Đề tài Nâng cao hiệu quả và hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm của Bảo Minh An Giang

I. LÝ DO CHỌN ĐỀTÀI Nhu cầu an toàn đối với các cá nhân và tổchức trong xã hội là vĩnh cửu. Lúc nào con người cũng tìm cách bảo vệchính bản thân và tài sản của mình trước những bất hạnh của sốphận và những biến cốbất ngờxảy ratrong sản xuất kinh doanh. Để đáp ứng nhu cầu bức xúcvà chính đáng đó của ngườidân nên bảo hiểm đã ra đời, tồn tại và phát triển qua nhiều thếkỷ. Ngày nay, nó đã trở thành một lãnhvực kinh doanh phổbiến ởtất cảcác nền kinh tế. Đặc biệt, ởViệt Nam sau khi luật kinh doanh bảo hiểm ra đời đã tạo nên hành lang pháp lý ổn định đểbảo hiểm phát triển toàn diện với tốc độtăng trưởng cao, góp phần thúc đẩy và duy trì sựpháttriển bền vững của nền kinh tế- xã hội, ổn định đời sống cho nhân dân. Kinh doanh bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinh lời, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro của bên mua bảo hiểm, trêncơsởbên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm đểdoanh nghiệp bảo hiểm trảtiền bảo hiểmcho người thụhưởng, hoặc bồi thường cho bên mua bảo hiểm khi có các sựkiện xảy ra. Kinh doanh bảo hiểm là hoạt động hết sức phức tạp nhất là trong bối cảnh sốlượng doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động trên thịtrường ngàycàng nhiều, sức ép cạnh tranh ngày một lớn và gay gắt thì sựthành công hay thất bại của doanh nghiệp bảo hiểm phụthuộc vào rất nhiều yếu tốcảbên trong lẫn bên ngoài. Vì thế đòi hỏi doanh nghiệp bảo hiểm phải có các chiến lược và biện pháp thích hợp đểkinh doanh cóhiệu quảvà đạt mục tiêu đềra. Với những lý do nêu trên nên em đã chọn đềtài: “ Nâng cao hiệu quảvà hạn chếrủiro trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm của Bảo Minh AnGiang” làm luận văn tốt nghiệp II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU SVTH: Trương Lê Thùy Dung – DH1TC3 Nâng cao hiệu quả& hạn chếrủi ro GVHD: Trần ThịThanh Phương Trọng tâm của đềtài: - Đánh giátổng quan hiệu quảhoạt động kinh doanh bảo hiểm của Bảo MinhAnGiang. - Đánh giá hiệu quảcủa một sốloại hình bảo hiểmdo Bảo Minh An Giang triển khai trên địa bàn hoạt động. - Đềra một sốbiện pháp nâng cao hiệu quả& giảm thiểu rủi ro. III. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Nhằm đạt mục tiêu nghiên cứu đềra cần tiến hành một sốnội dung sau: - Đánh giá hiệu quảhoạt động của Bảo Minh AnGiang thông qua các khoản mục trong báo cáo kết quả: doanh thu, chi phí, lợi nhuận đểcó cái nhìn khái quát vềhiệu quảtrong quá khứ - Tiến hành phân tích tình hình doanh thu, chi bồi thường của một số nghiệp vụ, từ đó rút ra môt sốnguyên nhân dẫn đến hiệu quảhay không hiệu quả đểcó phương hướng phát triển trong thời gian sắp tới. Đềra các giải pháp giúp Bảo Minh AnGiang nâng cao hiệu quảvà hạn chếrủi ro trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm. IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.Phương pháp thu thập sốliệu - Trực tiếp xin sốliệu ởchi nhánh. - Thu thập các sốliệu trên báo chí, internet cùng các kiến thức đã học 2.Phương pháp phân tích sốliệu Trong quá trình phân tích phương pháp sửdụng chủyếu là so sánh. Đây là phương pháp dùng đểso sánh giữa thời kỳnày với thời kỳkhác, từ đó thấy được sựtăng giảm của các chỉtiêu qua các thời kỳkhác nhau. V. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Bảo Minh An Giang hoạt động trong lãnh vực bảo hiểmphi nhân thọ. Vì vậy muốn đánh giá chính xác hiệu quảnhằm đềra các biện pháp nâng cao hiệu

pdf78 trang | Chia sẻ: ngatran | Lượt xem: 1350 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao hiệu quả và hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm của Bảo Minh An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nâng cao hiệu quả & hạn chế rủi ro GVHD: Trần Thị Thanh Phương MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Nhu cầu an toàn đối với các cá nhân và tổ chức trong xã hội là vĩnh cửu. Lúc nào con người cũng tìm cách bảo vệ chính bản thân và tài sản của mình trước những bất hạnh của số phận và những biến cố bất ngờ xảy ra trong sản xuất kinh doanh. Để đáp ứng nhu cầu bức xúc và chính đáng đó của người dân nên bảo hiểm đã ra đời, tồn tại và phát triển qua nhiều thế kỷ. Ngày nay, nó đã trở thành một lãnh vực kinh doanh phổ biến ở tất cả các nền kinh tế. Đặc biệt, ở Việt Nam sau khi luật kinh doanh bảo hiểm ra đời đã tạo nên hành lang pháp lý ổn định để bảo hiểm phát triển toàn diện với tốc độ tăng trưởng cao, góp phần thúc đẩy và duy trì sự phát triển bền vững của nền kinh tế - xã hội, ổn định đời sống cho nhân dân. Kinh doanh bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinh lời, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro của bên mua bảo hiểm, trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng, hoặc bồi thường cho bên mua bảo hiểm khi có các sự kiện xảy ra. Kinh doanh bảo hiểm là hoạt động hết sức phức tạp nhất là trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động trên thị trường ngày càng nhiều, sức ép cạnh tranh ngày một lớn và gay gắt thì sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp bảo hiểm phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố cả bên trong lẫn bên ngoài. Vì thế đòi hỏi doanh nghiệp bảo hiểm phải có các chiến lược và biện pháp thích hợp để kinh doanh có hiệu quả và đạt mục tiêu đề ra. Với những lý do nêu trên nên em đã chọn đề tài: “ Nâng cao hiệu quả và hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm của Bảo Minh An Giang” làm luận văn tốt nghiệp II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU SVTH: Trương Lê Thùy Dung – DH1TC3 Nâng cao hiệu quả & hạn chế rủi ro GVHD: Trần Thị Thanh Phương Trọng tâm của đề tài: - Đánh giá tổng quan hiệu quả hoạt động kinh doanh bảo hiểm của Bảo Minh An Giang. - Đánh giá hiệu quả của một số loại hình bảo hiểm do Bảo Minh An Giang triển khai trên địa bàn hoạt động. - Đề ra một số biện pháp nâng cao hiệu quả & giảm thiểu rủi ro. III. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Nhằm đạt mục tiêu nghiên cứu đề ra cần tiến hành một số nội dung sau: - Đánh giá hiệu quả hoạt động của Bảo Minh An Giang thông qua các khoản mục trong báo cáo kết quả: doanh thu, chi phí, lợi nhuận để có cái nhìn khái quát về hiệu quả trong quá khứ - Tiến hành phân tích tình hình doanh thu, chi bồi thường của một số nghiệp vụ, từ đó rút ra môt số nguyên nhân dẫn đến hiệu quả hay không hiệu quả để có phương hướng phát triển trong thời gian sắp tới. Đề ra các giải pháp giúp Bảo Minh An Giang nâng cao hiệu quả và hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm. IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Phương pháp thu thập số liệu - Trực tiếp xin số liệu ở chi nhánh. - Thu thập các số liệu trên báo chí, internet cùng các kiến thức đã học 2. Phương pháp phân tích số liệu Trong quá trình phân tích phương pháp sử dụng chủ yếu là so sánh. Đây là phương pháp dùng để so sánh giữa thời kỳ này với thời kỳ khác, từ đó thấy được sự tăng giảm của các chỉ tiêu qua các thời kỳ khác nhau. V. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Bảo Minh An Giang hoạt động trong lãnh vực bảo hiểm phi nhân thọ. Vì vậy muốn đánh giá chính xác hiệu quả nhằm đề ra các biện pháp nâng cao hiệu SVTH: Trương Lê Thùy Dung – DH1TC3 Nâng cao hiệu quả & hạn chế rủi ro GVHD: Trần Thị Thanh Phương quả và hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm cần phải có quá trình nghiên cứu lâu dài về mọi mặt và am tường tất cả các nghiệp vụ bảo hiểm. Tuy nhiên do khả năng có hạn, em chỉ nghiên cứu khái quát thông qua các số liệu thu thập được tại chi nhánh và chỉ tập trung vào một số nghiệp vụ chủ yếu. SVTH: Trương Lê Thùy Dung – DH1TC3 Nâng cao hiệu quả & hạn chế rủi ro GVHD: Trần Thị Thanh Phương KẾT LUẬN Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường hiện nay, để tồn tại và phát triển các doanh nghiệp nói chung, Bảo Minh An Giang nói riêng đang gặp rất nhiều khó khăn nhất là chi nhánh chỉ mới thành lập 6 năm trở lại đây nhưng đơn vị dần đi vào hoạt động ổn định, quy mô đang được mở rộng, không ngừng cải thiện và từng bước nâng cao đời sống tinh thần cũng như vật chất của tập thể nhân viên trong chi nhánh trong chi nhánh. Hiện nay, chi nhánh đang thực hiện đa dạng hoá các loại hình bảo hiểm nhằm đáp ứng các nhu cầu ngày càng phong phú của khách hàng. Tạo thêm uy tín đối với khách hàng gần xa khi đến với chi nhánh bằng cách tăng cường công tác giám định giải quyết bồi thường nhanh chóng. Hiệu quả hoạt động của chi nhánh đang từ bước nâng cao, trong khi các rủi ro thì từng bước giảm thiểu, tình hình tài chính đang được cải thiện theo chiều hướng tốt Tuy nhiên, Bảo Minh An Giang còn một số hạn chế trong công tác quản lý công nợ, nợ quá hạn dây dưa kéo dài, chi phí, tình hình bồi thường còn khá cao ở một số loại hình truyền thống. Vì thế chi nhánh nên sớm có biện pháp khắc phục tình trạng này Chi nhánh luôn được sự hổ trợ giúp đỡ của các sở ban ngành trong tỉnh nên Bảo Minh An Giang nổ lực cố gắng để xứng đáng với sự quan tâm đó. SVTH: Trương Lê Thùy Dung – DH1TC3 Nâng cao hiệu quả & hạn chế rủi ro GVHD: Trần Thị Thanh Phương CHƯƠNG I: CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BẢO HIỂM I. CÁC KHÁI NIỆM 1. Tổn thất 1.1 Định nghĩa Tổn thất là sự hư hỏng mất mát hoặc thiệt hại một đối tượng nào đó ngoài ý muốn của chủ sở hữu. 1.2 Phân loại tổn thất ™ Căn cứ vào mức độ thiệt hại: tổn thất được chia làm 2 loại: + Tổn thất bộ phận: hư hỏng, mất mát một phần giá trị tài sản. + Tổn thất toàn bộ: mất toàn bộ giá trị sử dụng, mất toàn bộ giá trị. ™ Căn cứ vào khả năng lượng hóa của tổn thất: + Tổn thất xác định được: là loại tổn thất tài chính có thể quy đổi ra tiền tệ. + Tổn thất không thể xác định được: là loại tổn thất mà khi nó xảy ra người ta không thể lượng hóa quy đổi ra tiền được. ™ Căn cứ vào mối quan hệ giữa tổn thất và các loại quyền lợi đang có: + Tổn thất riêng: tổn thất xảy ra liên quan đến một quyền lợi. + Tổn thất chung: liên quan đến tất cả các quyền lợi và mỗi quyền lợi phải gánh chịu một phần tổn thất. 2. Rủi ro 2.1 Định nghĩa Có rất nhiều định nghĩa về rủi ro dưới nhiều góc nhìn khác nhau. Tuy nhiên theo nhiều tác giả: “ Rủi ro là một biến cố không chắc chắn xảy ra hoặc ngày giờ xảy ra không chắc chắn. Để chống lại điều đó người ta có thể yêu cầu bảo hiểm”. 2.2 Nguồn gốc rủi ro ™ Nguồn gốc tự nhiên: SVTH: Trương Lê Thùy Dung – DH1TC3 1 Nâng cao hiệu quả & hạn chế rủi ro GVHD: Trần Thị Thanh Phương Do con người chưa nhận thức được hết các quy luật của tự nhiên hoặc không đủ khả năng chế ngự hết những tác động của tự nhiên dù đã nhận biết được quy luật. ™ Nguồn gốc kinh tế - xã hội: Do tiến bộ của khoa học kỹ thuật, thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển với việc phát minh ra các máy móc, các phương tiện tinh vi, hiện đại. Và cũng chính những thành tựu đó làm nảy sinh các rủi ro đe dọa đời sống con người khi có sự mất khả năng kiểm soát, chế ngự nhất thời. Bên cạnh đó, xã hội phát triển cùng với các mối quan hệ nảy sinh càng ngày càng nhiều, càng phức tạp và không phải lúc nào cũng diễn một cách thuận lợi. Các mâu thuẩn tất yếu sẽ phát sinh dẫn đến phá vỡ các mối quan hệ xã hội, trở thành một trong những nguyên nhân làm phát sinh các rủi ro dẫn đến các hậu quả tổn thất. 2.3 Nguyên nhân rủi ro ™ Khách quan: là những rủi ro xảy ra nằm ngoài hoạt động của con người. ™ Chủ quan: do con người tạo ra. 2.4 Phân loại rủi ro ™ Căn cứ vào khả năng tính toán: - Rủi ro đo được: tính được xác suất xảy ra. - Rủi ro không đo được: không tính được xác suất xảy ra. ™ Căn cứ ảnh hưởng của rủi ro với các cộng đồng trong nền kinh tế. - Rủi ro riêng: là những rủi ro tác động đến một hoặc một nhóm người. - Rủi ro chung: là những rủi ro tác động đến tất cả các đối tượng, các thành phần kinh tế. ™ Căn cứ vào tính chất của rủi ro. - Rủi ro cơ bản. - Rủi ro đầu cơ… SVTH: Trương Lê Thùy Dung – DH1TC3 2 Nâng cao hiệu quả & hạn chế rủi ro GVHD: Trần Thị Thanh Phương 3. Nguy cơ: là một thuật ngữ dùng để báo động rủi ro sắp xảy ra hoặc rủi ro gần kề. 4. Hiểm họa: thuật ngữ hiểm họa thường được dùng trong các đơn bảo hiềm “mọi rủi ro”. Nó biểu hiện hàng loạt các sự cố có thể xảy ra gây thiệt hại cho một đối tượng hoặc sự cố không chắc chắn nào đó có ảnh hưởng đến nhiều người khác nhau với tư cách khác nhau. 5. Bảo hiểm Có nhiều định nghĩa khác nhau về bảo hiểm 5.1 Căn cứ vào nguyên tắc hoạt động bảo hiểm: bảo hiểm là sự cộng đồng hóa rủi ro, lấy số đông bù cho số ít. 5.2 Căn cứ vào mối quan hệ pháp lý: bảo hiểm là một nghiệp vụ qua đó một người (được bảo hiểm) tự cam đoan đóng một số tiền (phí bảo hiểm) cho mình hoặc người thứ 3 trong trường hợp rủi ro xảy ra (sự cố bất ngờ và gây thiệt hại) sẽ nhận được một khoản tiền bồi thường từ một bên khác (nhà bảo hiểm). Nhà bảo hiểm sẽ nhận trách nhiệm với toàn bộ rủi ro và bồi thường thiệt hại dựa theo các quy luật thống kê. 5.3 Căn cứ vào nghiệp đoàn bảo hiểm Lloyd’s: bảo hiểm là sự đóng góp của số đông người vào sự bất hạnh của số ít người. 5.4 Căn cứ vào mục đích hoạt động của bảo hiểm: bảo hiểm là sự dự trữ chất từ số đông người nhằm bù đắp, khắc phục hậu quả tổn thất xảy ra cho một số ít người trong đám đông đó đảm bảo cho quá trình sản xuất và sinh hoạt của cả cộng đồng được thường xuyên và liên tục. II. MỘT SỐ LOẠI HÌNH BẢO HIỂM BẢO MINH AN GIANG KHAI THÁC 1. Bảo hiểm thân tàu biển ™ Mục đích bảo hiểm thân tàu biển khôi phục tình trạng thân tàu khi tổn thất xảy ra nhằm giúp chủ tàu tiếp tục vận chuyển kinh doanh. SVTH: Trương Lê Thùy Dung – DH1TC3 3 Nâng cao hiệu quả & hạn chế rủi ro GVHD: Trần Thị Thanh Phương ™ Đối tượng bảo hiểm: tàu biển các loại chạy tuyến trong và ngoài nước. ™ Phạm vi bảo hiểm: Tổn hại và tổn thất của thân tàu do hiểm họa trên biển, trách nhiệm đâm va tàu khác, tổn thất chung và cứu hộ, chi phí tố tụng và đề phòng hạn chế tổn thất 2. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu biển ™ Đối tượng bảo hiểm: các chủ tàu, người quản lý, người điều hành, người thuê tàu (không phải thuê tàu chuyến). ™ Phạm vi bảo hiểm: - Trách nhiệm theo luật định đối với thuyền viên, hành khách, công nhân bốc xếp, những người thứ ba khác về ốm đau, thương tật, thiệt mạng. - Trách nhiệm đâm va tàu khác, phần trách nhiệm vượt quá trách nhiệm của bảo hiểm thân tàu, trách nhiệm đối với con người trên cả 2 tàu. -Trách nhiệm đâm va cầu cảng, các công trình tài sản trên bờ hay dưới nước. - Trách nhiệm ô nhiễm dầu, chi phí tẩy rửa, tiền phạt. - Trách nhiệm vớt xác tàu, các chi phí thấp sáng, trục vớt, di chuyển, phá hủy. - Trách nhiệm tiền phạt trong các trường hợp vi phạm hợp đồng về an toàn lao động, luật hải quan, nhập cảnh. - Chi phí tố tụng và các chi phí khác. 3. Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển nội địa ™ Đối tượng bảo hiểm: mọi hàng hóa vận chuyển bằng đường bộ, đường sắt, đường thủy trong lãnh thổ Việt Nam (các hàng hóa đi và về ở các nước lân cận cũng có thể được bảo hiểm) ™ Phạm vi bảo hiểm: Tổn thất và tổn hại của hàng hóa trong quá trình chuyên chở bị gây ra bởi cháy nổ, động đất, bão lụt, gió lốc, sóng thần, sét hay SVTH: Trương Lê Thùy Dung – DH1TC3 4 Nâng cao hiệu quả & hạn chế rủi ro GVHD: Trần Thị Thanh Phương phương tiện vận chuyển bị đâm, lật, rơi, mắc cạn, dâm va, trật bánh, cây đổ, cầu đường bị sập, phương tiện chở hàng mất tích. 4. Bảo hiểm xuất nhập khẩu ™ Hàng hóa xuất nhập khẩu thường gặp rất nhiều rủi ro gây ra những hư hỏng, mất mát. Vì vậy để bảo vệ lợi ích cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong trường hợp có tổn thất và tạo tâm lý an toàn trong kinh doanh cần thiết phải có bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu. ™ Đối tượng bảo hiểm: hàng hóa xuất khẩu bao gồm cả lãi dự tính (cao nhất 10%), phí bảo hiểm và cước vận chuyển cùng các tổn thất khác. ™ Điều kiện bảo hiểm: - Theo quy tắc về bảo hiểm hàng hóa vận chuyển đường biển do bộ tài chính ban hành năm 2000. -Theo điều kiện bảo hiểm hàng hóa vận chuyển đường biển hoặc đường hàng không ICC 01/01/1982 của hiệp hội bảo hiểm Luân Đôn. 5. Bảo hiểm tai nạn con người ™ Đối tượng bảo hiểm: mọi công dân Việt Nam và người nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam có độ tuổi từ 18 – 65 đều có thể tham gia bảo hiểm. ™ Phạm vi bảo hiểm: bảo hiểm cho mọi tai nạn bất ngờ gây thương tích hay thiệt mạng trong suốt 24/24 giờ trên toàn lãnh thổ Việt Nam. 6. Bảo hiểm học sinh ™ Đối tượng bảo hiểm: học sinh đang học tại các trường mẫu giáo, nhà trẻ, tiểu học, phổ thông, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, cao đẳng, đại học. ™ Phạm vi bảo hiểm: bảo hiểm mọi tai nạn bất ngờ dẫn đến thương tật hoặc chết. 7. Bảo hiểm xe cơ giới SVTH: Trương Lê Thùy Dung – DH1TC3 5 Nâng cao hiệu quả & hạn chế rủi ro GVHD: Trần Thị Thanh Phương 7.1 Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe ™ Đối tượng bảo hiểm: đây là loại hình bảo hiểm bắt buộc theo nghị định 115/CP ngày 17/12/1997 của chính phủ áp dụng cho tất cả các loại xe cơ giới trên đường giao thông công cộng. ™ Phạm vi bảo hiểm: những thiệt mạng do lỗi của chủ xe gây ra về người và tài sản. 7.2 Bảo hiểm lái, phụ xe, chổ ngồi trên xe, tai nạn hành khách 7.3 Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe đối với hàng hóa trên xe 7.4 Bảo hiểm vật chất xe: tai nạn do xe đâm va, lật đổ, chảy nổ, bão lụt, sét đánh, động đất, mưa đá, mất cấp toàn bộ xe và các tai nạn bất ngờ khác. 8. Bảo hiểm hỏa hoạn & rủi ro đặc biệt khác ™ Đối tượng bảo hiểm: mọi tài sản của công ty, xí nghiệp sản xuất thương mại hay dịch vụ. ™ Phạm vi bảo hiểm: Tổn thất và tổn hại do hoả hoạn, sét, cháy, nổ hoặc do các rủi ro khác như: bão lụt, động đất, bạo động, đình công, ống hay bồn nước bị bể… Ngoài ra, có thể bảo hiểm thêm cho rủi ro tài chính, gián đoạn kinh doanh sau khi xảy ra tổn thất 9. Bảo hiểm xây dựng - lắp đặt ™ Người được bảo hiển: các nhà đầu tư, các nhà thầu tiến hành xây dựng các công trình, bao gồm cả các nhà thầu phụ, các đối tác liên quan đến công trình. ™ Đối tượng bảo hiểm: + Các công trình xây dựng: nhà ở, trụ sở làm việc, bệnh viện, trường học, nhà hát, nhà máy, đường giao thông bộ, sân bay, cầu, cảng,cống, đập, đường hầm, công trình cấp nước và một số công trình khác. + Các công trình lắp đặt, máy móc SVTH: Trương Lê Thùy Dung – DH1TC3 6 Nâng cao hiệu quả & hạn chế rủi ro GVHD: Trần Thị Thanh Phương ™ Phạm vi bảo hiểm: + Tổn thất vật chất: cháy, sét, nổ, máy bay rơi, lũ lụt, mưa, tuyết, lỡ, sóng thần, bão, động đất, tay nghề kém, thiếu kinh nghiệm, các sự cố bất ngờ.. + Trách nhiệm đối với người thứ 3 SVTH: Trương Lê Thùy Dung – DH1TC3 7 Nâng cao hiệu quả & hạn chế rủi ro GVHD: Trần Thị Thanh Phương CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ BẢO MINH AN GIANG Bảo Minh An Giang là một trong những chi nhánh trực thuộc Công ty Bảo Hiểm Thành Phố Hồ Chí Minh, hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY BẢO HIỂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 1. Vài nét về công ty Bảo Hiểm TP.Hồ Chí Minh Năm 1995 với sự ra đời của công ty Bảo Hiểm TP. Hồ Chí Minh (gọi tắt là Bảo Minh) đã phá vỡ thế độc quyền của tổng công ty Bảo Hiểm Việt Nam (gọi tắt là Bảo Việt) tại thị trường bảo hiểm Việt Nam từ năm 1965. Bảo Minh là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc bộ tài chính, được thành lập theo quyết định ngày 28/11/1994 của Bộ trưởng bộ tài chính, với số vốn điệu lệ 45 tỷ đồng, được phép kinh doanh mọi dịch vụ bảo hiểm trên phạm vi toàn lãnh thổ Việt Nam và quốc tế. Sau khi thành lập và đi vào hoạt động đến nay Bảo Minh đã thiết kế mạng lưới rộng khắp trên toàn quốc: • Hội sở chính (Văn phòng công ty) đặt tại: 26 Tôn Thất Đạm - Quận I – TP. Hồ Chí Minh. • Sáu phòng Bảo Hiểm Khu vực tại địa bàn TP. Hồ Chí Minh • 35 chi nhánh tại các địa phương, 12 văn phòng đại diện, hơn 20 đại lý chuyên nghiệp tại các tỉnh và hàng ngàn cộng tác viên. Đến nay, Bảo Minh đã đạt được tốc độ tăng trưởng +28%/ năm, thị trường bảo hiểm liên tục tăng và có tính ổn định: + Năm 1997: 21,15% + Năm 1998: 24% + Năm 1999: 24,5% + Năm 2000: 25,1% + Năm 2001: 27% SVTH: Trương Lê Thùy Dung – DH1TC3 8 Nâng cao hiệu quả & hạn chế rủi ro GVHD: Trần Thị Thanh Phương +Năm 2002: 28,08% Trong quá trình hoạt động Bảo Minh đã có mối quan hệ rộng rãi với các nhà môi giới bảo hiểm, tái bảo hiểm; có mối quan hệ chặt chẽ với các đại lý giám định, xét bồi thường, thông tin viên của các công ty, hội bảo hiểm nước ngoài Về hợp tác mở rộng, Bảo Minh đã liên doanh bảo hiểm trong cả 2 lĩnh vực: nhân thọ và phi nhân thọ: • Công ty Bảo Minh liên hiệp (UIC) là liên doanh bảo hiểm phi nhân thọ giữa Bảo Minh và hai công ty hàng đầu của Nhật Bản (YSUDA và MITSUI) với tổng số vốn đầu tư là 4.000.000 USD, trong đó Bảo Minh góp 51% vốn. • Công ty Bảo Minh CMG là liên doanh bảo hiểm nhân thọ giữa Bảo Minh và công ty hàng đầu của Úc, với tổng vốn đầu tư là 6.000.000 USD, trong đó Bảo Minh góp 50% vốn. • Bảo Minh tham gia góp 10% vốn cổ phần thành lập công ty Bảo Hiểm Cổ Phần Bưu Điện. • Ngoài ra, Bảo Minh còn có các hình thức đầu tư kinh doanh khác: khách sạn, tài chính... Ngày nay, Bảo Minh đã khẳng định là một trong những công ty bảo hiểm hàng đầu tại Việt Nam và ngày càng thể hiện uy tín của mình trên thị trường bảo hiểm khu vực và thế giới. 2. Thành lập chi nhánh Bảo Minh An Giang Chi nhánh Bảo Minh An Giang được thành lập theo quyết định số 206 BHQĐ/ TCCB ngày 03/09/1997 của giám đốc công ty Bảo Hiểm TP. HCM được phép kinh doanh các dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ trong và ngoài tỉnh An Giang • Văn phòng chính của chi nhánh đặt tại: 90. Trần Hưng Đạo – TP.Long Xuyên- An Giang. • Tên chi nhánh: Bảo Minh An Giang. • Điện thoại: (076)852093 - 856655 • Fax: (076) 857223 SVTH: Trương Lê Thùy Dung – DH1TC3 9 Nâng cao hiệu quả & hạn chế rủi ro GVHD: Trần Thị Thanh Phương Tuy mới thành lập và hoạt động trên 6 năm chi nhánh đã thành lập được hơn 11 phòng bảo hiểm ở các huyện thị trong tỉnh cùng đông đảo mạng lưới đại lý và cộng tác viên hoạt động xuống tận xã, phường trong tỉnh 3. Thị phần Bảng 1: THỊ PHẦN CÁC DOANH NGHIỆP THEO MỘT SỐ NGHIỆP VỤ CHÍNH TRONG BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ Tên doanh nghiệp Các nghiệp vụ Bảo Việt Bảo Minh Các doanh nghiệp bảo hiểm khác BH sức khỏe & TNCN 75,00% 14,60% 10,40% BH tài sản & BH thiệt hại 3,56% 8,16% 88,28% BH hàng hóa vận chuyển 42,04% 25,00% 32,96% BH hàng không 0,36% 99,64% 0,00% BH xe cơ giới 54,96% 29,45% 15,59% BH cháy nổ 46,39% 25,09% 28,52% BH thân tàu &TNDS chủ tàu 43,04% 24,51% 32,45% (Nguồn: Bản tin Bảo Hiểm – Bảo Minh ) Nhận xét: - Bảo Minh dẫn đầu về thị phần đối với nghiệp vụ bảo hiểm hàng không (99,64%). Hiện nay Bảo Minh đang có chính sách tập trung giữ vững và phát triển thị phần hàng đầu về bảo hiểm hàng không bằng cách kêu gọi Vietnam Airline tham gia vào công ty cổ phần trong tương lai khi bảo Minh tiến hành cổ phần hóa vào năm 2004. Đối với bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại thì Bảo Minh đang chiếm thị phần rất thấp (8,16%), công ty đang có chiến lược phát triển loại hình này ở một số thị trường trọng điểm như: TP.HCM, Hà nội, Đồng Nai, Sông Bé, Vũng Tàu bằng cách tăng cường công tác quảng cáo, tuyên truyền, thành lập một số đơn vị chuyên kinh doanh các nghiệp vụ đòi hỏi kỹ thuật cao này. SVTH: Trương Lê Thùy Dung – DH1TC3 10 Nâng cao hiệu quả & hạn chế rủi ro GVHD: Trần Thị Thanh Phương II. CHỨC NĂNG - NHIỆM VỤ - QUYỀN HẠN CỦA BẢO MINH AN GIANG 1. Chức Năng - Được trực tiếp giao dịch, ký kết và thực hiện các hợp đồng liên quan đến hoạt động bảo hiểm. - Thành lập quỹ bảo hiểm thông qua việc khai thác và xét nhận bảo hiểm theo phân cấp đối với các nghiệp vụ bảo hiểm được c
Tài liệu liên quan