Đề tài Nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp tại Việt Nam khi vừa tốt nghiệp ra trường của sinh viên quản trị kinh doanh

Khi bạn đang đứng trên một con tàu lênh đênh trên đại dương, thật là khủng khiếp khi bạn không hề biết con thuyền đó đang đi về đâu và đi về hướng nào? Lúc đó bạn phải làm thế nào? Ai là người sẽ cho bạn biết con thuyền đang đi vê đâu. Nếu bạn được giao chức vụ thuyền trưởng trên tàu, bạn sẽ lái con tàu đó đi về đâu? Bạn phải cần gì để đi đưa con tàu cập bến, bạn phải làm gì để các thủy thủ của bạn luôn tin tưởng và sát cánh cùng bạn vượt qua đại dương

pdf61 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1270 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp tại Việt Nam khi vừa tốt nghiệp ra trường của sinh viên quản trị kinh doanh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ----------------- CÔNG TRÌNH DỰ THI GIẢI THƯỞNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN “NHÀ KINH TẾ TRẺ – NĂM 2010” TÊN CÔNG TRÌNH: NÂNG CAO KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG NHU CẦU TUYỂN DỤNG CỦA DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM KHI VỪA TỐT NGHIỆP RA TRƯỜNG CỦA SINH VIÊN QUẢN TRỊ KINH DOANH THUỘC NHÓM NGÀNH: KHOA HỌC KINH TẾ LỜI NÓI ĐẦU Khi bạn đang đứng trên một con tàu lênh đênh trên đại dương, thật là khủng khiếp khi bạn không hề biết con thuyền đó đang đi về đâu và đi về hướng nào? Lúc đó bạn phải làm thế nào? Ai là người sẽ cho bạn biết con thuyền đang đi vê đâu. Nếu bạn được giao chức vụ thuyền trưởng trên tàu, bạn sẽ lái con tàu đó đi về đâu? Bạn phải cần gì để đi đưa con tàu cập bến, bạn phải làm gì để các thủy thủ của bạn luôn tin tưởng và sát cánh cùng bạn vượt qua đại dương. Điều tôi muốn nói ở đây là gì? Khi bạn là một lãnh đạo trong một tổ chức, nếu như bạn nói với nhân viên bạn không biết tổ chức của mình đang đi về đâu thì tôi không biết phải nói như thế nào về viễn cảnh của tổ chức bạn trong tương lai. Điều này giống như thuyền trưởng và các thủy thủ trên tàu không biết đi về đâu giữa đại dương vậy. Lúc đó chỉ có thể dựa vào sự may mắn mới có thể vượt bão tố để đưa tàu cập bến. Một người lãnh đạo giống như vị thuyền trưởng vậy? Bạn phải luôn sáng suốt để có thể dẫn dắt tổ chức của mình đi đúng hướng, về bến an toàn và tiếp tục chinh phục hàng ngàn bến bờ khác. Bạn là một con người trẻ , bạn chọn cho mình mơ ước trở thành nhà quản trị kinh doanh thành đạt trong tương lai. Bạn đã chuẩn bị gì cho ước mơ của bạn. Hôm nay bạn chọn theo học ngành quản trị kinh doanh, điều đó có đủ chưa. Bạn sẽ trở thành nhà quản trị tài ba sau khi học xong đại học không? Bạn có biết không? Bạn chính là một thuyền trưởng đấy, bạn chính là một nhà lãnh đạo đó. Điều mà bạn lãnh đạo chính là cuộc đời của bạn, bạn phải xác định đúng mục tiêu của cuộc đời mình giống như một thuyền trưởng đang lái con tàu để đưa những mục tiêu của mình cập bến. Bất cứ một tổ chức nào thì vị trí và vai trò của nhà lãnh đạo luôn rất quan trọng. Bất cứ ai cũng muốn mình sẽ trở thành người lãnh đạo tài ba. Đó là những con người rất xuất sắc, trong họ hội tụ rất nhiều yếu tố; kiến thức, kỹ năng, kỹ thuật ứng xử... Họ có thể trải qua rèn luyện, trải qua thực tế để tích tụ kiên thức của mình. Họ góp phần làm cho xã hội tốt đẹp hơn... Xã hội càng thay đổi, việc học kiến thức bằng thực tiễn sẽ không còn phù hợp nữa, bạn có sẵn sàng bỏ ra một khoảng thơi gian khá dài để trải nghiệm thực tiễn không? Có một phương pháp ta có thể rút ngắn được thời gian tích tụ kiến thức trong thời đại ngày nay, đó là học từ sách. Sách là nơi tích tụ vô vàng kiến thức trong quá khứ mà ta có thể đúc kết kinh nghiệm. Là kho tàng kiên thức vô giá mà bạn có thể đầu tư, và dĩ nhiên bạn cũng phải biết cách vận dụng kiến thức đó trong thực tế, nếu không bạn sẽ không được gì cả. Chính vai trò quan trọng của nhà lãnh đạo và sự rèn luyện bằng cách học tập lịch sư đó, rất nhiều trường đại học tại Việt Nam đã đào tạo chuyên ngành Quản trị Kinh doanh với mục đích đào tạo ra những nhà lãnh đạo tài ba đóng góp cho xã hội. Nhưng một thực tiễn tại Việt Nam hiện nay, rất nhiều bạn sinh viên học đại học không vận dụng được kiến thức vào thực tiễn trong công việc, và họ phải mất một khoảng thời gian để tích lũy kinh nghiệm, một hạn chế rất nhiều đã cản trở họ thăng tiến. Và rất nhiều doanh nghiệp kêu thiếu nhân sự. Kiến thức bạn không vận dụng được hay bạn chọn sai công ty? Làm thế nào để doanh nghiệp tại Việt Nam và sinh viên mới tốt nghiệp ra trường có thể hòa nhập với nhau? Lí do là gì đã khiến họ không thể nắm bắt được công việc? Làm thế nào để khắc phục tình trạng đó? Với niềm đam mê phát triển nghề nghiệp của mình, chúng tôi tiến hành tìm hiểu nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp, để giải quyết được hai vấn đề sinh viên quản trị kinh doanh cần chuẩn bị những gì đê có thể khắc phục được tình trạng trên và thăng tiến nhanh hơn trong sự nghiệp của mình. Mời bạn tham khảo đề tài “ NÂNG CAO KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG NHU CẦU TUYỂN DỤNG CỦA DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM SKHI VỪA TỐT NGHIỆP RA TRƯỜNG CỦA SINH VIÊN QUẢN TRỊ KINH DOANH”. 4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN .................................................................................................5 1.1 Khái niêm..........................................................................................................................5 1.1.1 Quản trị là gì? ............................................................................................................5 1.1.2 Nhà quản trị ................................................................................................................5 1.2 Khái niệm về doanh nghiệp................................................................................................6 1.2.1 Doanh nghiệp.......................................................................................................6 1.2.2 Các loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam..............................................................6 1.3 Các yêu cầu cơ bản khi tuyển dụng nhân viên của doanh nghiệp hiện nay tại Việt Nam......8 1.3.1Bối cảnh kinh tế:..........................................................................................................8 1.3.2Các yêu cầu cơ bản ....................................................................................................13 1.3.3 Năng lực của sinh viên quản trị kinh doanh ...............................................................16 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CỦA SINH VIÊN QUẢN TRỊ KINH DOANH HIỆN NAY KHI MỚI RA TRƯỜNG .......................................................................................20 2.1 Tổng quan .......................................................................................................................20 2.1.1 Lương ..................................................................................................................20 2.1.2 Nghề nghiệp :.....................................................................................................21 2.1.3 Môi trường làm việc .................................................................................................23 2.2 Vấn đề học tập của sinh viên quản trị kinh doanh.............................................................26 2.2.1 Nhận thức và thái độ học tập của sinh viên quản trị kinh doanh .................................26 2.2.2 Kết quả học tập.........................................................................................................32 2.3 Kỹ năng mềm của sinh viên quản trị ................................................................................37 2.5 kết luận ............................................................................. Error! Bookmark not defined. CHƯƠNG 3:YÊU CẦU TUYỂN DỤNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY .........................................................................................................................................48 3.1 Các yêu cầu chủ yếu khi tuyển dụng nhân viên của doanh nghiệp ....................................49 3.2 Đánh giá của doanh nghiệp đối với sinh viên quản trị khi mới ra trường...........................52 CHƯƠNG 4: BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC………………………………………………57 4.1 Tổng quan……………………………………………………………………… ..57 4.2 Ý kiến……………………………………………………………………………58.. KẾT LUẬN………………………………………………………………………………60 5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Khái niệm, đặc điểm , vai trò của ngành quản trị ? 1.1.1 Quản trị là gì? Theo Mary Parker Follett “ Quản trị là nghệ thuật đạt được mục đích thông qua người khác”. Định nghĩa này cho rằng nhà quản trị đạt được mục tiêu của tổ chức bằng cách xắp sếp giao việc cho người khác thực hiện chứ không chỉ tự mình hoàn thành công việc. Koontz và O’Donnel: “ Có lẽ không lĩnh vực hoạt động nào cùa con người quan trọng hơn là công việc quản lý, bởi vì mọi nhà quản trị ở mọi cấp độ và trong cơ sở đều có nhiệm vụ cơ bản là thiết kế và duy trì một môi trường mà trong đó mà các cá nhân làm việc với nhau trong các nhóm có thể hoàn thành các nhiệm vụ và mục tiêu đã định”. Phát biểu này nhấn mạnh đến sự cần thiết phải thiết kế một bộ máy quản lý hữu hiệu để có thể điều hành, phối hợp hoạt động của toàn bộ tổ chức hướng tới mục tiêu đã đề ra. Theo Robert Kreitner đã đưa ra” Quản trị là một tiến trình làm việc với con người và thông qua con người nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức trong một môi trường luôn thay đổi.Trọng tâm của quá trình này là sử dụng hiệu nguồn lực có giới hạn”. Trong các định nghĩa trên, có thể nhận thấy  Quản trị là hoạt động cần thiết khách quan khi con người cùng làm việc với nhau.  Quản trị là hoạt động hướng về mục tiêu.  Quản trị là sử dụng có hiệu quả nguồn lực để đạt được mục tiêu.  Con người đóng vai trò rất quan trọng trong quản trị. Hoạt động quản trị chịu sự tác động của môi trường biến động không ngừng. 1.1.2 Nhà quản trị 6 Trong một tổ chức có hai loại người: những nhà quản lý và những nhà thừa hành. Người thừa hành là những người trực tiếp một công việc hay một nhiệm vụ và không có trách nhiệm trông coi công việc của người khác. Nhà quản trị là người nắm giữ vị trí đặc biệt trong một tổ chức, được giao quyền hạn và trách nhiệm điều khiển và giám sát công việc của người khác, nhằm hoàn thành mục tiêu chung của tổ chức. (Quản trị học, NXB Phương Đông,TS.Phan Thị Minh Châu) 1.2 Khái niệm về doanh nghiệp 1.2.1 Doanh nghiệp Theo luật doanh nghiệp 2005 thì: Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh. 1.2.2 Các loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối, được tổ chức dưới hình thức công ty nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn. Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào. Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài 1. Nhà đầu tư nước ngoài được liên doanh với nhà đầu tư trong nước để đầu tư thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần, công ty hợp danh theo quy định của Luật Doanh nghiệp và pháp luật có liên quan. 7 2. Doanh nghiệp thành lập theo quy định tại khoản 1 Điều này được liên doanh với nhà đầu tư trong nước và với nhà đầu tư nước ngoài để đầu tư thành lập tổ chức kinh tế mới theo quy định của Luật Doanh nghiệp và pháp luật có liên quan. 3. Doanh nghiệp thực hiện đầu tư theo hình thức liên doanh có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam, được thành lập và hoạt động kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Công ty trách nhiệm hữu hạn có hai hình thức: công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên và công trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên, số thành viên tối đa của công ty trách nhiệm hữu hạn là 50. Công ty trách nhiệm hữu hạn không được phát hành cổ phần. Công ty cổ phần: là doanh nghiệp trong đó vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần, cổ đông tổi thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa. Công ty hợp danh: Phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh); ngoài các thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn; Công ty tư nhân: Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào. Hợp tác xã: Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể do các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân (sau đây gọi chung là xã viên) có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của Luật này để phát huy sức mạnh tập 8 thể của từng xã viên tham gia hợp tác xã, cùng giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Hợp tác xã hoạt động như một loại hình doanh nghiệp, có tư cách pháp nhân, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính trong phạm vi vốn điều lệ, vốn tích lũy và các nguồn vốn khác của hợp tác xã theo quy định của pháp luật. 1.3 Các yêu cầu cơ bản khi tuyển dụng nhân viên của doanh nghiệp hiện nay tại Việt Nam 1.3.1Bối cảnh kinh tế: 1.3.1.1 Thế giới Sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2007, bắt nguồn từ bong bóng nhà đất tại Mỹ đã lang rộng sang các nước khác, và hiện nay tất cả các nước đang dần dần khôi phục lại nền kinh tế. Hoạt động của các công ty trở nên khó khăn hơn, họ phải cắt giảm các hoạt động hoặc phải thay đổi lại cơ cấu nếu như muốn tồn tại, chính vì thế tỷ lệ thất nghiệp trên toàn thế giới đã gia tăng. Để có thể cứu vãn tình thế và khôi phục nền kinh tế, các nước đã phải chi ra những gói cứu trợ khổng lồ dành cho các công ty. Bên cạnh đó nền kinh tế thế giới cũng có những bước thay đổi to lơn, khi Trung Quốc chở thành chủ nợ lớn nhất của Mỹ. Trái với khu vực doanh nghiệp Nhà nước trì trệ dưới những chỉ thị kế hoạch hoá, kinh nghiệm tồn tại của khu vực phi hình thức và các thị trường song song đã làm cho Việt Nam sớm thừa nhận kế hoạch hoá tập trung đã không vận hành tốt. Sự thừa nhận này đã được củng cố thêm nhờ hiệu ứng "giới thiệu thành tựu" của các nền kinh tế láng giềng Đông Á theo định hướng thị trường tăng trưởng nhanh. Điều này giải thích việc Việt Nam đã nhanh chóng áp dụng những biện pháp cải cách một cách toàn diện hơn, phù hợp với tổng thể khung cảnh kinh tế vĩ mô, mặc 9 dù quản lý kinh tế vĩ mô còn thiếu nhiều công cụ thông dụng của các nền kinh tế thị trường. +Giai đoạn trước đổi mới Hệ thống kế hoạch hoá tập trung trước “Đổi Mới”. Việt Nam đã theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung kiểu Liên xô từ 1975 cho cả hai miền Bắc và Nam cho đến 1986, trong đó hệ thống kinh tế bị quản lý cao độ. Khu vực nông nghiệp rộng lớn bị tập thể hoá thành các hợp tác xã sản xuất và phân phối. Giá xuất xưởng và thương mại nông sản được xác định theo phương thức hành chính. Tem phiếu lương thực - hợp thành một phần tiền lương của công nhân viên chức - chỉ dùng được trong các cửa hàng nhà nước. Thương mại giữa các tỉnh bị hạn chế. Hơn nữa, về trợ cấp đầu vào và tiêu thụ đầu ra, các doanh nghiệp Nhà nước phải thực hiện theo những chỉ thị của Trung ương. Các doanh nghiệp này phải chuyển những khoản tiền định trước hàng năm vào ngân sách, bất kể kết quả tài chính của doanh nghiệp, và thường phải vay ngân hàng để tài trợ cho các hoạt động thường xuyên. Tuy nhiên, không giống như trường hợp khối Đông âu, trên thực tế kế hoạch hoá tập trung chưa được áp dụng sâu sắc ở Việt Nam. Vì thiếu một bộ máy có tổ chức, kế hoạch hoá tập trung chỉ được đưa vào một cách dè dặt và có mức độ; việc tập thể hoá và tập trung hoá cũng chưa được quán triệt đầy đủ. Vẫn tồn tại một di sản thị trường mạnh, đặc biệt là ở miền Nam Việt Nam, tạo thuận lợi cho những cải cách dựa trên thị trường sau này. + Giai đoạn sau đổi mới Trước khi hội nhập WTO Những kết quả cải cách kinh tế chủ yếu. Trong bước đầu, Việt Nam đã bắt đầu quá trình cải cách bằng tự do hoá giá cả và thương mại, cả trong thị trường nội địa lẫn trong các giao dịch quốc tế. Nhờ đó, những quyết định sản xuất, tiêu dùng 10 và đầu tư của các tác nhân kinh tế ngày càng dựa trên các tín hiệu của thị trường. Tiếp theo, là những cải cách có tính hệ thống để chuyển cơ chế quản lý kinh tế sang hệ thống dựa trên thị trường. Những cải cách này đã phi tập thể hoá khu vực nông nghiệp - khu vực vốn chưa được cơ khí hoá như ở các nước Đông âu - và đề cao hộ gia đình như là đơn vị sản xuất cơ sở, tăng quyền tự chủ lớn hơn cho các doanh nghiệp Nhà nước, và khuyến khích hội nhập nhiều hơn vào nền kinh tế thế giới. Các biện pháp này cũng được hỗ trợ bởi cải cách đất đai nhằm động viên sản xuất nông nghiệp và tăng thu nhập nội địa, nhờ đó giữ được mức tiêu dùng và cầu gộp tương đối tốt. Đồng thời khu vực tư nhân quy mô nhỏ nhưng rộng lớn đang có phản ứng mạnh để tăng đầu tư và cơ hội buôn bán, và bù lại mức suy giảm sản xuất do cầu nhập khẩu từ khối các nước Đông Âu biến mất. Đặc biệt, việc tháo gỡ các hạn chế thương mại và các biện pháp tự do hoá giá cả đã mở ra những kích thích tiền tệ - gần như vắng mặt trong các nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung - có tác dụng nhanh chóng hỗ trợ vào việc nâng cao tỷ lệ sử dụng các nguồn lực, nhất là trong khu vực nông nghiệp. Cũng trong giai đoạn này, mở cửa ra thế giới bên ngoài của Việt Nam đã định hướng lại luồng ngoại thương từ khối Đông Âu sang khu vực đồng tiền chuyển đổi. Các luồng ngoại thương tăng lên cũng kéo theo bùng nổ đầu tư trực tiếp nước ngoài (trong các năm 1992-1996) và viện trợ quốc tế. Kết quả là cho đến nay Việt Nam đã tích luỹ được dự trữ ngoại tệ ở mức cần thiết so với gần như không có trước cải cách. Kể từ khi đổi mới năm 1986, Việt Nam đã đạt được những thành tựu ấn tượng về tăng trưởng và giảm đói nghèo. Mặc dù vậy, nếu nhìn vào cơ cấu kinh tế thì có những biểu hiện đáng lo ngại, với trên 60% lao động nông nghiệp và 70% dân số sống ở khu vực nông thôn nên về cơ bản Việt Nam vẫn còn là một quốc gia nông nghiệp. Sau một thời kỳ ban đầu tăng trưởng kinh tế nhanh, nền kinh tế Việt Nam đã đi vào một giai đoạn khó khăn trong giai đoạn 1997-2000. Vì những đổi mới 11 kinh tế không được tiếp tục mạnh mẽ, tốc độ tăng trưởng bắt đầu chậm dần và độ tăng trưởng của tất cả các ngành kinh tế bị giảm trong 4 năm này. Tiêu dùng nội địa và tiêu dùng tư nhân sút dần. Đầu tư thực tế của khu vực tư nhân và nhà nước đều giảm hoặc chậm đi. Đầu tư nước ngoài trực tiếp giảm rất nhanh và giảm liên tục. Tích lũy hàng hoá không bán được tăng nhanh và lên mức báo động. Khu vực doanh nghiệp nhà nước là vấn đề nan giải số một vì nó tiếp tục là nguồn lãng phí, tham nhũng, và là lực cản những cố gắng đổi mới và cải thiện; nhất là vì trong khu vực này, tỷ lệ các bất động sản tập trung nhưng không sử dụng rất lớn và tỷ lệ sử dụng khả năng sản xuất trong phần lớn các ngành công nghiệp đều thấp. Các hoạt động thương mại với nước ngoài bị thu hẹp nhanh. Chênh lệch giàu và người nghèo có xu hướng gia tăng. Cùng với mô hình phát triển hướng nội thay thế nhập khẩu và nhất là sự chững lại của các cải tổ cơ cấu từ 1997, cuộc khủng hoảng tài chính 1997-1998 trong khu vực Châu Á gây thêm khó khăn, làm gia tăng những khó khăn nội tại của nền kinh tế Việt Nam là nguyên nhân chính gây ra mức tăng trưởng chậm lại. Điều nghịch lý là một trong những khó khăn lớn nhất của Việt Nam là cung lớn hơn cầu trong khi mức sống của người dân còn rất thấp, do đó càng đòi hỏi phải nhanh chóng tìm ra những chính sách kinh tế hiệu quả hơn nhằm sớm thoát khỏi tình trạng này. Sau khi hội nhập WTO Sau khi trở thành thành viên chính thức thứ 150 của WTO vào ngày 11/1/2007, nền kinh tế Việt Nam đã có những tác bước phát triển tích cực. Cho phép đưa nền kinh tế tiếp cận với nhiều lợi ích, đối tác và là cơ hội để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng cũng như hội nhập toàn diện với đời sống kinh tế thế giới. Trong đó, tác động mạnh nhất, lớn nhất thuộc lĩnh vực kinh tế đối ngoại như xuất - nhập khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài… 12 Cụ thể, năm 2007, kim ngạch xuất khẩu đạt 48,6 tỷ USD, tăng 21,9% so với năm 2006; năm 2008, kim ngạch xuất khẩu đạt gần 63 tỷ USD, tăng 29,5% so với năm 2007. Đặc
Tài liệu liên quan