Người Trung Hoa có câu rằng “Khai đàm bất thuyết Hồng lâu mộng, độc
tận thi thưdiệc uổng nhiên !”(mởmiệng mà không nói chuyện Hồng lâu mộngthì
đọc hết cảsách vởcũng vô ích). ỞTrung Quốc, có một chuyên ngành nghiên cứu
Hồng lâu mộng - gọi là Hồng học, có lẽtrên thếgiới chỉcó Shakespeare và
Sholokhov là có vinh dựlớn lao nhưthếvì có Shakespeare học vàSholokhov học.
Điều đó cho thấy ảnh hưởng xã hội rộng lớn của Hồng lâu mộng. Và ảnh hưởng
của Hồng lâu mộngkhông chỉdừng lại trong biên giới Trung Hoa, tính đến nay
trên thếgiới đã có ít nhất 16 thứngôn ngữkhác nhau nhưAnh, Pháp, Nga, Đức,
Nhật, Italia, Hungari, Hà Lan, Rumani, Triều Tiên, Việt Nam dịch toàn văn hoặc
trích dịch Hồng lâu mộng. Bách khoa toàn thưPháp đánh giá Hồng lâu mộnglà
một tấm gương của xã hội Trung Quốc thếkỉXVIII, là một cột mốc lớn trên văn
đàn thếgiới” ( Tào Tuyết Cần. 1996. Tr.17). ỞViệt Nam hiện nay, Hồng lâu mộng
được giảng dạy và nghiên cứu trong các trường Đại học, Cao đẳng nhưmột nội
dung quan trọng của bộmôn văn học Trung Quốc.
Tác giảchính của Hồng lâu mộng, Tào Tuyết Cần, giống nhưphần lớn các
nhà văn lớn Trung Hoa trong lịch sử, viết văn là đểgiải toảnỗi niềm cô phẫn, là để
ký thác những suy tưvềcon người và thời đại. Vì thếcó thểxem Hồng lâu mộnglà
sựthểhiện tưtưởng thời đại: tinh thần dân chủ, tinh thần phê phán đời sống xã hội
phong kiến mục nát, phê phán những giáo điều truyền thống đã ăn sâu bén rễhàng
ngàn năm, đòi tựdo yêu đương, đòi giải phóng cá tính, đòi tựdo bình đẳng, khát
khao một cuộc sống lý tưởng Trong Hồng lâu mộng, những khát vọng sâu xa của
con người thời đại và sựbiểu hiện nó ra một cách nghệthuật đã có một cuộc hẹn
hò tuyệt diệu. Nhận xét vềnghệthuật văn chương Hồng Lâu Mộng, Hồng Thu
Phiên trong Hồng lâu mộng quyết vi đã viết “Hồng lâu mộng lập ý mới, bốcục
khéo, từngữ đẹp, đầu mối rõ, khởi kết kì, đan cài diệu, miêu tảthật, sắp xếp tài, kể
việc thực, nói tình thiết, đặt tên sát, dùng bút kín, cái tài tình không kểxiết ”
( Tào Tuyết Cần. 1996. Tr.12). Còn Thôi Đạo Di thì lại nhận xét “đối với tôi không
có một tác phẩm văn học nào có thểso tài với Hồng lâu mộng vềcách sáng tạo câu
chuyện và nhân vật chân thật, sống động, bền bỉ. Có thểnói, đọc Hồng lâu mộng
không chỉkhiến chúng ta hiểu lịch sửmà còn giúp chúng ta hiểu hiện thực cuộc
sống”.(Phan Thanh Anh. 2006. Tr.131).
84 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1908 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghệ thuật miêu tả xung đột tư tưởng giữa hai kiểu nhân vật phụ nữ quý tộc tài hoa trong tiểu thuyết Hồng Lâu Mộng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA SƯ PHẠM
NGUYỄN HOÀN ANH
LỚP DH5C2
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGÀNH NGỮ VĂN
NGHỆ THUẬT MIÊU TẢ
XUNG ĐỘT TƯ TƯỞNG GIỮA HAI
KIỂU NHÂN VẬT PHỤ NỮ QUÝ TỘC
TÀI HOA TRONG TIỂU THUYẾT
HỒNG LÂU MỘNG
Giảng viên hướng dẫn
Ths. PHÙNG HOÀI NGỌC
AN GIANG, THÁNG 04 NĂM 2008
LỜI CẢM ƠN
Xin chân thành cảm ơn thầy Phùng Hoài Ngọc đã tận tình hướng dẫn tôi
trong suốt quá trình thực hiện khoá luận này.
Xin cảm ơn tất cả quý thầy cô đã giảng dạy tôi trong suốt khoá trình.
Cảm ơn bạn bè thân hữu đã tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành công trình
nghiên cứu khoa học đầu tiên của mình.
Long Xuyên, ngày 29 tháng 04 năm 2008
Nguyễn Hoàn Anh.
MỤC LỤC
Phần mở đầu ….….….….….….….….….….….….…………...….….…….…..….trang 1
Phần nội dung.….….….….….….….….….… .….….….….….…………….……trang 9
Chương I. Cơ sở lý luận….….….….….….…….….….….………....….……..….. trang 9
Chương II. Vài nét về tác giả, tác phẩm….….….….….………....……………..trang 12
1 Các tác giả.....................................................................................................trang 12
2 Tác phẩm......................... ......................... ......................... .........................trang 14
Chương III. Nghệ thuật miêu tả xung đột giữa hai kiểu nhân vật phụ nữ quý tộc tài
hoa trong tiểu thuyết Hồng lâu mộng……………………. ...................................trang 25
1. Những tiền đề nảy sinh xung đột tư tưởng giữa hai kiểu nhân vật phụ nữ quý tộc tài
hoa trong tiểu thuyết Hồng lâu mộng........................................................................trang 25
1.2 Hiện thực xã hội phong phú, phức tạp thời Mãn Thanh………………...trang 25
1.2 Sự phát triển của tư tưởng dân chủ tự do………………………………..trang 26
2. Nghệ thuật miêu tả xung đột tư tưởng giữa hai kiểu nhân vật phụ nữ quý tộc tài
hoa trong tiểu thuyết Hồng lâu mộng………………………………………….trang 27
2.1 Xây dựng hệ thống yếu tố làm nổi bật xung đột tư tưởng giữa hai kiểu nhân vật
phụ nữ quý tộc tài hoa………………………………………………….......trang 27
2.1.1 Yếu tố tương đồng…………………………………………..trang 27
2.1.2 Yếu tố tương phản…………………………………………..trang 32
2.2 Độc thoại nội tâm, đối thoại bộc lộ xung đột tư tưởng giữa hai kiểu nhân vật
phụ nữ tài hoa……………………………………………………….………….trang 46
2.3 Mượn lời nhận xét của nhân vật khác để miêu tả xung đột tư tưởng giữa hai
kiểu nhân vật phụ nữ quý tộc tài hoa…………………………………….…….trang 49
2.4 Những bài thơ bộc lộ xung đột tư tưởng giữa hai kiểu nhân vật phụ nữ quý tộc
tài hoa trong tiểu thuyết Hồng lâu mộng………………………………….…...trang 53
3. Kết quả, ý nghĩa của những xung đột tư tưởng giữa hai kiểu nhân vật phụ nữ quý
tộc tài hoa trong tiểu thuyết Hồng lâu mộng.......…………………………….…….trang 58
Kết luận…………………………………………………………………….……...trang 61
Phụ lục
Phác thảo chân dung các nhân vật nữ chính trong Hồng lâu mộng………….…….trang 63
Tài liệu tham khảo...................................................................................................trang 79
GVHD: Th.s Phùng Hoài Ngọc
SVTH: Nguyễn Hoàn Anh 1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Người Trung Hoa có câu rằng “Khai đàm bất thuyết Hồng lâu mộng, độc
tận thi thư diệc uổng nhiên !” (mở miệng mà không nói chuyện Hồng lâu mộng thì
đọc hết cả sách vở cũng vô ích). Ở Trung Quốc, có một chuyên ngành nghiên cứu
Hồng lâu mộng - gọi là Hồng học, có lẽ trên thế giới chỉ có Shakespeare và
Sholokhov là có vinh dự lớn lao như thế vì có Shakespeare học và Sholokhov học..
Điều đó cho thấy ảnh hưởng xã hội rộng lớn của Hồng lâu mộng. Và ảnh hưởng
của Hồng lâu mộng không chỉ dừng lại trong biên giới Trung Hoa, tính đến nay
trên thế giới đã có ít nhất 16 thứ ngôn ngữ khác nhau như Anh, Pháp, Nga, Đức,
Nhật, Italia, Hungari, Hà Lan, Rumani, Triều Tiên, Việt Nam…dịch toàn văn hoặc
trích dịch Hồng lâu mộng. Bách khoa toàn thư Pháp đánh giá Hồng lâu mộng là
một tấm gương của xã hội Trung Quốc thế kỉ XVIII, là một cột mốc lớn trên văn
đàn thế giới” ( Tào Tuyết Cần. 1996. Tr.17). Ở Việt Nam hiện nay, Hồng lâu mộng
được giảng dạy và nghiên cứu trong các trường Đại học, Cao đẳng như một nội
dung quan trọng của bộ môn văn học Trung Quốc.
Tác giả chính của Hồng lâu mộng, Tào Tuyết Cần, giống như phần lớn các
nhà văn lớn Trung Hoa trong lịch sử, viết văn là để giải toả nỗi niềm cô phẫn, là để
ký thác những suy tư về con người và thời đại. Vì thế có thể xem Hồng lâu mộng là
sự thể hiện tư tưởng thời đại: tinh thần dân chủ, tinh thần phê phán đời sống xã hội
phong kiến mục nát, phê phán những giáo điều truyền thống đã ăn sâu bén rễ hàng
ngàn năm, đòi tự do yêu đương, đòi giải phóng cá tính, đòi tự do bình đẳng, khát
khao một cuộc sống lý tưởng… Trong Hồng lâu mộng, những khát vọng sâu xa của
con người thời đại và sự biểu hiện nó ra một cách nghệ thuật đã có một cuộc hẹn
hò tuyệt diệu. Nhận xét về nghệ thuật văn chương Hồng Lâu Mộng, Hồng Thu
Phiên trong Hồng lâu mộng quyết vi đã viết “Hồng lâu mộng lập ý mới, bố cục
khéo, từ ngữ đẹp, đầu mối rõ, khởi kết kì, đan cài diệu, miêu tả thật, sắp xếp tài, kể
việc thực, nói tình thiết, đặt tên sát, dùng bút kín, cái tài tình không kể xiết…”
( Tào Tuyết Cần. 1996. Tr.12). Còn Thôi Đạo Di thì lại nhận xét “đối với tôi không
có một tác phẩm văn học nào có thể so tài với Hồng lâu mộng về cách sáng tạo câu
chuyện và nhân vật chân thật, sống động, bền bỉ... Có thể nói, đọc Hồng lâu mộng
không chỉ khiến chúng ta hiểu lịch sử mà còn giúp chúng ta hiểu hiện thực cuộc
sống”. (Phan Thanh Anh. 2006. Tr.131).
Một trong những yếu tố góp phần làm nên thành công của Hồng lâu mộng là
nghệ thuật xây dựng nhân vật. Mỗi nhân vật trong tác phẩm đều có tính cách riêng
không ai giống ai. Có thể nói Hồng lâu mộng đã miêu tả hàng trăm trạng thái tâm
lý của con người, không chỉ miêu tả sự suy tàn của xã hội phong kiến mà còn lột tả
những tâm trạng buồn thương cho thân phận con người. Đáng chú ý ở đây là nghệ
thuật xây dựng hình tượng nhân vật phụ nữ. Chính tác giả đã tỏ bày trong hồi 1 của
tác phẩm “Nay tôi sống cuộc đời gió bụi, không làm nên được trò trống gì. Chợt
nghĩ đến những người con gái ngày trước cùng sống với tôi, so sánh kỹ lưỡng thấy
sự hiểu biết và việc làm của họ đều hơn tôi. Tôi đường đường là bậc tu mi; lại chịu
kém bạn quần thoa, thực đáng hổ thẹn! Bây giờ hối cũng vô ích, biết làm thế nào!
Tôi nghĩ trước kia được ơn trời, nhờ tổ, mặc đẹp ăn ngon mà phụ công nuôi dạy
GVHD: Th.s Phùng Hoài Ngọc
SVTH: Nguyễn Hoàn Anh 2
của mẹ cha, trái lời răn bảo của thầy bạn, đến nỗi ngày nay một nghề cũng không
thành, nửa đời long đong, nên muốn đem những chuyện đó chép thành một bộ sách
bày tỏ với mọi người. Tôi biết rằng tôi mang tội nhiều. Nhưng trong khuê các còn
biết bao người tài giỏi, tôi không thể nhất thiết mượn cớ ngu dại muốn che giấu lỗi
của mình, để cho họ bị mai một. Cho nên, đám cỏ lều tranh, giường tre bếp đất,
cùng cảnh gió sớm trăng chiều, sân hoa thềm liễu, đều thúc giục thực hiện lòng
mong ước dùng bút mực viết ra lời…”. Trong suốt chiều dài Hồng lâu mộng, ta
luôn bắt gặp bóng dáng những người phụ nữ mà cuộc đời, số phận họ đã được dự
báo, tóm tắt trong hồi thứ 5 của tác phẩm. Ẩn đằng sau hình tượng xinh đẹp ấy là
sự xung đột tư tưởng giữa các nhân vật phụ nữ được miêu tả đậm nét và giàu ý
nghĩa.
Thế nhưng, những vấn đề ấy không phải bao giờ cũng được đánh giá xác
đáng. Xuất phát từ niềm đam mê Hồng lâu mộng, chúng tôi quyết định chọn đề tài
“Nghệ thuật miêu tả xung đột tư tưởng giữa hai kiểu nhân vật phụ nữ quý tộc tài
hoa trong tiểu thuyết Hồng lâu mộng”, với mong muốn khám phá phần nào ý nghĩa
và giá trị to lớn của tác phẩm để từ đó có một cái nhìn toàn diện hơn về thiên tiểu
thuyết tuyệt diệu này. Cũng hy vọng rằng đề tài này sẽ tiếp thêm lửa trong trái tim
của những ai đã từng yêu mến Hồng lâu mộng và thắp lên ngọn lửa yêu thích trong
trái tim những ai chưa một lần đọc Hồng lâu mộng. Như con ong làm mật cho đời,
chúng tôi mong công trình nhỏ bé này sẽ góp thêm một tiếng nói trên diễn đàn
Hồng học đang tưng bừng rộn rã.
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Bộ tiểu thuyết Hồng lâu mộng được truyền bá không lâu thì đã thu hút được
sự quan tâm của độc giả và các nhà nghiên cứu, phê bình. Đến đầu thế kỉ XX,
một xu hướng, trào lưu nghiên cứu, phê bình Hồng lâu mộng ra đời, gọi là Hồng
học. Và cho đến nay, việc nghiên cứu Hồng lâu mộng vẫn đang tiếp diễn sôi nổi
ở Trung Quốc, lan rộng ra Việt Nam và nhiều nước khác trên thế giới. Chúng tôi
xin điểm qua lịch sử nghiên cứu Hồng lâu mộng ở Trung Quốc và Việt Nam .
2.1 THÀNH TỰU NGHIÊN CỨU Ở TRUNG QUỐC
Có thể nói ở Trung Quốc chưa có bộ tiểu thuyết nào lại được tranh luận và
gây hứng thú cho các nhà nghiên cứu nhiều như Hồng lâu mộng. Chi Nghiễn Trai
trùng bình Thạch đầu kí các bản Giáp Tuất (1754), Kỉ Mão (1759), Canh Thìn
(1760) được viết ngay khi Tào Tuyết Cần còn sống; có thể xem đây là những tư
liệu nghiên cứu Hồng lâu mộng sớm nhất.
Ban đầu, do quan điểm duy tâm lệch lạc, Hồng học đã đi sai đường, biến
thành những nghiên cứu gán ghép, gượng gạo. Các nhà Hồng học chia làm nhiều
trường phái. Phái thứ nhất cho rằng: Hồng lâu mộng hoàn toàn vì Thanh Thái Tổ
và Đổng Ngạc Phi mà sáng tác, đồng thời đề cập đến các danh vương kĩ nữ
đương thời, tiêu biểu cho trường phái này là Vương Mộng Nguyễn và Thẩm Bình
Am. Phái thứ hai lại cho rằng: Hồng lâu mộng là tiểu thuyết chính trị của triều
Khang Hy nhà Thanh, tiêu biểu cho trường phái này là Thái Khiết Dân. Phái thứ
ba thì khẳng định: những tình tiết trong Hồng lâu mộng đều là việc của Nạp Lan
Thành Đức con trai của tể tướng Minh Châu thời Khang Hi, tiêu biểu cho trường
phái này là Trương Tường Hà…Nhìn chung các trường phái đều cho rằng Hồng
lâu mộng viết về những câu chuyện có thật thời Mãn Thanh.
GVHD: Th.s Phùng Hoài Ngọc
SVTH: Nguyễn Hoàn Anh 3
Sau Ngũ Tứ, các học giả như Thái Nguyên Bồi, Ngô Thế Xương, Du Bình
Bá, Lí Huyền Bà, Cố Hiệt Cương, Chu Nhữ Xương, Ngô Ẩn Dụ, Phan Trọng
Quỳ đặc biệt là Hồ Thích với công trình Hồng lâu mộng giản luận năm 1921 đã
khai sáng phái Tân Hồng học. Từ đây, Hồng học mới trở thành một ngành học
thật sự, có phương pháp khoa học hẳn hoi, xuất phát từ việc khảo sát tác giả và
tác phẩm văn học. Phái Tân Hồng học cho rằng Hồng lâu mộng là ghi chép việc
thực của bản thân tác giả.
Đến sau 1949, nổi dậy một phong trào đấu tranh tư tưởng mãnh liệt phê
phán những quan điểm nghiên cứu trước kia. Năm 1954, bắt đầu một phong trào
rộng lớn phê bình phương pháp nghiên cứu Hồng lâu mộng của Du Bình Bá. Mở
đầu đợt tấn công này là hai sinh viên tốt nghiệp Đại học: Lý Hi Phàm và Lam
Linh. Kể từ đây, việc nghiên cứu Hồng lâu mộng có bước chuyển biến đáng kể,
nhiều phương pháp mới được áp dụng. Các bài viết dần dần đã đi đến chỗ thống
nhất khẳng định giá trị tác phẩm về cả nội dung và nghệ thuật.
Về mặt nội dung tiểu thuyết, các nhà phê bình, nghiên cứu khẳng định:
Hồng lâu mộng là tác phẩm phản ánh hiện thực xuất sắc, phơi bày bức tranh xã
hội phong kiến suy tàn với những mối quan hệ và mâu thuẫn hết sức phức tạp.
Đồng thời, qua đó tác giả còn gửi gắm ước mơ, khát vọng tự do, khát vọng tình
yêu…
Đồng thời, các nhà phê bình, nghiên cứu cũng khẳng định thành công về
nghệ thuật của Hồng lâu mộng ở các phương diện: xây dựng nhân vật, miêu tả
tâm lý nhân vật, nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ, nghệ thuật xây dựng hệ thống các
chi tiết, nghệ thuật xây dựng kết cấu tác phẩm…
Chúng tôi xin nêu vài nhận định tiêu biểu để chứng minh sự đánh giá cao
của người tiếp nhận dành cho Hồng lâu mộng về phương diện xây dựng nhân vật.
Lỗ Tấn đã nhận xét: “…Điểm khác biệt của Hồng lâu mộng với các cuốn
tiểu thuyết trước đây là dám tả thật không che đậy. Bởi vậy, các nhân vật được
miêu tả ở đây đều là những con người thật. Nói chung sau khi Hồng lâu mộng ra
đời, cách viết và cách tư duy truyền thống đã hoàn toàn bị phá vỡ…” (Phan
Thanh Anh. 2006. Tr.130)
Còn tác giả quyển Lịch sử văn học Trung Quốc tập II thì khẳng định:
“…Thành tựu to lớn của Hồng lâu mộng trước hết thể hiện ở tài xây dựng nhân
vật, và xây dựng rất nhiều nhân vật cùng một lúc…. Những nhân vật đó sống
động, có máu thịt, có cá tính rõ nét. Có một số nhân vật nhà văn chỉ phác họa sơ
qua vài nét nhưng cũng để lại ấn tượng sâu sắc cho người đọc. Đáng chú ý là,
trong Hồng lâu mộng, Tào Tuyết Cần miêu tả nhiều nhất là phụ nữ, mà chủ yếu
lại là những thiếu nữ giống nhau hoặc na ná như nhau về độ tuổi, hoàn cảnh
sống, cách sống. Rõ ràng điều đó làm cho việc miêu tả gặp rất nhiều khó khăn.
Nhưng Tào Tuyết Cần không những có thể miêu tả được hết sức rõ ràng cá tính
của từng người, mà đến cả những tính cách gần giống nhau chỉ khác ở những nét
đặc trưng hết sức tinh tế, cũng được ông khắc hoạ rõ ràng tỉ mỉ…” ( Nhiều tác
giả. 1997. Tr.676)
Ngày nay, ở Trung Quốc có Sở nghiên cứu Hồng lâu mộng. Chuyên
đăng tải các thông tin nghiên cứu Hồng học thì có 2 tạp chí lớn là Hồng lâu mộng
GVHD: Th.s Phùng Hoài Ngọc
SVTH: Nguyễn Hoàn Anh 4
học san ra hàng quý do ba nhà Hồng học nổi tiếng là Vương Triều Văn, Phùng
Kì Dung, Lí Hi Phàm chủ biên và Hồng lâu mộng nghiên cứu tập san do Sở
Nghiên cứu Văn học thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc chủ trì. Phân hội
Giang Tô đã xuất bản Bộ tư liệu tham khảo nghiên cứu Hồng lâu mộng, tháng 12
năm 1982 công bố kết quả 10 năm gian khổ hiệu đính, chỉnh lí văn bản Hồng lâu
mộng của ông Phan Trọng Quỳ, đến năm 1983 lại công bố hồ sơ mới phát hiện
về gia thế Tào Tuyết Cần. Sau đó, Du Bình Bá đã tập hợp các bản Chi Nghiễn
Trai trùng bình Thạch đầu kí gồm hơn 2000 lời bình điểm thành tập tư liệu để
nghiên cứu Hồng lâu mộng. Gần đây, dư luận Trung Quốc lại xôn xao về thông
tin trên báo chí và mạng Internet cho rằng Hồng Thăng hoặc Ngô Mai Thôn mới
chính là tác giả Hồng lâu mộng. Các cuộc nghiên cứu về Hồng lâu mộng vẫn
đang diễn ra nghiêm túc và sôi nổi, kể cả giới điện ảnh Trung Quốc cũng đang
tập trung làm hai bộ phim Hồng lâu mộng bản mới.
Từ Trung Quốc, Hồng học đã vươn xa ra phạm vi quốc tế.
2.2 THÀNH TỰU NGHIÊN CỨU Ở VIỆT NAM
Các nhà nghiên cứu ở Việt Nam cũng khá tâm đắc bộ tiểu thuyết Hồng lâu
mộng. Nhìn chung, những nghiên cứu về Hồng lâu mộng ở Việt Nam có nhiều
điểm tương đồng về nội dung cũng như phương pháp với những nghiên cứu của
Trung Quốc. Nghĩa là các nhà nghiên cứu chủ yếu đi vào tìm hiểu, khẳng định
những đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm. Những thành công về mặt
kết cấu, miêu tả tâm lý nhân vật, ngôn ngữ, sắp xếp chi tiết…đều được nêu lên.
Việc tổng hợp những bài nghiên cứu Hồng lâu mộng ở Việt Nam đòi hỏi rất
nhiều thời gian và công sức. Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi chỉ xin nêu một
vài nghiên cứu tiêu biểu để khẳng định giá trị tác phẩm.
Tạp chí văn học số 3 năm 1962 với bài “Giá trị bộ tiểu thuyết Hồng lâu
mộng” của Nguyễn Đức Vân đã đánh giá cao giá trị nội dung và nghệ thuật của
tác phẩm Hồng lâu mộng.
Lời giới thiệu Hồng lâu mộng của Phan Văn Các trong bộ tiểu thuyết Hồng
lâu mộng do NXB Văn học xuất bản năm 1996 đã trình bày một số vấn đề về tác
giả Tào Tuyết Cần và Cao Ngạc cùng với quá trình sáng tác Hồng lâu mộng, văn
bản và lịch sử lưu truyền, sự ra đời và phát triển của Hồng học, khái quát nội
dung và nghệ thuật của tác phẩm.
Cuốn Bài giảng văn học Trung Quốc của Lương Duy Thứ với bài Hồng lâu
mộng khái quát nội dung và nghệ thuật Hồng lâu mộng, bài viết này khẳng định
Hồng lâu mộng là đỉnh cao của tiểu thuyết hiện thực.
Cuốn Tác gia tác phẩm văn học nước ngoài trong nhà trường Tào Tuyết
Cần của Nguyễn Thị Diệu Linh do NXB Đại học sư phạm Hà Nội xuất bản năm
2006, bao gồm các nội dung: phần giới thiệu về tác giả Tào Tuyết Cần và quá
trình sáng tác Hồng lâu mộng; 2 bài nghiên cứu của Trần Lê Bảo về Hồng lâu
mộng và Chu Dịch và Nghệ thuật xây dựng nhân vật chính diện trong Hồng lâu
mộng; 2 bài nghiên cứu của Nguyễn Thị Diệu Linh về Một quan niệm nghệ thuật
về con người trong Hồng lâu mộng và Thực hư với kết cấu không gian và thời
gian của Hồng lâu mộng. Đáng chú ý là phần phụ lục với bài viết Tầm quan
GVHD: Th.s Phùng Hoài Ngọc
SVTH: Nguyễn Hoàn Anh 5
trọng của hồi thứ 5 đối với kết cấu tác phẩm Hồng lâu mộng, đây là một vấn đề
trước đây ít được quan tâm.
Nhìn chung, trong các nghiên cứu ở Trung Quốc và Việt Nam, chúng tôi
chưa đọc được công trình khai thác nghệ thuật miêu tả xung đột tư tưởng giữa hai
kiểu nhân vật phụ nữ tài hoa trong Hồng lâu mộng. Mặt khác các dịch giả Hồng
lâu mộng ở Việt Nam chưa chú trọng lắm đến việc dịch nghĩa các bài thơ trong
Hồng lâu mộng để độc giả Việt Nam dễ dàng tiếp nhận.
Chúng tôi sẽ kế thừa, tiếp thu có chọn lọc các thành tựu nghiên cứu của
những người đi trước bằng tinh thần khoa học, thái độ cầu thị và nghiêm túc để đi
sâu vào tìm hiểu, nghiên cứu đề tài “Nghệ thuật miêu tả xung đột tư tưởng giữa
hai kiểu nhân vật phụ nữ tài hoa trong Hồng lâu mộng”.
3. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
Qua đề này, chúng tôi mong muốn đóng góp một phần công sức nhỏ bé của
mình để người đọc có thể tiếp nhận tác phẩm Hồng lâu mộng một cách toàn diện
và sâu sắc hơn nhằm góp phần vào việc nghiên cứu, dạy và học văn học Trung
Quốc trong nhà trường.
Hiện nay, độc giả Việt Nam được tiếp xúc với nhiều bản dịch Hồng lâu
mộng rất hay, và được đánh giá cao nhất là bản dịch của nhóm Vũ Bội Hoàng.
Thế nhưng ở các bản dịch này, người đọc chỉ được tiếp xúc với những bài thơ đã
được dịch thoát nghĩa mà không được tiếp cận với phần nguyên tác chữ Hán,
phần phiên âm Hán Việt và phần dịch nghĩa; do đó phần nào bị hạn chế trong
cách hiểu và cảm nhận. Trong khoá luận này, chúng tôi đã cố gắng trình bày
nguyên tác chữ Hán, phiên âm Hán Việt và dịch nghĩa các bài thơ dự báo số phận
các nhân vật phụ nữ trong hồi thứ 5 của tác phẩm đặt bên cạnh bản dịch thơ của
nhóm Vũ Bội Hoàng; hy vọng sẽ góp phần nào đó giúp người đọc cảm nhận
được cả tình và ý mà tác giả đã gửi gắm vào đó.
Bên cạnh đó, tuy có nhiều bài nghiên cứu về Hồng lâu mộng nhưng chưa
thấy có công trình nào đi sâu nghiên cứu nghệ thuật miêu tả xung đột tư tưởng
giữa hai kiểu nhân vật phụ nữ tài hoa một cách đầy đủ cả. Vì thế, ở phạm vi nhất
định, chúng tôi hy vọng sẽ đem đến một cách nhìn khái quát cho người đọc và
góp phần vào kho tàng nghiên cứu Hồng lâu mộng đang rất phong phú và đa
dạng ngày nay.
GVHD: Th.s Phùng Hoài Ngọc
SVTH: Nguyễn Hoàn Anh 6
4. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu đề tài “Nghệ thuật miêu tả xung đột tư tưởng giữa hai kiểu nhân
vật phụ nữ tài hoa trong tiểu thuyết Hồng lâu mộng” chúng tôi hướng tới những
mục tiêu chủ yếu sau:
- Nghiên cứu nghệ thuật miêu tả xung đột tư tưởng giữa hai kiểu nhân vật phụ
nữ tài hoa trong tiểu thuyết Hồng lâu mộng.
- Hiểu được ý đồ nghệ thuật của nhà văn khi xây dựng hình tượng người phụ
nữ với những xung đột tư tưởng gay gắt.
- Thấy được “cái tâm” và “cái tài” của tác giả trong quá trình lao động nghệ
thuật chân chính.
- Thiết thực phục vụ cho công tác nghiên cứu, giảng dạy và học tập văn học
Trung Quốc trong nhà trường.
5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu là bộ tiểu thuyết Hồng lâu mộng của Tào Tuyết Cần
do nhóm Vũ Bội Hoàng dịch được nhà xuất bản Văn học xuất bản năm 1996,
trong đó đi sâu vào nghệ thuật miêu tả xung đột tư tưởng giữa hai kiểu nhân vật
phụ nữ tài hoa trong tác phẩm.
Thế giới nhân vật trong Hồng lâu mộng rất đồ sộ, trong đó có đến 213 nhân
vật phụ nữ, để khảo sát hết số lượng nhân vật này đòi hỏi rất nhiều thời gian và
công sức. Vì thế, trong phạm vi đề tài này, chúng tôi chỉ xin đề cập đến những
nhân vật phụ nữ được dự báo số phận ở hồi thứ 5 của tác phẩm và đi sâu vào
nghệ thuật miêu tả xung đột tư tưởng giữa Lâm Đại Ngọc và Tiết Bảo Thoa -hai
nhân vật phụ nữ quý tộc tài hoa đại diện cho tư tưởng tự do dân chủ và tư tưởng
bảo thủ phong kiến.
6.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong quá trình tìm hiểu, triển khai đề