Đề tài Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần SNC Việt Nam

Trong bối cảnh khu vực hoá, toàn cầu hoá nền kinh tế đang diễn ra một cách mạnh mẽ và rộng khắp. Môi trường kinh doanh tại Việt Nam như: Luật pháp, các chính sách kinh tế vĩ mô, môi trường đầu tư ngày càng hoàn thiện đầy đủ và ổn định hơn. Các doanh nghiệp lúc này không những phải cạnh tranh với các doanh nghiệp ở trong nước đặt ra cho mỗi doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình.

docx60 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1523 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần SNC Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục lời nói đầu Trong bối cảnh khu vực hoá, toàn cầu hoá nền kinh tế đang diễn ra một cách mạnh mẽ và rộng khắp. Môi trường kinh doanh tại Việt Nam như: Luật pháp, các chính sách kinh tế vĩ mô, môi trường đầu tư ngày càng hoàn thiện đầy đủ và ổn định hơn. Các doanh nghiệp lúc này không những phải cạnh tranh với các doanh nghiệp ở trong nước đặt ra cho mỗi doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình. Để làm được điều này thì câu hỏi đặt ra cho tất cả các doanh nghiệp là làm như thế nào để sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả nhất. Đó là đòi hỏi có tính cấp thiết, Công ty cổ phần SNC Việt Nam là một doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh nên cũng không nằm ngoài quy luật đó. Do vậy, đối với bản thân mỗi sinh viên Đại học Kinh tế quốc dân việc thực tập tốt nghiệp tại doanh nghiệp để có cơ hội nắm bắt thực tiễn những kiến thức với những hoạt động thực tế tại doanh nghiệp là hết sức quan trọng. Với sự nhận diện được tầm quan trọng của vốn kinh doanh kết hợp với nhiệm vụ học tập cần hoàn thành của sinh viên sau một thời gian học tập, nghiên cứu thực tế tình hình sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần SNC Việt Nam, em mạnh dạn chọn đề tài: "Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần SNC Việt Nam" làm chuyên đề tốt nghiệp mục tiêu tổng quát của đề tài là vận dụng các kiến thức, hệ thống hóa các lý luận cơ bản về vốn kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và Công ty cổ phần SNC Việt Nam nói riêng. Nghiên cứu thực trạng về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần SNC Việt Nam, từ đó đề xuất các giải pháp cơ bản nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty. Trong giới hạn của đề tài, em chỉ tập trung nghiên cứu về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh, trọng tâm là một yếu tố giúp Công ty cổ phần SNC Việt Nam thành công trong sản xuất kinh doanh. Trong phạm vi của chuyên đề tốt nghiệp này em trình bày đề tài trên với những nội dung sau: Chương 1: Giới thiệu về Công ty cổ phần SNC Việt Nam Chương 2: Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần SNC Việt Nam Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần SNC Việt Nam Do trình độ nhận thức, lý luận còn nhiều hạn chế nên trong chuyên đề tốt nghiệp này còn nhiều khiếm khuyết, vậy em mong được sự góp ý chỉ bảo của các thầy cô giáo Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cũng như các cán bộ lãnh đạo Công ty cổ phần SNC Việt Nam để em có thể hoàn thiện tốt chuyên đề tốt nghiệp của mình. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo TS. Trần Việt Lâm cùng cán bộ lãnh đạo Công ty cổ phần SNC Việt Nam đã hướng dẫn, tạo điều kiện và giúp đỡ em hoàn thành tốt chuyên đề tốt nghiệp này. Hà Nội, tháng 03 năm 2007 Sinh viên thực hiện Bùi Đức Cử Chương I Giới thiệu về Công ty cổ phần Snc Việt Nam 1.1. Quá trình ra đời và phát triển của Công ty cổ phần SNC Việt Nam Công ty cổ phần SNC Việt Nam được thành lập theo đăng ký kinh doanh số: 0000029 ngày 12 tháng 5 năm 2003. Trong tháng 10 năm 2003 xây dựng nhà máy và tháng 7 năm 2005 đi vào sản xuất. Công ty cổ phần SNC Việt Nam có nhà máy với tổng diện tích mặt bằng 30.000 m2 tại khu công nghiệp Đình Trám - huyện Việt Yên - tỉnh Bắc Giang. Số lao động làm việc tại công ty là 100 người, tổng vốn đầu tư là 3,2 triệu USD. Từ một công ty đã có hơn 10 năm kinh nghiệm, Công ty cổ phần SNC Việt Nam do 11 cổ đông sáng lập nên - là những người có rất nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất nguyên liệu (hạt nhựa PVC và dây đồng). Hiện nay, sản phẩm chính của Công ty là hạt nhựa PVC compound và sợi đồng tròn kỹ thuật điện (đồng không ôxy Cu-OF) phục vụ các nhà máy, xí nghiệp sản xuất dây và cáp điện, dây và cáp viễn thông, dây điện từ, dây cáp ô tô… Trong tiến trình hội nhập kinh tế AFTA, Ban lãnh đạo Công ty xác định: "Phải xây dựng phát triển sản phẩm, thương hiệu mang tính cạnh tranh quốc tế, dựa trên việc ứng dụng các dây chuyền thiết bị công nghệ hiện đại nhất thế giới". Năm 2003 và 2005, sản phẩm hạt nhựa PVC mang thương hiệu "SNC Việt Nam" đã hai lần vinh dự được nhận giải thưởng "Sao vàng Đất Việt". Chất lượng của sản phẩm đã được khẳng định thông qua sự tín nhiệm sử dụng của các công ty sản xuất dây và cáp điện trong và ngoài nước. Từ tháng 9 năm 2005, với việc mở rộng đầu tư phát triển sản phẩm mới là sợi dây đồng tròn kỹ thuật điện (dây đồng không ôxy Cu-OF), Công ty cổ phần SNC Việt Nam ngày càng khẳng định vị thế của mình trên thị trường nguyên liệu cho ngành sản xuất dây và cáp điện cao cấp. Công ty cổ phần SNC Việt Nam hy vọng sẽ đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao về các loại dây dẫn chất lượng tốt và cực tốt phục vụ cho nhiều ngành, lĩnh vực ứng dụng phức tạp: dây cáp xây dựng, dây cáp dân dụng, dây cáp điện tử, cáp viễn thông… Tháng 1 năm 2005, công ty cho ra đời sản phẩm hạt nhựa PVC compound và từ tháng 10 năm 2005 dây đồng không ôxi được công ty sản xuất và xuất xưởng sản phẩm với số lượng lớn trên thị trường khu vực toàn miền Bắc. Công ty cổ phần SNC Việt Nam Nhà máy: Khu công nghiệp Đình Trám - Việt Yên - Bắc Giang Tel: 84240566737; Fax: 84240866411 Văn phòng: Số 03 Nguyên Hồng, Ba Đình, Hà Nội Tel: 844-8345554; Fax: 844-7720473 Email: info@snc.com.vn SNC.com.vn 1.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty 1.2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị của công ty Sơ đồ 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Đại hội cổ đông Ban kiểm soát Hội đồng quản trị Tổng giám đốc GĐ kinh doanh Marketing GĐ sản xuất GĐ Tài chính - Kế toán Ban ISO Bộ phận tổ chức hành chính Bộ phận Kế toán Bộ phận quảng cáo và kích thích tiêu thụ Tổ chức quản lý sản phẩm và thương hiệu Bộ phận bán hàng trực tiếp Bộ phận kỹ thuật Bộ phận Nhân sự Bộ phận Ngân quỹ Phân xưởng Nhựa Phân xưởng Đồng Bộ phận XNK Phân xưởng Cơ điện Thiết kế và quản lý các dịch vụ bán hàng Thiết kế và quản lý các dịch vụ bán hàng - Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị có quyền và nhiệm vụ sau đây: + Quyết định chiến lược phát triển của công ty. + Kiến nghị loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại. + Quyết định chào bán cổ phần mới trong phạm vi số cổ phần được quyền chào bán của từng loại, quyết định huy động thêm vốn theo hình thức khác. + Quyết định phương án đầu tư. + Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ, thông qua hợp đồng mua bán, vay, cho vay và hợp đồng khác có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong sổ kế toán của công ty hoặc tỉ lệ khác nhỏ hơn được qui định tại điều lệ công ty. + Bổ nhiệm miễn nhiệm, cách chức giám đốc và cán bộ quản lý quan trọng khác của công ty, quyết định mức lương và lợi ích khác của các cán bộ quản lý đó. + Quyết định cơ cấu tổ chức, qui chế quản lý nội bộ công ty quyết định thành lập công ty con, lập chi nhánh, văn phòng đại diện và việc góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác. + Trình báo cáo quyết toán tài chính hàng năm và bất thường lên Đại hội đồng cổ đông. + Kiến nghị mức cổ tức được trả, quyết định thời hạn và thủ tục cổ tức hoặc xử lý các khoản lỗ phát sinh trong quá trình kinh doanh. + Quyết định giá chào bán cổ phần và trái phiếu của công ty định giá tài sản vốn góp không phải tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi vàng. + Duyệt chương trình, nội dung tài liệu phục vụ họp đại hội đồng cổ đông, triệu tập họp đại hội đồng cổ đông hoặc thực hiện các thủ tục hỏi ý kiến để Đại hội đồng cổ đông thông qua quyết định. + Quyết định mua lại không quá 10% số cổ phần đã bán. + Kiến nghị việc tổ chức lại hoặc giải thể công ty. + Các quyền và nhiệm vụ khác theo qui định tại luật doanh nghiệp và điều lệ công ty. Hội đồng quản trị thông qua quyết định bằng biểu quyết tại cuộc họp mỗi thành viên Hội đồng quản trị có một phiếu biểu quyết. Khi biểu quyết có số phiếu ngang nhau thì quyết định do Chủ tịch HĐQT. - Ban kiểm soát: Đại hội đồng cổ đông bầu ban kiểm soát, sau khi đã lên danh sách ứng cử viên vào ban kiểm soát. Đại hội đồng cổ đông sẽ bỏ phiếu bầu các thành viên ban kiểm soát. Quyền và nhiệm vụ của ban kiểm soát. + Ban kiểm soát là người thay mặt cổ đông để kiểm tra tính hợp lý và hợp pháp trong quản trị, điều hành hoạt động kinh doanh, trong ghi chép sổ kế toán và báo cáo tài chính và các nội dung khác theo qui định của pháp luật. + Ban kiểm soát gồm: 3 người do Đại hội đồng cổ đông bầu và bãi miễm với đa số phiếu theo số lượng cổ phần bằng thể thức trực tiếp và bỏ phiến kín. + Các kiểm soát viên bầu một người là trưởng ban kiểm soát + Thẩm định báo cáo tài chính hàng năm của công ty, kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến giá trị, điều hành hoạt động của công ty khi xét thấy cần thiết hoặc theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông, theo yêu cầu của cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu trên 10% số cổ phần phổ thông trong thời hạn ít nhất 6 tháng. + Thường xuyên thông báo với HĐQT về kết quả hoạt động tham khảo ý kiến của HĐQT trước khi trình báo cáo, kết luận và kiến nghị lên đại hội đồng cổ đông. + Báo cáo Đại hội đồng cổ đông về tính chính xác, trung thực, hợp pháp của việc ghi chép, lưu trữ chứng từ và lập sổ kế toán, báo cáo tài chính và báo cáo khác của công ty, tính trung thực, hợp pháp trong quản trị, điều hành hoạt động kinh doanh của công ty theo qui định của pháp luật. + Kiến nghị biện pháp bổ sung, sửa đổi cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành hoạt động của công ty. + Tham dự các cuộc họp của HĐQT, phát biểu ý kiến và có những kiến nghị nhưng không tham gia biểu quyết. Nếu có ý thức và với quyết định của HĐQT thì có quyền ghi ý kiến của mình vào biên bản phiên họp và được trực tiếp báo cáo trước đại hội cổ đông gần nhất. - Tổng giám đốc: Đứng đầu công ty vừa đại diện cho CBCNV quản lý, tổ chức và điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, có quyền quyết định và điều hành hoạt động của công ty theo kế hoạch của Hội đồng quản trị và nghị quyết của đại hội cổ đong, theo chính sách và pháp luật của Nhà nước, chịu trách nhiệm trước tập thể về kết quả lao động sản xuất kinh doanh của Công ty. - Giám đốc tài chính - hành chính: Là người trợ giúp cho Tổng giám đốc về công tác tổ chức hành chính, vấn đề về tài chính, giúp cho giám đốc ra các quyết định điều hành về con người cũng như các kế hoạch đầu tư. Ngoài ra còn có nhiệm vụ quản lý và điều hành các bộ phận: Kế hoạch, bộ phận ngân quỹ, bộ phận tổ chức hành chính, bộ phận nhân sự. - Giám đốc kinh doanh marketing: Là người trợ giúp Tổng giám đốc về các hoạt động kinh doanh tiêu thụ sản phẩm, nghiên cứu phát triển thị trường… để cho Tổng giám đốc ra các quyết định về hoạt động kinh doanh nhanh chóng kịp thời chính xác. Có nhiệm vụ quản lý và điều hành các bộ phận sau: Bộ phận bán hàng trực tiếp, bộ phận XNK, thiết kế và quản lý các dịch vụ bán hàng, tổ chức quản lý sản phẩm và thương hiệu, bộ phận quảng cáo và kích thích tiêu thụ, nghiên cứu và triển khai chiến lược marketing. - Giám đốc sản xuất: Là người trợ giúp cho Tổng giám đốc về công việc sản xuất sản phẩm. Có nhiệm vụ quản lý và điều hành các bộ phận sau: Bộ phận TSCĐ, bộ phận kỹ thuật, phân xưởng đồng, phân xưởng nhựa, phân xưởng cơ điện. - Bộ phận kế toán: Có nhiệm vụ tổ chức thực hiện và kiểm tra toàn bộ công tác kế toán toàn công ty. Báo cáo và thông tin một cách nhanh chóng, kịp thời, thường xuyên về tình hình tài chính của Công ty, lập kế hoạch phân phối thu nhập và tham mưu cho giám đốc tài chính để xét duyệt và ra các phương án đầu tư và sản xuất kinh doanh. - Bộ phận ngân quỹ: có nhiệm vụ quản lý ngân quỹ của công ty, theo dõi việc thu, chi, ngân quỹ hiện còn để giúp cho giám đốc tài chính ra các quyết định phương án đầu tư sản xuất kinh doanh. - Bộ phận tổ chức hành chính: có nhiệm vụ tổ chức sắp xếp tất cả mọi công việc. - Bộ phận nhân sự: có nhiệm vụ quản lý theo dõi về nhân sự trong toàn Công ty, tuyển công nhân viên, sắp xếp nhân sự vào các bộ phận trong Công ty cho phù hợp với các khả năng và yêu cầu của công việc… - Bộ phận bán hàng trực tiếp: có nhiệm vụ bán hàng, giới thiệu sản phẩm của Công ty một cách rõ ràng về thông số kỹ thuật, quy cách phẩm cấp chất lượng sản phẩm của công ty mình để khách hàng hiểu rõ. Là nhịp cầu nối giữa khách hàng và giám đốc kinh doanh marketing để lãnh đạo công ty hiểu được những nhu cầu và mong muốn của khách hàng về sản phẩm của công ty mình để ra các quyết định. - Bộ phận XNK: có nhiệm vụ hoàn tất các thủ tục về XNK, chuẩn bị giao nhận XNK hàng hoá của Công ty. - Bộ phận thiết kế và quản lý các dịch vụ bán hàng: Có nhiệm vụ nghiên cứu thiết kế ra các sản phẩm mới, quản lý các dịch vụ bán hàng của công ty, thu thập các thông tin phản hồi của khách hàng về sản phẩm của mình thông qua bộ phận bán hàng trực tiếp để báo cáo kịp thời cho giám đốc marketing đ sớm có quyết định nên hay không nên phát triển sản phẩm đó của công ty mình trên thị trường. - Tổ chức quản lý sản phẩm và thương hiệu: Có nhiệm vụ quản lý sản phẩm của công ty từ khi sản xuất cho đến khi thành sản phẩm và tiêu thụ ngoài thị trường về phẩm cấp, chất lượng sản phẩm của mình và đảm bảo tiêu chuẩn thương hiệu của mình… - Bộ phận quảng cáo và kích thích tiêu thụ: có nhiệm vụ giới thiệu về sản phẩm của mình trên thị trường để khách hàng biết được và tìm các biện pháp kích thích để tiêu thụ được nhiều sản phẩm cho công ty. 1.2.2. Cơ cấu tổ chức sản xuất của Công ty Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức sản xuất Nhà máy sản xuất, với tổng diện tích mặt bằng 30.000m2 tại khu công nghiệp Đình Trám - huyện Việt Yên - tỉnh Bắc Giang. Nhà máy sản xuất Giám đốc sản xuất Phân xưởng Cơ điện Bộ phận kỹ thuật Phân xưởng Nhựa Ban ISO Phân xưởng Đồng - Giám đốc sản xuất: Chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về công tác sản xuất sản phẩm của nhà máy, quản lý, điều hành toàn bộ hoạt động sản xuất của nhà máy về sản phẩm, máy móc, công nhân sản xuất. - Ban ISO: Quản lý, giám sát và thực hiện cam kết tiêu chuẩn ISO. - Bộ phận kỹ thuật: Chịu trách nhiệm về kỹ thuật vận hành máy móc, kỹ thuật về sản phẩm của các phân xưởng sản xuất. - Phân xưởng đồng: sản xuất ra sản phẩm sợi đồng tròn kỹ thuật điện gồm có 01 lò nấu đúc đồng và 02 dàn máy kéo đại và kéo trung. Dây chuyền công nghệ đúc không ôxy với công suất 6.000 tấn/năm, sản phẩm đồng dây của SNC Việt Nam đạt khả năng cán kéo xuống kích thước nhỏ 0,04mm với tốc độ 2.500m/phút, hàm lượng ôxi trong sản phẩm đạt ở mức < 10Ppm; sản phẩm với đa dạng các kích thước từ 0,02m đến 8,0mm. - Phân xưởng nhựa: sản xuất sản phẩm hạt nhựa PVC Compound - Phân xưởng cơ điện: Bọc mạ các sản phẩm sợi đồng. 1.3. Các thành tựu chủ yếu mà Công ty đã đạt được Trong những năm qua, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đã đạt được những thành quả nhất định và đã giúp cho Công ty tự khẳng định được mình trong sự tồn tại và phát triển trên thương trường và sự hội nhập nền kinh tế quốc tế. Để phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của mình, Công ty đã tuyển dụng và đào tạo được một đội ngũ cán bộ công nhân viên với số lượng và trình độ tốt phù hợp với quy mô sản xuất kinh doanh của Công ty mình. Bảng 1: Tình hình lao động của Công ty Diễn giải 2004 2005 Tốc độ phát triển (%) Số lượng lao động Cơ cấu (%) Số lượng lao động Cơ cấu (%) Tổng số CBCNV 95 100 100 100 +5,3 1. Theo trình độ chuyên môn 95 100 100 100 - - Trên đại học 4 4,2 5 5 +25 - Đại học 24 25,3 29 29 +20,8 - Trung cấp 30 31,6 36 36 +20 - Công nhân 37 38,9 30 30 -19 2. Theo nghề nghiệp 95 100 100 100 - - Trực tiếp 73 76,8 70 70 -4,1 - Gián tiếp 22 23,2 30 30 +36,4 3. Theo bản chất lao động 95 100 100 100 - - Biên chế 80 84,2 85 85 6,3 - Hợp đồng 15 15,8 15 15 0 Qua bảng 1: Tình hình lao động của công ty ta thấy: - Tổng số CBCNV của Công ty năm 2004 là 95 lao động, nhưng đến năm 2005 là 100 lao động. Đã tăng lên là 5 lao động, ứng với tốc độ tăng là 5,3%. Việc tăng này là do quy mô sản xuất kinh doanh của Công ty được mở rộng do đó cần tăng thêm số lao động này. - Số lao động trên đại học năm 2004 là 4 lao động, nhưng đến năm 2005 là 5 lao động. Đã tăng lên là 1 lao động, ứng với tốc độ tăng là 2,5%. - Số lao động đại học năm 2004 là 24 lao động, nhưng đến năm 2005 là 29 lao động. Đã tăng lên 5 lao động, ứng với tốc độ tăng là 20,8%. - Số lao động trung cấp năm 2004 là 30 lao động, nhưng đến năm 2005 là 36 lao động. Đã tăng lên 6 lao động, ứng với tốc độ tăng là 20%. - Số lao động công nhân năm 2004 là 37 lao động, nhưng đến năm 2005 giảm xuống còn 30 lao động. Đã giảm 7 lao động, ứng với tỷ lệ giảm là 19%. Ta có thể thấy rằng trình độ lao động của cán bộ công nhân viên trong công ty được nâng lên cao sẽ góp phần thúc đẩy quá trình phát triển sản xuất và phát triển công ty. Đó cũng là thể hiện sự quan tâm của Công ty trong việc đào tạo phát triển nguồn lực về lao động có trình độ khoa học, tay nghề có trình độ cao. Trong những năm qua, Công ty cổ phần SNC Việt Nam đã không ngừng vận động, thay đổi và hợp lý hoá các yếu tố sản xuất, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty còn được thể hiện trong bảng sau: Bảng 2: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Đơn vị: Triệu đồng TT Chỉ tiêu Thực hiện 2004 Thực hiện 2005 Thực hiện 2006 Mức chênh lệch 2005/2004 2006/2005 Tăng, giảm % Tăng, giảm % Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 46.917.368,7 84.098.321,3 243.192.916,2 +37.180.952,6 +79,25 +159.094.594,9 +189,2 Các khoản giảm trừ 0 0 0 0 0 0 0 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (3=1-2) 46.917.368,7 84.098.321,3 243.192.916,2 +37.180.952,6 +79,25 +159.094.594,9 +189,2 Giá vốn hàng bán 45.872.152,4 81.728.150,0 234.571.091,2 +35.855.997,6 +78,17 +152.842.941,2 +187 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (5=3-4) 1.045.216,3 2.370.171,3 8.621.824,9 +1.324.955,0 +126,76 +7.296.869,9 263,8 Doanh thu hoạt động tài chính 145,005 11.076,2 26.886,5 +10.931,3 +7.538 +15.810,3 +142,8 Chi phí tài chính 0 6.831,3 1.692.492,8 +6.831,3 - +1.685.661,5 +14.776,6 Trong đó: Chi phí lãi vay 0 6.831,3 1.692.492,8 +6.831,3 - +1.685.661,5 +14.776,6 Chi phí bán hàng 426.421,7 456.592,4 1.294.681,3 +30.170,7 +7,1 +838.088,9 +183,6 Chi phí QLDN 345.942,3 850.852,0 2.335.590,5 +504.170,7 +146 +1.484.738,5 +174,5 Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh (10=5+(6-7)-(8+9) 272.997,2 1.066.971,7 3.325.946,7 +793.974,5 +290,8 +2.258.975 +211,7 Thu nhập khác 12,456 3.300,1 17.234,5 +3.287,7 +26,4 +13.934,4 +422,2 Chi phí khác 11,740 0 0 - - - - Lợi nhuận khác (13=11-12) 0,716 3.300,1 17.234,5 +3.299,4 +460 +13.934,4 +422,2 Tổng lợi nhuận trước thuế 272.997,9 1.070.271,8 3.343.181,3 +797.273,9 +292 +2.272.909,5 +212,4 Thuế thu nhập doanh nghiệp 0 0 0 0 0 0 0 Lợi nhuận sau thuế 272.997,9 1.070.271,8 3.343.181,3 +797.273,9 +292 +2.272.909,5 +212,4 Qua bảng 2: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ta thấy. - Tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty đã tăng lên một cách rõ rệt và rất nhanh. Cụ thể năm 2004 là 46.917.368,7 triệu đồng. Nhưng đến năm2005 là 84.098.321,3 triệu đồng. Và năm 2006 là 243.192.916,2 triệu đồng. Năm 2005 đã tăng lên so với năm 2004 là (+37.180.952,6 triệu đồng) ứng với tỷ lệ tăng là +79,25%. Năm 2006 đã tăng lên so với năm 2005 là (+159.094.594,4 triệu đồng) ứng với tỷ lệ tăng là +189,2%. - Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty đã tăng lên rất nhanh. Cụ thể: Năm 2004 là 1.045.216,3 triệu đồng Năm 2005 là 2.370.171,3 triệu đồng Năm 2006 là 8.621.824,9 triệu đồng Năm 2005 đã tăng lên so với năm 2004 là (+1.324.955,0 triệu đồng) ứng với tỷ lệ tăng là +126,76%. Năm 2006 đã tăng lên so với năm 2005 là (+7.296.869,9 triệu đồng) ứng với tỷ lệ tăng là +263,8% - Doanh thu hoạt động tài chính của công ty cũng đã tăng lên một cách nhanh chóng. Cụ thể: Năm 2004 là 145,005 trđ, năm 2005 là 11.076,2 trđ, năm 2006 là 26.886,5 trđ. Năm 2005 so với năm 2004 đã tăng lên là (+10.931,2trđ) ứng vớ
Tài liệu liên quan