Đề tài Nâng cao khả năng cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu

Khai thông thịtrường nôngsản hàng hóa là điều kiện tiên quyết đểthúc đẩysản xuất phát triển, đặc biệt trong môi trường cạnh tranh gaygắt nhưhiện nay. Nông sản hàng hóanước ta có thịphần tương đối khá trên thịtrường quốc tế, tuynhiên, trước mắt cũng nhưlâu dàichúng ta cần có những giải pháp vềkinh tế, tổchức sản xuất, khoa học và công nghệ. đểnâng cao khảnăng cạnh tranh và hiệu quảcủa nông sản xuất khẩu. Thực hiện đường lối đổimới của Đảng và Nhà nước, kinhtếnông nghiệp và nông thôn nước ta đã có những bước phát triển đángkể. Sản xuất nông nghiệp, tăng trưởng với nhịp độ cao và khá ổn định (tăng bình quân 4-4,5%/năm). Hình thành được nhiều vùngsản xuất chuyên canh,tập trung trên qui mô lớn và có tỷ xuất hàng hóa cao như: Lúa gạo vùng Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông cửu Long, cà phê vùng Tây Nguyên, cao su vùng Đông Nam Bộvà Tây Nguyên, chè vùng miền núi và trung du phía Bắc,cây có dầu vùng Duyên hải miền Trung, vùng cây ăn quả đặc sản.kim ngạch xuất khẩu ngày một tăng (bình quân 20%/năm). Những thành tựu đó đã góp phần quan trọng đưa đấtnước vượt qua thờikỳkhó khăn, ổn định kinh tế, chính trịvà xã hội, tạo tiền đề đểbước vào giai đoạn phát triểnmới CNH, HĐH. Tuy vậy, trước xu thếhội nhập, nhất là sau khi Việt Nam gia nhập khối ASEAN và AFTA, tuy có nhiềucơ hội đểphát huy lợi thếso sánh, tháo gỡhạn chếvề thịtrường xuất khẩu, tạo lập môi trường thương mại thuậnlợi, đểtrao đổi hàng hóa - dịch vụ,kỹthuậtvà thông tin. làcơsởvà động lực quan trọng cho tăng trưởng và pháttriển kinhtế. Nhưng cũng đang gặp phải những khó khăn và thách thức lớn vềsựcạnh tranh ngày một gay gắt của các nền kinh tế, mà chúng ta chưa cómấy lợi thế: Vềtrình độsản xuất, công nghiệp chếbiến, kinh nghiệmtrong thương mại. Do vậy, việc tiếp tục đổimới các chính sách và thể chế đẩymạnh sản xuất hàng hóa,nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quảhàng nôngsản xuất khẩu là sựcần thiết và có tínhcơbản, vừa trước mắt cũng nhưlâu dài, đểnước ta hội nhậpmột cách có hiệu quả.

pdf3 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1571 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Nâng cao khả năng cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nâng cao khả năng cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu TS Nguyễn Đình Long Khai thông thị trường nông sản hàng hóa là điều kiện tiên quyết để thúc đẩy sản xuất phát triển, đặc biệt trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Nông sản hàng hóa nước ta có thị phần tương đối khá trên thị trường quốc tế, tuy nhiên, trước mắt cũng như lâu dài chúng ta cần có những giải pháp về kinh tế, tổ chức sản xuất, khoa học và công nghệ... để nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả của nông sản xuất khẩu. Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, kinh tế nông nghiệp và nông thôn nước ta đã có những bước phát triển đáng kể. Sản xuất nông nghiệp, tăng trưởng với nhịp độ cao và khá ổn định (tăng bình quân 4-4,5%/năm). Hình thành được nhiều vùng sản xuất chuyên canh, tập trung trên qui mô lớn và có tỷ xuất hàng hóa cao như: Lúa gạo vùng Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông cửu Long, cà phê vùng Tây Nguyên, cao su vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên, chè vùng miền núi và trung du phía Bắc, cây có dầu vùng Duyên hải miền Trung, vùng cây ăn quả đặc sản... kim ngạch xuất khẩu ngày một tăng (bình quân 20%/năm). Những thành tựu đó đã góp phần quan trọng đưa đất nước vượt qua thời kỳ khó khăn, ổn định kinh tế, chính trị và xã hội, tạo tiền đề để bước vào giai đoạn phát triển mới CNH, HĐH. Tuy vậy, trước xu thế hội nhập, nhất là sau khi Việt Nam gia nhập khối ASEAN và AFTA, tuy có nhiều cơ hội để phát huy lợi thế so sánh, tháo gỡ hạn chế về thị trường xuất khẩu, tạo lập môi trường thương mại thuận lợi, để trao đổi hàng hóa - dịch vụ, kỹ thuật và thông tin... là cơ sở và động lực quan trọng cho tăng trưởng và phát triển kinh tế. Nhưng cũng đang gặp phải những khó khăn và thách thức lớn về sự cạnh tranh ngày một gay gắt của các nền kinh tế, mà chúng ta chưa có mấy lợi thế: Về trình độ sản xuất, công nghiệp chế biến, kinh nghiệm trong thương mại... Do vậy, việc tiếp tục đổi mới các chính sách và thể chế đẩy mạnh sản xuất hàng hóa, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả hàng nông sản xuất khẩu là sự cần thiết và có tính cơ bản, vừa trước mắt cũng như lâu dài, để nước ta hội nhập một cách có hiệu quả. 1. Kết quả và hạn chế trong sản xuất hàng nông sản xuất khẩu. Kể từ khi có Nghị quyết 10 của Bộ chính trị (4/1988) đến nay, xác định hộ nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ và giao quyền sử dụng ruộng đất ổn định lâu dài cho người nông dân, đã thực sự trở thành động lực khuyến khích sản xuất nông nghiệp và cùng với nhiều chính sách khác như: Giá cả thị trường, vốn và đầu tư dài hạn, phát triển khoa học và công nghệ... đã tạo đà cho sản xuất nông nghiệp phát triển khá toàn diện. GDP nông nghiệp chiếm 25,43% GDP của cả nước. Mức tăng trưởng bình quân của nông nghiệp trong giai đoạn 1990-1999 là 4,5%, đặc biệt là sản xuất lương thực và xuất khẩu nông sản, nhiều loại nông sản đã trở thành những mặt hàng xuất khẩu có tính chiến lược và vị thế trên thị trường quốc tế như: Xuất khẩu gạo đứng thứ 2 trên thế giới, chiếm tới 20% thị phần, cà phê đứng thứ 2 chiếm 15% thị phần, điều đứng hàng thứ 2 chiếm 10% thị phần, ngoài ra chè, cao su, hoa quả... cũng đã có bước phát triển đáng kể. Tuy vậy, vẫn còn nhiều tiềm năng và lợi thế chưa được khai thác và phát huy một cách tương xứng với tiềm năng vốn có, mà thể hiện tập trung trên một số mặt tồn tại sau: Một là, đã hình thành được một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung, chuyên canh, nhưng thiếu đồng bộ của các yếu tố sản xuất (điện, nước, thị trường, vốn, kỹ thuật,... và cơ sở hạ tầng còn yếu kém) làm hạn chế đến khả năng khai thác, phát huy các tiềm năng và lợi thế so sánh. - Khối lượng hàng hóa nông sản xuất khẩu, tuy được sản xuất từ các vùng chuyên canh, nhưng trình độ sản xuất và thâm canh của các đơn vị sản xuất (đặc biệt là hộ nông dân) trong vùng rất khác nhau. Sản xuất phân tán, thu gom là chính, chi phí cao, chất lượng thấp. Mặt khác đầu tư không đồng bộ, trên nhiều vùng không đủ khả năng cung cấp các dịch vụ phục vụ cho yêu cầu phát triển sản xuất như giống, thủy lợi (tưới tiêu), thu mua chế biến, vốn, thị trường... - Vốn và các dòng lưu chuyển vốn là một trong những yếu tố sản xuất quan trọng và năng động nhất trong môi trường thương mại và đầu tư hiện nay, nhưng mức độ đáp ứng chỉ mới đạt bình quân 50-55%, đang là bất cập lớn trước yêu cầu phát triển. - Cơ sở hạ tầng yếu kém, đặc biệt là giao thông vận tải (đường bộ, đường sắt, đường thủy, hàng không, bến cảng, kho bãi...) có những vùng diễn ra khá căng thẳng, bấp cập, như một điểm “nghẽn” của tăng trưởng. Hai là, công nghệ sau thu hoạch và chế biến đã được chú ý quan tâm, nhưng nhìn chung còn bất cập so với yêu cầu phát triển. Thiết bị công nghệ cũ, trình độ lạc hậu, chế biến tiêu hao nguyên liệu cao, nhưng chất lượng thấp, cơ cấu mặt hàng vừa đơn điệu, vừa tương tự các nước trong khu vực, nên ít có lợi thế trong cạnh tranh. Xuất khẩu chủ yếu dạng thô, nguyên liệu chiếm tới 70-75%, tỷ lệ sản phẩm chế biến sâu cho xuất khẩu còn thấp, bình quân chung chỉ mới đạt khoảng 20-25%. Trong khi đó tỷ lệ này ở các nước trong khối ASEAN đạt trên 50%. Thị trường xuất khẩu nhiều, nhưng thiếu các bạn hàng lớn và không vững chắc, còn phải xuất qua trung gian bị ép cấp, ép giá, hiệu quả không cao, mất lãi ròng, dẫn đến thu nhập của người sản xuất và người xuất khẩu thấp. Ba là, tổ chức hệ thống kinh doanh xuất khẩu nông sản tuy có nhiều thay đổi, nhưng năng lực kinh doanh và tổ chức phối hợp còn bộc lộ nhiều yếu kém, không hiệu quả, tình trạng lưu thông chồng chéo, tranh mua tranh bán gây tổn hại đến lợi ích chung và của người sản xuất. Mạng lưới thương nghiệp tuy được thiết lập, với nhiều doanh nghiệp trung ương và địa phương của nhiều ngành, nhiều cấp cùng quản lý và tham gia sản xuất - kinh doanh xuất khẩu “một ngành hàng, mặt hàng” song việc tổ chức hợp tác, hợp lực thiếu chặt chẽ, không hình thành rõ mối quan hệ ngành hàng (giữa sản xuất - chế biến - lưu thông phân phối...), nên vẫn nằm trong tình trạng nhiều nhưng vẫn thiếu, đông nhưng không mạnh. Dẫn đến tình trạng lộn xộn trên thị trường “nhiễu kênh, nhiễu sóng” mỗi khi có nhu cầu hàng hóa nông sản cho xuất khẩu “mua bán” mạnh ai nấy làm, phân tán cục bộ, tranh mua tranh bán, làm suy yếu lẫn nhau... gây thiệt hại tới lợi ích chung của xã hội và cả người sản xuất, xuất khẩu. Cơ chế chính sách thị trường luôn luôn thay đổi, nhiều khi thiếu tính khách quan, làm cho nhiều doanh nghiệp lúng túng, thiếu phương hướng hoạt động kinh doanh trước những thay đổi nhanh chóng của thị trường... Bốn là, môi trường thương mại tuy có nhiều thay đổi thuận lợi, nhưng các doanh nghiệp nói chung vẫn còn nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh. Nhìn chung các doanh nghiệp Việt Nam còn nhiều mặt bất cập và lệch pha trong sản xuất và thị trường như: Công nghệ, thông tin, thiếu vốn, thiếu bạn hàng lớn. Thiếu cả kinh nghiệm trong tiếp thị, tạo lập phát triển nâng cao vị thế của hàng nông sản trên thị trường thế giới... Phải hoạt động và đối mặt trong điều kiện cạnh tranh với các tập đoàn đa quốc gia hoặc các doanh nghiệp lớn có tiềm lực và kinh nghiệm trên các thương trường. Năm là, trong sản xuất - xuất khẩu nông sản còn chịu những tác động và ảnh hưởng, vượt ra khỏi khả năng điều chỉnh và kiểm soát của một nước. Sản xuất nông nghiệp còn phụ thuộc khá lớn vào các điều kiện thời tiết khí hậu, do vậy khả năng vẫn là khả năng (dù tính hiện thực rất cao), mà nó chứa đựng trong đó những bất trắc có thể chưa nhận biết được. 2. Một số giải pháp chủ yếu. Trong xu thế toàn cầu hóa và khu vực hóa, với sự tác động qua lại và ảnh hưởng lẫn nhau, đương nhiên nền nông nghiệp Việt Nam sẽ phải cạnh tranh gay gắt với nền nông nghiệp các nước, trước hết là các nước trong khối ASEAN. Trong điều kiện nền nông nghiệp nước ta trình độ còn thấp so với nhiều nước trên thế giới và khu vực, để hỗ trợ cho sức cạnh tranh của sản phẩm nồng nghiệp trong thương mại quốc tế, cần phải có những giải pháp đồng bộ. Thứ nhất: Tập trung nâng cao chất lượng các nguồn lực. Trước hết, là những cơ sở hạ tầng kỹ thuật quan trọng cho quá trình khai thác, phát huy và chuyển hóa các lợi thế như: Điện năng, giao thông, lao động kỹ thuật. Theo kinh nghiệm của nhiều nước cho thấy 3 yếu tố trên là những đầu mối tạo nên các điểm nghẽn (thắt cổ chai) của tăng trưởng. Việt Nam hiện nay, tuy có nhiều nỗ lực phát huy và nâng cao chất lượng các nguồn lực, song các vấn đề trên chưa thực sự phát triển vững chắc. Vì vậy trong thời gian tới, cần phải tập trung giải quyết có tính cơ bản cả 3 lĩnh vực. Điều này cũng đồng nghĩa với sự trợ giúp của Chính phủ cho các nhà sản xuất, để nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh, trên cơ sở cải thiện nâng cao chất lượng của các yếu tố đầu vào, tạo lợi thế so sánh của quốc gia. Thứ hai: Tạo lập và mở rộng thị trường. Mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản và phát triển sự giao lưu trao đổi nông sản trên các vùng, nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất - tiêu dùng. Coi trọng vai trò đặc thù “chợ, các tụ điểm thương mại” ở nông thôn, thành thị và sự gắn kết của các chợ nông thôn, các tụ điểm kinh tế - văn hóa kỹ thuật - thương mại - dịch vụ cho các vùng sản xuất hàng hóa. Thực hiện chính sách thương mại mở, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đổi mới công nghệ sản xuất - chế biến bảo quản. Đa dạng hóa các kênh lưu thông trên mọi cấp độ, một mặt vừa chú trọng các kênh lưu thông vừa và nhỏ phù hợp với qui mô cung - cầu ở thị trường các khu vực. Đồng thời đặc biệt quan tâm xây dựng các kênh, các cấp độ lưu thông hàng hóa lớn, đáp ứng nhu cầu của thị trường xuất khẩu và đủ sức mạnh hướng dẫn sản xuất trong nước như hỗ trợ vốn, khoa học và công nghệ cho sản xuất và bao tiêu sản phẩm Trên cơ sở nắm vững đặc điểm và khả năng từng loại nông sản, đầu tư tạo dựng những sản phẩm và ngành hàng chủ lực cho các thị trường xuất khẩu. Duy trì và phát triển quan hệ thương mại với các nước thuộc thị trường truyền thống, đặc biệt SNG và Đông Âu, vì đây là thị trường có nội dung trao đổi lớn và yêu cầu về chất lượng sản phẩm không khắt khe. Đồng thời phải vươn tới mở rộng và củng cố vị thế hàng nông sản trên thị trường khu vực và các thị trường mới như Tây Âu, EU, Trung Quốc, Nhật và các nước trong khối ASEAN... Thứ ba: Nâng cao chất lượng sản phẩm. Nguyên nhân có tính bao trùm cản trở khả năng và hiệu quả xuất khẩu nông sản là do chất lượng sản phẩm không cao, không ổn định, không đồng đều, khối lượng phân tán nhỏ bé, mẫu mã không hấp dẫn... Do vậy giải pháp về sản phẩm là giải pháp cơ bản có tính chiến lược lâu dài. Qui hoạch và đầu tư một cách đồng bộ tạo vùng sản xuất hàng hóa tập trung, và vùng nguyên liệu có chất lượng cao phục vụ cho chế biến và xuất khẩu. Nâng cao đầu tư và áp dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ, trước mắt cũng như lâu dài cần tập trung cho công tác nghiên cứu lai tạo giống, tạo ra những giống có năng suất, chất lượng cao. Đầu tư đổi mới công nghệ chế biến bảo quản. Thứ tư: Tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp nói chung và đối với các doanh nghiệp sản xuất - xuất khẩu nông sản nói riêng. Tiếp tục đổi mới chính sách thuế, chính sách đầu tư và chính sách ruộng đất. Nước ta tuy có nhiều tiềm năng và lợi thế sản xuất một số nông sản xuất khẩu có sức cạnh tranh trên thị trường thế giới và đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao. Song để khai thác có hiệu quả, đòi hỏi phải áp dụng đồng bộ các giải pháp kinh tế - tổ chức - khoa học và công nghệ, đặc biệt trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt và quyết liệt. Cùng với sự nỗ lực của các cơ sở sản xuất cần có sự quan tâm đồng bộ, nhiều mặt của Nhà nước, thực hiện chiến lược CNH, HĐH, nâng cao vị thế và hiệu quả sản xuất nông nghiệp Việt Nam.
Tài liệu liên quan