Đề tài Nâng cấp và bảo trì PC

Ngày nay, máy tính đang phát triển với một tốc độ hết sức mạnh mẽ và thực tế nó đã xâm nhập vào mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Xã hội mà loài người đang sống tất yếu sẽ phát triển theo hướng công nghiệp hóa xã hội – máy tính là một trong những thành viên, là một tế bào của nền phát triển đó. Để các tế bào không chết (lạc hậu) và có khả năng hòa nhập với thế giới thì vấn đề phôt cập tin học, đào tạo nhân tài là một vấn đề hết sức cấp thiết.

docx47 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2237 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cấp và bảo trì PC, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay, máy tính đang phát triển với một tốc độ hết sức mạnh mẽ và thực tế nó đã xâm nhập vào mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Xã hội mà loài người đang sống tất yếu sẽ phát triển theo hướng công nghiệp hóa xã hội – máy tính là một trong những thành viên, là một tế bào của nền phát triển đó. Để các tế bào không chết (lạc hậu) và có khả năng hòa nhập với thế giới thì vấn đề phôt cập tin học, đào tạo nhân tài là một vấn đề hết sức cấp thiết. Thực tế thì sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin với một tốc độ vũ bão đã buộc các quốc gia nói chung và mỗi cá nhân nói riêng phải tự giác và năng động trong việc tìm hiểu và ứng dụng công nghệ thông tin, nhanh chóng thích ứng với nền kinh tế mà công nghệ thông tin có vai trò rất lớn nếu không muốn bị chậm chân và đứng ngoài cuộc. Thì máy tính và việc nâng cấp hoàn thiện nó là một việc vô cùng quan trọng. Thực tế trên đây cùng với niềm đam mê tìm hiểu lĩnh vực công nghệ thông tin đã thôi thúc em lựa chọn đề tài “Nâng cấp và bảo trì PC” cho bản báo cáo tốt nghiệp của mình. Mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng em tự thấy kiến thức mình còn hạn chế nên bản báo cáo này sẽ không thể tránh được những sai sót. Do đó, em rất mong nhận được sự góp ý trân thành của thầy cô cũng như của tất cả các bạn để bản báo cáo của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn ! PHẦN MỘT CƠ QUAN TIẾP NHẬN THỰC TẬP 1. TỔ CHỨC CƠ QUAN : - Tên cơ quan : Công ty TNHH Thương mại và kỹ thuật Toàn Hưng - Địa chỉ : 144 Lê Thanh Nghị - Điện thoại : (04)8235043 - Giám đốc : Hà Đình Sơn - Các hoạt động chính của cơ quan : a) Sửa chữa nâng cấp phần cứng, cài đặt phần mềm. b) Chuyên hàng máy tính đồng bộ Bán và cho thuê máy tính Xách Tay, máy tính để bàn phục vụ hội nghị, hội thảo và công tác dài ngày. Cung cấp thiết bị thiết bị văn phòng. Tư vấn thiết kế lắp đặt hệ thống mạng, Games, Internet. 2. ĐƠN VỊ ĐƯỢC BỐ TRÍ THỰC TẬP : - Phòng kỹ thuật là đơn vị được bố trí thực tập được chia ra làm 2 bộ phận : Lắp dặt linh kiện máy tính và bộ phận bảo trì hệ thống máy tính . +) Bộ phận lắp đặt : Có trách nhiệm lắp đặt các linh kiện máy tính rời thành bộ máy tính hoàn chỉnh . Công việc của phòng kỹ thuật rất khó khăn đòi hỏi các nhân viên ở phòng kỹ thuật phải có trình độ kỹ thuật cao . +) Bộ phận bảo trì hệ thống máy tính : Công việc của phòng này chủ yếu la bảo dưỡng , bảo trì các linh kiện máy tính sao cho máy tính làm việc đạt hiệu quả cao nhất . Hiện nay các máy trong công ty đều nối mạng LAN. 3. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CƠ QUAN : Giám Đốc P.Giám Đốc 2 Nhân viên kỹ thuật Trưởng phòng kỹ thuật Kế toán 4. NHẬN XÉT CHUNG: Nhìn chung thái độ làm việc của các nhân viên trong công ty đều rất nghiêm túc. Mọi người đều chấp hành nghiêm chỉnh giờ giấc, nội quy Công ty. Các nhân viên làm việc hết sức nhiệt tình, chu đáo và có trách nhiệm. Tác phong nhanh nhẹn, hoà nhã, hỗ trợ lẫn nhau. 5. CƠ SỞ VẬT CHẤT : Để đáp ứng nhu cầu công việc , công ty đã đầu tư một hệ thống thiết bị vật chất khá lớn với nhiều thiết bị hiện đại nhằm phục vụ cho việc quảng bá sản phẩm về các linh kiện máy tính của công ty . Công ty có kết nối mạng Internet để cập nhật thông tin trên thị trường toàn thế giới đặc biêt là thị trường máy tính , nó giúp ích rất nhiều cho công việc kinh doanh của công ty . Tuy vậy , cơ sở vật chất của công ty vẫn còn thiếu thốn nhưng với sự chỉ đạo chung của ban giám đốc và sự nỗ lực không ngừng nghỉ của đội ngũ nhân viên trong công ty đã ngày càng làm thay đổi bộ mặt của công ty . Công ty đã và đang hoà nhập chung vào nền kinh tế và dần khẳng định được vị trí của mình trong thị trường máy tính cũng như trong sự phát triển của Công Nghệ Thông Tin . 6. HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY - Để hoà nhịp với tốc độ phát triển của công nghệ thông tin hiện nay,công ty đã chú trọng phát triển trong việc nâng cấp và nhập các thiết bị máy tính và thiết bị viễn thông tiên tiến. PHẦN HAI QUÁ TRÌNH THỰC TẬP TẠI CƠ SỞ CÔNG VIỆC ĐƯỢC GIAO. Trong quá trình học tập tại trường em đã được học một số phần mềm ứng dụng tin học như : - Trong việc lập trình , em được học Pascal , Foxpro , C++, Access . - Trong tin học văn phòng em được học Windows , Microsoft Excel , Microsoft Word. - Về phần cứng máy tính , em được học bộ môn quản lý phòng máy , cấu trúc máy tính. - Trong mạng máy tính , em được học về môn mạng máy tính , đồng thời em còn được học nhỉều môn khác nữa liên quan hoặc thuộc về nghành tin học . Sau khi học tại trường , em đã nắm bắt được một số kiến thức cơ bản để thực hành và vận dụng những kiến thức đó trong đợt thực tập này như : - Lắp hoàn chỉnh 1 bộ máy tính . Cài Win XP. Bảo hành, cài các chương trình games, phần mềm vào máy. 2. TỰ ĐÁNH GIÁ VỀ HIỆU QUẢ CÔNG VIỆC , BẢN THÂN. * Đánh giá hiệu quả công việc Trong thời gian 6 tuần thực tập tại Công Ty Điện Tử Tin Học Quốc Tuấn , em đã được làm quen với công việc về máy tính và biết được nhiều hơn các thiết bị ngoại vi của máy tính . Được sự giúp đỡ của anh Vũ Văn Lương bước đầu em đã thu được kết quả tương đối khả quan . Đó là việc em đã hoàn thành tốt các công việc được thằy giao như: - Đối với việc tham khảo các công văn , giấy tờ , …trong máy tính , em đã có thể tìm và tìm hiểu rõ ràng để hoàn thành tốt công việc . - Đối với việc lắp ráp máy tính , các thiết bị ngoại vi. - Đối với việc cài đặt các phần mềm ứng dụng , em đã có thể cài đặt tốt các chương trình ứng dụng một cách nhanh chóng , giúp em có khả năng rèn luyện kỹ năng cài đặt các chương trình ứng dụng cho máy tính. - Đối với việc soạn thảo văn bản đã giúp em nâng cao khả năng đánh nhanh và chỉnh sửa một cách nhanh chóng một văn bản , giúp em năm vững các kỹ năng của chương trình Microsoft Word mà em đã được học ở trường. - Đối với kiểm tra một số phần mềm và các tính năng của máy tinh đã giúp em ứng dụng được môn Quản Lý Phòng Máy mà em đã được học , giúp em khả năng tháo gỡ các lỗi mà em đã gặp phải trong quá trình cài đật mạng tại phong thực tập của công ty Điện Tử Tin Học Quốc Tuấn. - Những công việc trên đã giúp đỡ cho em rèn luyện được tính cẩn thận , tỉ mỉ và chính xác trong công việc . Tốc độ đánh máy , xử lý lỗi và sử dụng phần mềm của em bay giờ đã khá hơn nhiều. * Đánh giá về bản thân - Trong khi làm việc do chưa có nhiều kinh nghiệm nên vẫn còn nhiều sai sót. Nhờ sự giúp đỡ tận tình của mọi người đặc biệt là Phòng kỹ thuật, em đã quen dần với công việc. - Sau đợt thực tập tốt nghiệp này, em đã có thêm nhiều kinh nghiệm trong công việc. - Hơn nữa, đây là đợt thực tập cọ xát thực tế do vậy giúp cho em học được cách giao tiếp, ứng xử trong cơ quan. Đó là điều không thể thiếu đối với mỗi người khi làm bất cứ công việc gì. - Qua 2 tháng thực tập tốt nghiệp tuy không dài nhưng em thấy mình phải cố gắng rất nhiều để có thể trở thành một kỹ thuật viên giỏi. PHẦN THU HOẠCH: Trong thời gian thực tập tại công ty, em đã tự học được một số phần mềm mới như : Math HomeWork Maker, Address Book, TeeChart Office, Avant Browser, Instant Convert,…. Sau đây là tính năng của một số phần mềm trên: Phần mềm Math HomeWork Maker : Đây là phần mềm giải những bài tập toán. Đồng thời còn có khả năng tự đưa ra những đề toán mới. Chương trình này không chỉ bổ ích đối với học sinh mà nó còn là công cụ dạy học khá tiện lợi đối với các giáo viên Toán. Phần mềm có khoảng 10 vấn đề như phương trình bậc hai, số phức, chuỗi số, số thập phân, hình học, ….. Cách sử dụng phần mềm: Sau khi đã cài đặt vào máy tính rồi, bạn cho chạy chương trình này. Đầu tiên, trên màn hình sẽ xuất hiện bảng mục lục. Trên đó có ghi các vấn đề như : Coversion : Fraction, Improper Fractions, Decimal Fractions : phần này dùng để đổi các hỗn số sang phân số và ngược lại, đổi từ số thập phân sang phân số và ngược lại. Operators On Fractions : các phép toán với phân số ( +,-,*,/,). Sloving Quadratic Equation : giải phương trình bậc 2. Areasand Perimeter : phần hình học gồm các chuyên đề về Tứ giác (Quadrilateral), Tam giác (Triangle), Đường tròn (Circle). Complex Numbers : chuyên đề về số phức. Ngoài ra còn nhiều phần khác có thể giúp bạn trong quá trình học tập. Phần mềm Address Book : Đúng như tên gọi, đây là 1 cuốn sổ ghi địa chỉ giúp bạn quản lý các thông tin về bạn bè, người thân như : tên, tuổi, địa chỉ, điện thoại, email,… Cách sử dụng phần mềm : - Khi bạn di chuột vào hàng nút trên thanh công cụ, bạn sẽ thấy xuất hiện một tooltip giải thích cho bạn biết các chức năng của nút đó. Để thêm thông tin vào sổ địa chỉ, bạn bấm nút “Prepare for a new record”, sau đó điền thông tin cần thiết rồi bấm nút “Save a record” để lưu lại. - Để thêm thông tin của người nào đó vào sổ địa chỉ, bạn hãy click chuột vào tên người này trong khung bên trái. Bạn có thể gửi email cho người này ngay trong chương trình bằng cách bấm nút hình lá thư. - Ngoài ra, chương trình cũng cung cấp cho bạn 1 công cụ tìm kiếm thông tin khá hữu hiệu. Phần mềm TeeChart Office : Bạn muốn vẽ 1 biểu đồ nào đó mà trong Word hay Exel không có dạng biểu đồ đó thì bạn hãy dùng phần mềm này. Trong phần mềm này có chứa khoảng 140 dạng biểu đồ khác nhau. Cách sử dụng phần mềm : - Đầu tiên, bạn chọn dạng biểu đồ thích hợp trên thanh công cụ bên phải màn hình. - Để nhập thông tin trong biểu đồ, bạn nháy chuột vào thẻ Data bên dưới biểu đồ. Khi đó bạn điền giá trị vào cột Bar, màu sắc từng phần , vị trí từng phần. - Sau khi nhập xong, bạn nháy chuột vào thẻ Chart phía dưới bảng. Bạn sẽ thấy biểu đồ cần vẽ. - Ngoài ra, biểu đồ còn có thể được thể hiện dưới dạng không gian 3 chiều ( 3D). PHẦN BA ĐỀ TÀI THỰC TẬP LẮP RÁP VÀ BẢO TRÌ PC T rong thời đại ngày nay, thông tin là nhu cầu không thể thiếu đối với con người. Máy tính trở thành công cụ trợ giúp đắc lực cho con người trong phân tích xử lý thông tin. Nó còn là một trong những phương tiện trao đổi thông tin nhanh chóng và hiệu quả nhất hiện nay. Tin học ngày càng được sử dụng rộng rãi trong xã hội từ những nước phát triển đến những nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Nước ta trong khoảng 10 năm trở lại đây đã biết áp dụng những thành tựu quan trọng của tin học. Cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế, tin học được áp dụng khá phổ biến trong các lĩnh vực khoa học kỹ thuật. Nhờ vậy mà nền kinh tế của nước ta đang từng bước được nâng cao. Máy vi tính trở thành người bạn thân thiết trong mỗi gia đình. Những năm trước đây, Con người chỉ có thể làm ra những thiết bị máy móc phức tạp, cồng kềnh mà hiệu quả lại không cao. Nhưng sự ra đời của máy tính đã giúp cho con người sáng chế ra những công cụ lao động hiện đại, tuy nhỏ nhưng lại rất có hiệu quả. Nó đã mang lại những lợi ích vô cùng lớn. Đến bây giờ, máy vi tính không chỉ là công cụ lao động đơn thuần nữa mà nó là 1 phương tiện trợ giúp cho hầu hết các ngành khoa học, kinh tế và cả trong lĩnh vực giải trí. Chính vì vậy mà con người cần phải biết cách sử dụng đồng thời phải biết cách bảo trì, sửa chữa máy. Đó cũng chính là lý do mà ngành Kỹ thuật máy tính ra đời. Kể từ khi mới ra đời đến nay, máy tính đã không ngừng được nâng cấp. Hiện nay, máy tính đã có rất nhiều chương trình, phần mềm hiện đại giúp ích cho con người rất nhiều. Các hãng sản xuất máy tính và phần mềm đều cố gắng áp dụng những công nghệ tiên tiến để phát triển thêm nhiều dịch vụ nhằm phục vụ thị hiếu của người sử dụng. I. GIỚI THIỆU ĐÔI NÉT VỀ MÁY TÍNH 1. Cấu trúc chung của máy vi tính Máy tính số (Digital Computer) là máy tính làm nhiệm vụ xử lý những dữ liệu được biểu diễn dưới dạng số (khác với máy tính tương tự là loại máy tính làm việc với các đại lượng tương tự) ngày nay, khi nói đến máy tính người ta thường hiểu ngầm là máy tính số. Ngành Tin học dựa trên các máy tính hiện đang phát triển trên cơ sở hai phần: Phần cứng: gồm những đối tượng vật lý hữu hình như vi mạch, bản mạch in, dây cáp nối mạch điện, bộ nhớ, màn hình, máy in, thiết bị đầu cuối, nguồn nuôi… Phần mềm : gồm các thuật giải và sự thể hiện trên máy tính của nó là các chương trình (program), bao gồm các lệnh (instruction) chương trình có thể được truy nhập vào lần lượt từ bàn phím, trình bày trên màn hình, ghi trên đĩa từ… nhưng nội dung chủ yếu là các lệnh khác với môi trường vật lý. Máy tính cá nhân PC(personal computer) còn được gọi là máy tính, theo đúng tên của nó là máy tính có thể sử dụng cho một người. Đó là sự khác biệt chính với máy tính lớn Mainframe ra đời từ trước đó, được dùng bởi nhiều người qua các thiết bị đầu cuối (Terminal) và chính sự khác biệt này đã mở ra một kỷ nguyên áp dụng PC trong rất nhiều lĩnh vực khoa học kỹ thuật và đời sống. Một hệ thống máy vi tính thường được dùng bao gồm: Phần trung tâm là hộp máy PC, ở đó không những có bộ xử lý dữ liệu mà còn các khối lưu trữ thông tin như các ổ đĩa, đĩa mềm, có các mạch ghép nối và các phần và dữ liệu, có màn hình (Monitor) dùng để hiển thị thông tin. Để sử dụng khả năng đồ hoạ của PC (thí dụ với chương trình Windows), thiết bị Chuột (mouse) là cần thiết. Ngoài việc được hiển thị lên màn hình, các văn bản còn có thể được truy suất ra giấy bằng máy in (printer) và đưa lên mạng (Internet). Khối chức năng của một hệ thống máy vi tính bao gồm: + Khối xử lý trung tâm CPU( central processing unit): dùng để thu thập và cho chạy các lệnh. Bên trong CPU gồm các mạch điều khiển logic, mạch tính số học và logic….Nếu CPU được xây dựng trên một vài vi mạch, thường được đóng trong một chíp, thì nó được gọi là bộ vi xử lý MP(microprocessor). Một máy tính dùng MP làm bộ vi xử lý thì được gọi là máy vi tính (micro computer) hay máy tính cá nhân PC( personal computer). + Bộ nhớ: Dùng để lưu trữ các lệnh và dữ liệu cho bộ vi xử lý. Nó bao gồm hai loại : bộ nhớ trong( được tạo bởi các vi mạch nhớ bán dẫn) và bộ nhớ ngoài ( được tạo bởi các môi trường khác như đĩa từ, đĩa quang). Bộ nhớ thường được chia thành từng ô nhớ nhỏ nhu từ hay byte( 1 byte = 8bit, 1từ = 2 byte). Mỗi ô nhớ đó cũng nhu một thiết bị vào/ ra được gán cho một địa chỉ (address) để CPU có thể định vị khi cần đọc hay viết dữ liệu lên nó. + Các thiết bị ngoại vi: gồm các thiết bị vào/ ra (I/O) dùng để nhập hoặc xuất các dữ liệu. Bàn phím, chuột, máy quét…thuộc loại thiết bị vào. Màn hình, máy in…thuộc loại thiết bị ra. Các ổ đĩa ở bộ nhớ ngoài có thể coi vừa là thiết bị vào vừa là thiết bị ra. Các thiết bị ngoại vi này liên hệ với CPU qua mạch ghép nối vào/ ra (I/O interface). Mạch này cho phép nối hai bộ phận độc lập nhằm làm cho chúng có thể tương hợp và thông tin được với nhau. + Bus hệ thống: Là tập các đường dây mà qua đó CPU có thể liên kết với các bộ phận khác. + Máy tính còn phải có một mạch tạo các xung điện gọi là đồng hồ hệ thống ( System Clok) để duy trì hoạt động và đồng bộ hoá CPU cùng các bộ phận liên quan với nhau. Tần số của đồng hồ này quyết định tốc độ hoạt động của CPU. Tất nhiên, để cho các khối trên hoạt động được nó phải có một nguồn nuôi, thường là nguồn cấp năng lượng từ mạng điện thành phố hoặc Ăcquy. Để người sử dụng có thể làm việc được trên PC (thí dụ viết và cho chạy các chương trình ứng dụng) thì chỉ với các bộ phận phần cứng trên là chưa đủ, một phần mềm gọi là Hệ Điều Hành (Operating System) phải được cài sẵn trong PC. Đó là một tập hợp các chương trình sử dụng để điều hành các chức năng cơ bản của các bộ phận phần cứng hay phần mềm trên hệ thống PC. Quá trình xử lí số liệu trong PC có thể được hiểu một cách khái quát như sau: Trước hết các chương trình gồm một chuỗi các lệnh và số liệu ban đầu được nhớ vào bộ nhớ trong. Các lệnh được mã hoá thành chuỗi các số nhị phân tương ứng với một tập bao gồm hai trạng thái đóng và mở của các linh kiện điện tử, khi thao tác (chạy chương trình) dưới sự điều khiển của CPU các lệnh đó được lần lượt đưa ra sử dụng theo một trật tự nhất định 2. Cấu hình bên trong của máy vi tính. a. Hoạt động của PC. CPU được nối với các thành phần khác bằng Bus hệ thống tức là sẽ có nhiều thiết bị cùng dùng chung một hệ thống dây dẫn để trao đổi thông tin. Do đó, để hệ thống hoạt động không rối loạn khi CPU muốn trao đổi dữ liệu với một ô nhớ hoặc một thiết bị vào/ ra, nó phải xử lí sao cho trong một thời khoảng các dây truyền số liệu trong Bus hệ thống chỉ được chiếm dụng bởi ô nhớ hoặc thiết bị được chỉ định đó thôi. Với mục đích này, Bus hệ thống bao gồm ba loại Bus. - Bus số liệu (data bus) : để truyền tải dữ liệu. - Bus địa chỉ (address bus) : hỗ trợ cho việc trao đổi thông tin trạng thái như phân biệt đơn vị CPU truy nhập là thuộc bộ nhớ hay thiết bị vào/ ra thao tác truy nhập là đọc hay viết … b. Các thiết bị bên trong máy vi tính Hầu hết việc lưu trữ và toàn bộ việc xử lí các dữ liệu và các chỉ thị đều được thực hiện bên trong vỏ máy tính. Đa số các máy tính đều chứa các thiết bị như sau bên trong khung máy : * Bo mạch chủ (Mainboard) : - Nó là bộ vi xử lí thực hiện tất cả các việc xử lí số liệu như làm các phép tính số học, phép toán logic, vào ra số liệu.Bo mạch này chứa CPU, vốn là nơi diễn ra hầu hết các công việc xử lí. Bo mạch chủ là phần phức tạp nhất trong số các thiết bị nằm bên trong khung máy. Một số cổng trên bo mạch chủ được đưa thẳng ra ngoài vỏ máy tính để cung cấp điểm nối kết cho các thiết bị nằm bên ngoài và một số cổng cung cấp điểm nối kết dành cho các thiết bị bên trong. - Một số thành phần quan trọng trên bo mạch chủ bao gồm hai thành phần chủ yếu : + Thành phần chủ yếu dùng cho việc xử lý : Bộ xử lý trung tâm (CPU) đây là chíp quan trọng nhất của máy tính . Chíp set hỗ trợ CPU bằng cách kiểm soát nhiều hoạt động của bo mạch chủ. + Thành phần chủ yếu dùng để lưu trữ tạm thời: Bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên (RAM) dùng để lưu trữ các dữ liệu và các chỉ thị khi chúng đang được xử lý. Bộ nhớ cache (cache memory) để tăng tốc độ truy xuất bộ nhớ. + Thành phần cho phép CPU giao tiếp với các thông tin với các thiết bị khác : Các bus dùng cho việc trao đổi thông tin trên bo mạch hệ thống. + Các khe cắm mở rộng dùng để kết nối các card mở rộng với bo mạch chủ. *RAM: CPU Sử dụng bộ nhớ tạm thời còn được gọi là bộ nhớ sơ cấp, cung cấp khả năng truy suất nhanh hơn nhiều so với bộ nhớ lâu dài, để lưu trữ tạm thời các dữ liệu và các chỉ thị trong khi chúng đang được xử lý do đó khi tắt máy thì thông tin cũng sẽ bị mất. Các chip RAM có thể lắp đặt rời và trực tiếp trên bo mạch chủ hoặc thanh chứa nhiều chip nằm trên một bo mạch nhỏ được cắm vào bo mạch chủ. Các dạng bo mạch thông dụng nhất dùng để giữ các chip bộ nhớ được gọi là các thẻ SIMM (Môđun nhớ một hàng chân) và thẻ DIMM( Mô đun nhớ hai hàng chân) CPU: CPU hay còn được gọi là bộ vi xử lý là một chip nằm bên trong vỏ máy mà trên đó hầu hết các công việc xử lý sau cùng phải được thi hành. Đa số các máy tính chứa các bộ vi chip (chip set) dùng để gánh bớt cho CPU một số công việc xử lý và cung cấp sự định thời chặt chẽ cho các hoạt động nhằm làm tăng tốc độ và hiệu suất tổng thể của máy tính. Ngoài CPU và CHIP SET một số bo mạch chủ thế hệ cũ còn chứa một chíp dùng để hỗ trợ và năng cao chức năng của một số CPU thế hệ cũ. Nhiều ứng dụng sử dụng chip này được gọi là bộ đồng xử lý để tăng hiệu suất cho số chức năng toán học của CPU. * Các thiết bị lưu trữ Ngoài thiết bị lưu trữ tạm thời là RAM đã kể trên còn có các thiết bị lưu trữ dữ liệu lâu dài. Các dữ liệu và các chỉ thị được lưu dữ lâu dài trên các thiết bị này. Bốn thiết bị lưu trữ thứ cấp thông dụng nhất bao gồm các ổ đĩa cứng, ổ đĩa mềm, các ổ đĩa zíp và các ổ đĩa CD - ROM. Ổ đĩa cứng chứa các đĩa từ có thể quay với tốc độ cao. Khi đĩa này quay, một thanh ngang được gắn vào một đầu đọc đĩa đưa thanh ngang qua các đĩa, vừa thực hiện việc viết dữ liệu lên chúng vừa thực hiện việc đọc các dữ liệu có sẵn từ chúng. Một thiết bị lưu trữ thứ cấp khác là một ổ đĩa mềm. Các dạng đĩa mềm có hai dạng phổ biến : 3.5 inch và 5.25 inch. Các đĩa 3.5 inch mới hơn sử dụng công nghệ tiên tiến và thực sự lưu giữ được nhiều dữ liệu hơn các đĩa 5,25 inch. * Các thiết bị xuất / nhập Các thiết bị này giao tiếp với những thứ nằm trong vỏ máy tính thông qua các dây dẫn được nối kết với máy tính tại một điểm nối kết gọi là cổng . Các thiết bị này gửi các dữ liệu hoặc các chỉ thị tới máy tính và t