Đề tài Nghiệm thu kết quả giáo dục

Lê nin đã từng nói “ Quản lý mà không kiểm tra là không quản lý”. Kiểm tra là một trong những chức năng cơ bản của quản lý. Đó là công việc- hoạt động nghiệp vụ mà người quản lý ở bất kỳ cấp nào cũng phải thực hiện để biết rõ những kế hoạch, mục tiêu đề ra trên thực tế đã đạt được đến đâu và như thế nào. Từ đó đề ra những biện pháp động viên, giúp đỡ, uốn nắn và điều chỉnh nhằm thúc đẩy các cá nhân và tổ chức phát triển. Trong lĩnh vực giáo dục, sản phẩm của lao động sư phạm là nhân cách của người học, lao động sư phạm không cho phép có sản phẩm hỏng; vì vậy, công tác kiểm tra- thanh tra trong giáo dục phải diễn ra thường xuyên, liên tục để đảm bảo chất lượng của hoạt động giáo dục. Tuy nhiên, kiểm tra thế nào để đạt hiệu quả cao nhất lại phải tuỳ thuộc vào tình hình cụ thể của từng trường. Với một trường rất đông giáo viên và học sinh, điều kiện để nâng cao chất lượng giáo dục còn nhiều hạn chế ; trình độ , năng lực sư phạm của giáo viên rất khác nhau đòi hỏi người quản lý phải tìm cho mình một hướng đi mới trong công tác kiểm tra đánh giá. Thực tế cho thấy, trong một tập thể sư phạm, không phải giáo viên nào cũng hết lòng yêu nghề, yêu trẻ, đem hết khả năng và nhiệt huyết của mình vì học sinh thân yêu. Đó đây vẫn còn có giáo viên đối phó với công tác kiểm tra của cán bộ quản lý về mặt thời gian, hồ sơ sổ sách, còn hiệu quả cuối cùng trong một năm học là các em cần học và học được cái gì lại không được chú trọng nên ảnh hưởng chung đến chất lượng giáo dục của nhà trường. Vì vậy, ngoài những phương pháp kiểm tra thường xuyên đã làm cần phải nhìn vào kết quả cuối cùng của học sinh về chất lượng hai mặt giáo dục, về nền nếp tác phong sau một năm học tập mới đánh giá chính xác giáo viên đó đã hoàn thành nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao phó. Với những lý do trên, cùng hưởng ứng cuộc vận động “ Hai không” của Bộ giáo dục và Đào tạo, từ năm học 2006 – 2007 tôi đã cùng với nhà trường thực hiện việc Nghiệm thu kết quả giáo dục.

doc16 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1532 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Nghiệm thu kết quả giáo dục, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ TÀI : NGHIỆM THU KẾT QUẢ GIÁO DỤC PHẦN I : LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Lê nin đã từng nói “ Quản lý mà không kiểm tra là không quản lý”. Kiểm tra là một trong những chức năng cơ bản của quản lý. Đó là công việc- hoạt động nghiệp vụ mà người quản lý ở bất kỳ cấp nào cũng phải thực hiện để biết rõ những kế hoạch, mục tiêu đề ra trên thực tế đã đạt được đến đâu và như thế nào. Từ đó đề ra những biện pháp động viên, giúp đỡ, uốn nắn và điều chỉnh nhằm thúc đẩy các cá nhân và tổ chức phát triển. Trong lĩnh vực giáo dục, sản phẩm của lao động sư phạm là nhân cách của người học, lao động sư phạm không cho phép có sản phẩm hỏng; vì vậy, công tác kiểm tra- thanh tra trong giáo dục phải diễn ra thường xuyên, liên tục để đảm bảo chất lượng của hoạt động giáo dục. Tuy nhiên, kiểm tra thế nào để đạt hiệu quả cao nhất lại phải tuỳ thuộc vào tình hình cụ thể của từng trường. Với một trường rất đông giáo viên và học sinh, điều kiện để nâng cao chất lượng giáo dục còn nhiều hạn chế ; trình độ , năng lực sư phạm của giáo viên rất khác nhau đòi hỏi người quản lý phải tìm cho mình một hướng đi mới trong công tác kiểm tra đánh giá. Thực tế cho thấy, trong một tập thể sư phạm, không phải giáo viên nào cũng hết lòng yêu nghề, yêu trẻ, đem hết khả năng và nhiệt huyết của mình vì học sinh thân yêu. Đó đây vẫn còn có giáo viên đối phó với công tác kiểm tra của cán bộ quản lý về mặt thời gian, hồ sơ sổ sách, còn hiệu quả cuối cùng trong một năm học là các em cần học và học được cái gì lại không được chú trọng nên ảnh hưởng chung đến chất lượng giáo dục của nhà trường. Vì vậy, ngoài những phương pháp kiểm tra thường xuyên đã làm cần phải nhìn vào kết quả cuối cùng của học sinh về chất lượng hai mặt giáo dục, về nền nếp tác phong sau một năm học tập mới đánh giá chính xác giáo viên đó đã hoàn thành nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao phó. Với những lý do trên, cùng hưởng ứng cuộc vận động “ Hai không” của Bộ giáo dục và Đào tạo, từ năm học 2006 – 2007 tôi đã cùng với nhà trường thực hiện việc Nghiệm thu kết quả giáo dục. PHẦN II : MỤC ĐÍCH PHƯƠNG PHÁP CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Mục đích : Đối với học sinh tiểu học, nhận thức của các em chủ yếu bằng trực quan sinh động nên đòi hỏi người giáo viên phải thật sự là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Nghiệm thu kết quả giáo dục nhằm giúp giáo viên nhìn nhận đúng trách nhiệm lớn lao của mình trong sự nghiệp “ trồng người”. khi được khảo sát đánh giá khách quan tất cả các mặt hoạt động của giáo viên, học sinh giúp giáo viên nhận ra những ưu điểm và hạn chế của mình để kịp thời điều chỉnh cho những năm học tiếp theo. 2. Phương pháp nghiên cứu : - Phương pháp nghiên cứu tài liệu, sản phẩm : * Nghiên cứu hồ sơ sổ sách của giáo viên * Nghiên cứu bài viết sáng kiến kinh nghiệm, đồ dùng dạy học tự làm. * Nghiên cứu sản phẩm của học sinh : Các loại vở, bài kiểm tra; … - Phương pháp trao đổi phỏng vấn. - Phương pháp quan sát hoạt động thực tiễn. PHẦN III NỘI DUNG , BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 1.Tình trạng của vấn đề đặt ra và sự cần thiết để tiến hành thực hiện đề tài : Hoạt động giáo dục có tính kế thừa và ổn định tương đối cao ở cơ sở. Các yếu tố tích cực có thể được truyền từ thế hệ giáo viên, học sinh này sang thế hệ giáo viên , học sinh khác trong một thời gian nhất định mà không cần sự can thiệp của cấp trên. Mặt khác, các hạn chế ,yếu kém cũng có thể được truyền từ năm này sang năm khác, nếu không có biện pháp giải quyết kịp thời, hiệu quả thì sự tích luỹ các yếu kém nhỏ sau một số năm có thể thành yếu kém lớn không thể khắc phục được bằng những biện pháp quen thuộc. Để giáo dục có hiệu quả đòi hỏi người giáo viên phải yêu nghề, tận tuỵ với nghề, hết lòng giảng dạy và giáo dục học sinh bằng tình thương yêu, sự công bằng và trách nhiệm của một nhà giáo. Tuy nhiên, không phải giáo viên nào cũng thực hiện được điều đó. Một giáo viên có thể hoàn thành tốt mọi yêu cầu về ngày giờ công lên lớp, hồ sơ giáo án, các tiết hội giảng, mượn- trả đồ dùng dạy học hay cả những tiết dự giờ đột xuất… nhưng hiệu quả giáo dục thấp. Đây là một câu hỏi khiến tôi rất băn khoăn. Sau một quá trình quản lý tôi nhận thấy : việc kiểm tra đánh giá thường xuyên là điều kiện cần nhưng chưa đủ , chỉ có nhìn vào Sản phẩm giáo dục cuối cùng của một năm học mới có thể đánh giá giáo viên đó một cách chính xác, khách quan nhất. a. Tình hình địa phương : Cư Pơng là một xã thuộc diện đặc biệt khó khăn của huyện Krông Buk. Nơi đây chủ yếu là đồng bào dân tộc Ê- đê sinh sống, trình độ dân trí thấp, đời sống của nhiều gia đình còn nghèo đói. Họ ít quan tâm đến việc học hành của con em khiến nhà trường gặp không ít khó khăn trong vấn đề giáo dục. b. Tình hình nhà trường. Trường Phạm Hồng Thái nằm ở trung tâm xã Cư pơng, có một điểm trường chính và 3 điểm lẻ. năm học 2009- 2010 trường có 33 lớp, 48 cán bộ ,giáo viên, nhân viên. Học sinh dân tộc thiểu số chiếm 77,26 %. Đa số học sinh vào lớp 1 chưa biết hoặc biết rất ít tiếng Việt nên rất khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức theo chuẩn chung của cả nước. Trình độ dân trí thấp, nghèo đói cùng với việc ít quan tâm của không ít phụ huynh đã khiến cho nhiều học sinh không có động cơ học tập đúng đắn. Việc học sinh nghỉ học, bỏ học ngang chừng vẫn thường xuyên diễn ra. Trước tình hình đó, đòi hỏi người giáo viên càng phải tận tâm với nghề. Số lớp nhiều, giáo viên đông, lại đứng trước khó khăn như trên càng thôi thúc tôi suy nghĩ cần có biện pháp quản lý hữu hiệu nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. 2. Tính thuyết phục của đề tài : Ngay từ đầu năm học 2006 -2007, lần đầu tiên thực hiện đề án trên, tôi đã nhận được sự hưởng ứng của cả tập thể. Mỗi người đều thấy rõ mình phải làm gì ngay từ đầu năm học, cùng học hỏi, trao đổi kinh nghiệm để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Cũng trong năm học đó và năm học tiếp sau , nhờ nghiệm thu chất lượng thực tế mà tôi đã phát hiện ra 2 giáo viên cho 11 học sinh lên lớp sai quy chế. Vì vậy, khi thực hiện đề án này không thể có hiện tượng học sinh ngồi nhầm lớp . Những giáo viên gương mẫu rất phấn khích vì được đánh giá đúng khả năng và công sức của mình trong cả một năm học. Còn những giáo viên thực hiện chưa tốt đã được chỉ rõ những vấn đề cần sửa đổi trong năm học mới. Số liệu của 04 năm gần đây  Năm học 2005-2006  Năm học 2006-2007  Năm học 2007-2008  Năm học 2008-2009   Sĩ số bình quân học sinh trên lớp  28,66  27,29  26,64  24,83   Tỷ lệ bỏ học  3,6  7,6  3,8  4,3   Tỉ lệ phần trăm (%) học sinh được lên lớp .  89,86%  85.75 %  82,92%  85,72%   Tỉ lệ phần trăm (%) học sinh đạt danh hiệu học sinh Giỏi.  5,84%  8,47%  6,33%  9,28%   Tỉ lệ phần trăm (%) học sinh đạt danh hiệu học sinh Tiên tiến.  15%  15,5%  11%  9,63%   Học sinh đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp huyện, tỉnh.  4  2  4  5   Kết quả trên so với những trường vùng thuận lợi là không cao. Nhưng với một trường đầy những khó khăn thách thức như đã nêu ở trên thì đây là sự nỗ lực phấn đấu không mệt mỏi của cả tập thể các thầy cô giáo trong nhà trường. Kết quả thật có thể xấu hơn so với trước, song sẽ được nhà trường, cấp uỷ, chính quyền các cấp quan tâm đánh giá, phân tích tìm nguyên nhân yếu kém, đề xuất các biện pháp khắc phục. 3. CÁC NHÓM BIỆN PHÁP : 3.1/ Công tác tổ chức : Ngay từ đầu năm học, tôi đã đưa ra kế hoạch của mình thảo luận trong ban giám hiệu. Được sự đồng thuận của hiệu trưởng, tôi đã triển khai thực hiện : Đề nghị Hiệu trưởng thành lập tổ nghiệp vụ chuyên môn của trường gồm : Hiệu phó chuyên môn ; 5 tổ trưởng chuyên môn đại diện cho 5 khối; chủ tịch công đoàn; Trưởng ban thanh tra nhân dân; thư ký hội đồng. Tổ chức họp hội đồng sư phạm, thông báo cho toàn thể giáo viên biết kế hoạch nghiệm thu kết quả giáo dục vào cuối năm học của nhà trường. Tổ chức khảo sát chất lượng đầu năm để nắm rõ tình hình cụ thể học sinh từng lớp về học lực, ý thức đạo đức, hoàn cảnh gia đình… Làm việc với giáo viên chủ nhiệm về kết quả khảo sát và hướng đi cụ thể cho từng khối lớp. 3.2/ Công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên : - Triển khai tập huấn các văn bản chỉ thị, nhiệm vụ, yêu cầu của ngành để thực hiện nhiệm vụ năm học như : Luật giáo dục; Điều lệ trường Tiểu học; Nội dung- chương trình giáo dục; Đổi mới phương pháp dạy học; Quy chế đánh giá xếp loại học sinh; tiêu chuẩn thi đua giáo viên; chuẩn nghề nghiệp giáo viên Tiểu học… - Tổ chức các chuyên đề : Đổi mới phương pháp dạy học ( từng môn học ở từng lớp ); Tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc; giáo dục đạo đức cho học sinh; Công tác chủ nhiệm; Phụ đạo học sinh yếu; Bồi dưỡng học sinh giỏi ; Việc rèn chữ giữ vở ; Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy- học; … - thường xuyên kiểm tra, dự giờ thăm lớp nhằm tư vấn, thức đẩy giáo viên. - Tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn, lắng nghe ý kiến giáo viên về khó khăn vướng mắc và thảo luận biện pháp tháo gỡ. 3.3/ Tiến trình cụ thể việc Nghiệm thu kết quả giáo dục : - Thời gian : Cuối tháng 4, đầu tháng 5 ( 2 tuần ) - Lập mẫu phiếu đánh giá - Ra đề khảo sát chất lượng theo chuẩn kiến thức kỹ năng đối với từng khối lớp. - Tập huấn cho tổ nghiệp vụ cách thực hiện : NỘI DUNG NGHIỆM THU 1. Kiểm tra kết quả thực hiện nhiệm vụ được phân công về giảng dạy, giáo dục. * Kiểm tra hồ sơ chuyên môn của giáo viên từ đầu năm. Trong đó đặc biệt chú ý Sổ nâng cao chuyên môn nghiệp vụ ; Sổ theo dõi sử dụng thiết bị dạy học; Sổ chủ nhiệm : Kế hoạch hoạt động tuần, tháng, năm; kế hoạch phụ đạo học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi… * Kiểm tra các loại vở bài tập, vở chính tả, vở ghi chung, vở rèn chữ, bì đựng bài kiểm tra của học sinh xem giáo viên hướng dẫn học sinh trình bày đúng quy định không; có nhận xét tỉ mỉ, chữa lỗi trong bài làm của học sinh không… * Phỏng vấn giáo viên một số vấn đề về yêu cầu của trương trình, nội dung giảng dạy, những kiến thức kỹ năng cơ bản học sinh cần đạt; tình hình học sinh của lớp; những biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu; … 2. Khảo sát học sinh : * Học sinh làm bài khảo sát hai môn Toán và Tiếng Việt theo yêu cầu chuẩn kiến thức kỹ năng từng lớp. Riêng lớp 1 và lớp 2 ,môn Tiếng Việt ngoài kiểm tra viết còn có kiểm tra đọc trực tiếp từng em, xem mức độ đọc thông viết thạo của học sinh đạt mức nào. * Thời gian nghỉ giữa hai môn khảo sát cho học sinh tự tổ chức trò chơi. * Trò chuyện cùng học sinh để đánh giá mức độ thân thiện của thầy và trò. * Tuỳ trình độ học sinh từng khối lớp có thể đưa ra một vài tình huống cho học sinh giải quyết vấn đề theo nhóm hoặc hoạt động độc lập. Có thể yêu cầu lớp trưởng tổ chức buổi sinh hoạt lớp… * Quan sát vệ sinh lớp, vệ sinh cá nhân. 3. Nhóm khảo sát ( khoảng 3 người ) thảo luận, thống nhất kết quả đánh giá : Xác định mức độ đạt được của việc thực hiện các nhiệm vụ theo quy định phù hợp với đối tượng và hoàn cảnh để xếp loại sư phạm giáo viên. 4. Tư vấn, thúc đẩy giáo viên : Nêu những nhận xét, gợi ý giúp cho giáo viên nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ , đối chiếu với chuẩn nghề nghiệp giáo viên Tiểu học để hoàn thiện nhà giáo và nâng cao kết quả học tập, rèn luyện của học sinh. Động viên, khuyến khích, phát hiện và phổ biến các kinh nghiệm tiên tiến, các định hướng mới. Xác định nội dung giáo viên cần được bồi dưỡng và tự bồi dưỡng… Hoàn thiện hồ sơ đánh giá ( Mẫu 1, 2, 3 ) * Cuối năm học, nhà trường căn cứ vào kết quả nghiệm thu ; kết quả báo cáo 2 mặt chất lượng giáo dục học sinh của giáo viên; kết quả thi đua hằng tháng; Phiếu tự đánh giá theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên Tiểu học để đánh giá xếp loại giáo viên. Mẫu 1 PHIẾU ĐÁNH GIÁ GIÁO VIÊN Họ và tên giáo viên :……………………… Chủ nhiệm lớp : ……………… 1. Trình độ nghiệp vụ sư phạm ( Phương pháp trao đổi, phỏng vấn ) - Trình độ nắm yêu cầu của trương trình, nội dung giảng dạy, nắm kiến thức , kỹ năng cần xây dựng cho học sinh: …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… - Trình độ vận dụng phương pháp giảng dạy, giáo dục: …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… 2. Việc thực hiện quy chế, quy định chuyên môn : 2.1/ Thực hiện chương trình, kế hoạch giảng dạy, giáo dục : ………………………………………………………………………………………… 2.2/ Soạn bài, chuẩn bị bài theo quy định : ………………………………………………………………………………………… 2.3/ Kiểm tra và chấm bài theo quy định : ………………………………………………………………………………………… 2.4/ Tham gia sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn : ………………………………………………………………………………………… 2.5/ Sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học : ………………………………………………………………………………………… 2.6/ Đảm bảo các hồ sơ chuyên môn : ………………………………………………………………………………………… 2.7/ Tự bồi dưỡng và tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ : ………………………………………………………………………………………… 2.8/ Thực hiện công tác chủ nhiệm : ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… 3. Kết quả giảng dạy : 3.1/ Kết quả đánh giá các môn học của học sinh ( giữa kỳ II ) …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… 3.2/ Kết quả khảo sát : ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… 3.3/ Kết quả hai mặt chất lượng cuối kỳ II ( Điền vào sau khi GV báo cáo ; dùng để so sánh với kết quả khảo sát ) ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… 4. Ý kiến tư vấn, thúc đẩy cho giáo viên : ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… 5. Ý kiến của giáo viên : ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………….ngày……tháng……năm……. Giáo viên chủ nhiệm Người đánh giá ( ký, ghi rõ họ tên ) ( ký, ghi rõ họ tên ) MẪU 2 PHIẾU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP RÈN LUYỆN CỦA HỌC SINH Lớp :……… Giáo viên chủ nhiệm :……………………… Năm học :……………….. 1. Việc thực hiện quy định của nhà trường : a. Caùc loaïi vôû cuûa hoïc sinh : STT  Teân vôû  Soá löôïng  Laøm baøi ñuû  Laøm baøi ít  Khoâng laøm   01  Baøi taäp Toaùn       02  Baøi taäp tieáng Vieät       03  Bài tập Khoa học       04  Bài tập Lịch sử- Địa lý       05  Chính taû       06  Taäp vieát       07  Ghi chung       08  Thuû coâng ( neáu coù )       09  Bì đựng bài kiểm tra       b. VIỆC CHẤM CHỮA BÀI CỦA GIÁO VIÊN : STT  Teân vôû  Chaám, kieåm tra thöôøng xuyeân  Khoâng chấm điểm  Chấm,chöõa loãi, nhaän xeùt tæ mæ  Chæ chaám ñieåm, khoâng nhaän xeùt   01  Baøi taäp Toaùn       02  Baøi taäp tieáng Vieät       03  Bài tập Khoa học       04  Bài tập Lịch sử- Địa lý       05  Chính taû       06  Taäp vieát       07  Ghi chung       08  Thuû coâng ( neáu coù )       09  Bài kiểm tra của HS       c. ÑOÀ DUØNG HOÏC TAÄP CUÛA HOÏC SINH : ( theo yêu cầu quy định của từng khối lớp ) …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………... d. NEÀN NEÁP LÔÙP : ( Dùng phương pháp quan sát, trò chuyện, phỏng vấn… để đánh giá ) …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… e. VEÄ SINH : - Vệ sinh trong và ngoài lớp :……………………………………………………… - Vệ sinh cá nhân :………………………………………………………………… 2. KEÁT QUAÛ KHAÛO SAÙT : 2.1/ Kết quả đầu năm MOÂN HỌC  XẾP LOẠI    Gioûi  Khaù  Trung bình  Yeáu   Tieáng Vieät       Toán       2.2/ Kết quả khảo sát cuối năm: MOÂN HỌC  XẾP LOẠI    Gioûi  Khaù  Trung bình  Yeáu   Tieáng Vieät       Toán       ………….ngày……tháng……năm……. Giáo viên chủ nhiệm Người đánh giá ( ký, ghi rõ họ tên ) ( ký, ghi rõ họ tên ) Mẫu 3 DANH SÁCH HỌC SINH ĐƯỢC KHẢO SÁT STT  HỌ VÀ TÊN  MÔN TIẾNG VIỆT  MÔN TOÁN  GHI CHÚ     Điểm đọc  Điểm viết     01        02        03        04        05        06        07        08        09        10        11        12        13        14        15        16        17        18        19        20        21        22        23        24        25        26        27        28        Ngaøy …… thaùng ………. naêm……………. GIAÙO VIEÂN CHUÛ NHIEÄM NHÓM KHAÛO SAÙT ( Kyù, ghi roõ hoï teân ) ( Kyù, ghi roõ hoï teân ) PHẦN IV KẾT LUẬN , ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ I. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ Khi ta hỏi giáo viên : Anh ( chị ) mong đợi gì từ phía người thanh tra ? Câu trả lời sẽ là : - Chí công vô tư ( công bằng ) - Nghiệp vụ vững vàng. - Làm việc nghiêm túc. - Góp ý chân thành, vui vẻ, trọng tâm, không vạch lá tìm sâu. - Biết chia sẻ hoàn cảnh người được thanh tra. - Biết giúp đỡ người được thanh tra trong điều kiện cho phép… Thực tế, không phải cán bộ quản lý nào cũng đáp ứng được nguyện vọng trên của giáo viên. Vì vậy, các cấp có thẩm quyền cần bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý giỏi về nghiệp vụ, tinh thông về chuyên môn, linh hoạt, sáng tạo, có uy tín với tập thể mới nâng cao được hiệu quả công tác kiểm tra, đánh giá. II. KẾT LUẬN Đánh giá công việc làm của từng người không những là một yêu cầu khách quan, tất yếu của chức năng quản lý, nhờ đó mà loại bỏ được những yếu tố tiêu cực, phát huy hết các nhân tố tích cực nhằm tạo ra sự cộng hưởng sức lao động, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ của các quyết định quản lý đề ra mà còn là một nhu cầu tự nhiên của đối tượng quản lý. Thật sai lầm khi nghĩ rằng, cấp dưới sẽ dễ chịu hơn khi cấp trên ít kiểm tra đánh giá họ. Nói chung đa số đều mong muốn ngược lại : mong muốn mọi việc làm của mình đều được lãnh đạo biết, được lãnh đạo đánh giá đúng mức. Người ta sẽ cảm thấy khổ sở và chán nản nếu họ biết rằng, công việc của mình làm chẳng được ai để ý, chẳng được ai quan tâm, làm xấu không bị chê, làm tốt cũng không được khen. Tuy nhiên việc đánh giá không đúng sẽ gây tác hại ngược lại : ảnh hưởng tiêu cực đến nhân cách của người được đánh giá ( họ buồn rầu, bực tức, chán nản, tiêu cực ); phá vỡ uy tín của người quản lý; phá vỡ bầu không khí tâm lý trong tập thể. Đặc điểm tâm lý chung của tập thể sư phạm đó là một tập thể các nhà trí thức có trình độ phát triển nhân cách cao. Do đó ở đâu mà không xây dựng được một bầu không khí tâm lý lành mạnh thì ở đó không có và không thể có lao động sư phạm hiệu quả. Người quản lý, vì vậy phải phấn đấu hoàn thiện nhân cách của mình một cách không mệt mỏi để được mọi người thừa nhận là “ người của chúng mình, người trong chúng mình nhưng cao hơn chúng mình”. Có như vậy họ mới có thể hoàn thành nhiệm vụ được giao phó.