Đề tài Nâng cao kỹnăng tự đánh giá của thiếu niên tại các trung tâm bảo trợxã hội trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh bằng chương trình giáo dục ngoại khoá

Kết quảkhảo sát trên 152 thiếu niên tại các trung tâm bảo trợxã hội trên địa bàn thành phốHồChí Minh cho thấy, các em đã có kỹnăng tự đánh giá nhưng chỉ ởmức trung bình. Có thểnâng cao kỹnăng này của thiếu niên thông qua các biện pháp tác động như: giáo dục chuyên đề, sinh hoạt chuyên đềkết hợp với thường xuyên nhắc nhởcác em thực hành tự đánh giá. Sau khi thực nghiệm, nhận thức của thiếu niên vềkỹnăng tự đánh giá được nâng lên đáng kể, hầu hết thiếu niên ởnhóm thực nghiệm đã thực hiện đúng tuần tựbốn bước trong quy trình tự đánh giá (ĐTB = 2,60). Nếu như ởnhóm đối chứng, các em chỉthỉnh thoảng tự đánh giá bản thân (ĐTB = 3,4) thì thiếu niên ởnhóm thực nghiệm đã thường xuyên thực hành kỹnăng tự đánh giá (ĐTB = 4,1). Ngoài ra, đa phần thiếu niên ởnhóm thực nghiệm đã tự đánh giá phù hợp với đánh giá của thầy cô và bạn bè (80,1%), chỉcòn lại 19,9% thiếu niên tự đánh giá không phù hợp.

pdf6 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1471 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Nâng cao kỹnăng tự đánh giá của thiếu niên tại các trung tâm bảo trợxã hội trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh bằng chương trình giáo dục ngoại khoá, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(43).2011 158 NÂNG CAO KỸ NĂNG TỰ ĐÁNH GIÁ CỦA THIẾU NIÊN TẠI CÁC TRUNG TÂM BẢO TRỢ XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH BẰNG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC NGOẠI KHOÁ IMPROVEMENT OF TEENAGERS’ SELF-ASSESSMENT SKILLS IN HO CHI MINH CITY’S SOCIAL SPONSOR CENTERS Bùi Hồng Quân Sở Lao động Thương binh và Xã hội TP HCM Huỳnh Văn Sơn Trường Đại học Sư phạm TP HCM TÓM TẮT Kết quả khảo sát trên 152 thiếu niên tại các trung tâm bảo trợ xã hội trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh cho thấy, các em đã có kỹ năng tự đánh giá nhưng chỉ ở mức trung bình. Có thể nâng cao kỹ năng này của thiếu niên thông qua các biện pháp tác động như: giáo dục chuyên đề, sinh hoạt chuyên đề kết hợp với thường xuyên nhắc nhở các em thực hành tự đánh giá. Sau khi thực nghiệm, nhận thức của thiếu niên về kỹ năng tự đánh giá được nâng lên đáng kể, hầu hết thiếu niên ở nhóm thực nghiệm đã thực hiện đúng tuần tự bốn bước trong quy trình tự đánh giá (ĐTB = 2,60). Nếu như ở nhóm đối chứng, các em chỉ thỉnh thoảng tự đánh giá bản thân (ĐTB = 3,4) thì thiếu niên ở nhóm thực nghiệm đã thường xuyên thực hành kỹ năng tự đánh giá (ĐTB = 4,1). Ngoài ra, đa phần thiếu niên ở nhóm thực nghiệm đã tự đánh giá phù hợp với đánh giá của thầy cô và bạn bè (80,1%), chỉ còn lại 19,9% thiếu niên tự đánh giá không phù hợp. ABSTRACT The results of the survey on 152 teenagers at the social sponsor centers in Ho Chi Minh City showed that they had self-assessment skills but these skills were only at an average level. Their skills can be improved through the impacts of such measures as special education and special activities in conjunction with regularly reminding them to practice self-assessment skills. After the experiment, the teenagers’ awareness of self-assessment was significantly improved. Most of the teenagers in the experimental group complied with the sequence of four steps in the process of self assessment (Average score = 2.60). While in the control group, they sometimes assessed themselves (Average score = 3.4), the teenagers in the experimental group regularly practiced self-assessment skills (Average score = 4.1). In addition, most of the teenagers in the experimental group assessed themselves in line with their teachers’ and friends’ evaluation (80. 1%) and only 19.9% of the teenagers’ had inappropriate self-assessment. 1. Đặt vấn đề Trong quá trình phát triển tâm lý cá nhân, đến tuổi thiếu niên (TN), sự phát triển của tự ý thức, tự đánh giá (TĐG) là một trong những nét nổi bật của nhân cách. TN thường tự phân tích nhân cách của mình và coi sự phân tích nhân cách đó như là một phương tiện cần thiết để điều chỉnh, tổ chức những mối quan hệ đối với bạn bè, với người lớn. Nhìn chung, TN thường TĐG mình cao hơn so với thực tế . Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là liệu có sự khác nhau về sự TĐG và kỹ năng (KN) TĐG giữa những TN có TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(43).2011 159 hoàn cảnh sống bình thường với những TN có hoàn cảnh đặc biệt – bị bỏ rơi, mồ côi, lang thang…? Hiện nay, trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có mười ba trung tâm bảo trợ xã hội, trong đó có 06 trung tâm thực hiện chức năng nuôi dưỡng, bảo trợ thanh thiếu niên (03 trung tâm chuyên nuôi dưỡng thanh thiếu niên khuyết tật; 03 trung tâm còn lại nuôi dưỡng, bảo trợ thanh thiếu niên phát triển bình thường về thể chất). Đối tượng được đưa vào các trung tâm này là những thanh thiếu niên khuyết tật, bị bỏ rơi, mồ côi, không liên lạc được với gia đình hay gia đình quá nghèo không có khả năng nuôi dưỡng phải đi lang thang kiếm sống… Với hoàn cảnh xuất thân đặc biệt như vậy, các em đánh giá về bản thân mình như thế nào – tích cực hay tiêu cực, khách quan hay chủ quan… bởi TĐG là khâu quan trọng để các em chọn lựa cho mình một tương lai: hòa nhập, học tập, học nghề, về gia đình hay tiếp tục lang thang và thậm chí là trở thành kẻ tội phạm. Quan trọng hơn, KN TĐG của các em ở mức độ nào? Chỉ khi nào xác định được thực trạng KN TĐG của các em mới có thể đề ra những biện pháp tác động nhằm nâng cao nó. Trong phạm vi bài báo này, chúng tôi xác định: kỹ năng tự đánh giá là sự đánh giá đúng đắn về mặt bên ngoài và những khả năng, năng lực, những phẩm chất nhân cách của bản thân bằng cách vận dụng những tri thức, kinh nghiệm và thực hiện đúng các thao tác của quá trình tự đánh giá. 2. Giải quyết vấn đề Hoạt động thực nghiệm nâng cao kỹ năng tự đánh giá của thiếu niên được tiến hành trong thời gian 04 tháng trên 40 thiếu niên của Làng thiếu niên Thủ Đức (Làng) được chia thành hai nhóm: nhóm đối chứng gồm 20 thiếu niên và nhóm thực nghiệm gồm 20 thiếu niên. Nội dung thực nghiệm bao gồm: Thứ nhất, giáo dục chuyên đề về kỹ năng tự đánh giá nhằm giúp thiếu niên hiểu được vai trò của tự đánh giá và các thao tác trong quy trình tự đánh giá do nhóm chuyên gia về tâm lý thực hiện. Đồng thời, đưa ra các yêu cầu, các bài tập để thiếu niên tự đánh giá bản thân và đặt ra các tình huống giả định có liên quan đến tự đánh giá để thiếu niên ứng xử. Thứ hai, tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề về kỹ năng tự đánh giá bao gồm các nội dung: ôn lại những kiến thức về tự đánh giá, kỹ năng tự đánh giá; giao các bài tập tự đánh giá cho thiếu niên thực hiện gắn với kiểm tra, đánh giá kết quả do các thầy cô tại Làng thực hiện. Thứ ba, các thầy cô tại Làng thường xuyên nhắc nhở thiếu niên thực hiện các bài tập tự đánh giá cũng như thực hành kỹ năng tự đánh giá trong cuộc sống hàng ngày. Quá trình thực nghiệm được chia thành ba giai đoạn: giai đoạn khảo sát trước thực nghiệm và chuẩn bị tác động; giai đoạn tiến hành thực nghiệm; giai đoạn khảo sát, đánh giá sau thực nghiệm. Có bốn nhóm tiêu chí để đánh giá xem mức độ kỹ năng tự đánh giá của thiếu niên đạt mức thấp, trung bình hay cao là: nhận thức (hiểu biết về vai trò tự đánh giá, về TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(43).2011 160 các bước trong quy trình tự đánh giá); thao tác (cách tiếp nhận thông tin về bản thân, căn cứ khi tự đánh giá, thực hiện các bước trong quy trình tự đánh giá, mức độ thực hành kỹ năng tự đánh giá); tính phù hợp (giữa tự đánh giá của thiếu niên với đánh giá của thầy cô, bạn bè); thực hiện các bài tập tự đánh giá (kể ra ưu điểm và nhược điểm của bản thân, xác định hình ảnh bản thân trong tương lai, ứng xử với các tình huống giả định). 3. Kết quả nghiên cứu và bình luận Kết quả khảo sát trước thực nghiệm cho thấy, không có sự khác biệt về mức độ kỹ năng tự đánh giá giữa nhóm thực nghiệm với nhóm đối chứng. Cả hai nhóm đều có kỹ năng tự đánh giá ở mức trung bình. Các em chưa hiểu hết vai trò của tự đánh giá trong cuộc sống và chỉ biết một chút về kỹ năng tự đánh giá. Hầu hết thiếu niên thực hiện không đúng các bước trong quy trình tự đánh giá; khi tiếp nhận thông tin nhận xét của người khác, các em thường chỉ quan tâm, lắng nghe những gì mình thích và chỉ thỉnh thoảng tự đánh giá bản thân. Các em đã kể được một số ưu, nhược điểm của bản thân; xác định được cho mình hình ảnh sau 5, 10, 15 năm nữa và có cách ứng xử với các tình huống giả định tương đối phù hợp. Phần lớn thiếu niên tự đánh giá bản thân cao hơn so với đánh giá của thầy cô, bạn bè, hay nói cách khác, tính phù hợp giữa tự đánh giá của thiếu niên với đánh giá của thầy cô, bạn bè ở mức thấp (chỉ có 32,36% thiếu niên tự đánh giá phù hợp). 2.925 2.950 2.288 2.313 1.983 1.976 0.000 0.500 1.000 1.500 2.000 2.500 3.000 Nhận thức Thao tác Thực hiện bài tập TĐG Nhóm ĐC Nhóm TNg Biểu đồ 1.1. Mức độ kỹ năng tự đánh giá của thiếu niên ở nhóm đối chứng (ĐC) và nhóm thực nghiệm trước thực nghiệm (TNG) Trong quá trình thực nghiệm, khi tổ chức giáo dục chuyên đề về kỹ năng tự đánh giá cho thiếu niên, các em tham gia hết sức nhiệt tình và hào hứng nhưng cũng đầy lạ lẫm khi lần đầu tiên tiếp cận vấn đề này. Khi được hỏi về việc thực hiện các thao tác tự đánh giá, có rất ít em có thể trả lời được. Đối với các bài tập về tự đánh giá như: hãy cho biết, em là người như thế nào; em có ưu điểm và nhược điểm gì; ước mơ của em là TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(43).2011 161 gì; em thử hình dung sau 5 năm, 10 năm, 15 năm nữa mình sẽ như thế nào… lúc đầu khi thực hiện, các em khá lúng túng và chưa thực hiện được hết các yêu cầu của bài tập. Sau buổi giáo dục chuyên đề của nhóm chuyên gia, các thầy cô tại Làng đã chủ trì tổ chức sinh hoạt chuyên đề cho thiếu niên. Trong các buổi sinh hoạt chuyên đề, thầy cô ôn lại những kiến thức về tự đánh giá bằng các hình thức sinh động như thông qua các câu chuyện, các tình huống thực tế hay các trò chơi… Về thực hành kỹ năng tự đánh giá, các thầy cô sử dụng những bài tập mà nhóm chuyên gia đã sử dụng để giao cho thiếu niên thực hiện nhưng tăng dần về độ khó qua từng buổi sinh hoạt. Bên cạnh đó, giáo viên còn xây dựng các tình huống giả định để các em tập ứng xử. Qua đó, sẽ kiểm tra được mức độ kỹ năng tự đánh giá của thiếu niên và cũng giúp thiếu niên có thể ứng dụng kỹ năng tự đánh giá vào các trường hợp cụ thể. Bên cạnh đó, các thầy cô ở Làng còn thường xuyên nhắc nhở thiếu niên phải thực hành tự đánh giá bản thân. Sau khi tiến hành các hoạt động như trên, kết quả khảo sát sau thực nghiệm cho thấy, mức độ kỹ năng tự đánh giá của thiếu niên ở nhóm thực nghiệm đã được cải thiện rõ rệt. 2.975 4.150 2.288 2.975 1.983 2.671 0.000 0.500 1.000 1.500 2.000 2.500 3.000 3.500 4.000 4.500 Nhận thức Thao tác Thực hiện bài tập TĐG Nhóm ĐC Nhóm TNg Biểu đồ 1.2. Mức độ kỹ năng tự đánh giá của thiếu niên ở nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm sau thực nghiệm Về mặt nhận thức, kết quả khảo sát cho thấy, nếu như thiến niên nhóm đối chứng cho rằng tự đánh giá có vai trò “bình thường” (ĐTB = 2,60) thì nhóm thực nghiệm đã hiểu được rằng tự đánh giá có vai trò “quan trọng” (ĐTB = 4,15). Mức độ hiểu biết của nhóm thực nghiệm về kỹ năng tự đánh giá là “biết nhiều” (ĐTB = 4,15) so với “biết một chút” của nhóm đối chứng (ĐTB = 3,35). Điều này có thể khẳng định, qua các hoạt động thực nghiệm, nhận thức của thiếu niên về vấn đề tự đánh giá đã được nâng lên đáng kể. Về kỹ thuật thao tác, đây là tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá mức độ kỹ năng TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(43).2011 162 tự đánh giá của thiếu niên. Nếu như ở nhóm đối chứng, khi người khác nhận xét, đánh giá về mình, đa phần thiếu niên thường chỉ lắng nghe những gì mình thích (ĐTB = 2,3) thì các em ở nhóm thực nghiệm đã biết lắng nghe và tiếp thu tất cả những nhận xét, đánh giá của người khác dù là nhận xét tích cực hay tiêu cực, đúng hay chưa đúng (ĐTB = 2,7). Trong quá trình tự đánh giá, các em ở nhóm thực nghiệm đã biết kết hợp những nhận xét, đánh giá của người khác với suy nghĩ chủ quan của mình, tức là kết hợp yếu tố khách quan và chủ quan để có thể tự đánh giá một cách chính xác nhất (ĐTB của tiểu thang đo này sau khi tiến hành thực nghiệm ở nhóm thực nghiệm là 2,50 so với 1,90 ở nhóm đối chứng). Quan trọng nhất, sau khi tiến hành thực nghiệm, hầu hết thiếu niên ở nhóm thực nghiệm đã thực hiện đúng tuần tự bốn bước trong quy trình tự đánh giá (ĐTB = 2,60). Nếu như ở nhóm đối chứng, các em chỉ thỉnh thoảng tự đánh giá bản thân (ĐTB = 3,4) thì thiếu niên ở nhóm thực nghiệm đã thường xuyên thực hành kỹ năng tự đánh giá (ĐTB = 4,1). Về kết quả thực hiện các bài tập tự đánh giá của thiếu niên ở nhóm thực nghiệm cao hơn hẳn so với nhóm đối chứng sau khi tiến hành thực nghiệm. Hầu hết các em đã kể ra được đủ 5 ưu điểm (ĐTB tăng từ 1,64 lên 2,70) cũng như nhược điểm của mình (ĐTB tăng từ 1,43 lên 2,57). Đồng thời, các em cũng đã xác định được cho mình hình ảnh sau 5, 10, 15 năm nữa một cách hết sức rõ ràng cùng với một “lộ trình” cụ thể để có thể hiện thực hóa những hình ảnh đó (ĐTB tăng từ 1,59 lên 2,6). Cách ứng xử với các tình huống giả định của thiếu niên ở nhóm thực nghiệm phù hợp hơn so với nhóm đối chứng (ĐTB = 2,70 so với 2,24). Điều này chứng tỏ, các em đã nhận thức rõ hơn về các giá trị bản thân, tự tin hơn, mạnh dạn hơn. Kết quả này cũng cho thấy, kỹ năng tự đánh giá của thiếu niên đã được tăng lên đáng kể nên các em mới có thể có cách ứng xử phù hợp, hợp lý trước các tình huống giả định. Về tính phù hợp giữa tự đánh giá của thiếu niên với đánh giá của thầy cô, bạn bè được tăng lên đáng kể. Ở nhóm đối chứng, đa phần thiếu niên tự đánh giá không phù hợp và có xu hướng cao hơn so với đánh giá của thầy cô, chỉ có 32,36% thiếu niên tự đánh giá phù hợp. Sau khi tiến hành thực nghiệm, đa phần thiếu niên ở nhóm thực nghiệm đã tự đánh giá phù hợp với đánh giá của thầy cô và bạn bè (80,1%), chỉ còn lại 19,9% thiếu niên tự đánh giá không phù hợp. 4. Kết luận Có thể kết luận các biện pháp áp dụng trong quá trình thực nghiệm đã có tác dụng tích cực đối với việc nâng cao kỹ năng tự đánh giá của thiếu niên. Điều này cho thấy rằng, hoàn toàn có thể nâng cao kỹ năng tự đánh giá của thiếu niên tại các trung tâm bảo trợ xã hội thông qua các biện pháp giáo dục chuyên đề, sinh hoạt chuyên đề về kỹ năng tự đánh giá kết hợp với thường xuyên nhắc nhở các em thực hành kỹ năng tự đánh giá. Đây cũng là kinh nghiệm mà những nhà giáo dục, giáo dục viên tại các trung tâm bảo trợ xã hội có thể quan tâm để có những áp dụng thử nghiệm tiếp theo để giúp cho những học viên đang trưởng thành sẽ vững tin hơn bước vào cuộc sống. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(43).2011 163 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Thanh Bình (2007), Giáo trình giáo dục kỹ năng sống, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội. [2] Việt Hà (2000), Tìm hiểu bản thân tự hoàn thiện mình, Nhà xuất bản Tổng hợp, Đồng Nai. [3] Đào Lan Hương (2000), Nghiên cứu sự tự đánh giá thái độ học tập môn toán của sinh viên Cao đẳng Sư phạm Hà Nội, Luận án Tiến sỹ Tâm lý học, Đại học Sư phạm Hà Nội. [4] Đỗ Ngọc Khanh (2005), Nghiên cứu sự tự đánh giá của học sinh trung học cơ sở ở Hà Nội, Luận án Tiến sỹ Tâm lý học, Đại học Sư phạm Hà Nội. [5] Huỳnh Văn Sơn (2009), Nhập môn kỹ năng sống, Nhà xuất bản Giáo dục. [6] Huỳnh Văn Sơn (2010), Mô hình kỹ năng sống hiện đại, Trường Đội Lê Duẩn, Hà Nội.
Tài liệu liên quan