Nước ta là nước đang phát triển và đang trong giai đoạn tăng trưởng nhanh. Vì vậy, rất cần một mô hình kinh tế thật sự là nòng cốt cho tiến trình đưa nền kinh tế nước nhà trở thành một nước phát triển, một nền kinh tế hùng mạnh trong tương lai.
Gần đây, nhiều tập đoàn kinh tế nước ta xin phép thành lập ngân hàng cho thấy dường như các tập đoàn nước ta đang đi theo mô hình Keiretsu ở Nhật Bản - Mô hình đã đưa Nhật Bản từ một nước đổ nát sau thế chiến thứ II trở thành một nền kinh tế đứng thứ2 thế giới; mô hình Chaebol ở Hàn Quốc – mô hình đã đưa Hàn quốc từ một nước nghèo lên vị trí 11 thế giới.
70 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1341 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ngân hàng của tập đoàn nhật Bản và mối liên hệ với Ngân Hàng của Tập Đoàn ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trang 1
MỤC LỤC
MỤC LỤC ............................................................................................................ Trang i
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. Trang iv
DANH SÁCH CÁC HÌNH VẼ ............................................................................. Trang v
DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU ........................................................................ Trang vi
CHƯƠNG 1: MÔ HÌNH TẬP ĐOÀN KINH TẾ KEIRETSU VÀ
NGÂN HÀNG TẠI NHẬT BẢN .......................................................................... Trang 1
1.1. Tập đoàn kinh tế là gì? ................................................................................ Trang 1
1.1.1 Khái niệm tập đoàn trên thế giới .......................................................... Trang 1
1.1.2. Các hình thức phổ biến của tập đoàn kinh tế ....................................... Trang 1
1.1.3. Đặc điểm chung của tập đoàn kinh tế .................................................. Trang 2
1.1.4. Nguyên nhân thành lập tập đoàn kinh tế ............................................. Trang 3
1.1.5. Mô hình tập đoàn trên thế giới ............................................................ Trang 3
1.2. Sơ nét về mô hình Zaibatsu ......................................................................... Trang 3
1.2.1. Zaibatsu là gì ? .................................................................................... Trang 3
1.2.2. Hoàn cảnh ra đời - Quá trình phát triển ............................................... Trang 4
1.2.3. Cấu trúc .............................................................................................. Trang 4
1.2.4. Đặc điểm ............................................................................................ Trang 5
1.2.5. Thành tựu mà các Zaibatsu đạt được ................................................... Trang 6
1.2.6. Nguyên nhân giải thể .......................................................................... Trang 6
1.3. Nghiên cứu về mô hình Keiretsu của Nhật Bản thời kỳ cuối những năm 50,
đầu những năm 60 của thế kỷ trước ...................................................................... Trang 7
1.3.1. Bối cảnh kinh tế Nhật Bản .................................................................. Trang 7
Trang 2
1.3.2. Sự ra đời của các Keiretsu ................................................................... Trang11
1.3.3. Cấu trúc của một Keiretsu ................................................................... Trang11
1.3.4. Nguyên tắc hoạt động ......................................................................... Trang13
1.3.5. Mô hình Keiretsu: Ưu điểm - Nhược và tác động của nó đến nền
kinh tế........................................................................................................... Trang13
1.4. Hệ thống Ngân hàng của Nhật Bản - Ngân hàng của tập đoàn
tại Nhật .............................................................................................................. Trang18
1.4.1.Cơ cấu tổ chức hệ thống ngân hàng của Nhật ....................................... Trang18
1.4.2. Ngân hàng của tập đoàn tại Nhật ........................................................ Trang21
1.4.3. Ưu điểm, những vấn đề tồn tại và tác động của nó đối với nền
kinh tế Nhật .................................................................................................. Trang23
CHƯƠNG 2: XU HƯỚNG THÀNH LẬP NGÂN HÀNG CỦA CÁC
TẬP ĐOÀN TẠI VIỆT NAM ............................................................................... Trang26
2.1 Tập đoàn kinh tế ở Việt Nam........................................................................ Trang26
2.1.1. Khái niệm tập đoàn ở Việt Nam .......................................................... Trang26
2.1.2. Thực tế mô hình tập đoàn ở Việt Nam ................................................. Trang27
2.2. Hệ thống ngân hàng ở Việt Nam ................................................................. Trang29
2.2.1. Khái quát hệ thống ngân hàng tại Việt Nam ........................................ Trang29
2.2.2. Tình hình kinh doanh của các ngân hàng tại Việt Nam trong những
năm gần đây ................................................................................................ Trang31
2.2.3. Tiềm năng của ngành ngân hàng trong tương lai ................................. Trang33
2.2.4. Những thách thức của ngành ngân hàng khi Việt Nam ngày càng mở cửa,
nền kinh tế Việt Nam càng hội nhập sâu hơn với nền kinh tế thế giới ........... Trang34
Trang 3
2.3. Xu hướng thành lập ngân hàng tại Việt Nam hiện nay ................................. Trang34
2.3.1. Sự tất yếu cần có nhiều ngân hàng ...................................................... Trang34
2.3.2. Xu hướng thành lập ngân hàng tại Việt Nam ....................................... Trang35
CHƯƠNG 3: NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG CHO VIỆC THÀNH LẬP
NGÂN HÀNG CỦA TẬP ĐOÀN KINH TẾ Ở VIỆT NAM................................. Trang43
3.1. Tình hình kinh tế Việt Nam hiện nay có phù hợp để thành lập theo
mô hình Keiretsu của Nhật Bản hay không? ...................................................... Trang43
3.2. Cải tổ hệ thống tập đoàn và tổng công ty ..................................................... Trang46
3.3. Kiến nghị đối với giám sát chặt chẽ hơn thị trường chứng khoán................ Trang47
3.4. Đối với chất lượng hoạt động của các ngân hàng do tập đoàn
thành lập ............................................................................................................ Trang47
3.5. Đối với các ngân hàng đang xin cấp phép thành lập ................................... Trang48
3.6. Về giải quyết tính minh bạch trong các khoản cho vay của các
ngân hàng trực thuộc tập đoàn ............................................................................ Trang50
KẾT LUẬN
PHỤ LỤC
Trang 4
DANH SÁCH CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1.Cấu trúc của một Zaibatsu
Hình 1.2 Sơ đồ tổ chức của hệ thống ngân hàng Nhật Bản
Hình 1.3. tỷ lệ vay nợ của các công ty Nhật so với công ty Mỹ
DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Lạm phát sau chiến tranh tại Nhật Bản
Bảng 1.2. Quan hệ tài chính và thương mại trong 6 Keiretsu
Bảng 2.1. Bảng xếp hạng của các Ngân hàng
Bảng 2.2. Các NHTMCP nộp hồ sơ xin cấp phép tính đến hết tháng 8/2007
Trang 5
MỞ ĐẦU
Nước ta là nước đang phát triển và đang trong giai đoạn tăng trưởng nhanh. Vì
vậy, rất cần một mô hình kinh tế thật sự là nòng cốt cho tiến trình đưa nền kinh tế nước
nhà trở thành một nước phát triển, một nền kinh tế hùng mạnh trong tương lai.
Gần đây, nhiều tập đoàn kinh tế nước ta xin phép thành lập ngân hàng cho thấy
dường như các tập đoàn nước ta đang đi theo mô hình Keiretsu ở Nhật Bản - Mô hình đã
đưa Nhật Bản từ một nước đổ nát sau thế chiến thứ II trở thành một nền kinh tế đứng thứ
2 thế giới; mô hình Chaebol ở Hàn Quốc – mô hình đã đưa Hàn quốc từ một nước nghèo
lên vị trí 11 thế giới.
Chuyên đề tốt nghiệp này, chúng em nghiên cứu mô hình Keiretsu ở Nhật Bản, để
từ đó đưa ra một cở sở để xem liệu các mô hình này có thật sự hiệu quả đối với Việt Nam
hay không, có thật sự trở thành nòng cốt cho sự phát triển kinh tế đất nước hay không,
hay sẽ trở thành một gánh nặng kìm hãm sự phát triển của đất nước. Và một điều nữa,
nhìn vào thực trạng nền kinh tế liệu các tập đoàn kinh tế Việt Nam xin thành lập ngân
hàng cho mình có vì mục đích mang lại cái lợi trước mắt cho mình hay không? Hay là vì
mục đích lâu dài, vì sự phát triển lâu dài của đất nước.
Trang 6
CHƯƠNG 1
MÔ HÌNH TẬP ĐOÀN KINH TẾ KEIRETSU VÀ NGÂN HÀNG
TẠI NHẬT BẢN
1.1. Tập đoàn kinh tế là gì?
1.1.1. Khái niệm tập đoàn trên thế giới.
Tập đoàn kinh tế là một khái niệm được hình thành từ lâu đời ở khắp nơi trên thế
giới. Mỗi nơi có một cách gọi khác nhau để chỉ tập đoàn thể hiện sự đa dạng về hình thức
liên kết, quá trình hình thành và nguyên tắc hoạt động của chúng, gắn liền với điều kiện
kinh tế, lịch sử, xã hội, pháp lý của mỗi quốc gia. Do đó, không thể có một định nghĩa nào
chung nhất cho tất cả các hình thức tập đoàn.
Ở nước ngoài, tập đoàn kinh tế là một tổ chức gồm công ty mẹ và các công ty
khác, trong đó công ty mẹ kiểm soát, tham gia góp vốn; mỗi công ty con cũng có thể kiểm
soát các công ty khác hay tham gia các tổ hợp khác.
1.1.2. Các hình thức phổ biến của tập đoàn kinh tế.
Hình thức thứ nhất: lấy vốn làm nút liên kết chủ yếu. Bằng cách nắm giữ cổ phần
khống chế của các doanh nghiệp thành viên, một doanh nghiệp nòng cốt sẽ giữ vai trò
lãnh đạo và chi phối các quyết định về nhân lực, vật chất, sản xuất, cung ứng, tiêu
thụ…Hình thức này giúp điều chỉnh kết cấu tổ chức doanh nghiệp, bổ sung lợi thế cho
nhau, sử dụng hiệu quả, hợp lý các yếu tố sản xuất, kinh doanh đa dạng, cùng có lợi.
Hình thức thứ hai: lấy sản xuất làm nút liên kết. Một doanh nghiệp lớn sẽ đóng vai
trò “thương hiệu” trung tâm, áp dụng hình thức chuyên môn hoá, hiệp tác sản xuất kinh
doanh theo một dây chuyền cùng sản xuất ra một loại sản phẩm, phát huy thế mạnh về
quy mô.
Trang 7
Hình thức thứ ba: là sự kết hợp cả về vốn và dây chuyền sản xuất, gồm rất nhiều
các công ty hoạt động trong lĩnh vực khác nhau, ít hoặc thậm chí không có mối liên hệ
kinh tế trực tiếp với nhau. Đó là sự liên kết đa ngành, đa lĩnh vực.
Tập đoàn ra đời là sự tất yếu của quá trình cạnh tranh; liên kết để tối đa hoá lợi
nhuận.
1.1.3. Đặc điểm chung của tập đoàn kinh tế.
Từ những ý kiến trên có thể đưa ra mô hình tập đoàn kinh tế có những điểm sau:
Đa số là không có tư cách pháp nhân.
Quy mô tương đối lớn.
Gồm nhiều công ty hoạt động trong một hay nhiều ngành khác nhau, thuộc
phạm vi một hay nhiều nước.
Có một công ty mẹ nắm quyền lãnh đạo, chi phối hoạt của các công ty con
về mặt tài chính và chiến lược phát triển.
Sử dụng chung một thương hiệu.
Mục tiêu hoạt động: tăng cường tích tụ, tập trung, tăng khả năng cạnh tranh
và tối đa hoá lợi nhuận.
Cơ chế điều hành: chủ yếu dựa trên quan hệ về lợi ích kinh tế minh bạch,
uy tín và các cam kết trong quy chế chung.
Các pháp nhân trong tập đoàn được bảo vệ để có thể tránh khỏi những
nguy cơ bị thôn tính hay chèn ép trên thị trường từ những công ty ngoài tập
đoàn.
Qua đó, ta có thể thấy được ưu điểm của mô hình tập đoàn kinh tế chính là kết hợp
được sức mạnh của các thành viên, nhưng chính sự tồn tại của nó đã cản trở sự phát triển
của các công ty nhỏ.
Trang 8
1.1.4. Nguyên nhân thành lập tập đoàn kinh tế
Việc thành lập tập đoàn kinh tế tạo điều kiện cho các doanh nghiệp huy động các
nguồn lực ( vật chất, lao động, vốn ) cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Ngoài ra, việc thành lập này còn giúp tăng cường hiệu quả quản lý, sử dụng những
lợi thế về quy mô và kết hợp các ưu thế của chuyên môn hóa với hoạt động kinh doanh.
1.1.5. Mô hình tập đoàn trên thế giới.
Hàn Quốc.
Mô hình tập đoàn kinh tế - còn được gọi là Chaebol đã vực nền kinh tế dậy, đưa
Hàn Quốc trở thành một nước trong khối các nước công nghiệp mới(NICs).Mô hình này
được Hàn Quốc vận dụng như hầu hết các tập đoàn kinh tế khác trên thế giới: Một doanh
nghiệp hoạt động trong một ngành mũi nhọn, đây cũng là trung tâm của các đơn vị hoạt
động trên nhiều lĩnh vực khác.
Ví dụ điển hình: Một số chaebol Hàn Quốc có tên tuổi, vị thế lớn trên thế giới :
Samsung, LG, Deawoo, Hyundai. Những tập đoàn này hoạt động trên 20 ngành. Góp
phần vào sự thành công của các chaebol này chính là sự hậu thuẫn khá lớn từ phía chính
phủ.
Ở Nhật Bản.
Sau chiến tranh thế giới thứ II, từ một nền kinh tế kiệt quệ, mô hình tập đoàn kinh
tế - Keiretsu đã khôi phục nền kinh tế Nhật Bản, đưa Nhật Bản trở thành nước có nền
kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới.
Ví dụ điển hình: Mitsuibisi, Mitsui, Sumitomo, Fuyo, Sanwa, Dai-Ichi Kangyo là 6
Keiretsu lớn nhất Nhật Bản.
1.2. Sơ nét về mô hình Zaibatsu.
1.2.1. Zaibatsu là gì ?
Zaibatsu là các tập đoàn kinh tế:
Trang 9
Được thiết lập thông qua sự liên kết chặt chẽ giữa các công ty cùng nắm giữ
quyền điều hành và chi phối nguồn tài chính.
Là những tập đoàn tư bản tài chính lớn nhờ việc nắm giữ những hoạt động
tín dụng và ngân hàng mà kiểm soát được nhiều lĩnh vực công nghiệp và
thương mại.Từ đó nắm quyền chi phối nền kinh tế Nhật Bản.
1.2.2. Hoàn cảnh ra đời - Quá trình phát triển.
Hầu hết các zaibatsu đều được thiết lập từ đầu thời kỳ Minh Trị.
Bắt nguồn từ các nhà tư bản cho vay nặng lãi, các Zaibatsu đã phát triển đa dạng
lên thành các nhà tư bản công nghiệp từ những năm 1870 và 1880.
Môi trường để các Zaibatsu phát triển mạnh mẽ nhất chính là cuộc chiến tranh thế
giới lần I, nhờ hàng loạt các đơn đặt hàng của Chính phủ. Đây chính là cơ hội để các
Zaibatsu bành trướng để trở thành các tập đoàn tài chính, công nghiệp thực sự, đóng vai
trò dẫn đầu trong hoạt động tài chính và nhiều lĩnh vực sản xuất.
Nhờ sự hậu thuẫn của Chính phủ Nhật qua các khoản trợ cấp, thuế quan bảo hộ …
mà các Zaibatsu đã chiếm vai trò chi phối nhiều lĩnh vực khác của nền kinh tế.
Cuộc chiến tranh Thế giới II nổ ra với rất nhiều vụ sát nhập các công ty lại với
nhau càng làm gia tăng thế lực của các Zaibatsu.
1.2.3. Cấu trúc.
Theo cơ cấu hình chóp: (1)
(2)
(3)
(4)
Hình 1.1.Cấu trúc của một Zaibatsu
Trang 10
(1) Hội đồng các thành viên sáng lập thuộc cùng một dòng họ.
(2) Công ty cổ phần mẹ do thành viên gia đình sáng lập kiểm soát và đây là
trung tâm quyền lực của một Zaibatsu. Công ty sở hữu một phần lớn cổ phần trong các
công ty hạt nhân.
(3) Các công ty hạt nhân (ngân hàng, công ty thương mại, công ty bảo hiểm).
Mỗi công ty này lại sở hữu thêm một tỷ lệ cổ phần nhất định nào đó trong nhiều công ty
phụ thuộc khác nhỏ hơn ở cấp thứ 4.
(4) Các công ty phụ thuộc nhỏ hơn.
Chính quan hệ về sở hữu như vậy mà các công ty thường gắn bó với nhau rất chặt
chẽ, trong đó các ngân hàng và công ty thương mại có một vai trò khá quan trọng: Các
ngân hàng có nhiệm vụ cung cấp tiền cho hoạt động của các công ty trong gia đình mình
bằng cách cấp những khoản vay hoặc bảo lãnh cho việc phát hành cổ phiếu công ty.
1.2.4. Đặc điểm
Nổi bật nhất là Quy mô hoạt động dàn trải trong nhiều lĩnh vực khác nhau, tạo
thành một hệ thống khép kín.
Thứ hai là trong cơ cấu hình chóp có một tỷ lệ cổ phần chéo khá cao giữa các công
ty thuộc cùng một Zaibatsu.
Thứ ba là có sự phân biệt giữa quyền sở hữu và quyền quản lý trong công ty.
Thứ tư chính là mối quan hệ chặt chẽ giữa các công ty trong cùng một nhóm, tức là
nếu có một thành viên gặp khó khăn về tài chính thì sẻ được công ty bạn bán hàng hóa
hoặc cung cấp dịch vụ với giá ưu đãi; còn nếu khó khăn về sản xuất thì sẽ được chuyên
gia đến giúp đỡ về kỹ thuật, công nghệ.
Cuối cùng là tất cả các Zaibatsu đều có ngân hàng. Vào thời điểm này, hoạt động
tín dụng ngân hàng rất phát triển.
1.2.5. Thành tựu mà các Zaibatsu đạt được.
Trang 11
Bốn trong số những Zaibatsu lớn nhất (Mitsibishi, Mitsui, Sumotomo, Yasuda)
chiếm khoảng ¼ tổng tài sản công nghiệp Nhật Bản.
Sau chiến tranh thế giới thứ II, trình độ tập trung tư bản của các Zaibatsu đã đạt
mức rất cao: 10 Zaibatsu lớn nhất lên đến 53% trong ngành tài chính, 49% trong công
nghiệp nặng và 17% trong công nghiệp nhẹ.
1.2.6. Nguyên nhân giải thể
Sau khi tiếp quản Nhật Bản, Bộ tư lệnh tối cao các lực lượng đồng minh (GHQ) đã
đề ra nhiều chính sách để ổn định nền kinh tế Nhật Bản. Trong đó Mục tiêu ban đầu lớn
nhất thực hiện một số biện pháp nhằm giải thể các Zaibatsu, “dân chủ hóa nền kinh tế” để
triệt tiêu những mầm mống chiến tranh, giảm thiểu tình trạng độc quyền về kinh tế, tạo
nên môi trường cạnh tranh tự do cho các công ty ở Nhật Bản. Những biện pháp đó là:
Đề ra chính sách dân chủ hóa nền kinh tế Nhật bản.
GHQ chủ trương phân tán cổ phiếu của công ty tới tay cá nhân để xóa bỏ việc tập
trung quyền sở hữu trong tay các gia đình Zaibatsu hay các cổ đông.
Tháng 4/1947 Luật chống độc quyền (Anti-Trust Law) ban hành đã cấm các công
ty chế tạo công nghiệp nắm cổ phần của các công ty khác. Các tổ chức tài chính cũng bị
hạn chế mức sở hữu cổ phần tại các công ty khác ở mức dưới 5%.
Luật chứng khoán cũng được ban hành năm 1947 nhằm cấm các ngân hàng sở hữu,
bảo lãnh mua bán chứng khoán công ty một cách trực tiếp hoặc gián tiếp.
Để ngăn chặn không cho bất kỳ cổ đông nào có quyền gây ảnh hưởng lớn đến
quyết định của một công ty. Thiên hoàng đã ra Pháp lệnh 567: cổ đông nào sở hữu hơn
10% cổ phần một công ty sẽ bị loại ra khỏi công ty đó.
Về mặt tài chính công ty, mô hình được coi là tối ưu sẽ là công ty gây quỹ đầu tư
thông qua thị trường chứng khoán. Các báo cáo về tài chính và các hoạt động của công ty
sẽ phải được thông báo công khai.
Trang 12
Như vậy, cơ cấu sở hữu công ty và chính sách liên quan của chính phủ Nhật Bản bị
thay đổi. Những thay đổi này dẫn đến những bất đồng giữa chính phủ Nhật Bản và GHQ
về quyền của cổ đông, về quyền sở hữu của cổ đông pháp nhân và về tài chính công ty.
Chính những bất đồng này là điều kiện để một số đặc điểm của mô hình Zaibatsu vẫn
được giữ lại ở mức độ nhất định và sau này, khi Nhật Bản đã giành lại chủ quyền, chúng
đã được phát triển lên ở các keiretsu.
Giải thể Zaibatsu và thanh lọc các nhà quản lý cấp cao.
Mục tiêu của quá trình giải thể Zaibatsu là xóa bỏ cơ cấu sở hữu tập trung nhằm
loại bỏ quyền kiểm soát gia đình trị của chúng. Các Zaibatsu và các công ty con của nó bị
buộc phải chuyển cổ phần của mình cho Ủy ban giải thể công ty cổ phần. Sau đó số cổ
phần này được ưu tiên bán lại cho những cá nhân hoặc tổ chức tài chính đã từng là cổ
đông hoặc chủ nợ của công ty. Ưu tiên thứ hai dành cho các giám đốc mới và nhân viên
công ty. Ưu tiên thứ ba là dành cho cư dân địa phương nơi có trụ sở của công ty đó. Sau
cùng thì cổ phần mới được đem ra bán công khai trên thị trường. Tuy nhiên, không cá
nhân nào được phép mua hơn 1% cổ phần của một công ty.
Việc giải thể các Zaibatsu còn nhằm mục đích loại bỏ giới quản lý cấp cao ở các
công ty do các gia đình Zaibatsu chỉ định và các mối quan hệ về nhân sự chồng chéo phức
tạp giữa các công ty cổ phần mẹ với các công ty con của chúng. Các nhà quản lý chịu sự
ảnh hưởng của các gia đình Zaibatsu bị buộc phải từ chức và những người thay thế họ là
các nhà quản lý chuyên nghiệp.
1.3. Nghiên cứu về mô hình Keiretsu của Nhật Bản thời kỳ cuối những năm 50, đầu
những năm 60 của thế kỷ trước.
1.3.1. Bối cảnh kinh tế Nhật Bản.
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản là nước bại trận, nền kinh tế bị phá hủy
hoàn toàn, năm 1946 tổng sản phẩm quốc nội theo thực tế đầu người chưa đầy 55% mức
cao nhất thời kỳ trước chiến tranh, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp chế tạo thấp, kèm
theo thất bát trong nông nghiệp buộc nhân dân phải sống ở mức tối thiểu.
Trang 13
Bên cạnh đó lạm phát phi mã năm 1946 và kéo dài ở những năm tiếp theo càng
làm cho nền kinh tế Nhật Bản lâm vào khó khăn gấp bội.
Tình trạng siêu lạm phát này một phần do sự mất cân đối giữa cung cầu hàng hóa.
Việc cung cấp hàng hóa bị cắt giảm nghiêm trọng do thiếu nguyên liệu và công suất sản
xuất bị chiến tranh tàn phá, trong khi nhu cầu về hàng hóa lại tăng lên cùng với đà tăng
dân số nhanh chóng ở trong nước.
Góp phần vào nạn lạm phát đó là việc tăng cung cấp tiền tệ nhằm mở rộng chi tiêu
của chính phủ sau chiến tranh.
Bảng 1.1 Lạm phát sau chiến tranh tại Nhật Bản.
Năm
Tỷ lệ giá thị
trường chợ đen
so với giá chính
thức
1946 7.2
1947 5.3
1948 2.9
1949 1.7
1950 1.2
Cùng với việc giải thể các Zaibatsu, tình hình về kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh
như sau:
Tình hình nhập khẩu.
Sau chiến tranh, sản lượng thực tế giảm xuống một mức thấp đến nỗi tiêu