Ở nước ta hiện nay, đối với doanh nghiệp nhà nước cùng với việc chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế là quá trình cắt giảm nguồn vốn ngân sách cấp, mở rộng quyền tự chủ và chuyển giao vốn cho các doanh nghiệp tự quản lý và sử dụng đã tạo ra một tình hình mới đầy phức tạp và biến động trong quá trình vận động vốn nói chung. Một số doanh nghiệp đã có biện pháp huy động vốn và sử dụng vốn kinh doanh một cách năng động, có hiệu quả, phù hợp với yêu cầu đòi hỏi của cơ chế quản lý kinh tế mới. Bên cạnh đó thì không ít doanh nghiệp lâm vào tình trạng khó khăn do công tác quản lý vốn thiếu chặt chẽ, kém hiệu quả
Tài sản ngắn hạn trong doanh nghiệp là loại tài sản quan trọng phục vụ trực tiếp cho quá trình sản xuất kinh doanh, lưu chuyển hàng hoá và luôn chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng tài sản doanh nghiệp. Để đưa ra những giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn nói chung và tài sản ngắn hạn nói riêng, bản thân doanh nghiệp phải biết kết hợp giữa lý luận và điều kiện thực tế của công ty mình, cũng như điều kiện kinh tế xã hội và các quy định của Nhà nước trong việc quản lý và sử dụng tài sản ngắn hạn. Qua thời gian tìm hiểu ở công ty TNHH Công trình Viettel em thấy tài sản ngắn hạn của công ty được sử dụng với hiệu quả thấp. Để giúp công ty cạnh tranh với các đối trong, ngoài nước và đạt mức lợi nhuận tối đa thì việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn rất cần thiết. Xuất phát từ lý do trên, em đã mạnh dạn chọn đề tài chuyên đề tốt nghiệp “ Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Công trình Viettel’’
67 trang |
Chia sẻ: hongden | Lượt xem: 1824 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Công trình Viettel, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU
1
CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN NGẮN HẠN CỦA DOANH NGHIỆP
3
1.1 Những vấn đề cơ bản về tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp
3
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm tài sản ngắn hạn
3
1.1.2. Phân loại tài sản ngắn hạn
4
1.2. Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp
8
1.2.1. Khái niệm
8
1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp
10
1.2.2.1. Tốc độ chu chuyển tài sản ngắn hạn
10
1.2.2.2. Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn
11
1.2.2.4. Tốc độ thu hồi các khoản phảI thu
11
1.2.2.5. Vòng quay hàng tồn kho
12
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp
12
1.3.1. Các nhân tố chủ quan
13
1.3.2. Các nhân tố khách quan
13
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN NGẮN HẠN CỦA CÔNG TY TNHH NN MỘT THÀNH VIÊN CÔNG TY CÔNG TRÌNH VIETTEL
15
2.1. Tổng quan về công ty TNHH NN một thành viên Công trình Viettel
15
2.1.1. Giới thiệu chug về công ty TNHH một thành viên Công trình Viettel
15
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của công ty
16
2.1.3. Hoạt động cơ bản công ty Công trình Viettel
25
2.1.4. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm gần đây
26
2.2. Thực trạng tài sản ngắn hạn và hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của công ty Công trình Viettel
32
2.2.1. Thực trạng tài sản ngắn hạn của công ty trong những năm gần đây
32
2.2.1.2. Tình hình hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của công ty
35
2.3. Đánh giá về hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của công ty
42
2.3.1. Kết quả
43
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân
47
2.3.2.1. Hạn chế
47
2.3.2.2. Nguyên nhân
48
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN NGẮN HẠN TẠI CÔNG TY CÔNG TRÌNH VIETTEL
50
3.1. Định hướng hoạt động sử dụng tài sản ngắn hạn của công ty Công trình Viettel trong thời gian tới
50
3.1.1. Định hướng chung
50
3.1.2. Định hướng sử dụng tài sản ngắn hạn của công ty
51
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của công ty Công trình Viettel
51
3.2.1. Quản lý, sử dụng tốt hơn hàng tồn kho
51
3.2.2. Nâng cao hiệu quả các khoản phảI thu
52
3.2.3. Giải pháp về nguồn vốn
52
3.2.4. Chú trong phát huy nhân tố con người
54
3.3. Một số kiến nghị
55
3.3.1. Kiến nghị với công ty
55
3.2.1.1 Kiện toàn bộ máy quản lý của công ty
55
3.2.1.2. Nâng cao chất lượng sản phẩm
56
3.2.3. Chú trọng tìm kiếm thị trường, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm
58
3.2.4. Phấn đấu giảm chi phí
58
3.2.5. Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ công nhân viên
59
3.3.2. Kiến nghị đối với Tổng công ty và nhà nước
60
KẾT LUẬN
LỜI MỞ ĐẦU
ở nước ta hiện nay, đối với doanh nghiệp nhà nước cùng với việc chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế là quá trình cắt giảm nguồn vốn ngân sách cấp, mở rộng quyền tự chủ và chuyển giao vốn cho các doanh nghiệp tự quản lý và sử dụng đã tạo ra một tình hình mới đầy phức tạp và biến động trong quá trình vận động vốn nói chung. Một số doanh nghiệp đã có biện pháp huy động vốn và sử dụng vốn kinh doanh một cách năng động, có hiệu quả, phù hợp với yêu cầu đòi hỏi của cơ chế quản lý kinh tế mới. Bên cạnh đó thì không ít doanh nghiệp lâm vào tình trạng khó khăn do công tác quản lý vốn thiếu chặt chẽ, kém hiệu quả
Tài sản ngắn hạn trong doanh nghiệp là loại tài sản quan trọng phục vụ trực tiếp cho quá trình sản xuất kinh doanh, lưu chuyển hàng hoá và luôn chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng tài sản doanh nghiệp. Để đưa ra những giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn nói chung và tài sản ngắn hạn nói riêng, bản thân doanh nghiệp phải biết kết hợp giữa lý luận và điều kiện thực tế của công ty mình, cũng như điều kiện kinh tế xã hội và các quy định của Nhà nước trong việc quản lý và sử dụng tài sản ngắn hạn. Qua thời gian tìm hiểu ở công ty TNHH Công trình Viettel em thấy tài sản ngắn hạn của công ty được sử dụng với hiệu quả thấp. Để giúp công ty cạnh tranh với các đối trong, ngoài nước và đạt mức lợi nhuận tối đa thì việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn rất cần thiết. Xuất phát từ lý do trên, em đã mạnh dạn chọn đề tài chuyên đề tốt nghiệp “ Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Công trình Viettel’’
Đề tài được hoàn thành với sự giúp đỡ nhiệt tình của cô giáo PGS.TS. Lưu Thị Hương cùng với các thầy cô giáo trong khoa và toàn thể cán bộ phòng Tài chính công ty Công trình Viettel. Song thời gian có hạn nên bài viết của em không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các cô chú, anh chị trong phòng Tài chính cùng toàn thể bạn đọc để bài viết của em được tốt hơn. Em xin chân thành cảm ơn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, và danh mục tài liệu tham khảo, chuyên
đề gồm ba chương sau
Chương 1: Lý luận chung về hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Công trình Viettel
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Công trình Viettel
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN NGẮN HẠN CỦA DOANH NGHIỆP
1.1. Những vấn đề cơ bản về tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm tài sản ngắn hạn
Trong nền kinh tế quốc dân, mỗi doanh nghiệp được coi là một tế bào của nền kinh tế với nhiệm vụ chính là thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm tạo ra các sản phẩm hàng hoá, lao vụ, dịch vụ cung cấp cho xã hội. Để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh doanh nghiệp cần phải có 3 yếu tố là: đối tượng lao động, tư liệu lao động và sức lao động. Bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào cũng cần phải có các tài sản ngắn hạn, lượng tiền cung ứng trước để thoả mãn nhu cầu về tài sản ngắn hạn. Tài sản ngắn hạn thường được luân chuyển trong quá trình sản xuất kinh doanh, bao gồm tài sản bằng tiền, các chứng khoán có tính thanh khoản cao, các khoản phải thuvà dự trữ tồn kho. Như vậy tài sản ngắn ngắn hạn được định nghĩa sau: tài sản ngắn hạn là biểu hiện bằng tiền giá trị những tài sản thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp mà trên thời gian sử dụng thu hồi luân chuyển thường là một năm hoặc là một chu kỳ kinh doanh
Trong các doanh nghiệp người ta thường chia tài sản ngắn hạn thành hai loại tài sản ngắn hạn sản xuất và tài sản ngắn hạn lưu thông. Tài sản ngắn hạn trong sản xuất bao gồm các nguyên liệu, phụ tùng thay thế, bán thành phẩm, sản phẩm dở dang đang trong quá trình dự trữ sản xuất hoặc chế biến. Còn tài sản ngắn hạn lưu thông bao gồm các sản phẩm, thành phẩm chờ tiêu thụ, các loại tiền mặt, các khoản chi phí chờ kết chuyển, chi phí trả trướctrong quá trình sản xuất kinh doanh tài sản ngắn hạn sản xuất và tài sản ngắn hạn lưu thông luôn vận động thay thế và chuyển hoá lẫn nhau, đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được diễn ra liên tục
Đặc điểm của tài sản ngắn hạn là vận động không ngừng, luôn thay đổi hình thái biểu hiện qua các khâu của quá trình kinh doanh và giá trị của nó được chuyển
dịch toàn bộ một lần vào giá trị hàng hoá khi kết thúc một vòng tiần hoàn sau mỗi chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tốc độ chu chuyển của tài sản ngắn hạn, tức là thời gian để tài sản ngắn hạn từ giai đoạn khởi đầu qua các giai đoạn khác nhau, đến giai đoạn cuối rồi trở lại với
hình thái ban đầu, phản ánh từ tình hình sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp. Trong thực tế sản xuất kinh doanh, sự vận động của tài sản ngắn hạn không phải diễn ra một cách tuần tự mà các giai đoạn vận động được đan xen vào nhau. Vì vậy, tại một thời điểm nhất
định, tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp đồng thời tồn tại dưới cả hai hình thái hiện vật và
giá trị ở doanh nghiệp thương mại tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng tài sản và giữ vai trò quan trong tronng việc đảm bảo cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không bị gián đoạn
1.1.2. Phân loại tài sản ngắn hạn
Sử dụng tài sản ngắn hạn hiệu quả cần phân loại tài sản ngắn hạn theo những tiêu thức khác nhau. Sau đây ta đi xem xét một số tiêu thức thường được sử dụng :
- Căn cứ vào phạm vi sử dụng
a. Tài sản ngắn hạn sử dụng trong hoạt động kinh doanh chính
- Đối với doanh nghiệp sản xuất thì tài sản ngắn hạn sử dụng trong hoạt động kinh doanh chính chủ yếu là nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, sản phẩm dở dang, vật liệu bao bì đóng gói,
- Nguyên vật liệu chính : gồm giá trị của những loại nguyên vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất là bộ phận cơ bản cấu thành nên sản phẩm
- Vật liệu phụ : là những loại vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất thì nó chỉ có tác dụng phụ trong quá trình sản xuất chế tạo, có thể kết hợp với vật liệu chính làm thay đổi màu sắc, mùi vị, hình dạng bề ngoài của sản phẩm hoặc tạo điều kiện cho quá trình chế tạo sản phẩm được thực hiện bình thường hoặc phục vụ cho nhu cầu công nghiệp, kỹ thuật phục vụ cho quá trình lao động
- Nhiên liệu : Thực chất là một loại vật liệu phụ nhưng có tác dụng cung cấp nhiệt lượng cho quá trình sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện cho quá trình chế tạo sản phẩm diễn ra bình thường
- Phụ tùng thay thế : là những loại vật tư sản phẩm dùng để thay thế sửa chữa máy móc, thiết bị, phương tiện vật tư công cụ, dụng cụ sản xuất,
- Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản là những vật liệu và thiết bị được sử dụng cho công việc xây dựng cơ bản
- Công cụ, dụng cụ lao động nhỏ là những tư liệu lao động mà doanh nghiệp sử dụng trong quá trình tiến hành sản xuất kinh doanh, chúng không đủ tiêu chuẩn là tài sản cố định vì giá trị nhỏ và thời gian sử dụng tương đối ngắn. Công cụ, dụng cụ lao động sử dụng trong doanh nghiệp được phân thành hai loại :
+ Công cụ, dụng cụ được phân bổ một lần ( phân bổ 100%) : đây là loại công cụ, dụng cụ khi xuất kho đem sử dụng, toàn bộ giá trị của chúng được phân bổ hết vào chi phí kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. Loại công cụ này
được áp dụng với các loại công cụ, dụng cụ có giá trị nhỏ, phát huy tác dụng trong thời gian ngắn, chúng không ảnh hưởng lớn đến tổng chi phí kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ kinh doanh
+ Công cụ, dụng cụ được phân bổ nhiều lần: Là loại công cụ, dụng cụ lao động có giá trị lớn, thời gian sử dụng tương đối dài và hư hỏng có thể sửa chữa được
- Bao bì, vật liệu đóng gói là những tư liệu lao động mà doanh nghiệp sử dụng trong quá trình tiến hành sản xuất kinh doanh, nó luôn đi cùng sản phẩm của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
- Sản phẩm dở dang : Là những sản phẩm đang trong quá trình sản xuất xây dựng hoặc đang nằm trên các địa điểm làm việc đợi chế biến tiếp, chi phí trồng trọt dở dang, chi phí chăn nuôi dở dang, súc vật nhỏ và nuôi béo,
- Bán thành phẩm tự chế : Cũng là những sản phẩm dở dang nhưng khác ở chỗ nó đã hoàn thành giai đoạn chế biến nhất định
b. Tài sản ngắn hạn sử dụng trong hoạt động kinh doanh phụ
Để linh hoạt trong sử dụng tài sản trên thực tế hiện nay người ta dùng tài sản ngắn hạn để chi cho công tác sửa chữa. Căn cứ vào đặc điểm kinh tế và kỹ thuật sửa chữa được phân thành hai loại : Sửa chữa thường xuyên và sửa chữa lớn tài sản lưu động
Ngoài ra tài sản ngắn hạn còn sử dụng trong hoạt động kinh doanh phụ như : hoạt động cung cấp dịch vụ, lao vụ,
c. Tài sản ngắn hạn sử dụng trong công tác quản lý doanh nghiệp
Công tác quản lý doanh nghiệp bao gồm cả quản lý kinh doanh và quản lý hành chính.Tài sản ngắn hạn được sử dụng bao gồm
Vật liệu cho văn phòng, cho phương tiện vận tải
Công cụ, dụng cụ văn phòng phẩm : Giấy, bút, mực, bàn ghế,
Khoản tạm ứng : hội nghị, tiếp khách, đào tạo cán bộ,
d. Tài sản ngắn hạn sử dụng trong công tác phúc lợi
Công tác phúc lợi, chủ yếu tài sản ngắn hạn dùng để đầu tư cho câu lạc bộ, công trình phúc lợi công cộng của doanh nghiệp, cho công nhân, nhân viên đi thăm quan, nghỉ mát, các hoạt động văn hóa nghệ,
- Căn cứ theo đặc điểm chu chuyển tài sản ngắn hạn
Tiền : Là bộ phận tài sản ngắn hạn tồn tại dưới hình thái tiền tệ bao gồm :
- Tiền mặt tại quĩ : Là số tiền mà doanh nghiệp đang giữ tại quỹ của mình bao gồm tiền Việt Nam, ngân phiếu, các loại chứng từ, tín phiếu có giá trị như tiền, vàng bạc, kim khí quí, đá quí đang được giữ tại quỹ,
- Tiền gửi ngân hàng : Là số tiền hiện có trên tài khoản tiền gửi ngân hàng của doanh nghiệp tại ngân hàng, kho bạc Nhà nước, công ty tài chính (nếu có). Bao gồm : tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý,..
- Tiền đang chuyển : Là số tiền mà doanh nghiệp đã nộp vào ngân hàng hay đã gửi qua đường bưu điện, đang làm thủ tục trích chuyển tiền từ tài khoản tiền gửi của doanh nghiệp sang tài khoản tiền gửi của doanh nghiệp khác mà doanh nghiệp chưa nhận được giấy báo có của ngân hàng
b. Đầu tư ngắn hạn: Là các khoản đầu tư của doanh nghiệp ra bên ngoài được
thực hiện dưới hình thức cho vay, cho thuê, góp vốn liên doanh, mua bán chứng khoán (trái phiếu, cổ phiếu, tín phiếu,) có thời gian sử dụng, thu hồi vốn không quá một năm
c. Các khoản phải thu: Là toàn bộ các khoản mà doanh nghiệp có nghĩa vụ phải thu từ các đối tượng khác : Phải thu thu từ khách hàng, phải thu nội bộ, các khoản thế chấp, cầm cố, ký quỹ, ký cược,
Trong các doanh nghiệp, việc mua bán chịu là thường xuyên xảy ra, đôi khi để thực hiện các điều khoản trong hợp đồng kinh tế doanh nghiệp phải trả trước một khoản nào đó, từ đây nó hình thành nên các khoản thu của doanh nghiệp. Khi các khách trả nợ của doanh nghiệp gặp thất bại, rủi ro trong kinh doanh là nguyên nhân làm phát sinh các khoản nợ khó đòi. Vì vậy, việc tính lập các khoản dự phòng là cần thiết, nó sẽ đảm bảo cho các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành bình thường và tương đối ổn định. Khoản chi dự phòng này là một bộ phận trong khoản phải thu và là một phần tài sản lưu động của doanh nghiệp
d. Hàng tồn kho: Hàng tồn kho ở doanh nghiệp phải là những tài sản hữu hình thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp được sử dụng vào sản xuất kinh doanh hoặc thực hiện lao vụ, dịch vụ, hàng hoá để gửi bán hoặc gửi đi bán trong kỳ kinh doanh. ở doanh nghiệp sản xuất, hàng tồn kho thường bao gồm : nguyên liệu, vật liệu chính, vật liệu phụ, công cụ lao động, vật liệu bao bì đóng gói, thành phẩm, sản phẩm dở dang,
- Nguyên liệu, vật liệu chính gồm : giá trị những loại nguyên vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất là bộ phận cơ bản cấu thành nên sản phẩm
- Vật liệu phụ : là những loại vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất thì nó không chỉ có tác dụng phụ trong quá trình sản xuất chế tạo, nó làm tăng chất lượng của nguyên vật
liệu chính của sản phẩm tạo ra
- Thành phẩm là những sản phẩm đã kết thúc qua quá trình chế biến do các bộ phận sản xuất chính và phụ của doanh nghiệp sản xuất hoặc thuê ngoài gia công đã xong, được kiểm nghiệm phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật và nhập kho để bán.
- Sản phẩm dở dang : là những sản phẩm đang nằm trong dây chuyền sản xuất chưa hoàn thành, chưa bàn giao mà phải gia công chế biến tiếp mới trở thành sản phẩm
- Công cụ, dụng cụ lao động : là những tư liệu lao động mà doanh nghiệp sử dụng trong quá trình tiến hành sản xuất kinh doanh, chúng không đủ tiêu chuẩn là tài sản lưu động vì giá trị nhỏ và thời gian sử dụng tương đối ngắn.
- Bao bì, vật liệu đóng gói : là những tư liệu lao động mà doanh nghiệp sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh, nó luôn đi cùng với sản phẩm của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất và tiêu thụ
e. Tài sản ngắn hạn khác: Bao gồm các khoản tạm ứng, chi phí trả trước và các khoản thế chấp, ký cược, ký quỹ ngắn hạn,
- Các khoản tạm ứng : là các khoản tiền hoặc vật tư do doanh nghiệp giao cho người nhận tạm ứng để thực hiện hoạt động kinh doanh nào đó hoặc giải quyết một công việc đã được phê duyệt
- Chi phí trả trước : là các khoản chi phí thực tế đã phát sinh nhưng có tác dụng đến kết quả hoạt động của nhiều kỳ thanh toán, cho nên chưa thể tính vào chi phí sản xuất kinh doanh một kỳ mà được tính cho hai hay nhiều kỳ hạch toán
Qua cách phân loại như trên ta thấy được tình hình tài sản ngắn hạn hiện có của doanh nghiệp về hình thái vật chất cũng như đặc điểm của từng loại tài sản ngắn hạn, để có thể đánh giá việc sử dụng tài sản ngắn hạn trong doanh nghiệp có hợp lý và hiệu quả không, từ đó phải tăng cường các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn
1.2. Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp
1.2.1. Khái niệm
Hiệu quả theo nghĩa chung nhất được hiểu là những lợi ích về mặt kinh tế và xã hội do một hoạt động nào đó mang lại hay nói cách khác hiệu quả gồm hai
mặt: hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội
Hiệu quả xã hội là những lợi ích đạt được về mặt xã hội do một hoạt động nào đó đem lại. Ví dụ như hiệu quả xã hội của hoạt động thương mại tạo nên đó là việc thoả mãn
những nhu cầu vật chất, văn hoá, tinh thần cho xã hội, là sự góp phần cân đối cung cầu, ổn định giá cả và thì trường, là việc mở rông giao lưu kinh tế - văn hoá giữa các vùng hoặc các nước hoặc tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động
Hiệu quả kinh tế ( hiệu quả kinh doanh ) là một phạm trù kinh tế, nó phản ánh trình độ sử dụng các nguồn nhân tài, vật lực của doanh nghiệp hoặc xã hội để đạt được kết quả kinh doanh cao nhất với chi phí thấp nhất, hay nói cách khác : hiệu quả kinh tế đó là sự so sánh giữa kết quả đầu ra với yếu tố đầu vào hoặc giữa kết quả với chi phí gắn liền với hoạt động kinh doanh nào đó
Hiệu quả kinh doanh = Kết quả/Chi phí
Hoặc :
Hiệu quả kinh doanh = Kết quả đầu vào/Yếu tố đầu vào
Cách đánh giá này được hầu hết các nhà kinh tế công nhận và được sử dụng rộng rãi trong thực tê. Nó cho phép đánh giá chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời còn so sánh được hiệu quả của các năm hoặc giữa các doanh nghiệp với nhau
Về mặt lượng, hiệu quả kinh tế biểu hiện mối tương quan giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra để thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Kết quả thu được càng cao so với chi phí bỏ ra thì hiệu quả kinh tế càng cao
Về mặt chất, việc đạt hiệu quả cao phản ánh năng lực và trình độ quản lý đồng thời cũng đòi hỏi sự gắn bó giữa việc đạt được những mục tiêu kinh tế và đạt được những mục tiêu xã hội. Trong giai đoạn hiện nay ở nước ta, việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh có ý nghĩa rất quan trọng, nó là điều kiệc cơ bản để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển
1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp
1.2.2.1. Tốc độ chu chuyển tài sản ngắn hạn
Chỉ tiêu này phản ánh một cách tổng quát trình độ mọi mặt của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Nó phản ánh về trình độ tổ chức quản lý tài sản ngắn hạn và chất lượng kinh doanh của doanh nghiệp
Tốc độ chu chuyển tài sản ngắn hạn được biểu hiện qua hai chỉ tiêu :
- Số vòng chu chuyển tài sản ngắn hạn(VTSLĐ ) : là chỉ tiêu phản ánh tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp trong kỳ quay được bao nhiêu vòng
Trong đó :
MV : doanh thu trong kỳ(giá vốn).
TSLĐ : tài sản ngắn hạn bình quân trong kỳ.
Số ngày chu chuyển tài sản ngắn hạn (NTSLĐ ) : là số ngày cần thiết để tài sản ngắn hạn quay được một vòng
Trong đó :
TSLĐ : tài sản ngắn hạn bình quân trong kỳ.
MV : doanh thu trong kỳ (giá vốn).
Nk : số ngày trong kỳ phân tích.
Hoặc :
Hai chỉ tiêu này thể hiện trình độ quản lý và sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh
nghiệp. Với một số tài sản lưu động nhất định trong kỳ, nếu doanh nghiệp tăng nhanh vòng quay thì qui mô sản xuất kinh doanh được mở rộng hoặc tốc độ tăng của tài sản chậm hơn tốc độ tăng của doanh thu, nghĩa là doanh nghiệp sử dụng có hiệu quả tài sản ngắn hạn hiện có. Như vậy trong một thời gian nhất định tài sản ngắn hạn quay được càng nhiều vòng thì hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn càng cao
Việc sử dụng tài sản ngắn hạn đạt hiệu quả có cao hay không biểu hiện trước hết ở tốc độ luân chuyển vốn của doanh nghiệp nhanh hay chậm. Tài sản ngắn hạn luân chuyển càng nhanh thì hiệu suất sử dụng tài sản ngắn của doanh nghiệp càng cao và ngược lại
1.2.2.2. Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn
Hệ số sinh lợi TSNH
=
Lợi nhuận sau thuế
TSNH bq trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết một đồng tài sản ngắn hạn có thể t