Đề tài Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố hoàn cảnh tới sinh trưởng thảo quả (Amomum aromaticum Roxb.) tại xã San Sả Hồ huyện Sa Pa tỉnh Lào Cai

Trong những năm gần đây, vai trò của rừng ngày càng đ-ợc nhận thức rõ hơn bao giờ hết. Rừng cung cấp gỗ và lâm đặc sản quý phục vụ cho nhu cầu cuộc sống của hàng triệu đồng bào miền núi. Rừng là nơi nuôi d-ỡng nguồn n-ớc, bảo vệ đất chống xói mòn, làm sạch môi tr-ờng và mang giá trị văn hoá, tinh thần. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của xã hội, sựbùng nổ của dân số thế giới, rừng ngày càng bị thu hẹp vềdiện tích, giảm sút về chất l-ợng. Nguyên nhân chủ yếu của mất rừng là sự can thiệp thiếu hiểu biết của con ng-ời. Với điều kiện sống nghèo đói ng-ời ta đã khai thác rừng một cách quá khả năng phục hồi của nó. Ngoài ra, cũng có những nguyên nhân liên quan tới tính không hợp lý của các biện pháp kỹ thuật lâm sinh hoặc những biệnpháp về kinh tế xã hội thiếu khoa học đã làm gia tăngnhững tác động tiêu cực đến rừng. Nhiều nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng một trong những giải pháp tốt nhất cho bảo vệ và phát triển rừng là kinh doanh lâm sản ngoài gỗ. Nó cho phép tạo đ-ợc nguồn thu nhập kinh tế ổn định cho ng-ời dân miền núi trong khi vẫn bảo vệ và phát triển đ-ợc rừng. Kinh doanh lâm sản ngoài gỗ đang nhận đ-ợc sự h-ởng ứng tích cực của ng-ời dân miền núi. Thảo quả là loài cây cho lâm sản ngoài gỗ có thân thảo, sống lâu năm d-ới tán rừng. Chiều cao trung bình có thể đạt đến 2-3m. Hạt thảo quả đ-ợc dùng làm d-ợc liệu và thực phẩm có giá trị. Trong những năm gần đây thảo quả đã đ-ợc xuất khẩu ra n-ớc ngoài với sản l-ợng hàng trăm tấn mỗi năm. Nó đã trở thành nguồn thu nhập quan trọng của nhiều hộ gia đình vùng cao ở các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang. Thảo quả cũng là loài cây chỉ có thể sinh tr-ởng, phát triển và cho năng suất cao khi sống d-ới tán rừng. Do đó, để trồng vàphát triển thảo quả đòi hỏi ng-ời dân phải bảo vệ và phát triển rừng. Vì vậy, thảo quả đã đ-ợc đánh giá nh- một yếu tố quan trọng vừa góp phần pháttriển kinh tế xã hội vùng cao, vừa góp phần bảo vệ và phát triển rừng. Với nhận thức trên, Nhà n-ớc đã có chủ tr-ơng khuyến khích các địa ph-ơng gây trồng thảo quả. Nhà n-ớc không chỉ tuyên 3 truyền về giá trị kinh tế và sinh thái của thảo quả, mà còn quy hoạch vùng sản xuất thảo quả, xây dựng các mô hình trình diễn, cho vay vốn gây trồng và cho phép xuất khẩu thảo quả v.v. Tuy nhiên, do ch-a hiểu biết đầy đủ về đặc điểm sinh thái của thảo quả mà việc gây trồng và phát triển loàicây này đang gặp không ít khó khăn. Trong một số tr-ờng hợp, do gây trồng trên điềukiện lập địa không thích hợp ng-ời ta đã làm giảm sinh tr-ởng và năng suất của thảo quả. Trong một số tr-ờng hợp khác ng-ời ta lại mở tán rừng một cách quámức. Điều này vừa làm giảm năng suất của thảo quả, vừa làm giảmkhả năng phòng hộ của rừng. Để góp phần giải quyết tồn tại trênchúng tôi thực hiện đề tài "Nghiên cứu ảnh h-ởng của một số yếu tố hoàn cảnh tới sinh tr-ởng thảo quả (Amomum aromaticum Roxb.) tại xã San Sả Hồ huyện Sa Pa tỉnh Lào Cai", h-ớng vào tìm hiểu ảnh h-ởng của một số yếu tố hoàn cảnh đến sinh tr-ởng và trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp lâm sinh nhằm nâng cao năng suất của thảo quả ở xã San Sả Hồ huyện Sa Pa tỉnh Lào Cai - một trong những địa ph-ơng nằm trong vùng quy hoạch phát triển thảo quả hiện nay.

pdf129 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1413 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố hoàn cảnh tới sinh trưởng thảo quả (Amomum aromaticum Roxb.) tại xã San Sả Hồ huyện Sa Pa tỉnh Lào Cai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu liên quan