Đề tài Nâng cao tỷ trọng thời gian làm việc ở nông thôn Việt Nam hiện nay

Lao động - việc làm là một trong những vấn đề kinh tế - xã hội quan trọng góp phần to lớn vào sự nghiệp phát triển có hiệu quả của mỗi quốc gia trên thế giới. Đối với Việt Nam, trong quá trình hội nhập và phát triển thì vấn đề việc làm càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Giải quyết việc làm là một trong những mục tiêu cơ bản trong đường lối phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

doc25 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1442 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao tỷ trọng thời gian làm việc ở nông thôn Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU Lao động - việc làm là một trong những vấn đề kinh tế - xã hội quan trọng góp phần to lớn vào sự nghiệp phát triển có hiệu quả của mỗi quốc gia trên thế giới. Đối với Việt Nam, trong quá trình hội nhập và phát triển thì vấn đề việc làm càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Giải quyết việc làm là một trong những mục tiêu cơ bản trong đường lối phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Thực tế, ở khu vực nông thôn hiện nay: sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, mật độ dân số cao, bình quân diện đất canh tác ít, năng suất lao động (NSLĐ) thấp, máy móc thiết bị cũ kỹ lạc hậu, dân số tăng nhanh, lao động dôi dư nhiều, người dân nông thôn có việc nhưng thời gian làm việc của họ lại không đủ số giờ làm việc theo quy định của Nhà nước (8 giờ /ngày) hay chính là hiện tượng thiếu việc làm đang diễn ra hiện nay. Trong khi sản xuất nông nghiệp chưa thực sự chuyển sang sản xuất hàng hóa, công nghiệp chưa phát triển mạnh và chủ yếu là công nghiệp nhẹ như sản xuất các mặt hàng truyền thống như đồ gốm, mây tre đan, nghề thêu, khảm trai… chưa thực sự thu hút được nhiều lao động. Bên cạnh đó, cùng với quá trình CNH - HĐH, quá trình đô thị hóa nông thôn đang diễn ra nhanh chóng và kéo theo diện tích đất nông nghiệp bị giảm dần, dẫn tới lực lượng lao động (LLLĐ) nông nghiệp thiếu việc làm ngày càng đông điều đó khiến cho người nông dân trở nên hoang mang khi thời gian nông nhàn của họ ngày một tăng lên trong khi đó ngoài nghề thuần nông họ không biết làm nghề gì khác để kiếm sống. Chỉ vì “miếng cơm manh áo” nhằm duy trì cuộc sống hiện tại họ sẵn sàng làm những công việc mà chính họ không hiểu được sự nguy hiểm của nó, một số lại sa ngã vào các tệ nạn như: buôn lậu, cờ bạc, ma túy, mại dâm… Điều này đã đem lại sự bất ổn cho xã hội và tạo gánh nặng cho quốc gia. Vì vậy: Nâng cao tỷ trọng thời gian làm việc ở nông thôn Việt Nam hiện nay là một vấn đề cấp thiết. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU - Đánh giá, phân tích về tình hình sử dụng thời gian làm việc ở nông thôn nước ta trong giai đoạn hiện nay. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao tỷ trọng sử dụng thời gian lao động cho người dân nông thôn. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU. - Về không gian: Đề tài tiến hành nghiên cứu, khảo sát tỷ trọng thời gian làm việc của người dân nông thôn nước ta. - Về thời gian: Đề tài tập trung phân tích thực trạng thời gian làm việc của người dân lao động trong lĩnh vực nông nghiệp ở nông thôn Việt Nam trong những năm gần đây. - Về nội dung: Tập trung nghiên cứu tỷ trọng thời gian làm việc của người lao động nông thôn từ đó đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm làm tăng tỷ trọng thời gian làm việc của người lao động nông thôn. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. - Sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, điều tra chọn mẫu, các phương pháp thống kê toán học thường sử dụng để xử lý phân tích thông tin. - Các hình thức thu thập thông tin qua sách, báo, phương tiện thông tin đại chúng, số liệu thống kê của Bộ Lao động Thương binh - Xã hội,….. KẾT CẤU ĐỀ TÀI. - Mục lục. - Lời mở đầu. - Nội dung bao gồm các phần I. Sự cần thiết phải nâng cao tỉ trọng thời gian làm việc ở nông thôn. II. Thực trạng về tỷ trọng thời gian làm việc ở nông thôn Việt Nam. III. Một số giải pháp khắc phục nhằm nâng cao tỷ trọng thời gian làm việc ở nông thôn Việt Nam IV. Kết luận. - Danh mục tài liệu tham khảo I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO TỶ TRỌNG THỜI GIAN LAO ĐỘNG Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM Các khái niệm, các chỉ tiêu đánh giá tỷ trọng sử dụng thời gian làm việc ở nông thôn 1.1. C ác khái niệm. 1.1.1. Khái niệm nông thôn Nông thôn là khu vực dân cư tập trung chủ yếu làm nghề nông. Có nhiều ý kiến đề cập đến các nội dung định nghĩa nông thôn bao gồm nhiều mặt: địa lý tự nhiên, kinh tế, xã hội, văn hoá khoa học, giao thông liên lạc… - Về mặt tự nhiên: nông thôn là một địa bàn rộng lớn trải ra thành các vành đai bao quanh các thành thị. - Về kinh tế: nông thôn là địa bàn hoạt động chủ yếu của các ngành sản xuất vật chất nông, lâm, ngư nghiệp và các ngành nghề sản xuất và kinh doanh, dịch vụ ngoài nông nghiệp (khác với hoạt động kinh tế của đô thị tập trung hoàn toàn vào hoàn toàn vào công nghiệp và dịch vụ). - Về tính chất xã hội: cơ cấu dân cư ở nông thôn chủ yếu là nông dân và gia đình họ, ngoài ra cũng có một số người làm việc ở nông thôn, nhưng sống ở đô thị và một số người làm việc ở đô thị nhưng sống ở nông thôn. Mật độ dân cư nông thôn thường thấp hơn ở đô thị. - Về mặt văn hoá: nông thôn thường là nơi còn bảo tồn và lưu giữ được nhiều di sản văn hoá của mỗi quốc gia - Về trình độ văn hoá: khoa học và công nghiệp, nói chung ở nông thôn thấp kém. - Về cơ sở hạ tầng: ở nông thôn như điện nước, giao thông vận tải, thông tin liên lạc thường kém hơn đô thị. 1.1.2. Khái niệm về thời gian làm việc Thời gian làm việc là độ dài thời gian do Nhà nước quy định, trong đó người lao động phải có mặt tại địa điểm sản xuất, công tác và thực hiện những nhiệm vụ được giao phù hợp với nội quy của nơi làm việc. Thời gian làm việc được thực hiện ở số giờ làm việc trong một ngày hoặc một tuần và số ngày làm việc trong một tuần, một tháng hoặc một năm. Thời gian làm việc được quy định phù hợp với điều kiện kinh tế của đất nước với lợi ích của xã hội và lợi ích của người lao động. Việc quy định thời gian làm việc nhằm đảm bảo cho người lao động thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ lao động, phát huy được tính sáng tạo của mình trong trong sản xuất công tác, trên cơ sở đó. Việc rút ngắn thời gian làm việc đã trở thành mục tiêu phấn đấu là thước đo của trình độ phát triển của NSLĐ, sự cải thiện điều kiện sinh hoạt của người lao động, nhất là ở các nước XHCN. Ở Việt Nam hiện nay, phải đảm bảo làm việc đủ 8 giờ/ ngày hoặc 40 giờ / tuần. Việc rút ngắn hay kéo dài thời gian làm việc chỉ xảy ra khi cần thiết. Sự kéo dài thời gian làm việc thường xảy ra trong khu vực nông thôn khi mùa vụ đến. 1.1.3. Khái niệm tỷ trọng thời gian làm việc Tỷ trọng thời gian làm việc là thời gian làm việc thực tế so với thời gian làm việc theo quy định của Nhà nước. 1.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng thời gian làm việc của người lao động nông thôn. Dân số và lao động nông nghiệp còn chiếm tỉ trọng lớn, nhưng phân bố không đều giữa các vùng, thường tập chung ở vùng đồng bằng và ven biển. Năm 2005, theo kết quả điều tra lao động làm việc tháng 7/ 2005, LLLĐ cả nước 44.385 ngàn người, tăng 2.64% so với năm 2004 với quy mô tăng thêm là: 44.385 ngàn người lao động thì LLLĐ trong độ tuổi có 44.185 ngàn người tăng 2.5% so với thời điểm tháng 7/2004. Tổng số lao động nông thôn năm 2005 có 38.314 ngàn người, chiếm 75.06% LLLĐ xã hội so với năm 2004 giảm đi 0.52%. Tốc độ gia tăng dân số ở nông thôn nhanh là mộu trong những yếu tố tác động mạnh làm giảm tỷ trọng thời gian sử dụng của người lao động nông thôn. Bên cạnh nhân tố tăng dân số lao động nông thôn làm giảm tỷ trọng sử dụng thời gian lao động nông thôn thì công nghiệp hoá cũng là góp phần giảm thời gian lao động ở nông thôn. Công nghiệp hoá là xu hướng tất yếu ở nước ta để đi tới mục tiêu dân giàu nước mạnh. CNH – HĐH không chỉ đơn giản là công cuộc xây dựng kinh tế mà là quá trình biến đổi sâu sắc con người trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội nhằm làm cho xã hội phát triển lên trạng thái mới về chất. Nhưng chính công nghiệp hoá nông thôn, đưa máy móc thiết bị vào sản xuất nông nghiệp đã làm giảm thời gian lao động trong ngày của lao động nông thôn. Như trước kia, việc làm trong nông nghiệp như cuốc cày, gặt hái …. đều phải làm bằng thủ công dựa vào sức người là chính nhưng từ khi có máy móc thiết bị đưa vào sản xuất thì những công việc đó do máy móc đảm nhiệm nên thời gian lao động của người lao động nông thôn giảm đi phần thời gian đó….Ngoài ra, sự di chuyển lao động vùng cũng góp phần ảnh hưởng đến thời gian lao động ở nông thôn. Chúng ta cần quan tâm đến những yếu tố ảnh hưởng đến thời gian lao động của người lao động nông thôn để có những biện pháp khắc phục để tăng thời gian làm việc của người lao động nông thôn. 1.3. Chỉ tiêu đánh giá tỷ trọng sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn Việt Nam. 1.3.1. Chỉ tiêu đánh giá thời gian lao động ở nông thôn theo số ngày công trong năm. 1.3.1.1. Các chỉ tiêu quỹ thời gian lao động và tổng thời gian làm việc thực tế trong năm. Các chỉ tiêu biểu hiện thời gian lao động và tổng thời gian làm việc thực tế theo đơn vị ngày/ năm. - Quỹ thời gian lao động theo lịch( Tdl) là chỉ tiêu phản ánh tổng số ngày theo lịch trong năm ( 365 ngày ) - Quỹ thời gian lao động theo chế độ( Tcđ): là chỉ tiêu phản ánh tổng số ngày mà người lao động phải làm việc theo quy định của chế độ lao động do Nhà nước ban hành. Chỉ tiêu này được xác định bằng cách: Lấy hiệu giữa thời gian lao động theo lịch và tổng số ngày người lao động được nghỉ và chủ nhật theo chế độ quy định. Tcđ =Tdl -số ngày được nghỉ -số ngày nghỉ thứ 7,chủ nhật - Quỹ thời gian lao động có thể sử dụng lớn nhất (Nln): là chỉ tiêu phản ánh số ngày người lao động có thể sử dụng phù hợp với luật lao động. Chỉ tiêu này được xác định bằng cách lấy hiệu giữa thời gian lao động theo chế độ và tổng số ngày nghỉ phép năm theo chế độ quy định. -Số ngày người lao động vắng mặt là tổng số ngày mà người lao động không làm việc. Việc vắng mặt với nhiều lý do khác nhau, có cả vắng mặt với lí do chính đáng và không chính đáng. Số ngày người lao động vắng mặt cần được hiểu chỉ gồm những ngày người lao động vắng mặt cả ngày. - Số ngày có mặt là tổng số ngày mà người lao động có đến nơi làm việc và sẵn sàng làm việc. -Số ngày làm việc thực tế: là tổng số ngày người mà người lao động thực tế có mặt và thực tế làm việc, không kể thời gian làm việc trong ngày của họ là bao nhiêu. -Số ngày làm việc thực tế trong chế độ là tổng số ngày mà người lao động thực tế có mặt và thực tế có làm việc phù hợp với quy định của luật lao động. -Tổng số ngày làm việc thực tế nói chung ( Ttt )là tổng số ngày mà người lao động có mặt tại nơi làm việc bao gồm cả làm trong chế độ và làm thêm giờ. 1.3.1.2. Tỷ trọng thời gian làm việc thực tế của lao động trong năm ở khu vực nông thôn Tỷ trọng thời gian làm việc thực tế của lao động trong năm ở khu vực nông thôn được xác định bằng thương số của số ngày làm việc thực tế trong năm so với số ngày công theo chế độ quy đổi về % H= (Ttt : Tcđ )*100% Trong đó: H : tỷ trọng số ngày làm việc theo chế độ. Ttt : số ngày làm việc thực tế trong năm. Tcđ: số ngày theo chế độ trong năm 1.3.2. Chỉ tiêu đánh giá thời gian lao động ở nông thôn theo số giờ công trong tuần. 1.3.2.1. Chỉ tiêu thời gian lao động theo giờ trong tuần -Số giờ làm việc thực tế trong ngày: là tổng số giờ mà người lao động thực tế có mặt và thực tế làm việc, không kể thời gian làm việc trong ngày của họ là bao nhiêu. -Số giờ làm việc trong chế độ trong ngày là tổng số ngày mà người lao động thực tế có mặt và thực tế có làm việc phù hợp với quy định của luật lao động( 8 giờ/ ngày ) 1.3.2.2. Tỷ trọng thời gian làm việc thực tế của lao động trong ngày ở khu vực nông thôn. Tỷ trọng thời gian làm việc thực tế của lao động trong ng ày ở khu vực nông thôn được xác định bằng thương số của số giờ làm việc thực tế trong ngày so với số giờ thực tế theo chế độ quy đổi về % Hg = ( Gtt : Gcđ ) *100% Trong đó: Gtt : số giờ làm việc thực tế trong ngày Gcđ : số giờ làm việc theo chế độ trong ngày(8 giờ). II. THỰC TRẠNG VỀ TỶ TRỌNG THỜI GIAN LÀM VIỆC Ở NÔNG THÔN 2.1. Khái quát chung về tình trạng tình hình sử dụng thời gian lao động ở nông thôn Hiện nay, nước ta là nước đang phát triển có nền nông nghiệp lạc hậu, đang từ sản xuất nhỏ tiến lên con đường công nghiệp hoá dẫn đến tình trạng thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn. Với thu nhập thấp nhiều người nông dân khu vực nông thôn phải vật lộn, chiến đấu chống lại nạn suy dinh dưỡng, bệnh tật và sức khỏe. Số người việc làm ở khu vục nông thôn tuy có giảm nhưng vẫn chiếm 3/4 tổng số việc làm của cả 2 khu vực. Năm 1996 tỷ lệ này là 80.79% đến năm 2005 là 75.63%. Điều đó có nghĩa là tạo ra nhiều cơ hội việc làm để thu hút nhiều lao động ở khu vực nông thôn đang là vấn đề bức xúc trong xã hội. Theo Bộ lao động thương binh và xã hội, trong giai đoạn 2001-2004, cả nước tạo việc làm cho 5.9 triệu lao động, đạt 78.6% kế hoạch giai đoạn 2001-2005. Cơ cấu lao động tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực: Tăng lao động ở khu vực công nghiệp - xây dựng (17.4%) và khu vực thương mại dịch vụ (24.7%), giảm lao động khu vực nông nghiệp (57.9%). Tỷ lệ thất nghiệp thành thị giảm xuống còn 5.6% (giảm 0.2% ) so với năm 2003, tỷ lệ thời gian lao động ở nông thôn là 79% ( tăng 1% so với năm 2003). Trong tổng số 42 triệu lao động có việc làm của cả nước, có 57.9% người làm việc ở khu vực 1 (nông - lâm - thủy sản), 17.4% làm việc ở khu vực 2 (công nghiệp và xây dựng) và 24.7% làm việc chính ở khu vực 3 (dịch vụ). Theo báo cáo kết quả điều tra, trong LLLĐ từ 15 tuổi trở lên: khu vực thành thị 94.6% có việc làm và thất nghiệp 5.4%, khu vực nông thôn có 98.9% có việc làm và thất nghiệp 1.1%, thời gian làm việc ở khu vực nông thôn cũng được tăng lên. Điều đáng lo ngại nhất hiện nay ở nông thôn là tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm trong nhóm lao động trẻ cao gấp 3 lần tỷ lệ thất nghiệp chung. Do tỷ lệ sinh cao trong thập niên 80 nên hiện nay số người bước vào độ tuổi lao động khá lớn, khoảng 1.2 - 1.3 triệu người. Bên cạnh đó, số lao động thất nghiệp dồn lại hàng năm cộng với số lao động mất việc làm do sắp xếp lại biên chế, tổ chức của các cơ quan, doanh nghiệp, bộ đội phục viên… đã làm tăng thêm số lao động không có việc làm và cũng làm cho bình quân diện tích đất nông nghiệp tính trên đầu người giảm xuống. Công việc nhà nông đã không có nhiều, đã không sử dụng hết thời gian lao động (8 giờ/ ngày) mà lại còn bị chia nhỏ cho nhiều người nữa thì thời gian thực sự giành cho công việc thực chất là rất ít, có nơi chỉ làm việc hết 1/2 số giờ quy định một ngày. Cái mà chúng ta quan tâm ở đây là việc sử dụng như thế nào thật hiệu quả 8 giờ lao động. Những người làm việc ít hơn giờ so với thời gian mà họ muốn làm, sử dụng kỹ năng của mình ít hơn và làm việc với NSLĐ thấp hơn so với khả năng của mình. Số liệu về thiếu việc làm hay chính là việc sử dụng không hết thời gian lao động giúp ta hiểu đúng hơn về thực trạng sử dụng thời gian làm việc của đất nước giúp trả lời câu hỏi: vì sao tỷ lệ thất nghiệp nước của cả nước không phản ánh đầy đủ việc sử dụng lao động ở Việt Nam. Số ngày làm việc trung bình/năm của một lao động có việc làm thường xuyên và số giờ làm việc trung bình/tuần của một lao động có việc làm hiện tại từ năm 1996- 2004. Số ngày làm việc trung bình/ năm cũng như số giờ làm việc trung bình/tuần có xu hướng giảm theo thời gian. Số ngày làm việc giảm từ 261 ngày/năm (năm 1996) xuống còn 239 ngày/năm (năm 2004), số giờ làm việc giảm từ 52 giờ/tuần xuống còn 43 giờ/tuần (năm 2004). Lý do giảm số ngày và số giờ làm việc như đã trình bày ở trên là do quy định thực hiện tuần làm việc 5 ngày từ năm 1997. Điều đó có ảnh hưởng tích cực đến việc làm ở khu vực chính thức hơn so với việc làm ở các khu vực khác. Số người thiếu việc làm còn lớn ở mức 4.9 triệu người làm việc dưới 40 giờ/tuần (năm 2003) và 3.5 triệu người làm việc dưới 35 giờ/tuần trong năm 2005. 2.2. Số liệu tỷ lệ thời gian được sử dụng ở lao động trong độ tuổi khu vực nông thôn . Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn của cả nước có tăng từ năm 2000 - 2006. Tỷ lệ sử dụng thời gian làm việc năm 2000 chỉ đạt 74.16% , đây cũng là tỷ lệ thấp nhất trong những năm gần đây, tỷ lệ này năm 2002 là 75.42% tăng 1.26% so với năm 2000, tỷ lệ cao nhất rơi vào năm 2006 là 81.79%; tỷ lệ sử dụng thời gian lao động tăng đều đều qua các năm, và lượng tăng của năm trước so với năm sau có xu hướng tăng, năm 2003 so với năm 2002 tăng 2.23% là lượng tăng cao nhất, năm 2004 so với năm 2003 tăng 1.7% và thấp nhất là năm 2006 so với năm 2005 là 1.14 Biểu 1: Tỷ trọng thời gian làm việc được sử dụng ở lao động trong độ tuổi ở khu vực nông thôn phân theo vùng.( Đơn vị %). Năm 2000 2002 2003 2004 2005 2006 Cả nước 74.16 75.42 77.65 79.40 80.65 81.79 Đồng bằng Sông hồng 75.53 76.08 78.25 80.21 78.75 80.65 Đông Bắc 73.01 75.32 77.09 78.68 80.31 81.76 Tây Bắc 73.44 71.08 74.25 77.42 78.44 78.78 Bắc Trung Bộ 72.12 74.50 75.60 76.13 76.45 77.91 Duyên hải miền trung 73.92 74.85 77.31 79.11 77.81 79.81 Tây Nguyên 77.04 77.99 80.43 80.60 81.61 82.70 Đông Nam Bộ 76.58 75.43 78.45 81.34 82.90 83.46 Đồng bằng sông Cửu Long 73.18 76.53 78.27 78.37 80.0 81.70 Nguồn: Kết quả điều tra LĐ - VL các năm của Bộ LĐ, TB và XH. Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy các vùng sử dụng thời gian lao động có xu hướng tăng dần qua các năm. Trong những năm gần đây thì tỷ lệ sử dụng thời gian làm việc càng tăng lên. Vùng có tỷ lệ sử dụng thời gian lao động cao nhất là ở Đông Nam Bộ (83.46%), sau đó đến Tây Nguyên (82.7%), vùng sử dụng thời gian lao động thấp nhất là Bắc Trung Bộ(77.91%), thấp thứ hai là Tây Bắc là 78.78%. Trong khi đó việc làm ở nông thôn có xu hướng lúc tăng lúc giảm từ năm 1996 - 2005. Số người thiếu việc làm năm 1996 thấp vào khoảng 2.97 triệu người tương ứng tỷ lệ 10.4%, số người thiếu việc làm năm 1997 tăng lên 5.48 triệu người, tỷ lệ là 19.5%. Sau đó, số người thiếu việc làm thấp nhất vào năm 2000 với số lượng là 2.74 triệu người, tỷ lệ là 9.1%, năm 2005 là 3.06 triệu người chiếm tỷ lệ 9.3%. Thiếu việc làm có sự khác biệt rất lớn giữa các vùng lãnh thổ. Sự khác biệt này do ảnh hưởng của rất nhiều các yếu tố như: điều kiện tự nhiên, diện tích đất trồng, máy móc thiết bị phục vụ nông nghiệp, các nhà máy chế biến nông sản… Tình trạng thiếu việc làm trong 8 vùng lãnh thổ thì các vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ, vùng đồng bằng Sông Cửu Long, vùng miền núi Tây Nguyên tỷ lệ thiếu việc làm rất cao (11.8% - 13.26 %), cao nhất là vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ là 13.26%, sau đó đến vùng Tây Nguyên là 12.53%. Vùng đồng bằng Sông Cửu Long là vùng có diện tích đất nông nghiệp bình quân hộ lớn nhất( hơn 10.000 m2/ hộ). Điều đó cho thấy tiềm năng canh tác của vùng này rất lớn. Sự phát triển các hoạt động phi nông nghiệp các vùng này chưa mạnh mẽ để thu hút lao động từ nông nghiệp, tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn. Trong đó các vùng Tây Bắc có tỷ lệ thiếu việc làm thấp nhất (3.29% ) sau đó đến đồng bằng Sông Hồng (4.55%). Điều đó cho thấy sự phát triển của các hoạt động phi nông nghiệp ở các vùng này là cao hơn mức trung bình của nông thôn trên toàn quốc. Nguyên nhân ở đây là do các vùng này vừa sản xuất nông nghiệp vừa kiêm làm nghề, thường là các nghề truyền thống. Số liệu điều tra cho thấy cơ hội việc làm tăng trung bình 805000 người /năm. Cơ cấu lao động trong ngành nông - lâm - ngư giảm từ 70% năm 1996 xuống còn 56.7% năm 2005. Cơ cấu lao động trong công nghiệp và dịch vụ có xu hướng tăng. Tuy nhiên lao động việc làm trong ngành nông - lâm - ngư nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ 57% trong tổng số việc làm. Theo điều tra khảo sát của trung tâm nghiên cứu dân số và nguồn lao động năm 2006, tình hình sử dụng thời gian lao động của các hộ nông dân còn khá thấp. Phần lớn lao động nông thôn mới chỉ sử dụng hết 75-82% thời gian lao động trong năm. Tính trung bình một lao động nông nghiệp ở vùng đồng bằng sông Hồng chỉ sử dụng hết 26 ngày công để thực hiện toàn bộ công việc trên diên tích một sào đất nông nghiệp được giao trong một vụ. Ở một số vùng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động khá cao như Tây nguyên( 82.70% năm 2006 ), ven biển Nam Trung Bộ. Tỷ trọng sử dụng thời gian lao động ở nông thôn còn thấp nó còn được thể hiện cả ở số giờ làm việc trong tuần của người lao động nông thôn Việc phân nhóm lao động có việc làm theo số giờ làm việc trung bình sẽ giúp những lao động có số giờ làm việc ngắn, số thời gian làm việc quá giờ và số giờ làm việc trung bình năm được phân định rõ rang. Số giờ làm việc trung bình một lao động trong tuần có xu hướng giảm xuống từ 52 giờ/ tuần (1996) xóng còn 43 giờ / tuần năm 2005. Điều này phù hợp với thực tế là chính phủ Việt Nam quy định tuần được nghỉ 2 ngày thứ 7 và chủ nhật . Số giờ làm việ
Tài liệu liên quan