Xuất phát từ nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa duy vật về lịch sử: tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, đồng thời những tư tưởng tiên tiến, lý luận cách mạng có vai trò rất to lớn đối với sự tồn tại và phát triển xã hội, C.Mác chỉ ra: “lý luận cũng sẽ trở thành lực lượng vật chất một khi nó thâm nhập vào quần chúng” [33, tr. 25]. Lênin khẳng định: “không có lý luận cách mạng thì không có phong trào cách mạng” [24, tr. 30]. “chỉ có Đảng nào có được một lý luận tiên phong hướng dẫn thì mới có khả năng làm tròn vai trò chiến sĩ tiên phong” [24, tr.32]. Để làm tròn sứ mệnh của mình, Đảng cộng sản không chỉ nắm vững lý luận tiên phong, mà còn phải trang bị cho quần chúng lý luận tiên phong đó; cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, chỉ khi nào quần chúng giác ngộ, tự giác chiến đấu với niềm tin khoa học vào sự thắng lợi thì cách mạng mới thành công.
Với ý nghĩa đó trong mỗi giai đoạn cách mạng Đảng cộng sản Việt Nam luôn coi trọng công tác tư tưởng, lý luận nói chung và công tác tuyên truyền chính trị nói riêng. Công tác tuyên truyền là một trong những lực lượng xung kích của Đảng góp phần cùng cả nước tạo nên những thắng lợi trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội (CNXH), thực hiện công nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH) vì mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ và văn minh.
Đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, đã và đang xuất hiện nhiều vấn đề phức tạp, to lớn và cấp bách cần được nhận thức đúng và giải quyết kịp thời. Trên thế giới cũng đang diễn ra nhiều sự kiện có tính “đảo lộn”, cực kì phức tạp, hàng ngày hàng giờ đang tác động vào tư tưởng, tình cảm của hàng triệu đảng viên và quần chúng nhân dân; cuộc đấu tranh chống lại “diễn biến hòa bình” của địch diễn ra vô cùng gay gắt, đặc biệt trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận và thông tin. Các thế lực thù địch ra sức lợi dụng những khó khăn khủng hoảng của CNXH để tấn công ráo riết vào học thuyết Mác - Lênin, con đường và chế độ xã hội chủ nghĩa (XHCN), hòng làm lung lạc niềm tin của cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân.
Để giành thế chủ động trên mặt trận tư tưởng, lý luận, chúng ta phải coi trọng việc lãnh đạo và tổ chức phối hợp thật tốt các kênh tuyên truyền; đặc biệt, phải coi trọng xây dựng đội ngũ báo cáo viên (BCV) từ Trung ương đến cơ sở vững mạnh, đủ phẩm chất, năng lực, trình độ lý luận chính trị (LLCT), nắm bắt và phản ánh đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; các xu hướng biến động đời sống xã hội, nhằm định hướng tuyên truyền, giáo dục thuyết phục quần chúng sát điều kiện thực tế của địa phương.
Thực tế cho thấy, đội ngũ BCV các cấp nói chung, đội ngũ BCV đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói riêng còn thiếu chuyên nghiệp, trình độ LLCT còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cách mạng. Vì vậy, nâng cao trình độ LLCT cho đội ngũ BCV ở nước ta hiện nay nói chung, địa phương và cơ sở nói riêng, là nhiệm vụ có ý nghĩa lý luận và thực tiễn hết sức cấp bách.
Với tính cấp thiết đó tác giả chọn đề tài: “Nâng cao trình độ LLCT cho đội ngũ BCV của Đảng bộ cấp huyện ở ĐBSCL hiện nay (qua thực tế Long An)” làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ khoa học triết học.
96 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2369 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao trình độ LLCT cho đội ngũ BCV của Đảng bộ cấp huyện ở đồng bằng sông Cửu Long hiện nay (qua thực tế Long An), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Xuất phát từ nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa duy vật về lịch sử: tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, đồng thời những tư tưởng tiên tiến, lý luận cách mạng có vai trò rất to lớn đối với sự tồn tại và phát triển xã hội, C.Mác chỉ ra: “lý luận cũng sẽ trở thành lực lượng vật chất một khi nó thâm nhập vào quần chúng” [33, tr. 25]. Lênin khẳng định: “không có lý luận cách mạng thì không có phong trào cách mạng” [24, tr. 30]. “chỉ có Đảng nào có được một lý luận tiên phong hướng dẫn thì mới có khả năng làm tròn vai trò chiến sĩ tiên phong” [24, tr.32]. Để làm tròn sứ mệnh của mình, Đảng cộng sản không chỉ nắm vững lý luận tiên phong, mà còn phải trang bị cho quần chúng lý luận tiên phong đó; cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, chỉ khi nào quần chúng giác ngộ, tự giác chiến đấu với niềm tin khoa học vào sự thắng lợi thì cách mạng mới thành công.
Với ý nghĩa đó trong mỗi giai đoạn cách mạng Đảng cộng sản Việt Nam luôn coi trọng công tác tư tưởng, lý luận nói chung và công tác tuyên truyền chính trị nói riêng. Công tác tuyên truyền là một trong những lực lượng xung kích của Đảng góp phần cùng cả nước tạo nên những thắng lợi trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội (CNXH), thực hiện công nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH) vì mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ và văn minh.
Đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, đã và đang xuất hiện nhiều vấn đề phức tạp, to lớn và cấp bách cần được nhận thức đúng và giải quyết kịp thời. Trên thế giới cũng đang diễn ra nhiều sự kiện có tính “đảo lộn”, cực kì phức tạp, hàng ngày hàng giờ đang tác động vào tư tưởng, tình cảm của hàng triệu đảng viên và quần chúng nhân dân; cuộc đấu tranh chống lại “diễn biến hòa bình” của địch diễn ra vô cùng gay gắt, đặc biệt trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận và thông tin. Các thế lực thù địch ra sức lợi dụng những khó khăn khủng hoảng của CNXH để tấn công ráo riết vào học thuyết Mác - Lênin, con đường và chế độ xã hội chủ nghĩa (XHCN), hòng làm lung lạc niềm tin của cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân.
Để giành thế chủ động trên mặt trận tư tưởng, lý luận, chúng ta phải coi trọng việc lãnh đạo và tổ chức phối hợp thật tốt các kênh tuyên truyền; đặc biệt, phải coi trọng xây dựng đội ngũ báo cáo viên (BCV) từ Trung ương đến cơ sở vững mạnh, đủ phẩm chất, năng lực, trình độ lý luận chính trị (LLCT), nắm bắt và phản ánh đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; các xu hướng biến động đời sống xã hội, nhằm định hướng tuyên truyền, giáo dục thuyết phục quần chúng sát điều kiện thực tế của địa phương.
Thực tế cho thấy, đội ngũ BCV các cấp nói chung, đội ngũ BCV đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói riêng còn thiếu chuyên nghiệp, trình độ LLCT còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cách mạng. Vì vậy, nâng cao trình độ LLCT cho đội ngũ BCV ở nước ta hiện nay nói chung, địa phương và cơ sở nói riêng, là nhiệm vụ có ý nghĩa lý luận và thực tiễn hết sức cấp bách.
Với tính cấp thiết đó tác giả chọn đề tài: “Nâng cao trình độ LLCT cho đội ngũ BCV của Đảng bộ cấp huyện ở ĐBSCL hiện nay (qua thực tế Long An)” làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ khoa học triết học.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Vấn đề nâng cao trình độ LLCT cho đội ngũ cán bộ đã có một số công trình nghiên cứu trên tạp chí và luận văn như sau:
- “Năng lực tư duy lý luận trong quá trình đổi mới tư duy”, của Nguyễn Ngọc Long, Tạp chí Cộng sản, số 10, 1987.
- “Quan hệ giữa lý luận và chính trị”, của Nguyễn Thế Phấn, Tạp chí Cộng sản, số 8, 1982.
- “Góp phần bàn thêm khái niệm chính trị”, của Hồ Tấn Sáng, Tạp chí Sinh hoạt lý luận, số 5, 1995.
- “Vai trò của lý luận đối với quá trình đổi mới xã hội ở nước ta hiện nay”, của Phạm Đình Đạt, Luận văn thạc sĩ triết học, 1993.
- “Nâng cao trình độ LLCT cho đội ngũ cán bộ quản lý sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam hiện nay”, của Trần Thị Yến Ninh, Luận văn thạc sĩ triết học, 1998.
- “Nâng cao trình độ LLCT cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý cấp huyện ở tỉnh Cao Bằng trong giai đoạn hiện nay”, của Nông Văn Tiềm, Luận văn thạc sĩ triết học, 2001.
- “Nâng cao trình độ LLCT cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp cơ sở ơ tỉnh Hưng Yên trong giai đoạn hiện nay” của Nguyễn Thị Hồng Lê, Luận văn thạc sĩ triết học, 2004.
Các tác giả trên đã đề cập ở những góc độ khác nhau về LLCT, trình độ LLCT của đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý nói chung hoặc cán bộ quản lý sản xuất kinh doanh… Nhưng vấn đề nâng cao trình độ LLCT cho đội ngũ BCV các cấp của Đảng, cụ thể là cấp huyện ở ĐBSCL vẫn còn là mảng trống cần được tiếp tục nghiên cứu.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở phân tích thực trạng trình độ LLCT của đội ngũ BCV Đảng bộ cấp huyện ở ĐBSCL (qua thực tế Long An), đề xuất một số phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm từng bước nâng cao trình độ LLCT cho đội ngũ này.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Chỉ rõ vai trò LLCT đối với hoạt động của người BCV.
- Phân tích thực trạng nâng cao trình độ LLCT của đội ngũ BCV Đảng bộ cấp huyện ở ĐBSCL (qua thực tế Long An).
- Đề xuất một số phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm từng bước nâng cao trình độ LLCT cho đội ngũ BCV Đảng bộ cấp huyện ở ĐBSCL
4. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu việc nâng cao trình độ LLCT cho đội ngũ BCV Đảng bộ cấp huyện ở ĐBSCL trong giai đoạn hiện nay (qua thực tế Long An).
5. Cơ sở lý luận và phương pháp luận nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận:
Vận dụng lý luận chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng ta về đào tạo bồi dưỡng LLCT cho cán bộ.
5.2. Phương pháp luận nghiên cứu:
Dựa trên cơ sơ phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy về lịch sử, cùng với những phương pháp nghiên cứu khoa học cụ thể: phân tích, tổng hợp, thống kê, điều tra xã hội học.
6. Những đóng góp mới về khoa học của luận văn
Góp phần làm sáng tỏ yêu cầu cấp thiết phải nâng cao trình độ LLCT cho đội ngũ BCV Đảng bộ cấp huyện ĐBSCL, qua đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao trình độ LLCT cho đội ngũ BCV này.
Kết quả nghiên cứu luận văn có thể giúp cho các cấp ủy Đảng, hệ thống các Trường Chính trị tham khảo và vận dụng trong việc nghiên cứu , xây dựng tiêu chuẩn đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tuyên truyền của Đảng trong tình hình mới.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và các phụ lục, luận văn chia làm 3 chương, 6 tiết.
Chương 1
LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ
ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA NGƯỜI BÁO CÁO VIÊN
1.1. BẢN CHẤT VÀ ĐẶC TRƯNG CỦA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
1.1.1 Bản chất của lý luận chính trị
Lịch sử xã hội loài người trước hết là lịch sử của thực tiễn cải tạo tự nhiên, xã hội. Để làm được điều đó con người phải có tri thức. Tri thức không phải là cái sẵn có trong đầu óc con người mà được hình thành và bổ sung trong quá trình tác động cải tạo thế giới. Từ những tri thức, kinh nghiệm thực tiễn, con người trừu tượng hóa, khái quát hóa, để hình thành nên lý luận về một lĩnh vực hiện thực nhất định của đời sống xã hội, định hướng cho thực tiễn.
Có thể chia tri thức đạt được thành: tri thức kinh nghiệm và tri thức lý luận. Không nên đồng nhất kinh nghiệm với tri thức cảm tính, hoặc đồng nhất lý luận với tri thức lý tính, vì trong kinh nghiệm ít nhiều có tính khái quát hóa, có yếu tố lý tính, tri thức kinh nghiệm là cơ sở để khái quát thành lý luận, lý luận là kết quả khái quát hóa kinh nghiệm.
Tri thức kinh nghiệm là tri thức thu nhận được chủ yếu từ quan sát trực tiếp đời sống hàng ngày, trong lao động sản xuất, chiến đấu và thực nghiệm. Tri thức kinh nghiệm của con người bước đầu đã mang tính trừu tượng hóa, khái quát hóa, song còn nhiều hạn chế. Nó mới đem lại cho con người sự hiểu biết về các mặt riêng lẻ, bên ngoài của sự vật. Tri thức kinh nghiệm còn rời rạc, chưa tạo thành chỉnh thể, phạm vi áp dụng hẹp. Khi nhận xét về tri thức kinh nghiệm Ăngghen nói: “Sự quan sát dựa vào kinh nghiệm tự nó không bao giờ có thể chứng minh được đầy đủ tính tất yếu” [35, tr. 718].
Xét về bản chất, lý luận là hệ thống tri thức được khái quát từ thực tiễn phản ánh những mối liên hệ tất nhiên, bản chất, mang tính quy luật của các sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan; lý luận không tự phát hình thành mà thông qua hoạt động tự giác của các nhà lý luận. Không phải cứ có nhiều kinh nghiệm là có lý luận, lý luận không phải là số cộng giản đơn của các kinh nghiệm; tri thức lý luận có tính trừu tượng và khái quát cao, có thể đem lại cho con người những hiểu biết sâu sắc về bản chất, về tính tất yếu, tính quy luật của các sự vật hiện tượng.
Tri thức kinh nghiệm và tri thức lý luận có quan hệ biện chứng, kinh nghiệm là cơ sở để các nhà lý luận tổng kết, khái quát hóa thành lý luận. Lý luận thực sự là khoa học khi nó khái quát từ những kinh nghiệm thực tiễn phản ánh cái tất yếu, cái bản chất, những mối liên hệ bản chất của các sự vật hiện tượng. Kinh nghiệm và lý luận là hai trình độ khác nhau trong quá trình nhận thức, nhưng ranh giới giữa chúng cũng chỉ là tương đối; sự chuyển hóa giữa hai quá trình này tạo nên những vòng khâu phát triển liên tục, tạo nên bước nhảy về chất trong nhận thức của con người. Vậy lý luận là gì? Hiện nay, có rất nhiều định nghĩa khác nhau về lý luận theo nhiều quan điểm tiếp cận khác nhau.
Trong từ điển triết học: “Lý luận là hệ thống những tri thức đã được khái quát, tạo ra một quan niệm hoàn chỉnh về các quy luật và mối liên hệ cơ bản của hiện thực” [58, tr. 341].
Trong từ điển tiếng Việt: “Lý luận là hệ thống những tư tưởng được khái quát từ kinh nghiệm thực tiễn, có tác dụng chỉ đạo thực tiễn. Lý luận là những kiến thức được khái quát hóa và hệ thống hóa trong một lĩnh vực nào đó” [48, tr. 561].
Trong Diễn văn khai mạc lớp học lý luận khóa I trường Nguyễn Ái Quốc, ngày 7/ 9/ 1957 Hồ Chí Minh coi: “Lý luận là sự tổng kết kinh nghiệm của loài người là tổng hợp những tri thức về tự nhiên và xã hội tích trữ lại trong quá trình lịch sử” [42, tr. 497].
Mặc dù có nhiều cách tiếp cận khác nhau nhưng tựu trung lại đều thống nhất ở chỗ: Lý luận là sự khái quát những kinh nghiệm thực tiễn, là sự tổng hợp những tri thức về tự nhiên, xã hội được tích lũy trong quá trình hoạt động lịch sử của con người; phản ánh mối liên hệ bản chất, mang tính quy luật của các sự vật hiện tượng trong một lĩnh vực nào đó của hiện thực khách quan và có vai trò hướng dẫn hoạt động thực tiễn. Trong điều kiện hiện nay, lý luận ngày càng có vai trò quan trọng đối với hoạt động của con người.
Trong xã hội có giai cấp, giai cấp thống trị muốn giữ vững địa vị thống trị thì phải có lý luận của mình, nói đến Đảng chính trị, đồng thời phải nói đến LLCT của Đảng ấy.
Để hiểu LLCT, chúng ta cần làm rõ thêm khái niệm chính trị: chính trị là một hiện tượng xã hội đặc biệt xuất hiện từ khi xã hội phân chia thành giai cấp, nhà nước. Thuật ngữ chính trị xuất phát từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là công việc có liên quan đến nhà nước, nghệ thuật cai trị nhà nước, là phương pháp nhất định để thực hiện các mục tiêu của quốc gia.
Trong lịch sử nhân loại, chính trị đã từng được coi là lĩnh vực hoạt động, là công cụ đặc quyền của nhóm người thống trị đối với người bị trị, là đặc quyền của tầng lớp trên, thậm chí của một người được coi là “thiên tử”. Tư tưởng dân chủ ra đời là một bước tiến của lịch sử: chính trị trở thành công việc đông đảo của quần chúng nhân dân, mọi người có quyền tham gia vào chính trị, vào công việc của nhà nước… tuy nhiên, mức độ này phụ thuộc vào những điều kiện kinh tế, văn hóa xã hội của mỗi công dân.
Nhà Triết học Hy lạp cổ đại – Platon cho rằng, chính trị là nghệ thuật cai trị, cai trị bằng sức mạnh là độc tài còn cai trị bằng thuyết phục mới đích thực là chính trị.
Nhà xã hội học Đức đầu thế kỷ XX – Max Weber quan niệm, chính trị là khát vọng tham gia quyền lực hay ảnh hưởng đến sự phân chia quyền lực giữa các quốc gia, bên trong quốc gia, hay giữa các tập đoàn người bên trong quốc gia. Chính trị là những mong muốn và những tương tác khách quan của cộng đồng người đối với quyền lực v.v…
Các quan niệm trên tuy có những nhân tố hợp lý, nhưng chưa đề cập đến nội dung cơ bản của phạm trù chính trị như là thực thể tồn tại bên trong đời sống xã hội với những cấp độ khác nhau, liên quan đến những công việc của nhà nước.
Với thế giới quan khoa học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác- Lênin đưa ra cách hiểu đúng đắn về chính trị. C.Mác cho rằng:
Tuyệt đối từ bỏ chính trị là không thể được, tất cả các tờ báo chủ trương từ bỏ chính trị cũng đều làm chính trị. Vấn đề chỉ là làm chính trị như thế nào và làm loại chính trị gì? Vả chăng đối với chúng ta không thể từ bỏ chính trị. Đảng Công nhân với tư cách là chính Đảng đã tồi tại trong phần lớn các nước. Chúng ta không được phá hoại nó bằng cổ vũ từ bỏ chính trị. Thực tiễn của cuộc sống hiện đại, sự áp bức chính trị của chính phủ hiện tồn tại với công nhân nhằm mục đích chính trị cũng như xã hội đều buộc giáo dục công nhân dù muốn hay không cũng phải làm chính trị. Cổ vũ họ từ bỏ chính trị có nghĩa là đẩy họ vào vòng tay của chính trị tư sản. Từ bỏ chính trị là hoàn toàn không thể được, đặc biệt sau công xã Pari đã đưa hoạt động chính trị của giai cấp vô sản vào chương trình nghị sự [34, tr. 551-552].
Như vậy bản chất giai cấp của hoạt động chính trị đã được C.Mác xác định rõ: chính trị là hoạt động thực hiện lợi ích giai cấp, lợi ích giai cấp khác nhau thì mục đích chính trị cũng khác nhau.
Theo Lênin, “Chính trị có tính lôgic khách quan của nó, không phụ vào những dự tính cá nhân này hay cá nhân khác, của đảng này hay đảng khác” [25, tr.246]. Chính trị luôn tồn tại và gắn liền những điều kiện lịch sử cụ thể, không phụ thuộc ý chí chủ quan của một ai, hay giai cấp, chính Đảng nào. “Chính trị là sự tham gia vào những công việc của nhà nước, là vạch hướng đi cho nhà nước, việc xác định những hình thức nhiệm vụ, nội dung hoạt động của nhà nước” [28, tr.404]. Chính trị là cuộc đấu tranh giữa các giai cấp, là thái độ của giai cấp vô sản đang đấu tranh tự giải phóng mình chống giai cấp tư sản toàn thế giới … chính trị của chúng ta lúc này là xây dựng nhà nước về mặt kinh tế “. Lênin còn chỉ rõ:
Chính trị là quan hệ giữa các giai cấp – là cái quyết định vận mệnh của các nước Cộng hòa. Bộ máy là công cụ bổ trợ, nó càng vững mạnh chừng nào thì càng tốt và càng có ích hơn cho sự biến đổi. Nhưng nếu không có năng lực chấp hành sứ mệnh đó, thì nó cũng chẳng còn có tác dụng gì nữa [30, tr. 482-483].
Như vậy, vấn đề mà Lênin quan tâm là: “năng lực chấp hành sứ mệnh” của giai cấp. Năng lực này không chỉ phụ thuộc vào ý chí, nguyện vọng của giai cấp mà còn phụ thuộc trình độ dân trí, trình độ văn hóa của quần chúng nhân dân: “một người không biết chữ là người đứng ngoài chính trị; trước hết phải dạy a, b, c, d… cho họ đã. Không thế thì không thể có chính trị; không thế thì chỉ có những tin đồn đại, những chuyện nhảm nhí, những chuyện hoang đường, những thiên kiến chứ không phải chính trị”. [31, tr. 87-88]
“Quần chúng có hàng triệu, và chính trị thì bắt đầu ở nơi nào có hàng triệu người, không phải ở nơi có hàng nghìn người mà ở đâu có hàng triệu người thì ở đó có một chính trị nghiêm túc” [29, tr. 20].
Như vậy theo Lênin, phạm trù chính trị được hiểu:
* Chính trị là lợi ích, là đấu tranh giai cấp.
* Cái căn bản nhất của chính trị là việc tổ chức chính quyền, quyền lực nhà nước.
* Chính trị là biểu hiện tập trung của kinh tế, đồng thời chính trị không thể không chiếm vị trí hàng đầu so với kinh tế.
* Văn hóa là cơ sở để xây dựng nền chính trị tiến bộ.
* Chính trị là lĩnh vực phức tạp, nhạy cảm nhất, liên quan đến vận mệnh hàng triệu người, giải quyết vấn đề chính trị vừa khoa học, vừa nghệ thuật.
Từ cách tiếp cận về khái niệm lý luận và chính trị ở trên, có thể khái quát chung về LLCT như sau: LLCT là lý luận về chính trị phản ánh trực tiếp tập trung lợi ích giai cấp, một chính Đảng nhất định trong xã hội; là cơ sở lý luận cho hệ thống các quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách của một Đảng hay một giai cấp để giành, giữ và thực thi quyền lực nhà nước.
Đối với giai cấp vô sản lý luận chủ nghĩa Mác- Lênin là LLCT, lý luận này là hệ tư tưởng của giai cấp vô sản và chính Đảng Cộng sản. Từ những năm 20 của thế kỷ XX, chủ nghĩa Mác- Lênin được truyền bá vào phong trào công nhân, phong trào yêu nước Việt Nam nhằm thành lập chính Đảng Cộng sản Việt Nam. Hồ Chí Minh từng nói, Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm nòng cốt … Đảng mà không có chủ nghĩa như người không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam và Người khẳng định: “Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng học thuyết chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mạng nhất là chủ nghĩa Lênin” [38, tr. 268]. Chính vì vậy, trong tiến trình cách mạng Đảng ta luôn kiên định và lấy chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng cho hành động cách mạng. Đối với giai cấp công nhân Việt Nam, LLCT là lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, là LLCT của Đảng cộng sản Việt Nam.
Trong sự nghiệp đổi mới, Đảng ta khẳng định, đổi mới phải nắm vững bản chất cách mạng và khoa học chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ đã chỉ rõ:
Kiên trì chủ nghĩa Mác- Lênin là vấn đề có tính nguyên tắc số một của Đảng ta. Trung thành với chủ nghĩa Mác- Lênin có nghĩa là nắm vững bản chất cách mạng, khoa học của chủ nghĩa Mác- Lênin, vận dụng một cách đúng đắn thích hợp với điều kiện nước ta, góp phần phát triển chủ nghĩa Mác- Lênin một cách sáng tạo và cùng với chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng [10, tr. 127].
Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn qua 20 năm đổi mới, Đảng ta khẳng định, từ đại hội VII một bước tiến mới trong tư duy lý luận của Đảng ta là nhận thức đầy đủ hơn, sâu sắc hơn vai trò, vị trí của tư tưởng Hồ Chí Minh, khẳng định chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng của Đảng, kim chỉ nam cho hành động cách mạng. Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả vận dụng sáng tạo, phát triển sáng tạo của chủ nghĩa Mác- Lênin vào thực tiễn cụ thể nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X Đảng ta khẳng định:
Trong quá trình đổi mới phải kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH trên nền tảng chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Đổi mới không phải từ bỏ mục tiêu CNXH mà là làm cho CNXH được nhận thức đúng đắn hơn và xây dựng có hiệu quả hơn. Đổi mới không phải là xa rời mà là nhận thức đúng, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, lấy đó làm nền tảng tư tưởng của Đảng và kim chỉ nam cho hành động cách mạng [18, tr. 70].
Trong những năm đổi mới, Đảng ta có sự nhận thức đúng hơn, tư duy lý luận của Đảng ta ngày càng sâu sắc hơn, bổ sung, phát triển chủ nghĩa Mác- Lênin trên một loạt các vấn đề. Chẳng hạn, mục tiêu của CNXH, vấn đề sở hữu tư liệu sản xuất, vấn đề phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN, vấn đề xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN v.v…
Lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin là sự tổng kết kinh nghiệm của phong trào công nhân từ trước đến nay của tất cả các nước, nó là khoa học về các quy luật phát triển của tự nhiên và xã hội; khoa học về cách mạng của quần chúng bị áp bức và bóc lột; khoa học về sự thắng lợi của CNXH; khoa học về xây dựng chủ nghĩa cộng sản … Vì vậy, tất yếu nó phải được bổ sung và hoàn thiện trong điều kiện thực tiễn mới. Lênin từng nói: “chúng ta không hề coi lý luận của Mác như là một cái gì đã xong xuôi hẳn và bất khả xâm phạm… mà những người XHCN cần phải phát triển hơn nữa về mọi mặt, nếu họ không muốn trở thành lạc hậu đối với cuộc sống” [23, tr. 232]. Với Hồ Chí Minh thì: “Chủ nghĩa Mác- Lênin không phải là kinh thánh” [40, tr. 247].
Trên nền tảng chủ