Đề tài Ngành mây tre đan Việt Nam trong bối cảnh đẩy mạnh hội nhập quốc tế

Trong cuộc sống xã hội hiện đại, nét truyền thống văn hoá, tinh hoa, đậm đà bản sắc dân tộc kết hợp với hiện đại luôn là ý tưởng cho nhiều lĩnh vực kinh doanh. Những ý tưởng ấy tạo ra nhiều sản phẩm tiêu dùng khác nhau, trong đó phải kể tới ngành thủ công mỹ nghệ với các sản phẩm: mây tre đan, gốm sứ, thêu ren, đồ gỗ Từ trong rừng sâu, những sợi mây, sợi song được xử lí qua nhiều công đoạn làm thành các sản phẩm thủ công khác nhau, tạo nên nét đẹp đặc trưng của Việt Nam. Cuộc sống của người Việt đã gắn liền với đồ mây tre đan từ rất lâu, nó có vai trò quan trọng. Các vật dụng cần thiết như rổ, rá, chiếc gối, chiếc vali mây đến vật dụng lớn hơn để làm nhà, bàn ghế, tủ đều có sự đóng góp của loại vật liệu này. Hiện nay ngành mây tre đan của Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều cơ hội, thách thức khi gia nhập WTO. Muốn tồn tại và phát triển trong “sân chơi” đó đòi hỏi các doanh nghiệp chúng ta phải có đủ tiềm lực và vị thế trên thương trường. Mặc dù đã có khá nhiều ý kiến xung quanh vấn đề phát triển ngành mây tre đan Việt Nam nhưng cho đến nay vẫn còn khá nhiều câu hỏi chưa có lời giải đáp thuyết phục, như tiềm năng phát triển của ngành mây tre đan là như thế nào, khả năng cạnh tranh của ngành mây tre đan trong nước lớn đến đâu, những rào cản phát triển của ngành là gì và ngành mây tre đan Việt Nam nên phát triển như thế nào. Nhằm góp phần tìm hiểu về ngành mây tre đan trong bối cảnh Việt Nam vừa chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, nhóm nghiên cứu chúng tôi đã thực hiện đề tài nghiên cứu: “Ngành mây tre đan Việt Nam trong bối cảnh đẩy mạnh hội nhập quốc tế”.

doc35 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 2952 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ngành mây tre đan Việt Nam trong bối cảnh đẩy mạnh hội nhập quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU Trong cuộc sống xã hội hiện đại, nét truyền thống văn hoá, tinh hoa, đậm đà bản sắc dân tộc kết hợp với hiện đại luôn là ý tưởng cho nhiều lĩnh vực kinh doanh. Những ý tưởng ấy tạo ra nhiều sản phẩm tiêu dùng khác nhau, trong đó phải kể tới ngành thủ công mỹ nghệ với các sản phẩm: mây tre đan, gốm sứ, thêu ren, đồ gỗ… Từ trong rừng sâu, những sợi mây, sợi song được xử lí qua nhiều công đoạn làm thành các sản phẩm thủ công khác nhau, tạo nên nét đẹp đặc trưng của Việt Nam. Cuộc sống của người Việt đã gắn liền với đồ mây tre đan từ rất lâu, nó có vai trò quan trọng. Các vật dụng cần thiết như rổ, rá, chiếc gối, chiếc vali mây… đến vật dụng lớn hơn để làm nhà, bàn ghế, tủ đều có sự đóng góp của loại vật liệu này. Hiện nay ngành mây tre đan của Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều cơ hội, thách thức khi gia nhập WTO. Muốn tồn tại và phát triển trong “sân chơi” đó đòi hỏi các doanh nghiệp chúng ta phải có đủ tiềm lực và vị thế trên thương trường. Mặc dù đã có khá nhiều ý kiến xung quanh vấn đề phát triển ngành mây tre đan Việt Nam nhưng cho đến nay vẫn còn khá nhiều câu hỏi chưa có lời giải đáp thuyết phục, như tiềm năng phát triển của ngành mây tre đan là như thế nào, khả năng cạnh tranh của ngành mây tre đan trong nước lớn đến đâu, những rào cản phát triển của ngành là gì và ngành mây tre đan Việt Nam nên phát triển như thế nào. Nhằm góp phần tìm hiểu về ngành mây tre đan trong bối cảnh Việt Nam vừa chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, nhóm nghiên cứu chúng tôi đã thực hiện đề tài nghiên cứu: “Ngành mây tre đan Việt Nam trong bối cảnh đẩy mạnh hội nhập quốc tế”. NỘI DUNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHÊN CỨU Vấn đề nghiên cứu: Tổng quan về ngành mây tre đan, điều kiện thuận lợi, khó khăn, cơ hội thách thức, tiềm năng ngành Phạm vi nghiên cứu: Toàn ngành mây tre đan Việt Nam. Câu hỏi nghiên cứu: - Ngành mây tre đan Việt Nam có điều kiện thuận lợi gì để phát triển? - Ngành mây tre đan Việt Nam hiện đang gặp phải những khó khăn gì hạn chế sự phát triển? - Kinh nghiệm phát triển ngành mây tre đan của một số nước trong khu vực và bài học cho phát triển ngành mây tre đan Việt Nam? 2. PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU 2.1. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu này sử dụng phương pháp định tính với hai kỹ thuật bao gồm: - Phân tích dữ liệu thứ cấp về ngành mây tre đan Việt Nam và ở một số nước trong khu vực Đông Nam Á. - Nghiên cứu tình huống về một số cơ sở sản xuất trong ngành mây tre đan Việt nam. 2.2. Dữ liệu và phương pháp thu thập dữ liệu Dữ liệu thứ cấp về ngành mây tre đan Việt Nam do nhóm nghiên cứu thu thập bao gồm dữ liệu về kim ngạch xuất khẩu, số lượng lao động trong ngành, nguồn nguyên liệu, thị trường đầu ra, chính sách chính phủ, doanh nghiệp… Dữ liệu thứ cấp về kinh nghiệm phát triển ngành mây tre đan được tập trung vào các nước Indonesia, Philipine, Trung Quốc. Nhóm nghiên cứu thu thập dữ liệu được công bố công khai trên các trang thông tin điện tử của các tổ chức: Cục kinh tế bộ quốc phòng, Bộ công nghiệp, báo công nghiệp, website Hà Nam, báo ảnh Việt Nam, báo điện tử Thời báo kinh tế Việt Nam... Dữ liệu thứ cấp thu thập được sử dụng để phân tích về lịch sử phát triển của ngành mây tre đan Việt Nam, thực trạng hiện nay và kinh nghiệm của một số nước trong phát triển ngành sản xuất này. . Nhóm nghiên cứu đã thực hiện nghiên cứu cụ thể về bốn cơ sở sản xuất trong ngành mây tre đan Việt Nam, bao gồm: 1. Cơ sở sản xuất mây tre đan hiện đại Nguyễn Viết Hồng_Hà Nội. Chủ cơ sở sản xuất: Nguyễn Viết Hồng. 2. Công ty mây tre đan Ngọc Động_Duy Tiên_Hà Nam. Giám đốc: Nguyễn Xuân Mai. 3.Cơ sở sản xuất mây tre đan Du Dương_Thượng Hiền_Thái Bình . Chủ cơ sở sản xuất: Phạm Văn Du. 4.Cơ sở trồng mây Thượng Hiền_Thái Bình. Chủ cơ sở: Phạm Bá Vang, Phạm Bá Vinh. Dữ liệu thu thập được từ các nghiên cứu tình huống trên đây bao gồm đánh giá của các chủ cơ sở sản xuất về thực trạng ngành mây tre đan của cơ sở sản xuất cũng như trong toàn ngành mây tre đan hiện nay, đánh giá chủ quan của các chủ cơ sở về xu hướng phát triển của ngành mây tre đan Việt Nam, đồng thời đưa ra một số kiến nghị. Dữ liệu này được sử dụng kết hợp với dữ liệu thứ cấp trên đây nhằm làm rõ hơn các kết luận rút ra từ phân tích dữ liệu thứ cấp. 3. CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Lịch sử phát triển ngành mây tre đan Việt Nam Nghề thủ công mỹ nghệ Việt Nam có truyền thống hàng trăm ngàn năm, gắn liền với tên nhiều làng nghề, phố nghề được biểu hiện qua nhiều sản phẩm độc đáo tinh xảo và hoàn mỹ. Việc xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ cũng được thực hiện từ rất sớm. Khi đó các sản phẩm chỉ bao gồm: gốm, đồ gỗ, mây tre, tơ lụa... Qua nhiều thế kỉ các phường thợ làng nghề truyền thống đã trải qua nhiều bước thăng trầm, một số làng nghề bị suy vong (giấy sắc,dệt quai thao...), nhưng bên cạnh đó cũng có mốt số làng nghề mới xuất hiện và phát triển. Hiện nay cả nước có 52 nhóm nghề với 1451 làng nghề trên 100 năm với những sản phẩm từ lâu đã có tiếng tăm như thổ cẩm (dân tộc Mông - Lào Cai), chạm khắc gỗ (Bắc Ninh), đúc đồng (Quảng Ngãi)...[11]. Nghề mây tre đan được hình thành vào cuối thế kỉ 19. Trải qua hơn 100 năm tồn tại và phát triển với bao biến cố thăng trầm nghề mây tre đan đang ngày càng khởi sắc, đời sống của người dân làng nghề từng bước được cải thiện bằng chính nghề truyền thống của mình. Mây tre đan là một trong những mặt hàng thủ công mỹ nghệ đang được khôi phục và phát triển mạnh ở việt Nam, được Đảng và nhà nước khuyến khích phát triển [3]. Nó là một trong 3 mặt hàng đạt giá trị xuất khẩu lớn gồm: mây tre đan, cói, gốm sứ. Cơ cấu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu T1/2006 (Tỷ trọng tính theo kim ngạch) Mây tre Gốm sứ kĩ thuật Loại khác Gốm sứ mỹ nghệ và gia dụng Thảm Sơn mài Hàng trang sức Theo tổ chức Jica của Nhật Bản thì ở Việt Nam có khoảng 2000 làng nghề truyền thống, trong số đó 80% tập trung ở miền bắc, trong đó làng nghề mây tre có số lượng lớn nhất với 713 làng nghề chiếm 24,0% lớn nhất trong số các nghề thủ công của cả nước [2, 39]. Có thể kể đến như: Thượng Hiền (Thái Bình), Ngọc Động (Hà Nam), Phú Vinh, Hiền Lương (Hà Tây), Xuân Lai (Bắc Ninh). 3.2. Những điều kiện phát triển của ngành mây tre đan Việt Nam 3.2.1. Nguồn nguyên liệu Để tạo ra các sản phẩm mây tre đan độc đáo như thế thì một yếu tố không thể thiếu đó là nguồn nguyên liệu. Nguyên liệu chủ yếu cung cấp cho các làng nghề là cây mây và cây giang, phân bố rải rác trên cả nước, song trữ lượng chủ yếu là ở Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên... Nguyên liệu và công cụ để sản xuất hàng mây tre đan rất đơn giản rẻ tiền dễ kiếm vì có rất nhiều ở Việt Nam đó là tre, nứa, mây, song, guột và giang. Nguyên vật liệu phụ là bột diêm sinh để bảo quản sản phẩm. Một số cơ sở sản xuất nhỏ thì người dân sử dụng các hóa chất, chất tẩy rửa, bột diêm sinh để tẩy rửa và bảo quản sản phẩm không có quy trình kĩ thuật sử dụng nên gây ô nhiễm môi trường và gây độc hại cho người trong nghề. Người dân mới chỉ quan tâm tới các biện pháp sao cho sản phẩm được tốt nhất chứ chưa quan tâm tới sức khỏe của chính mình. Công cụ để sản xuất cũng rất đơn giản, rẻ tiền như cưa để cắt nứa tre, dao để chẻ vót nan. Nguồn nguyên liệu chính được khai thác tại địa phương và một số vùng trong nước. Tuy nhiên lượng nguyên liệu này vẫn chưa đủ để cung cấp cho ngành nên các cơ sở đôi khi phải nhập cả nguyên liệu từ nước ngoài như Lào, Philipin. Hầu hết các cơ sở sản xuất đều sử dụng nguồn nguyên liệu tự nhiên nhưng việc tổ chức khai thác cung ứng nguyên liệu sản xuất chưa tốt nên các hộ các cơ sở đều phải mua lại nguyên liệu từ các nguồn cung ứng không rõ nguồn gốc, giá cao làm tăng chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm và chất lượng sản phẩm không đều nhau. Thực tế cho thấy nhiều sản phẩm khi xuất khẩu sang nước ngoài đã bị trả lại do không đủ tiêu chuẩn. Hiện nay nguồn nguyên liệu đang rất khan hiếm. Các doanh nghiệp cơ sở sản xuất phải đi thu gom các nguyên liệu của tất cả các nơi nhiều khi phải nhập khẩu từ bên Lào. Nguồn nguyên liệu đang cạn kiệt. Bác Mai cho biết: theo chương trình 135 thì tại Thanh Hóa đã có kế hoạch trồng rừng, đã được đầu tư nhưng vẫn chưa có kết quả. Nhà cung ứng nguyên liệu có thể gây áp lực lớn đối với ngành. Khi nguồn nguyên liệu khan hiếm thì các nhà cung cấp nguyên liệu lại tăng giá nguyên liệu gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc nhập nguyên liệu. Chính vì nguyên liệu thu gom từ rất nhiều nơi nên khó khăn trong việc xác định giá và chất lượng nguyên liệu. Nhiều khi chất lượng không đảm bảo nhưng vì thiếu nên các doanh nghiệp vẫn phải sử dụng dẫn đến chất lượng sản phẩm giảm sút theo. Trước đây việc sơ chế nguyên liệu phải sử dụng hoàn toàn bằng thủ công như dùng dao chẻ mây tre bằng tay nhưng khi khoa học kĩ thuật phát triển nên đã được thay thế bằng các công cụ hiện đại hơn đó là dùng máy chẻ và uốn. Đối với việc nhân tạo giống cây con: Do thời gian từ khi bắt đầu gieo giống đến khi được thu hoạch là khá lâu (khoảng 3 năm )nên đòi hỏi phải trồng gối vụ thì mới có thể cung cấp nguyên liệu để sản xuất trong cả năm. Việc nhân giống ở các địa phương hiện nay chủ yếu là vẫn làm theo kinh nghiệm chưa được học cũng như chưa được các cán bộ kĩ thuật hướng dẫn kĩ thuật cụ thể. Các làng nghề cũng đã biết khoanh vùng lại để nhân giống cây trồng nhưng quy mô chưa được lớn mới chỉ dừng lại ở các hộ gia đình hoặc một nhóm gia đình tập hợp lại để cung cấp cho ngành. Như ở xã Thượng Hiền - Kiến Xương - Thái Bình đã có rất nhiều các gia đình như gia đình anh Vinh, anh Dũng, bác Vang...đã khoanh vùng khoảng 1000m2 để nhân giống cung cấp cho ngành. Việc sơ chế nguyên liệu thường do các cơ sở và các hộ tự làm với kĩ thuật thủ công hoặc thiết bị máy móc tự chế, cũ, lạc hậu. Do vậy chất lượng nguyên liệu thường không đồng đều và chưa chủ động được chất lượng. Xen kẽ với các sản phẩm được đan bằng mây tre thì người dân cũng dã biết tận dụng được các nguyên liệu khác như bèo, lá để tạo ra các sản phẩm độc đáo. 3.2.2. Các nhóm sản phẩm Các sản phẩm của ngành là những vật dụng dùng trong hộ gia đình như cột, bàn ghế mây tủ bày, vali, và một số vật dụng trang trí khác. Các mặt hàng xuất khẩu nhiều hơn phong phú hơn như rèm cửa mỹ nghệ, các loại đĩa, giỏ bày hoa quả, các hình tượng con giống dân gian, tranh tre ghép... Các mặt hàng này không chỉ đẹp, bền, mà còn rất độc đáo do bàn tay của các nghệ nhân và người lao động tạo nên. Theo bác Du thì để sản xuất ra nững mặt hàng đẹp thì cần phải “tâm đắc với nghề, yêu nghề”. Các sản phẩm vừa kết hợp truyền thống dân dã lại vừa có nét duyên dáng hiện đại phù hợp với mọi đối tượng người tiêu dùng. Các sản phẩm rất đa dạng cả về chủng loại và mẫu mã có những lọ độc bình cao đến 1,8m, giá xuất xưởng xấp xi 500.000đồng [8]. Các sản phẩm hiện nay đang phải cạnh tranh với các sản phẩm của nước ngoài. Trong khi các sản phẩm của nước ngoài mẫu mã thiết kế thường xuyên được đổi mới hấp dẫn nhìn chung là sáng tạo thì ta phần lớn đang sản xuất theo mẫu mã của nước ngoài theo đơn đặt hàng hoặc nhái lại. Cũng không thể phủ nhận có một phần nhỏ mẫu mã là do các nghệ nhân của chúng ta thiết kế ra trong quá trình sản xuất sản phẩm. Các doanh nghiệp đang đứng được trong lĩnh vực mây tre đan chủ yếu là gia công cho tập đoàn nước ngoài theo mẫu mã của họ nên bị ép giá. Đó là chưa kể các làng nghề chủ yếu hàng được xuất qua quá nhiều các doanh nghiệp trung gian nên lợi nhuận thu được cũng không được nhiều. Tuy các sản phẩm của Việt Nam chưa sánh được với các sản phẩm của Trung Quốc và Indonexia nhưng giá của sản phẩm lại vừa phải do giá nhân công và nguyên liệu rẻ nên có thể cạnh tranh được. Hàng mây tre đan không thể làm bản quyền do mẫu mã thay đổi thường xuyên vì vậy việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm cũng là vấn đề rất quan trọng. Nếu chúng ta xây dựng được một thương hiệu lớn mạnh trên thị trường thế giới thì chắc chắn các sản phẩm của chúng ta cũng được nâng lên rất nhiều. Giá sản phẩm của chúng ta cũng thấp hơn giá của các sản phẩm nước ngoài do chúng ta có nguồn nguyên liệu tự nhiên rẻ cộng với giá nhân công rẻ. Các cơ sở sản xuất nhỏ chủ yếu là sản xuất đến một giai đoạn giai đoạn nhất định rồi chuyển đến nơi khác để hoàn thiện sản phẩm. Như ở các cơ sở sản xuất tại xã Thượng Hiền thì sản phẩm mới chỉ tương đối hoàn thiện sau đó được đưa đến các cơ sở lớn như Ngọc Động để hoàn thiện các giai đoạn cuối cùng trước khi xuất khẩu. Quá trình tạo ra một sản phẩm cũng trải qua rất nhiều công đoạn từ thu nhập nguyên liệu đến đan các sản phẩm và qua khâu xử lí sản phẩm như chống ẩm mốc, sơn dầu, tăng độ cưng của sản phẩm. Các cơ sở sản xuất ngành nghề hầu như chưa quan tâm đến khía cạnh pháp lí kinh doanh. Có rất ít các cơ sở quan tâm đăng kí nhãn hiệu cho sản phẩm của mình. Điều này làm giảm khá nhiều khả năng cạnh tranh của các sản phẩm trên thị trường quốc tế. Mà trong tương lai ngay cả thị trường trong nước khi nước ta hội nhập WTO. 3.2.3. Nguồn nhân lực Ngành mây tre đan chủ yếu được làm ở các làng nghề truyền thống. Do đó đã tận dụng được nguồn lao động nhàn rỗi khá lớn từ lao động nông nghiệp ở trong làng. Từ những người già đến các trẻ em trong làng đều có thể làm được. Thời gian làm việc của người lao động không bó hẹp. Họ có thể làm trong tất cả thời gian nhàn rỗi. Ngoài thời gian làm ở các cơ sở sản xuất họ có thể nhận hàng về nhà tranh thủ tối làm để tăng thu nhập cho gia đình đồng thời cũng làm tăng lượng sản phẩm cho doanh nghiệp. Đây cũng là thế mạnh của ngành trong việc cạnh tranh với thị trường nước ngoài. Nghề mây tre đan sản xuất theo hộ gia đình cũng khá lớn. Thị trường mở rộng, sản xuất phát triển thì vấn đề nhân lực là sự sống còn của doanh nghiệp. Nguồn nhân lực nằm rải rác khắp các làng nghề trên nhiều tỉnh như Hà Tây,Bắc Ninh,Thái Bình...Quá trình khảo sát thực tế cho thấy chỉ có khoảng 10% nguồn nhân lực là tập trung còn lại 90% nằm rải rác. Các doanh nghiệp đã vượt qua khỏi hình thức sản xuất của một làng nghề để tạo ra những vệ tinh cho mình ở những huyện những tỉnh khác. Nguồn nhân lực thường xuyên có sự biến động lớn do ra làm ở các khu công nghiệp. Các doanh nghiệp đã có các chính sách đào tạo, nâng cao tay nghề cho đội ngũ công nhân. Đây là việc mang tầm chiến lược cao từ việc dạy nghề bán nguyên liệu đến mua sản phẩm. Đối với những người dân làng nghề thì họ có thể làm mọi nghề tuy không giỏi. Bất cứ công việc nào mang lại thu nhập cao là họ làm. Họ chưa thực sự tư duy được tầm quan trọng của việc chuyển nghề. Ngày nay những người dân làng nghề rất muốn truyền lại nghề cho con cháu nhưng dường như điều này là rất khó bởi thế hệ trẻ ngày nay không muốn theo ngành này nên việc bảo tồn nghề gặp nhiều khó khăn. Ngành mây tre đan có nhiều ưu điểm đó là vốn ít (chỉ cần 300.000 - 500.000 đồng là tạm đủ cho một hộ 4 người sản xuất) [8]. Tận dụng được lao động phụ đặc biệt là trẻ em và người già,thu nhập cao. Nghề truyền thống mang lại những lợi ích kinh tế rõ rệt không thể phủ nhận. ngoài những lợi ích khác về xã hội mà làng nghề đem lại cũng không thể tính đếm hết như đẩy lùi các tệ nạn xã hội, trẻ em ngoài việc học hành còn tham gia giúp gia đình làm thêm việc đan lát. Hiện nay nhà nước và địa phương đã có những chính sách giúp phát triển ngành nghề tuy nhiên mới chỉ dừng lại ở việc khuyến khích làm nghề mà chưa có chính sách hỗ trợ về vốn, đất đai, tìm kiếm thị trường... Nhiều doanh nghiệp muốn mở rộng sản xuất nhưng nhà nước cũng như địa phương chưa cấp vốn cũng như đất đai. Theo bác Du xã Thượng Hiền thì cơ sở sản xuất của bác muốn mở rộng quy mô sản xuất nhưng địa phương chưa tạo điều kiện về đất đai và vốn. 3.2.4. Thị trường tiêu thụ Hàng mây tre đan thủ công mỹ nghệ truyền thống được tạo ra bởi những bàn tay tài hoa. Đây là những đặc điểm nhưng cũng là điều kiện không thể thiếu của mặt hàng này. Trong các làng nghề truyền thống đều có mặt của các nghệ nhân hoặc những tay thợ lành nghề. Hàng trăm năm đã đi qua nhưng bao giờ cũng có sự kế tiếp đó. Trước đây các sản phẩm được sản xuất bằng tay và các công cụ đơn giản như dùng dao để chẻ mây tre, rút sợi nhưng giờ đây đã có sự đóng góp của các máy chẻ mây tre, các máy cơ khí, máy rút sợi. Với sự thay thế này sức lao động được giảm nhẹ, số lượng sản phẩm được sản xuất ra nhiều hơn, hiệu quả kinh tế lớn hơn. Thị trường ngày càng được mở rộng. Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng mây tre lá của Việt Nam trong 10 ngày đầu tháng 5/2006 đạt 6,2 triệu USD, tăng 19% so với cùng kỳ tháng 4. Ước tính, trong tháng 5, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm mây tre lá của cả nước đạt 17,5 triệu USD, tăng nhẹ so với tháng 4, góp phần đưa tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng này trong 5 tháng đầu năm đạt 73 triệu USD, tăng 18,5% so với cùng kỳ năm 2005. 10 ngày đầu tháng 5, Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 40 mẫu mã sản phẩm được làm bằng tre, với kim ngạch xuất khẩu đạt 1,2 triệu USD, tăng 9,1% so với 10 ngày đầu tháng 4. Ước tính, trong tháng 5, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng tre đan của cả nước đạt 4 triệu USD, tăng nhẹ so với tháng 4, đưa tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng tre đan của cả nước trong 5 tháng đầu năm đạt 16,1 triệu USD, tăng 19,5% so với cùng kỳ năm 2005. Các sản phẩm tre xuất khẩu chủ yếu là: Đĩa, Bát, Bình, Khay, Rổ, Sọt….Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng khay tre chiếm tỷ trọng cao nhất, với kim ngạch xuất khẩu đạt 121 nghìn USD, nhưng giảm mạnh so với cùng kỳ tháng 4. Các thị trường xuất khẩu chủ yếu mặt hàng này là Đức, Bỉ, Anh, Pháp, Thuỵ Điển, Hàn Quốc …Tiếp đến là mặt hàng bình bằng tre, với kim ngạch xuất khẩu đạt 104 nghìn USD, tăng 11% so với cùng kỳ tháng trước. Đơn giá xuất khẩu trung bình trong kỳ chỉ đạt 4,42 USD/cái, giảm 0,06 USD/cái so với tháng trước. Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng bát tre trong kỳ đạt 96 nghìn USD, tăng 21% so với cùng kỳ tháng 4. Các thị trường xuất khẩu chủ yếu là Mỹ, Italia, Mêhicô, Đài Loan… Mặt hàng mây đan: Trong 10 ngày đầu tháng 5, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm mây đan đạt 1,1 triệu USD, giảm nhẹ so với cùng kỳ tháng trước, ước tính kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm mây đan của Việt Nam trong tháng 5 đạt 4,1 triệu USD, sắp sỉ bằng với kim ngạch xuất khẩu của tháng 4, nhưng vẫn tăng 18,5% so với cùng kỳ năm 2005.Trong cơ cấu các mặt hàng mây đan xuất khẩu trong 10 ngày đầu tháng 5, thì kim ngạch xuất khẩu mặt hàng bàn, ghế chiếm tỷ trọng cao nhất với kim ngạch đạt 473 nghìn USD, tăng 15% so với cùng kỳ tháng trước.Trước đây, sản phẩm bàn ghế mây của Việt Nam chủ yếu được xuất khẩu vào 3 thị trường chính là Hồng Kông, Mỹ và Tây Ban Nha, trong đó riêng thị trường Hồng Kông đã chiếm tới trên 80% thị trường, nhưng trong 10 ngày đầu tháng 5, các sản phẩm bàn ghế mây của Việt Nam đã được đẩy mạnh xuất khẩu một số thị trường EU như: Đức, Anh, Italia, Pháp, Cộng Hoà Séc, Thuỵ Điển, Bỉ, Hà Lan…Tiếp đến là các mặt hàng giỏ mây, với kim ngạch xuất khẩu đạt 207 nghìn USD, tăng 38% so với cùng kỳ tháng 4. Tuy nhiên, các sản phẩm trong 10 ngày đầu tháng 5 chủ yếu là các mặt hàng có phẩm cấp thấp, do đó đơn giá xuất khẩu trung bình trong kỳ giảm mạnh so với cùng kỳ tháng 4. Kim ngạch xuất khẩu khay mây đạt 59 nghìn USD, tăng nhẹ so với cùng kỳ tháng 4, đáng chú ý là đơn giá trung bình của mặt hàng khay mây trong kỳ đạt 1,74 USD/cái, tăng 0,47 USD/cái so với tháng 4. Thị trường xuất khẩu chủ yếu là Nhật Bản, Đan Mạch, Bỉ, Tây Ban Nha… Trước đây trong cơ chế bao cấp do thị trường không lớn nên nghề mây tre đan hoạt động theo kiểu tự sản tự tiêu chủ yếu lấy công làm lãi. Hàng hóa có chất lượng thấp mẫu mã đơn giản đa phần tiêu thụ ở các xã quanh vùng chỉ xuất khẩu được số lượng rất ít sang Liên Xô (trước đây) và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu. Nhiều người dân của làng nghề không sống được bằng nghề này phải bỏ ra các thành phố lớn tìm kế mưu sinh, làng nghề có nguy cơ bị mai một. Bước sang thời kì đổi mới cùng với sự thay đổi của đất nước các làng nghề truyền thống cũng có bước chuyển mình mạnh mẽ. Các làng nghề cũng nhận được nhiều hợp đồng xuất khẩu các mặt hàng như: rổ rá, lãng hoa, bàn ghế...cung cấp cho các thị trường như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc với số lượng lớn mang lại giá trị lợi nhuận cao cho các doanh nghiệp Nghề mây tre đan đã thực sự hồi sinh và phát triển nhờ xu
Tài liệu liên quan