Nước Việt Nam là 1 nước nông nghiệp đang từng bước phát triển, tiến tới công nghiệp hóa - hiện đại hóa nên ngành nông nghiệp của nước ta rất được chú trọng. Các máy móc hiện đại không ngừng phát triển, những ý tưởng sáng tạo lần lượt ra đời các phát minh mới phục vụ rất tốt cho nông nghiệp.
61 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 4892 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu 1 số quy trình sản xuất phân bón, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Nước Việt Nam là 1 nước nông nghiệp đang từng bước phát triển, tiến tới công nghiệp hóa - hiện đại hóa nên ngành nông nghiệp của nước ta rất được chú trọng. Các máy móc hiện đại không ngừng phát triển, những ý tưởng sáng tạo lần lượt ra đời…các phát minh mới phục vụ rất tốt cho nông nghiệp.
Đối với ngành trồng trọt thì giống, đất, thời tiết, nguồn nước, phân bón, cách chăm sóc… là những yếu tố rất quan trọng. Trong đó giống và phân bón có thể xem là 2 yếu tố quyết định đến năng suất và chất lượng.
Bằng kinh nghiệm sản xuất của mình, nông dân Việt Nam đã đúc kết “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”. Câu nông dao đã khẳng định vai trò của phân bón trong hệ thống liên hoàn tăng năng suất cây trồng.
Cây trồng hút chất dinh dưỡng trong đất và từ phân bón để tạo nên sản phẩm của mình, sau khi kết hợp với sản phẩm của quá trình quang hợp, cho nên sản phẩm thu hoạch phản ánh tình hình đất đai, và việc cung cấp thức ăn cho cây.
Bón phân cân đối và vừa phải thì việc bón phân có thể làm tăng năng suất và chất lượng sản phẩm. Thiếu chất dinh dưỡng, bón phân không cân đối hoặc bón quá nhu cầu của cây đều làm giảm chất lượng nông sản. Giữa các bộ phận của cây thì phân bón làm thay đổi thành phần của lá dễ hơn là thay đổi thành phần hóa học của hạt.
Nhiều nơi do lạm dụng nhiều đến phân bón và thuốc trừ sâu, thậm chí là thuốc kích thích tăng trưởng độc hại đã làm cho đất canh tác bị bạc màu nhanh chóng, chất lượng giảm, môi trường bị ô nhiễm và còn ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Mặt khác thiên tai thường xảy ra, chủ yếu là mưa nhiều và tập trung làm cho đất trở nên xói mòn, rửa trôi khá nhanh, đất dễ bị suy thoái, cạn kiệt chất dinh dưỡng. Bên cạnh đó việc khai thác và sử dụng quá mức cũng như chế độ canh tác không hợp lý dẫn đến tình trạng sa mạc hóa.
Ngành nông nghiệp Việt Nam hiện nay chủ yếu sử dụng phân bón hóa học, vì thế dư lượng hóa học trong các loại phân này gây ô nhiễm môi trường đất, môi trường nước và ảnh hưởng đến hệ vinh vật có lợi sống trong đất. Ngoài ra nguồn phế thải nông nghiệp còn dư thừa ở nông thôn còn rất lớn gây lãng phí và ô nhiễm môi trường.
Công nghệ khí sinh học Biogas có nhiều tác dụng to lớn trong việc xử lý chất thải chăn nuôi, tạo khí đốt phục vụ sinh hoạt và bảo vệ môi trường nhưng do thói quen của người nông dân cho rằng: “Việc áp dụng công nghệ Biogas không được xem như nguồn phân bón”. Đây cũng là một trong những tác động thiếu tích cực trong việc lôi cuốn các hộ nông dân tham gia chương trình phát triển công nghệ khí sinh học.
Vậy làm thế nào để trả lại độ phì nhiêu cho đất mà không gây hại cũng như tận dụng các nguồn phế thải không làm ô nhiễm môi trường? Đó cũng là những lý do hướng tôi thực hiện đề tài : "Nghiên cứu một số qui trình sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh".
2.Tình hình nghiên cứu
Ở Việt Nam, nhiều loại phân hữu cơ vi sinh đã được nghiên cứu sản xuất và được Bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn công nhận là tiến bộ kỹ thuật. Ví dụ một kết quả nghiên cứu của đề tài cấp nhà nước KC.04.04, được công nhận là tiến bộ kỹ thuật, cho phép ứng dụng trong sản xuất theo Quyết định số 2421/QĐ/BNN-KHCN ngày 17/8/2004.
Sản phẩm của đề tài có tên là phân hữu cơ vi sinh vật chức năng, phân hữu cơ vi sinh vật chức năng được sản xuất theo một quy trình chặt chẽ từ nguyên liệu là hữu cơ động vật, phụ phế phẩm của công nghiệp chế biến cà phê với tổ hợp vi sinh vật chức năng đậm đặc (mật độ vi sinh vật hữu hiệu từ 106 - 107 VSV/g phân), gồm các vi sinh vật cố định đạm, vi sinh vật phân giải lân, vi sinh vật tổng hợp chất kích thích sinh trưởng thực vật và vi sinh vật đối kháng vi khuẩn và nấm bệnh vùng rễ cây trồng. Các kết quả nghiên cứu đã kết luận sử dụng phân hữu cơ vi sinh vật chức năng cung cấp N, P cho cây, tăng khả năng trao đổi chất trong cây, tiết kiệm được phân khoáng, cải thiện độ phì nhiêu đất, giảm đầu tư phân hoá học và hạn chế rõ rệt một số bệnh vùng rễ do nấm và vi khuẩn gây ra, đặc biệt là bệnh do Phytophthora.
Tính toán hiệu quả kinh tế từ một số nghiên cứu ban đầu cho các vùng trồng tiêu ở Đông Nam Bộ cho thấy sử dụng phân hữu cơ vi sinh vật chức năng với lượng từ 2 - 4 kg/ sẽ giảm được 25 - 40 kg N, 25 - 35 kg P2O5, giảm tỷ lệ bệnh héo rũ từ 16,5% xuống còn 5%, năng suất tăng hơn so với chỉ bón phân hoá học từ 7 - 15%. Theo kết quả nghiên cứu của đề tài KC.04.04 thì sử dụng phân hữu cơ vi sinh vật chức năng có hiệu quả rõ rệt với nhiều loại cây trồng, trong đó có cây cà phê ở Đông Nam Bộ.
Kết quả nghiên cứu bón phân hữu cơ vi sinh vật chức năng cho thấy: trên cây khoai tây bón phân hữu cơ vi sinh vật chức năng bằng 1/10 lượng phân chuồng nhưng năng suất khoai tây tăng 16,67% - 19,27%, đồng thời giảm tỷ lệ bệnh héo xanh từ 21,45% xuống dưới 10%. Trên cây cà chua (tại Vĩnh Phúc) bón phân hữu cơ vi sinh vật chức năng, năng suất cà chua tăng 20,5%, tỷ lệ bệnh héo xanh giảm từ 33,5% xuống còn 24,1%. Trên cây lạc tại tỉnh Hòa Bình, bón phân hữu cơ vi sinh vật chức năng thay thế được 20% lượng đạm, năng suất vẫn cao hơn đối chứng đồng thời giảm rõ rệt tỷ lệ cây bị bệnh.
3. Mục đích
Phân bón hữu cơ vi sinh vật đa chủng chế biến từ các nguồn khác nhau chính là giải pháp hay nhất hiện nay có thể giải quyết được các vấn đề trên. Phân bón hữu cơ vi sinh dựa vào các chủng vi sinh vật sẽ phân giải các chất hữu cơ trong bùn, phế thải, rác thải, phế phẩm công nông nghiệp…tạo ra sinh khối, sinh khối này rất tốt cho cây cũng như cho đất. Ngoài ra với mức thu nhập của nông dân hiện nay thì càng tiết kiệm càng tốt cho nên không thể dung các loại phân bón có giá cả quá cao. Sự ra đời của phân hữu cơ vi sinh đã đáp ứng được các mong muốn của nhà nông là vừa tăng năng suất vừa hợp túi tiền.
Dùng phân hữu cơ vi sinh có thể thay thế được từ 50 - 100% lượng phân đạm hóa học (tùy từng loại cây trồng bón phân hữu cơ vi sinh có thể tiết kiệm được nhiều chi phí do giá phân hạ, giảm lượng phân bón, giảm số lần phun và lượng thuốc trừ sâu)… Do bón phân hữu cơ vi sinh nên sản phẩm rất an toàn, lượng Nitrat giảm đáng kể, đất không bị ô nhiễm, khả năng giữ ẩm tốt hơn, tăng cường khả năng cải tạo đất do hệ vi sinh vật có lợi hoạt động mạnh làm cho đất tơi xốp hơn, cây dễ hút chất dinh dưỡng hơn.
4. Nhiệm vụ của đề tài
- Nghiên cứu các quy trình sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh.
- Nêu ra những lợi ích của phân bón hữu cơ mang lại cho con người và môi trường.
- Tổng quát về hiện trạng sử dụng phân bón ở Việt Nam.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Thu thập, tìm hiểu thông tin từ sách, báo, các trang webside.
- Nghiên cứu, sắp xếp, trình bày lại bố cục đề tài rõ ràng, rành mạch, logic, dễ hiểu.
6. Các kết quả đạt được của đề tài
- Nêu ra được những ưu điểm nổi bật của phân hữu cơ vi sinh.
- Giới thiệu các quy trình sản xuất phân hữu cơ vi sinh đơn giản, dễ hiểu.
- Khẳng định những lợi ích mà phân hữu cơ vi sinh mang lại.
7. Kết cấu của khóa luận
Đề tài: "Nghiên cứu một số quy trình sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh" gồm 3 phần chính:
PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU
PHẦN II: NỘI DUNG
Gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan về phân bón.
Chương 2: Tổng quan về phân bón hữu cơ vi sinh.
Chương 3: Quy trình sản xuất phân hữu cơ vi sinh.
Chương 4: Danh mục phân hữu cơ vi sinh được sản xuất kinh doanh và sử dụng ở Việt Nam.
PHẦN III: KẾT LUẬN
PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ PHÂN BÓN
1.1 Lịch sử phát triển phân bón và xu thế cân đối dinh dưỡng trong nông nghiệp [21]
Trên thế giới, lịch sử nghiên cứu và sử dụng phân bón đã có từ rất lâu đời và được bắt đầu từ phân hữu cơ. Tại Trung Quốc, 1.500 năm trước công nguyên, người ta đã sử dụng cỏ, thân lá cây đậu và sau đó là phân chuồng để bón ruộng. Đến tận thế kỷ 18 loài người vẫn cho rằng cây hút thức ăn từ mùn trong đất vì vậy chỉ cần bón phân hữu cơ cho cây.
Ở Châu Âu, ngay đầu thế kỷ thứ nhất đã có nhiều nghiên cứu về phân bón. Một số học giả đã đưa ra các thuyết khác nhau về “nguồn thức ăn”cho cây, trong đó có thạch cao, muối, nước, đất, mùn, không khí,… Đến năm 1840, nhà bác học người Đức - Liebig đã xuất bản cuốn sách nổi tiếng “Hóa học áp dụng trong ngành canh tác và sinh lý”, được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới. Học thuyết của Liebig bác bỏ thuyết mùn mà khẳng định vai trò của muối khoáng trong dinh dưỡng thực vật, đồng thời đề ra lý thuyết cần thiết phải bón trả lại tất cả những chất khoáng mà cây trồng đã lấy đi mới đảm bảo cho thu hoạch mùa màng. Việc khẳng định phân hữu cơ không cung cấp trực tiếp dinh dưỡng cho cây mà phải gián tiếp qua các chất khoáng - sản phẩm của quá trình phân giải chất hữu cơ đã tạo ra tiền đề vững chắc cho các công trình nghiên cứu sau này, làm bùng nổ nền công nghiệp phân bón hóa học trên toàn thế giới. Theo FAO (Tổ chức lương thực, thực phẩm thế giới), nhu cầu sử dụng phân hóa học tăng lên với tốc độ vũ bão. Năm 1905, cả thế giới mới sử dụng 1,4 triệu tấn NPK thì đến các năm 1990 lượng phân hóa học đã sử dụng tới 138 triệu tấn, năm 2000 là 144 triệu tấn, năm 2005 là 150 triệu tấn và hiện nay nhu cầu sử dụng phân hóa học của thế giới lên tới 200 triệu tấn.
Phải thừa nhận rằng nhu cầu sử dụng phân hóa học tăng nhanh là xu thế tất yếu để bảo đảm lương thực thực phẩm cho sự bùng nổ dân số trên hành tinh. Tuy nhiên, việc lạm dụng phân hóa học đã bộc lộ mặt trái của nó là gây ô nhiễm môi trường, làm suy thoái độ phì nhiêu đất, gia tăng tồn dư chất độc lên nông sản thực phẩm. Thực trạng này đã xảy ra phổ biến ở phạm vi toàn cầu và trở thành nghiêm trọng ở các nước đang phát triển.
Trước các mục tiêu vừa phải bảo đảm an ninh lương thực, vừa phải duy trì và cải thiện độ phì nhiêu quỹ đất canh tác có hạn, đồng thời không ngừng nâng cao chất lượng nông sản, tăng hiệu quả kinh tế và an toàn bền vững về môi trường, nền nông nghiệp thế giới đã mở ra theo hướng kết hợp nông nghiệp thâm canh cao với nông nghiệp hữu cơ mà hạt nhân là ứng dụng công nghệ sinh học. Vì vậy, ngay sau thành công của “cuộc cách mạng về công nghiệp phân hóa học” thì cuộc “cách mạng về công nghệ sinh học” đang phát triển với gia tốc lớn trên quy mô toàn cầu.
Ngành công nghệ sinh học là tập hợp của nhiều ngành khoa học và công nghệ nhằm tạo ra các quy trình công nghệ mới trong các lĩnh vực y tế, công nghiệp và nông nghiệp ở quy mô lớn phục vụ cho đời sống, phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường. Trong đó, ứng dụng công nghệ vi sinh để sản xuất phân bón đã tạo ra một hướng đi mới trong chiến lược quản lý dinh dưỡng cây trồng tổng hợp.
1.2 Phân loại
1.2.1 Phân hóa học [10]
- Là những hợp chất khoáng, chủ yếu dưới dạng muối, chứa các nguyên tố dinh dưỡng của thực vật, bón vào đất cho cây trồng, sử dụng đồng thời các loại phân khác để nâng cao độ phì của đất. Phân hóa học gồm: Phân đạm, phân lân, kali, phân vi lượng và phân phức hợp.
- Phân hóa học có vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất và chất lượng của nông sản. Việc sử dụng phân hóa học trong nền nông nghiệp hiện nay là rất cần thiết. Tuy nhiên, việc sử dụng phân hóa học cần đúng liều lượng tránh lãng phí và gây ô nhiễm môi trường.
1.2.2 Phân hữu cơ [10]
- Là thức ăn do con người bổ sung cho cây trồng, chứa nhiều chất dinh dưỡng cho cây: đạm (N), lân (L), kali (K) và các nguyên tố vi lượng.
- Được sản xuất từ các vật liệu hữu cơ như các dư thừa thực vật, rơm rạ, phân chuồng, phân rác, phân xanh…là các loại chất hữu cơ khi vùi vào đất sau khi phân giải có khả năng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây và cải tạo đất.
- Có 2 loại là phân hữu cơ sinh học và phân hữu cơ vi sinh.
- Công dụng của phân hữu cơ là cung cấp chất dinh dưỡng cho đất để nuôi cây, chủ yếu là đạm, lân, lưu huỳnh cùng một số chất vi lượng.
- Cải tạo tính chất đất, làm cho đất có kết cấu và thành phần cơ giới tốt hơn, khả năng giữ nước của đất, giảm hiện tượng xói mòn đất.
- Gia tăng hoạt động của các vi sinh vật đất, nhờ có tác động đến sự phát triển của cây trồng.
1.2.2.1 Phân hữu cơ sinh học (compost) [23]
- Phân hữu cơ sinh học là sản phẩm phân bón được tạo thành thông qua quá trình lên men vi sinh vật. Các hợp chất hữu cơ có nguồn gốc khác nhau (phế thải nông - lâm nghiệp, phế thải chăn nuôi, phế thải chế biến, phế thải đô thị, phế thải sinh hoạt…) trong đó các hợp chất hữu cơ phức tạp dưới hoạt động vi sinh vật hoặc các hợp chất sinh học được chuyển hóa thành mùn.
- Ưu điểm của phân compost là:
+ Giảm thiểu cho nguồn nước, đất và không khí, các chất hữu cơ biến đổi thành các chất vô cơ.
+ Diệt các mầm bệnh nguy hiểm do trong quá trình phân hủy sinh học, nhiệt độ trong hầm ủ gia tăng, có khi lên đến 600C làm tiêu hủy các trứng, ấu trùng, vi khuẩn trong chất thải. Phân sau khi ủ có thể được sử dụng an toàn hơn phân tươi.
+ Phân sau khi ủ trở thành 1 chất mùn hữu ích cho nông nghiệp như tăng độ phì nhiêu của đất giúp cây trồng hấp thu.
+ Tăng độ ẩm cần thiết cho đất trồng, giảm thiểu sự rửa trôi các khoáng chất do các thành phần vô cơ không hòa tan trong phân ủ như NO.
+ Giảm thể tích do quá trình ủ phân, sự mất hơi nước gia tăng do sự gia tăng nhiệt, điều này khiến mẻ phân khô và ráo nước hơn. Phân có thể tích nhỏ hơn sẽ giúp thuận lợi trong việc vận chuyển, thu gom.
- Bên cạnh những ưu điểm thì phân compost cũng có những khuyết điểm như là:
+ Mặc dù phần lớn vi khuẩn bị tiêu diệt nhưng không phải hoàn toàn, đặc biệt khi sự ủ compost không đều về thời gian, phương pháp, lượng ủ…Một số mầm bệnh vẫn tồn tại có thể gây nguy hiểm cho người sử dụng.
+ Thành phần phân ủ thường không ổn định về chất lượng do thành phần nguyên liệu đưa vào không đồng đều.
+ Phải tốn thêm công ủ và diện tích.
+ Việc ủ phân thường ở dạng thủ công là lộ thiên tạo sự phản cảm về mỹ quan và phát tán mùi hôi. Trong đó các loại phân hóa học như urê, NKP,… gọn nhẹ, tương đối rẻ tiền, chất lượng đồng đều và sạch hơn, gây tâm lý thuận tiện cho việc sử dụng hơn phân ủ compost.
1.2.2.2 Phân hữu cơ vi sinh [10]
- Phân hữu cơ vi sinh được sản xuất từ mùn có thành phần hữu cơ cao trong rác thải đô thị. Kết hợp ứng dụng công nghệ sinh học tiên tiến với công nghệ phân bón. Xây dựng nên quy trình công nghệ xử lý rác và sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh.
- Sử dụng phân bón hữu cơ mang lại hiệu quả kinh tế cao, tiết kiệm hiệu quả, bảo vệ môi trường sinh thái: sản phẩm bổ sung các hệ vi sinh vật có ích cho đất, kháng được nhiều bệnh trong đất: vàng lá, thối rễ,…, giảm lượng phân bón vô cơ, giảm thuốc bảo vệ thực vật trong quy trình canh tác.
Hình 1.1: Phân bón hữu cơ vi sinh
Hình 1.2: Gói phân hữu cơ vi sinh
1.3 Hiện trạng sử dụng phân bón tại Việt Nam [26], [27]
- Trong tiến trình của sản xuất nông nghiệp năng suất cao một yêu cầu không thể thiếu để cây trồng tạo sinh khối lớn là phân bón. Theo nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học, thì con đường bảo đảm an ninh lương thực ở những nước hạn chế về diện tích canh tác là yếu tố thâm canh. Xu thế này hiện vẫn thích hợp với các nước đang phát triển.
- Theo kết quả nghiên cứu của Viện thổ nhưỡng nông hóa (1998), thì ở Việt Nam trung bình bón 1kg N + P2O5 + K2O làm tăng 7,5 - 8,5kg lương thực quy thóc. Mức này thấp hơn so với trung bình của châu Á (10kg) nhưng cao hơn châu Phi và châu Mỹ La tinh (5 - 7kg). Như vậy, theo tỷ lệ này, sử dụng phân bón làm tăng 8,3 - 9,3 triệu tấn lương thực, chiếm 27 - 30,4% tổng sản lượng lương thực quy thóc của cả nước (1997).
- Hiện nay, mức bón của Việt Nam đã đạt xấp xỉ mức bón trung bình của thế giới, song so với một số nước Châu Á thì vẫn còn thấp hơn nhiều: Hàn Quốc 467 kg/ha, Nhật Bản 403 kg/ha, Trung Quốc 390 kg/ha.
- Ở nước ta, giai đoạn từ 1976 đến nay lượng phân hóa học được sử dụng tăng lên nhanh chóng. Năm 1990 lượng phân bón dùng cho 1ha gieo trồng tăng so với năm 1980 là 418,6%, năm 1995 tăng 557% so với năm 1980. Đến năm 1997 lượng phân bón N, P, K cho 1 ha gieo trồng đã đạt 126,1 kg/năm.
- Trong vài năm qua tiêu thụ phân bón của Việt Nam gia tăng mạnh. Ngành sản xuất phân bón trong nước vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu nhưng cũng dần thoát khỏi sự bảo hộ của nhà nước tự tạo cho mình vị trí nhất định trên thị trường.
- Nhập khẩu vẫn đóng vai trò lớn trong việc đảm bảo nguồn cung trong nước. Nhập khẩu phân bón từ năm 2001 đến 2008 vẫn có xu hướng tăng. Năm 2005 lượng nhập khẩu phân bón vẫn có giảm so với trước nhờ khả năng sản xuất phân bón trong nước, tuy nhiên tốc độ nhập khẩu tăng khá mạnh.
- So với các nước sử dụng nhiều phân bón trên thế giới thì Việt Nam mới sử dụng ở mức 2% trong chi phí đầu vào của sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên đây cũng là khoảng chi phí tương đối lớn. Nhu cầu phân bón hằng năm của Việt Nam khoảng 7,5 - 8 triệu tấn phân bón các loại trong đó loại phân NPK có nhu cầu cao nhất khoảng 2,5 triệu tấn/1 năm, kế đến là Urê 2 triệu tấn/1 năm, phân lân 1,3 triệu tấn/1 năm. Hàng năm Việt Nam phải nhập khẩu tới 50% nhu cầu, trong đó phân DAP, Kali, SA phải nhập khẩu 100%.
- Theo Hiệp hội phân bón Việt Nam, năm nay lúa được mùa, được giá nên lượng phân bón sử dụng sẽ nhiều hơn năm trước. Nhiều chủng loại phân bón phục vụ cho vụ hè thu đến 30/3/2010 có thể đủ. Tuy nhiên, dự báo giá phân bón sẽ tăng khi vào vụ sản xuất.
- Hiệp hội này cũng cho biết, tính đến 30/3/2010, lượng phân urê phục vụ hè thu là 576.000 tấn. Dự kiến, đến tháng 4, sản xuất trong nước sẽ có thêm 85.000 tấn, nâng tổng số lượng urê lên 661.000 tấn.
- Lượng phân DAP đến cuối tháng 3 sẽ đạt 128.000 tấn, phân SA là 150.000 tấn và kali là 190.000 tấn. Ngoài ra còn có các loại super lân, phân lân nung chảy, phân NPK và phân hữu cơ vi sinh.
1.4 Những thành tựu và thách thức của việc sản xuất phân bón ở Việt Nam [23]
1.4.1 Thành tựu
- Xây dựng được thương hiệu phân bón trên thị trường.
- Đang từng bước hoàn thiện và phát triển.
- Liên kết với nước ngoài. Việt Nam đã liên kết với 1 số quốc gia: Lào, Singapore,… để nhập nguyên liệu.
- Giữ được lòng tin của người dân, các thương hiệu phân bón đã quá quen thuộc với nhà nông.
- Đẩy mạnh phát triển ngành nông nghiệp với sự phát triển bền vững, lâu dài.
- Góp phần làm sạch môi trường và tiết kiệm nhiên liệu. Một số loại phân bón vi sinh ra đời làm tăng chất lượng cũng như năng suất sảm phẩm mà không làm cho đất bị thoái hóa.
1.4.2 Thách thức
- Đẩy mạnh hơn nữa để ngành sản xuất phân bón vi sinh phát triển, đưa ngành vi sinh thành ngành sản xuất phân bón chính.
- Nâng chất lượng sản phẩm, đổi mới các loại phân bón để đáp ứng nhu cầu thị trường.
- Một số thương hiệu phân bón Việt còn chưa tạo lòng tin cho người nông dân do chất lượng phân bón còn kém.
- Các thương hiệu nước ngoài cạnh tranh dữ dội về giá cả cũng như chất lượng.
- Luôn chịu tác động của thiên tai.
- Đối tượng hướng đến là người nông dân, nhất là đối với nông dân vùng sâu, vùng xa nên việc tiếp cận với sản phẩm mới chậm gây nhiều khó khăn cho nhà sản xuất.
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ PHÂN HỮU CƠ VI SINH
2.1 Lịch sử phát triển phân bón vi sinh: [8], [21]
- Phân bón hữu cơ vi sinh do Noble Hiltner sản xuất đầu tiên tại Đức năm 1896 và được đặt tên là Nitragin. Sau đó phát triển tại 1 số nước khác như ở Mỹ (1896), Canada (1905), Nga (1907), Anh (1910), Thủy Điển (1914) Nitragin là loại phân được chế tạo bởi vi khuẩn Rhyzolium do Beijerin phân lập năm 1888 và được Fred đặt tên vào năm 1889 dùng để bón cho các loài cây thích hợp cho họ đậu.
- Từ đó cho đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu nhằm ứng dụng và mở rộng việc sản xuất các loại phân bón hữu cơ vi sinh cố định Nitơ mà thành phần còn được phối hợp thêm 1 số vi sinh vật có ích khác như 1 số xạ khuẩn cố định Nitơ sống tự do Frankia spp, các vi khuẩn cố định Nitơ sống tự do Clostridium, Pasterium, Beijerinkiaindica, các xạ khuẩn có khả năng phân giải cellulose, hoặc 1 số chuẩn vi sinh vật có khả năng chuyển hóa các nguồn dự trữ phospho và kali ở dạng khó hòa tan với số lượng lớn có trong đất mùn, than bùn, trong các quặng apatit, phosphoric,…chuyển chúng thành dạng dễ hòa tan, cây trồng có thể hấp thụ được.
- Ở Việt Nam phân vi sinh vật cố định đạm cây họ đậu và phân vi sinh vật phân giải lân đã được nghiên cứu từ năm 1960. Đến năm 1987 phân