính thời vụ ), rồi vốn để duy trì hoạt động ban đầu cho tới khi thu được lãi. . .
Đầu tư cơ bản chi phí cố định gồm sửa chữa lớn, sửa chữa nhỏ. Tỷ trọng chi phí cơ bản cao. Chi phí bién đổi trong một đêm không lớn nhưng chi phí cố định ở mọi nơi, mội lúc nó chịu sức ép của cạnh tranh. Vì điều kiện vật chất tham gia vào quá trình kinh doanh không được sai sót mà nó phải tuyệt vời ngay từ đầu.
Vậy kinh doanh khách sạn đòi hỏi chi phí đầu tư cơ bản liên tục do đây là loại chi phí cho chất lượng. Nghành kinh doanh khách sạn phải làm cho cái áo luôn luôn hợp mốt trong mọi trường hợp.
-Hoạt động kinh doanh khách sạn đòi hỏi dung lượng lao động trực tiếp tương đối cao.
Do nhu cầu của con người rất phong phú, đa dạng và có tính cao cấp, hay nói một cách khác sản phẩm khách sạn không có tính khuôn mẫu. Cho nên không thể dùng người máy để thay thế côn người được mà phải sử dụng chính con người để thoả mãn tối đa nhu cầu của khách và mức độ phục vụ phải cao. Mà dịch vụ thì chủ yếu dùng lao động sống đó là con người. Do yêu cầu cao cấp của khách cho nên các nhà kinh doanh khách sạn phải nâng cao chất lượng sản phẩm đặc biệt là thái độ của nhân viên phục vụ. Vì sự thoả mãn bằng sự cảm nhận, sự mong chờ. Hay ta có công thức tương đương:
S=P-E
Trong đó E là một đại lượng tương đối ổn định chịu ảnh hưởng của nhân tố khách quan và chỉ phụ thuộc vào nhân tố chủ quan. Vậy muốn tăng S thì phải đẩy P lên. Mà P là sự cảm nhận. Đó là sự cảm nhận bằng cơ quan giác quan của khách khi bắt đầu đến khách sạn. Muốn tăng P thì các nhà kinh doanh khách sạn tập trung vào 2 yếu tố: con người và cơ sở vật chất kỹ thuật. Cho nên con người là một trong những nhân tố để nâng cao chất lượng sản phẩm cụ thể là thái độ phục vụ của nhân viên trong quá trình kể từ khi khách đến khách sạn cho đến khi khách rời khỏi khách sạn. Để thoả mãn nhu cầu của khách du lịch thì cần có sự chuyên môn hoá trong phân công lao động dẫn đến đòi hỏi nhiều lao động trực tiếp hơn. Hơn nữa thời gian kinh doanh phụ thuộc vào tieu dùng của khách do đó lao động phải làm việc 24/24giờ tạo thành những ca kíp làm việc và do thiên hướng là nâng cao tính đa dạng của sản phẩm nên có xu hướng số lao động ngày càng tăng.
Hoạt động kinh doanh khách sạn chịu sự tác động của tính quy luật.
Do khách sạn xây dựng thường gắn với tài nguyên du lịch, mà tài nguên du lịch phụ thuộc vào thời tiết, khí hậu nên việc kinh doanh diễn ra theo mùa. Ví dụ đối vớikhách sạn xây dựng vùng ven biển thì công việc kinh doanh diễn ra chủ yếu vào mùa hè. Do quy luật tâm sinh lý của con người như: ăn, ngủ chỉ diễn ra ở một số thời điểm trong ngày, do đó yêu cầu về các dịch vụ cũng diễn ra ở một số thời điểm do đó yêu cầu các nhà quản lý phải chấp nhận quy luật mà có cách đối ứng.
1. 2 Đặc điểm lao động trong kinh doanh khách sạn
1. 2. 1 Sự hình thành lao động trong kinh doanh khách sạn.
- Lao động là một bộ phận lao động xã hội cần thiết được phân công để thực hiện việc cung cấp hàng hoá, dịch vụ cho khách
- Lao động trong khách sạn được hình thành và phát triển một cách tất yếu và khách quan.
+ Do sự hình thành và phát riển nhu cầu du lịch. Từ nhu cầu đi du lịch này khách du lịch cần các dịch vụ lưu trú, ăn uống... để phục vụ cho chuyến đi du lịch của mình tốt đẹp và như vậy song song với việc phục vụ và đáp nhu cầu về du lịch thì cần một đội ngũ lao động phục vụ và đáp ứng nhu cầu về khách sạn để khách hàng được thoả mãn hơn trong sản phẩm tiêu dùng
+ Do sự phân công lao động trong xã hội phát triển sẽ tạo ra khả năng tách được một bộ phận lao động xã hội, tạo ra một lực lượng chuyên đảm nhiệm cung cấp các hàng hoá, dịch vụ.
+ Do sự phát triển của nền kinh tế theo hướng Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá. Điều này tạo ra sự dôi dư lao động trong các nghành sản xuất vật chất Chính vì vậy bộ phận này thu hút vào nghành dịch vụ trong đó có nghành khách sạn –du lịch.
1. 2. 2 Đặc điểm của bản thân lao động trong kinh doanh khách sạn.
-Lao động trong khách sạn thường là quá trình sử dụng lao động thủ công, chủ yếu là lao động chân tay, trực tiếp phục vụ khách. Các khâu trong quá trình phục vụ rất khó áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật như cơ giới hoá, tự động hoá. Nói như vậy, có nghĩa là ngoài lao động sản xuất chế biến món ăn là lao động sản xuất vật chát, lao động sản xuất trong khách sạn chủ yếu là thực hiện các dịch vụ. Các dịch vụ này được tạo ra nhằm thoả mãn nhu cầu thiết yếu cũng như nhu cầu đặc trưng của khách du lịch. Đặc trưng của dịch vụ được biểu hiện rõ nét ở sản phẩm lao động trong khách sạn. Để đánh giá chất lượng phục vụ còn phụ thuộc vào người tiêu dùng. Sản phẩm dưới dạng dịch vụ không phải là sản phẩm được thiết kế từ trước và không có tính lặp lại. Do đó khó khăn trong đánh giá kết quả làm việc, người ta không thẻ đếm được số lượng khách hàng trong một ca làm việc của một nhân viên để đánh giá mà phải xem trong số khách hàng mà nhân viên phục vụ có bao nhiêu người hài lòng.
- Lao động trong khách sạn đòi hỏi độ chuyên môn hoá tương đối cao
+ Tính chuyên môn hoá hiểu theo cách 1: Đó là tính chuyên môn hoá theo các bộ phận. Trong khách sạn có nhiều bộ phận mỗi bộ phận có chức năng, nhiệm vụ khác nhau. Cho nên khi tuyển dụng nhân viên phải theo chuyên nghành và được đào tạo chuyên sâu. Điều này dẫn đến khó khăn trong việc thay thế lẫn nhau giữa các nhân viên trong các bộ phận. Vậy có nghĩa là định mức lao động trong khách sạn cao.
Do vấn đề chủ quan khác mà gây ra thiếu hụt đột xuất của khách sạn. Mà nhà kinh doanh khách sạn mong muốn chi phí lao động giảm. Vậy khách sạn cần đảm bảo một số lượng nhân viên hợp lý và có khả năng lấp chỗ trống khi khách sạn hoạt động vào thời điểm đông khách.
+Tính chuyên môn hoá theo cách 2: theo thao tác kỹ thuật: Tức là người ta có xu hướng chuyên môn hoá theo cung đoạn phục vụ. Vì muốn chất lượng phục vụ cao thì khả năng mắc lỗi phải giảm. Cho nên người nhân viên phải làm quen với công việc. Điều này gây khó khăn cho nhà kinh doanh khách sạn, khi nhân viên cứ phải làm một công việc thì sẽ rất nhàm chán.
Khi tính chuyên môn hoá càng cao thì định mức lao động càng cao. Điều này ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh. Muốn tăng hiệu quả kinh doanh thì giảm chi phí lao động.
-Thời gian lao động trong khách sạn phụ thuộc vào thời gian tiêu dùng của khách.
Thời gian làm việc trong khách sạn thường tương ứng với việc đến và đi của khách. Khách sạn dường như làm việc 365 ngày trên 1 năm, 24h/ngày và không có thời gian đóng cửa. Đặc điểm này gây khó khăn trong quản trị nhân sự: đòi hỏi nguồn lực lao động lớn cho nên khó khăn trong công tác phân công lao động, ảnh hưởng tới việc tính lương, giờ công một cách chính xác, công bằng. Ngoài ra còn ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống riêng của người lao động khiến họ không có điều kiệnn tham gia nhiều vào các hoạt động xã hội. Do đó, khách sạn phải có chế độ lương thưởng hợp lý để đảm bảo quyền lợi cho người lao động, giúp họ hoàn thành tốt công việc được giao.
- Cường độ lao động cao đồng thời phải chịu môi trường tâm lý phức tạp.
Đại đa số lao động trong khách sạn đều có quan hệ trực tiếp với khách hàng, từ lễ tân cho đến các bộ phận buồng bar, họ thường xuyên tiếp xúc với nhiều đối tượng khách với các đặc điểm khác nhau về dân tộc, sở thích, cơ cấu xã hội (giới tính, vị trí xã hội), nhận thức, phong tục tập quán và lối sống. Khi tiếp xúc với nhiều hạng khách khác nhau, khách khó tính cũng có, khách dễ tính cũng có, hơn nữa không phải lúc nào người lao động cũng ở trong trạng thái thoải mái. Do vậy để phục vụ đạt chất lượng cao người lao động phải có sức chịu đựng về tâm lý để luôn làm vừa lòng khách. Ngoài ra ở một số nghiệp vụ điều kiện lao động tương đối khó khăn họ phải làm việc trong những môi trường cám dỗ về mặt vật chất và có khả năng mắc bệnh truyền nhiễm cao ví dụ như: massage, tắm hơi. Tính phức tạp đòi hỏi người lao động phải rèn luyện phẩm chất tâm lý xã hội cần thiết và có lòng yêu nghề để điều chỉnh tình cảm của mình trong quá trình phục vụ khách. Nhận thức được điều này các nhà quản lý có các chính sách ưu đãi về lương thưởng đối với những người lao động làm việc trong môi trường lao động phức tạp để giúp họ yên tâm làm việc.
Tóm lại yêu cầu của khách đối với các dịch vụ khách sạn cũng rất khác nhau. Do vậy đòi hỏi khách sạn nghiên cứu nắm bắt được yêu cầu của khách để làm thoả mãn tối đa nhu cầu của họ. Nếu không coi trọng vấn đề này sẽ dẫn tới việc sử dụng lãng phí sức lao động và cơ sở vật chất kỹ thuật, giảm sút chất lượng phục vụ và cũng chính là nguyên nhân làm giảm hiệu quả kinh doanh.
1. 2. 3 Vai trò của lao động trong kinh doanh khách sạn.
* Đối với khách sạn
- Lao động là nguồn lực, nhân tố đầu vào, yếu tố sản xuát không thể thiếu, không thể thay thế được. Mặc dù trong nền kinh tế công nghệ thông tin phát các loại hình máy móc, người máy để phục vụ đời sống con người. Nhưng đối với nghành dịch vụ thì lao động sống là yếu tố cần thiết nhất. S ự thành công hay thất bại của khách sạn là do nhân tố lao động sống này.
- Quyết định đến chất lượng dịch vụ, chất lượng hoạt động kinh doanh của khách sạn. Qúa trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trong khách sạn là một quá trình diễn ra đồng thời và liên tục. Cùng một lúc thực hiện cả quá trình sản xuất, phân phối sản phẩm và phục vụ khách hàng. Khoảng cách thời gian giữa đầu vào và đầu ra của đa số sản phẩm là rát ngắn. Vì vậy lao động là rát cần thiết trong kinh doanh khách sạn.
- Tạo ra bộ phận chi phí tiền lương thường chiếm tỉ trọng đáng kể.
* Đói với nền kinh tế quốc dân.
- Góp phần vào sự phát triển cơ cấu nền kinh tế quốc dân từ nông nghiệp –công nghiệp –dịch vụ.
- Góp phần sử dụng lao động nhàn rỗi trong xã hội. Từ đó tạo ra sự sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực của xã hội.
1. 2. 4 Đặc điểm về cơ cấu lao động trong khách sạn.
Cơ cấu lao động trong khách sạn là tập hợp những nhóm xã hội của người lao động trong tập thể cũng như các mối quan hệ giữa các nhóm đó. Có hai loại cơ cấu cơ bản trong tập thể người lao động, đó là:
Cơ cấu dân cư.
Cơ cáu về trình độ nghiệp vụ.
- Đặc điểm về cơ cấu dân cư: cơ cấu dân cư là tập hợp nhóm người lao động theo tuổi tác, giới tính, dân tộc, và thành phần xã hội.
+ Cơ cấu lao động theo độ tuổi: Trong khách sạn độ tuổi trung bình của người lao động tương đối thấp. Lao động động nữ thường ở tầm tuổi từ 20-30 tuổi, tập trung chủ yếu ở các bộ phận lễ tân, bàn, bar. Nam giới ở độ tuổi 20-40 tuổi thường được bố trí ở các bộ phận lái xe, bảo vệ, bếp. Tuy nhiên độ tuổi lao động còn phụ thuộc vào từng nghiệp vụ và từng chức vụ lao động có độ tuổi trung bình cao thường được bố trí ở bộ phận quản lý vì có sự đòi hỏi nhiều kinh nghiệm trong nghề, còn ở những khu vực cần giao tiếp trực tiếp với khách người ta thường tuyển chọn lao động có độ tuổi khá chênh lệch để có khả năng xếp xen khẽ trong quá trình làm việc chẳng hạn những người có kinh nghiệm lâu năm trong nghề khi làm việc với những người trẻ tuổi sẽ truyền đạt kinh nghiệm cho những người trẻ.
+ Cơ cấu lao động theo giới tính: trong kinh doanh khách sạn lao động nữ chiếm tỷ lệ cao hơn lao động nam nhưng xu hướng hiện nay việc tuyển có chiều hướng ngược lại.
Cũng như cơ cấu lao động về độ tuổi, cơ cấu giới tính của lao động trong khách sạn cũng thay dổi theo từng nghiệp vụ và từng chức vụ. ở bộ phận ngoại cảnh thì thường 100 % là nữ, ở tổ bảo vệ, bảo dưỡng thì thường là 100 % là nam. Nói chung tuỳ theo tính chất kinh doanh của khách sạn mà có sự phân chia lao động theo giới tính khác nhau. Xu hướng cơ cấu lao động hiện nay cũng có nhiều thay đổi là sự trẻ hoá lực lượng lao động trong khách sạn, cũng như trình độ văn hoá và ngoại ngữ ngày càng được nâng cao.
- Cơ cấu về trình độ nghiệp vụ: là tập hợp những nhóm người lao động theo nghiệp vụ, theo nghề nghiệp, theo thâm niên công tác. Xuất phát từ nhu cầu của khách du lịch, kinh doanh khách sạn sử dụng nhiều nghành nghề kinh doanh, do đó mà cơ cấu nghiệp vụ trong khách sạn có thể chia làm hai nhóm:
+ Nghiệp vụ đặc trưng cho hoạt động kinh doanh khách sạn và du lịch như lễ tân, buồng, b