Đề tài Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn chọn lọc Tạ Duy Anh

Sau năm 1975, cùng với sự đổi mới của lịch sử đất nước, đời sống văn học Việt Nam cũng đang biến đổi hàng ngày với những cách tân đáng kể trên cả hai bình diện nội dung và hình thức. Văn xuôi Việt Nam đặc biệt là truyện ngắn cũng có nhiều thành tựu. Trong những năm gần đây, đời sống văn học rộ lên sự xuất hiện của hàng loạt cây bút trẻ như Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Võ Thị Hảo, Hồ Anh Thái, Nguyễn Ngọc Tư Trong những tên tuổi đó không thể không nhắc đến tên tuổi của Tạ Duy Anh hiện đang được xem là một hiện tượng nổi bật, một cây bút sung sức với nhiều thể nghiệm văn chương táo bạo Nhiều tác giả đề cập đến sự nhất quán trong tư tưởng nghệ thuật của nhà văn. Theo PGS.TS Mai Hương hiện thực trong tác phẩm đa dạng và nhất quán với quan niệm của Tạ Duy Anh viết về những cái xấu xa cái ác để hướng con người đến chân thiện mỹ. Tạ Duy Anh được thừa nhận là cây bút mới mẻ. Ta có thể nhận thấy trong tác phẩm của ông một loạt sáng tạo trong điểm nhìn, kết cấu, tổ chức không gian thời gian.Và với sự mẫn cảm bẩm sinh văn chương Tạ Duy Anh có khả năng khơi gợi rất sâu vào những buồn vui của kiếp người. Với những truyện ngắn gây ấn tượng như Bước qua lời nguyền, Lão Khổ.Tạ Duy Anh được đánh giá cao. Ông nhận được một số giải thưởng của báo Nông thôn ngày nay, báo Văn nghệ quân đội.Bước qua lởi nguyền là cuốn truyện xuất sắc được Hội nhà văn trao giải ba. Cuộc đời của mỗi nhà văn, nhà thơ (dù ít hay nhiều) đều để lại những “lưu ảnh” không hề phai mờ trong tâm hồn họ, Và Tạ Duy Anh tất nhiên cũng không phải là ngoại lệ khi ông cho rằng: “Nhà văn nào cũng tận dụng triệt để tiểu sử của mình khi sáng tác những cuốn máu thịt. Thâm chí tôi con không tin rằng mỗi nhà văn thực ra chỉ viết cuốn sách về chính anh ta” [4 ,trr2]. Thực tế đúng như vậy, về ký ức tuổi thơ, về làng quê,về người cha khắc khổ, độc đoán và cay nghiệt.đã thấm đẫm vào tâm trí nhà văn đến độ không thể nào “hong khô” được nữa, vì vậy chúng cũng làm ướt nhòe trăm trang viết của nhà văn. Hầu hết những sáng tác của Tạ Duy Anh đều xuât phát từ quá khứ đau đớn của ông cũng như một thế hệ lớn lên trong hai lớp: thù hận dòng họ, thù hận giai cấp. Bước qua lời nguyền là tác phẩm đánh dấu sự nghiệp văn chương Tạ Duy Anh trong thời kỳ đổi mới với khuynh hướng văn học đấu tranh phê phán xã hội, duyệt lại những sai lầm trong quá khứ “Lớn lên tôi bỏ quê ra đi tìm một chân trời khác, chủ yếu không chấp nhận định mệnh do cha tôi sắp đặt. Ông là biểu tượng cho những gì vừa bi hài, vừa đáng thương nhất có thể có ở số phận. Ông cho tôi cuộc sống, niềm kiêu hãnh và cả những hồi ức kinh hoàng về thời của ông. Nhưng cũng chính cha tôi lại muốn bằng mọi cách cắt đứt mối quan hệ giữa tôi và quá khứ, bao gồm lịch sử, truyên thống văn hóa. Ông rất khinh ghét tính hay mơ mộng của tôi”[3;tr5].

doc75 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 3668 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn chọn lọc Tạ Duy Anh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Sau năm 1975, cùng với sự đổi mới của lịch sử đất nước, đời sống văn học Việt Nam cũng đang biến đổi hàng ngày với những cách tân đáng kể trên cả hai bình diện nội dung và hình thức. Văn xuôi Việt Nam đặc biệt là truyện ngắn cũng có nhiều thành tựu.... Trong những năm gần đây, đời sống văn học rộ lên sự xuất hiện của hàng loạt cây bút trẻ như Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Võ Thị Hảo, Hồ Anh Thái, Nguyễn Ngọc Tư…Trong những tên tuổi đó không thể không nhắc đến tên tuổi của Tạ Duy Anh hiện đang được xem là một hiện tượng nổi bật, một cây bút sung sức với nhiều thể nghiệm văn chương táo bạo Nhiều tác giả đề cập đến sự nhất quán trong tư tưởng nghệ thuật của nhà văn. Theo PGS.TS Mai Hương hiện thực trong tác phẩm đa dạng và nhất quán với quan niệm của Tạ Duy Anh viết về những cái xấu xa cái ác để hướng con người đến chân thiện mỹ. Tạ Duy Anh được thừa nhận là cây bút mới mẻ. Ta có thể nhận thấy trong tác phẩm của ông một loạt sáng tạo trong điểm nhìn, kết cấu, tổ chức không gian thời gian...Và với sự mẫn cảm bẩm sinh văn chương Tạ Duy Anh có khả năng khơi gợi rất sâu vào những buồn vui của kiếp người. Với những truyện ngắn gây ấn tượng như Bước qua lời nguyền, Lão Khổ...Tạ Duy Anh được đánh giá cao. Ông nhận được một số giải thưởng của báo Nông thôn ngày nay, báo Văn nghệ quân đội...Bước qua lởi nguyền là cuốn truyện xuất sắc được Hội nhà văn trao giải ba. Cuộc đời của mỗi nhà văn, nhà thơ (dù ít hay nhiều) đều để lại những “lưu ảnh” không hề phai mờ trong tâm hồn họ, Và Tạ Duy Anh tất nhiên cũng không phải là ngoại lệ khi ông cho rằng: “Nhà văn nào cũng tận dụng triệt để tiểu sử của mình khi sáng tác những cuốn máu thịt. Thâm chí tôi con không tin rằng mỗi nhà văn thực ra chỉ viết cuốn sách về chính anh ta” [4 ,trr2]. Thực tế đúng như vậy, về ký ức tuổi thơ, về làng quê,về người cha khắc khổ, độc đoán và cay nghiệt...đã thấm đẫm vào tâm trí nhà văn đến độ không thể nào “hong khô” được nữa, vì vậy chúng cũng làm ướt nhòe trăm trang viết của nhà văn. Hầu hết những sáng tác của Tạ Duy Anh đều xuât phát từ quá khứ đau đớn của ông cũng như một thế hệ lớn lên trong hai lớp: thù hận dòng họ, thù hận giai cấp. Bước qua lời nguyền là tác phẩm đánh dấu sự nghiệp văn chương Tạ Duy Anh trong thời kỳ đổi mới với khuynh hướng văn học đấu tranh phê phán xã hội, duyệt lại những sai lầm trong quá khứ “Lớn lên tôi bỏ quê ra đi tìm một chân trời khác, chủ yếu không chấp nhận định mệnh do cha tôi sắp đặt. Ông là biểu tượng cho những gì vừa bi hài, vừa đáng thương nhất có thể có ở số phận. Ông cho tôi cuộc sống, niềm kiêu hãnh và cả những hồi ức kinh hoàng về thời của ông. Nhưng cũng chính cha tôi lại muốn bằng mọi cách cắt đứt mối quan hệ giữa tôi và quá khứ, bao gồm lịch sử, truyên thống văn hóa. Ông rất khinh ghét tính hay mơ mộng của tôi”[3;tr5]. Tạ Duy Anh đã từng nói: “Nghệ thuật chỉ nên một mình, anh chỉ có giá trị khi anh đi, anh tại ra con đường của riêng anh. Tất cả cùng đi trên một con đường thì vô nghĩa”[5;tr 5]. Theo Tạ Duy Anh văn chương phải là thứ sang trọng, lịch lãm,là bánh Biscuit đắt tiền và đương nhiên không phải ai cũng có thể có được nó. Nghề viết văn là một nghề cao quý, không phải bất cứ ai sinh ra cũng được trời phú cho khả năng thiên bẩm về văn chương, con số may mắn đó rất ít. Tuy nhiên, để trở thành nhà văn, trước hết đòi hỏi người viết phải bỏ nhiều tâm huyết sức lực để “nhả” ra được những con chữ chắt lọc từ tâm can mình. Nhà văn phải biết chuyển “lượng sống” thành “chất sống” nghĩa là chuyển những trải nghiệm đời thực thứ hai trong văn chương ở dạng cô dặc nhất,tinh chất nhất. Ông quan niệm mỗi ngày sống là mỗi ngày đi thực tế và chấp nhận trải mình ra đễ viết. Đó là quá trình khai thác những vỉa quặng cuộc sống đã kết tinh trong bản thân người cầm bút là sự “rút ruột nhả tơ” cho tâm hồn. Sáng tạo là công việc nghệ thuật cao cả, nó không phải là tháp ngà để nhà văn chạy trốn, phát ngôn tùy tiện, buông thả. Tạ Duy Anh đặc biệt nhấn mạnh đến sự nghiêm túc và tỉnh táo của nhà văn khi cầm bút: “Tôi không bao giờ cho phép mình ngồi vào bàn viết mà thiếu sự nghiêm túc và tỉnh táo. Khi viết, dù là bài báo tôi cũng chú ý từng chữ một. Bất cứ một sự buông thả nào đều phải trả giá” [6;tr55]. Nhà văn đứng trước trang giấy như đứng trươc một pháp trường trắng nghiệt ngã và viết như đã lĩnh một sứ mệnh từ trên trời, mỗi trang viết đều đầy ắp suy nghĩ và bản lĩnh nghề nghiệp. Tạ Duy Anh quan niệm rõ ràng về sự nghiệp cầm bút: “Viết văn đương nhiên là một nghề, nó đòi hỏi chuyên môn sáng tác mang tính chuyên nghiệp cao”[7;tr3]. Công việc văn chương, với ông được tiến hành theo những nguyên tắc nhất định, để thành phẩm tuân theo tinh thần nhất quán, để “đoạn tuyệt” tất cả những gì biến cá nhân thành con người hoàn toàn khác. Tạ Duy Anh không ngần ngại phơi bày trên trang giấy những thói hư tật xấu lừa lọc giả dối, những sự bỉ ổi, đê tiện của đời người để hướng con người đến một thế giới tốt đẹp hơn. Đồng thời với sự phơi bày cái ác, nhà văn cảnh tỉnh con người đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt tình yêu thương, bị tha hóa, bị nghiền nát. Với thái độ tỉnh táo, lạnh lùng, ông sẵn sàng xát muối vào lòng bạn đọc chứ không vuốt ve, ca tụng, ru họ ngủ. Giọng văn của ông là giọng gây hấn nhưng chủ ý của ông không khác gì là đánh thức cái thiện trong mỗi con người để giúp họ sống thật hơn với lòng mình, với cuộc đời. Tạ Duy Anh nổ lực tìm tòi đổi mới văn chương. Có thể nói ông là người luôn thích “lao vào bụi rậm” hăm hở chinh phục những nẻo đường mới dẫu biết rằng đó là những nẻo đường mà người khôn ngoan tránh đi vào, nhưng đó mới là thể hiện quan niệm trong sáng tác của mình. Tạ Duy Anh không say mê văn học như một thứ danh vọng tiền tài quyền lực mà điều quan trọng hơn cả khiến ông say mê với nghề văn đó là có thể tìm thấy được thứ ánh sáng riêng cho mình, thỏa mãn nhu cấu chia sẻ và được chia sẻ. Ông khẳng định trong sáng tác của mình luôn có sự bứt phá vượt lên cái chuẩn mực thông thường để tồn tại “ Tôi luôn tìm cách phá bỏ thị hiếu thông thường của người đọc. Thị hiếu tạo cho ta sự ổn định thẩm mĩ nhưng cũng chính thị hiếu ấy ngăn cản sự cách tân. Tôi chấp nhận sự bài xích thậm chí là nguyền rủa để tạo ra một cảm nhận khác, một tư duy khác” “Là tác giả của những tác phẩm luôn làm bạn đọc giật mình và suy ngẫm”, Tạ Duy Anh là một nhà văn trẻ và được dư luận quan tâm. Tác phẩm của nhà văn họ Tạ này ẩn chứa những giá trị nghệ thuật nào mà gây xôn xao dư luận như vậy, tạo ra nhiều tranh cãi, khen - chê? Thực chất Tạ Duy Anh là ai? Những bàn luận về Tạ Duy Anh và sáng tác của ông đúng - sai ra sao? Qủa là, Tạ Duy Anh đã tạo ra một “từ trường” riêng hấp dẫn và lôi cuốn đọc giả. Đi sâu tìm hiểu tác phẩm của Tạ Duy Anh, tôi thấy nó đặt ra được những vấn đề nghiêm túc về cuộc sống chứa đựng những giá trị thẩm mỹ mới mẻ của một cây bút trẻ khát khao sáng tạo. Từ quan niệm hiện thực về con người cho đến cách tổ chức cốt truyện, ngôn ngữ, giọng điệu.. Các tác phẩm của Tạ Duy Anh nói chung và truyện ngắn của ông nói riêng còn được lí giải trong văn là cái hiện thực được tạo ra bằng phí lí, bằng cái được coi là biểu hiện quan trọng của đổi mới nghệ thuật tự sự, qua dó làm toát lên giá trị nhân văn cao đẹp mà tác giả muốn nói ... Bên cạnh đó những đặc sắc nghệ thuật trong các tác phẩm của ông mang nhiều yếu tố mới lạ. Cho đến nay, Tạ Duy Anh vẫn không ngừng miệt mài sáng tác ra những tác phẩm gây chấn động văn đàn. Đó là lí do chính khiến em chọn đề tài: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn chọn lọc Tạ Duy Anh. 2. Lịch sử nghiên cứu đề tài Bằng chính vốn sống, vốn ký ức vô cùng phong phú, quý giá về làng quê xưa nay mà mình không nhận ra, cứ lang thang đi tìm tận đâu. Ông viết Lũ vịt trời, viết liên tiếp, viết liền tay một mạch vào những vỏ bao thuốc lá, chữ bé li ti, dàu rin rít. Sau đó ông cho ra đời liên tiếp nhiều tập truyện ngắn như Bước qua lời nguyền (1989), Luân hồi (1994). Truyện ngắn Tạ Duy Anh (2003), Bố cục hoàn hảo (2004) Tạ Duy Anh làm “cháy” báo Văn nghệ trên tất cả các sạp báo cả nước bằng truyện ngắn Bước qua lời nguyền truyện ngắn được nhà phê bình Hoàng Ngọc Hiến tôn vinh như là một cột mốc mở ra dòng văn học bước qua lời nguyền. Bức tranh toàn cảnh nông thôn Việt Nam 1950- 1970 đầy máu và nước mắt, quặn thắt mối thù u ám truyền kiếp giữa hai dòng họ được giải thoát khỏi lời nguyền do chính họ tạo nghiệp, bừng sáng bởi tình yêu trong trẻo thành thiện say đắm bay bổng đầy chất thơ, chan chứa tinh thần nhân văn và đạo lý làm người với khát vọng bước qua lời nguyền. Truyện ngắn của Tạ Duy Anh tiêu biểu tuyên chiến cho những định kiến chật hẹp trói buộc con người là lời kêu gọi văn nghệ sĩ tự do sáng tạo. Và với tập truyện ngắn chọn lọc của Tạ Duy Anh càng chứng tỏ bản lĩnh của mình trên văn đàn. Các nguyên tắc phản ánh phong cách nghệ thuật, các yếu tố cấu thành tác phẩm của Tạ Duy Anh có những cải biến mới. Phạm vi quy mô nhận thức về con người và các mối quan hệ giữa con người và thực tại thay đổi. Không còn “bấu víu” vào làng Đồng xưa hay dựa dẫm vào cọng rơm cọng cỏ, nhà văn thách thức mình trên trận địa mới, nơi phồn hoa đô thị lắm cạm bẫy cám dỗ. Sự đổi thay ấy không chỉ thể hiện qua nội dung, trạng thái, tinh thần thời đại, từ phản ánh đời sống nông thôn đến phản ánh đời sống đô thị mà còn thể hiện rõ nét qua nghệ thuật biểu hiện. Nhà văn tự ý thức mình cần có sự thay đổi, đó là phương thức để vượt thoát khỏi cái bóng chính mình. Nghệ thuật trần thuật đã xuất hiện từ rất lâu trong sự phát triển của lịch sử văn học nhân loại . Tùy từng thời kỳ lịch sử và dòng chảy văn học mà phương thức nghệ thuật trần thuật thể hiện có phần khác nhau trong tác phẩm . Tuy nhiên trong một khía cạnh nào đó với Tạ Duy Anh, những công trình nghiên cứu mang tính chất chuyên biệt dường như chưa thật nhiều. Những nhận xét, đánh giá chủ yếu đề cập đến vấn đề thể loại, đối tượng phả ánh.. Trong công trình nghiên cứu Văn học Việt Nam sau 1975_Những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy, nhà văn Nguyên Ngọc đã đánh cao truyện ngắn Tạ Duy Anh “có những truyện ngắn, chỉ mươi trang thôi mà sức nặng còn hơn tiểu thuyết trường thiên ” Trong luận văn thạc sĩ khoa học của Trần Nhật Thu với đề tài " Thế giới nghệ thuật truyện ngắn Tạ Duy Anh ” cũng nói rằng văn Tạ Duy Anh chứa đựng những triết lí cuộc sống, những mới mẻ về số phận con người, nổi đau khổ và lòng hi sinh, tình yêu và sự khát khao hạnh phúc. Trong bài “ Tạ Duy Anh phát hiện một truyện ngắn trữ tình hiện đại trong một lời ca cổ xưa ’’rằng Bố cục: Không chỉ chặt chẽ về kết cấu mà còn triển khai thể hiện nội dung, ý tưởng. Đưa người đọc nhập cuộc ngay từ đầu nhưng lại không cho họ dễ dàng khi bám theo nội dung. Ngôn ngữ hiện đại: Kễ ngắn gọn kiểu lời tạo ra những chiều liên tưỡng rộng lớn ngoài văn bản. Với chỉ ngần ấy chữ mà gom được một không gian nhiều thời gian sự giằng co quyết liệt trong tâm trạng với nhiều nhân vật (người kể đối tượng vắng mặt, trăng, bến sông...) để cuối cùng là nội dung một tuyến tính vừa bí ẩn đa nghĩa..... Trong bài “Dấu ấn hiện đại hóa trong Văn học Việt Nam sau 1986 ” Phùng Gia Thế viết : Đọc Tạ Duy Anh có thể nhận sự khai thác tinh tế đến run rẩy các điểm nhìn, sự chồng xếp các lớp thời gian, sự soi chiếu, góc nhìn khác nhau, các mô típ chủ đề, nhân vật....Những cách tân nghệ thuật đó phải chăng đã ít nhiều làm thay đổi cách đọc văn học của công chúng và cũng từ đây bao ngỏ ngách của đời sống được xới lật bao tầng, vỉa tâm thức của con người được khám phá nhiều tìm tòi thử nghiệm được chứng thực ” Ngoài ra người đọc còn tiếp xúc với Tạ Duy Anh qua những bài trả lời phỏng vấn được đăng báo chí trên internet như “ Tôi sẵn sàng trả lời cho sự mạo hiểm” chỉ thân xác không thôi thì rất đáng sợ “Tôi là người không dễ khuất phục”. Nhà văn Tạ Duy Anh không từ bỏ góc gách quê nhà. Hiện nay, công trình nghiên cứu giới thiệu về nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Tạ Duy Anh chưa nhiều. Tuy nhiên bấy nhiêu công trình và bài viết nhắc đến nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Tạ Duy Anh ít nhiều cũng là mảnh đất hứa hẹn nhiều điều thú vị cho người viết. Chính vì thế tôi chọn đề tài này. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cúu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Tập truyện ngắn chọn lọc của Tạ Duy Anh là những trải nghiệm và suy ngẫm của chính nhà văn trên chặng đường “xuôi ngược trần gian”. Với thủ pháp nghệ thuật trần thuật độc đáo của một ngòi bút đầy tài năng. Trên cơ sơ đó, đối tượng khảo sát là tập truyện ngắn chọn lọc của nhà văn họ Tạ. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Chúng tôi nghiên cứu nghệ thuật trần thuật trong các sáng tác của ông qua đó để làm rõ những nỗ lực trong quá trình cách tân nghệ thuật của tác giả. 4. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như sau: Phương pháp cấu trúc - hệ thống nhằm mục đích xâu chuỗi vấn đề, đồng thời chỉ ra được đặc trưng chủ yếu của nghệ thuật trần thuật trong văn học nói chung và truyện ngắn của Tạ Duy Anh nói riêng Phương pháp thống kê - phân loại nhằm mục đích cụ thể hóa đối tượng phân chia đối tượng theo những tiêu chí nhất định...giúp cho đánh giá trở nên tin cậy hơn. Ngoài ra, trong quá trình xử lý đề tài, chúng tôi sẽ sử dụng một số lý thuyết của phương pháp bổ trợ như phương pháp loại hình so sánh, thi pháp học...để làm rõ thêm tính hệ thống của vấn đề nghiên cứu. 5. Đóng góp của đề tài Qua tìm hiểu, nghiên cứu nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn chọn lọc Tạ Duy Anh, đề tài đi sâu vào tìm hiểu thế giới nghệ thuật truyện ngắn của ông. Thông qua đó, chúng tôi còn tìm hiểu những nét đặc sắc trong nghệ thuật mà nhà văn sử dụng trong tác phẩm của mình. Trên cơ sở khẳng định những giá trị tư tưởng nổi bật và nghệ thuật trần thuật đặc sắc trong truyện ngắn của Tạ Duy Anh, chúng tôi cũng đưa ra những nhận định bước đầu về một giai đoạn đầy biến động, phong phú nhưng phức tạp của văn học dân tộc. 6. Cấu trúc đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Hình tượng người kể chuyện và điểm nhìn trần thuật trong truyện ngắn chọn lọc Ta Duy Anh. Chương 2: Giọng điệu trần thuật trong truyện ngắm chọn lọc Tạ Duy Anh Chương 3: Không gian trấn thuật trong truện ngắn chọn lọc Tạ Duy Anh NỘI DUNG Chương 1: HÌNH TƯỢNG NGƯỜI KỂ CHUYỆN VÀ ĐIỂM NHÌN TRẦN THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN CHỌN LỌC TẠ DUY ANH 1.1. Người kể chuyện trong truyện ngắn chọn lọc Tạ Duy Anh 1.1.1. Người kể chuyện ngôi thứ nhất Bất kì một tác phẩm nào cũng có một hình tượng người trần thuật của nó. Dưới hình thức người trần thuật tác giả “mách” cho đọc giả cần hiểu các nhân vật như thế nào, giãi thích những ý nghĩ thầm kín, những động cơ bí ẩn phía sau hành động của các nhân vật ấy có sức thuyết phục đến mức tối đa về phương diện nghệ thuật. Thông thường trần thuật tư ngôi thứ nhất diễn ra khi có một nhân vật tôi đóng vai trò kể chuyện từ đầu đén cuối. Tuy vậy phương thức trần thuật với một cái tôi duy nhất khiến việc kể chuyện này trở nên đơn điệu để tránh lối kể chuyện từ một điểm nhìn.Truyện ngắn Việt Nam đương đại đã tìm cách làm mới hơn phương thức trần thuật ở ngôi thứ nhất trong nhiều tác phẩm câu chuyện không chỉ được kể ngôi thứ nhất mà mở rộng ra ngôi thứ ba. Tạ Duy Anh thường sử dụng hình tượng người trần thuật ở ngôi thứ nhất số ít . Nhân vật này xưng “tôi” tức là anh ta đang kể chuyện về chính mình và những việc có liên quan đến anh ta. Đa số là Tạ Duy Anh dùng ngôi trần thuật này, theo thống kê của chúng tôi trong tuyển tập truyện ngắn chọc lọc có tất cả hai mươi tác chín phẩm trong dó có trên hai mươi tác phẩm sử dụng cách trần thuật ngôi thứ nhất này. Theo lý thuyết tự sự học người kể chuyện ngôi thứ nhất được định nghĩa như sau: Dạng này câu chuyện được kể lại bởi một người kể chuyện hiện diện như một nhân vật trong truyện. Người kể chuyện là một nhân vật ở cấp độ hành động. Người kể chuyện xưng tôi, trần thuật dưới hình thức lộ diện, công khai (tôi, chúng tôi, chúng ta, chúng mình). Người trần thuật là một nhân chứng đồng sự, nó vừa thuật truyện, đồng thời vừa tham gia vào câu chuyện mà nó kể. Vì vậy, nó ở cấp độ hành động, chứng kiến, nếm trải. Gọi là, cái tôi trải nghiệm ở cấp độ hành động. Với phương thức trần thuật lộ diện, diễn ngôn của nhân vật xưng tôi thường hướng sự chú ý cùa người đọc vào chính mình. Các dấu hiệu của nó thường thể hiện ở cách sử dụng các biện pháp tu từ, sự bộc lộ cảm xúc chủ quan. Tức là nó có xu hướng giải minh bản thân của cái tôi. Chính vì tính chất chứng kiến với tư cách là vai đồng lõa hay là đồng sự này, mà nhân vật trần thuật bị hạn chế tầm nhìn. Nó chỉ kể điều nó biết, nó chứng kiến. Nó không thể kể điều ngoài nó. Mặc dù, tầm nhìn của nhân vật trần thuật bị hạn chế, nhưng người kể chuyện lại có lợi thế bộc lộ chiều sâu nội tâm của chính mình cũng như các nhân vật mà nó hệ lụy. Việc thay đổi hình thức trần thuật từ ngôi thứ ba - toàn năng, thượng đế trong văn học cổ điển đến việc sử dụng ngôi thứ nhất, trần thuật công khai, vừa chủ quan vừa khách quan, đã bộc lộ một khả năng khám phá chiều sâu của con người cá nhân trong văn học. Roland Barthes gọi dó là cuộc hành trình giải phóng từ con người chức năng sang con người cá thể - bản thể [5, tr.266]. Trong ngôi trần thuật xưng “tôi”, đặc biệt có một nhân vật “tôi” của tác giả với rất nhiều chi tiết tự truyện. Đương nhiên, ta không thể máy móc đồng nhất nhân vật này với con người tác giả ngoài cuộc sống thực tế. Điều này cũng từng được nhà văn Nguyễn Khải nhắc tới: “Người cầm bút chỉ chăm chú tới tính chân thật của tác phẩm nghệ thuật và anh ta phơi bày cả những thói xấu thầm kín của bản thân để đạt tới sự chân thật đó”. Và dường như quan điểm ấy có phần trùng với nhà văn Tạ Duy Anh, có tác phẩm tác giả đã hóa thân vào nhân vật và tự bộc lộ vạch trần mình trong dòng suy nghĩ có khi cả trong hành động của mình với người khác: “Mẹ kiếp, muốn văng tục quá đi mất! Anh vội dụi mắt để che giấu thái độ hằn học. Rồi bỗng anh thấy chua chát bởi ý nghĩ vừa vụt đến: không khéo nàng tiên cá của anh biến thành cô hàng cá ngồi dạng háng bán hàng ở chợ với chiến tích mỗi ngày cắt một trăm cái đầu cũng nên! Và“ Từ bực tức, hoang mang, anh thấy nhói lên nỗi lo sợ. Anh hoàn toàn đủ tự tin để biết mình dang đưa nàng đi đâu”. [4, tr.254] . Có lúc nhân vật “tôi” lại tư nhận mình ngây ngô, ngờ nghệch”. Khi đi sâu khám phá nhân vật “tôi’ ta sẽ hiểu được một hình tượng khá đặc sắc cùa tác giả. Tạ Duy Anh l;à một cái tôi đầy ý thức, luôn tự phân tích, xét nét và không ngần ngại “chườm mặt” trên trang viết. Nhân vật “tôi” của Tạ Duy Anh khá từng trải và luôn ý thức tỉnh táo nhưng đây không phải chỉ là nhân vật chỉ biết triết lý về cuộc sống mà luôn có cái duyên kể chuyện đầy cuốn hút. Giọng điệu trần thuật có lúc băm bổ, chì chiết nhưng lại có lúc cười cợt, châm điếm. Hoặc bên trong cái thái độ thờ ơ, thản nhiên kia lại là một sự phấn khích đến nóng nảy đòi hỏi một sư thay đổi. Có khi giọng kể nhũn nhặn lãng mạn nhưng trong đó là cả một sự nhạo báng đau đớn. Ta nhận thấy rằng hầu hết các tác phẩm của Tạ Duy Anh đều xuất phát từ quá khứ đau đớn của ông cũng như một thế hệ lớn lên trong hai lớp hân thù: hận thù dòng họ và hận thù giai cấp. Truyện ngắn Bước qua lời nguyền là tác phẩm đánh dấu sự nghiệp văn chương Tạ Duy Anh trong thời kì đổi mới khuynh hướng văn học đấu tranh phê phán xã hội, duyệt lại những sai lầm trong quá khứ. Ngay từ đầu tác phẩm đã thấp thoáng bóng dáng của một điều dự cảm “ Năm lên bảy tuổi, tôi đã được giáo dục khá cẩn thận về vị trí mà tôi đang chiếm một khoảng tỉ teo giữa cuộc đời mêng mông này. Tôi phải nhớ rằng thành phần gia đình bần nông. Dĩ nhiên bần nông là gì, nó khác địa chủ phú nông ở chỗ nào thì tôi không biết. Đầu óc trẻ con của tôi làm sao hiểu những quy định phức tạp ấy. Khi lật tập hồ sơ mỏng teo, có lẽ cũng đơn sơ như tâm hồn tôi, cô giáo dạy vỡ lòng, xinh đẹp như tiên sa, lẩm bẩm: “Thành phần cơ bản. Được”. Rồi cô trịnh trọng tuyên bố: “Kể từ hôm nay em có nghĩa vụ phải làm sáng danh cha anh mình”. “Làm sáng danh cha anh mình”. Nghe mù mờ mà hấp dẫn quá.”[4,tr.38] Với tác phẩm đầu tay của mình Tạ Duy Anh đã muốn ph