Đề tài Nghiên cứu áp dụng SXSH cho công ty Cổ Phần Kỹ Nghệ Thực Phẩm Việt Nam

Hòa nhập vào xu thế chung của thế giới, Việt Nam đã tiến hành công cuộc đổi mới với phương châm đa phương hoá, đa dạng hoá trong quan hệ kinh tế, từng bước hội nhập với nền kinh tế thế giới. Sau hơn 10 năm đổi mới, nền công nghiệp của Việt Nam đã phát triển với tốc độ mạnh mẽ. Trong sự phát triển mạnh mẽ đó, từ một nước nông nghiệp đi lên Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa, ngành công nghiệp chế biến Lương thực – Thực phẩm là một trong những ngành công nghiệp phát triển nhanh nhất với nhiều sản phẩm phong phú và đa dạng.

doc88 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2338 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu áp dụng SXSH cho công ty Cổ Phần Kỹ Nghệ Thực Phẩm Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU —&– ĐẶT VẤN ĐỀ Hòa nhập vào xu thế chung của thế giới, Việt Nam đã tiến hành công cuộc đổi mới với phương châm đa phương hoá, đa dạng hoá trong quan hệ kinh tế, từng bước hội nhập với nền kinh tế thế giới. Sau hơn 10 năm đổi mới, nền công nghiệp của Việt Nam đã phát triển với tốc độ mạnh mẽ. Trong sự phát triển mạnh mẽ đó, từ một nước nông nghiệp đi lên Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa, ngành công nghiệp chế biến Lương thực – Thực phẩm là một trong những ngành công nghiệp phát triển nhanh nhất với nhiều sản phẩm phong phú và đa dạng. Trong các ngành công nghiệp chế biến đó, ngành công nghiệp sản xuất mì ăn liền của Việt Nam nói chung và của TpHCM nói riêng là một trong những ngành có tốc độ phát triển rất nhanh. Năm 1996 tổng sản lượng mì đạt khoảng 150.000 tấn; năm 1998 tăng lên khoảng 200.000 tấn; đến năm 2005 tổng sản lượng này đạt đến 221.000 tấn, tăng khoảng 50% so năm 1996. Cùng với tốc độ phát triển nhanh chóng về sản lượng sản xuất và chất lượng sản phẩm, ngành sản xuất mì ăn liền cũng nhanh chóng gây tác động và ảnh hưởng xấu đến môi trường, đặc biệt là gây ô nhiễm môi trường không khí và môi trường nước. Thế nhưng các giải pháp giải quyết các vấn đề ô nhiễm hiện nay của các doanh nghiệp thường là xử lý cuối đường ống. Đây là giải pháp vừa đắt tiền vừa không mang lại hiệu quả lâu dài, thậm chí nằm ngoài khả năng của một số doanh nghiệp vừa và nhỏ. Một giải pháp giải quyết các vấn đề ô nhiễm môi trường hiệu quả và phù hợp hơn đó là giải pháp sản xuất sạch hơn (SXSH). SXSH là giải pháp nhằm cải thiện hiện trạng môi trường, mang lại hiệu quả kinh tế cho các doanh nghiệp, nâng cao nâng lực cạnh tranh của sản phẩm. So với giải pháp xử lý cuối đường ống thì SXSH là giải pháp hữu hiệu hơn đặc biệt phù hợp với khả năng tài chính và năng lực của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta hiện nay. Việc thực hiện chiến lược SXSH sẽ giúp cho các doanh nghiệp có những thông tin đáng tin cậy để quyết định đầu tư hiệu quả, đồng thời là cơ sở để các doanh nghiệp xây dựng hệ thống quản lý chất lượng, điều kiện làm việc và môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001. Hơn nữa, trong bối cảnh Việt Nam đã gia nhập WTO, thì các sản phẩm của Việt Nam buộc phải đáp ứng được các yêu cầu ngày càng khắt khe hơn của thị trường thế giới. Vì thế, việc triển khai hoạt động SXSH là đòi hỏi tất yếu với nước ta hiện nay, đặc biệt là trong ngành công nghiệp sản xuất mì nói riêng và ngành công nghiệp thực phẩm nói chung. Luận văn “Nghiên cứu áp dụng SXSH cho công ty Cổ Phần Kỹ Nghệ Thực Phẩm Việt Nam” với mục tiêu đạt được các lợi ích nêu trên cho công ty này. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Đề tài nghiên cứu áp dụng SXSH tại công ty Cổ Phần Kỹ Nghệ Thực Phẩm Việt Nam thông qua SXSH nhằm mục tiêu: Sử dụng tiết kiệm nguồn nguyên vật liệu, nhiên liệu, năng lượng trong quá trình sản xuất đem lại lợi ích kinh tế, uy tín cho công ty. Giảm phát sinh chất thải trong quá trình sản xuất, giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho công ty. Góp phần bảo vệ môi trường chung cho toàn xã hội. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Để thực hiện các mục tiêu nêu trên, luận văn sẽ tập trung nghiên cứu các nội dung sau: Tổng quan về SXSH, tình hình áp dụng SXSH tại Việt Nam và trên thế giới. Tổng quan về ngành mì ăn liền ở Việt Nam. Tìm hiểu các hoạt động sản xuất, qui trình công nghệ chế biến mì, hiện trạng ô nhiễm môi trường của công ty VIFON. Áp dụng SXSH tại công ty VIFON. Đánh giá một số kết quả bước đầu sau khi áp dụng SXSH, nhận xét những khó khăn và thuận lợi trong quá trình áp dụng SXSH tại công ty. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI Phạm Vi Nghiên Cứu: Do thời gian nghiên cứu giới hạn, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu: Cách triển khai đánh giá SXSH phù hợp với hiện trạng thực tế của công ty VIFON. Đề xuất các giải pháp SXSH cho công ty VIFON. Triển khai áp dụng các giải pháp SXSH đơn giản tại công ty VIFON. Đối Tượng Nghiên Cứu: Áp dụng SXSH tại công ty chủ yếu tập trung vào đánh giá: Tiềm năng tiết kiệm nguyên vật liệu trong sản xuất mì và các sản phẩm gạo Tiềm năng tiết kiệm dầu FO trong quá trình vận hành nồi hơi, qui trình cấp và sử dụng hơi tại các phân xưởng sản xuất (mì, sản phẩm gạo, tương ớt, thịt hầm...) của công ty. Tiềm năng tiết kiệm nước tại các phân xưởng sản xuất của công ty. Thời Gian Nghiên Cứu Ngày bắt đầu: 01/10/2006 Ngày hoàn thành: 27/12/2006 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương Pháp Luận Khảo sát các hoạt động sản xuất; cách thức vận hành nồi hơi và cấp hơi cho các phân xưởng sản xuất của công ty Tổng hợp tài liệu - Tổng hợp – phân tích hiện trạng sử dụng nguyên vật liệu, năng lựong của công ty - Lựa chọn trọng tâm đánh giá SXSH cho công ty Tổng quan về công ty VIFON Tổng quan về SXSH và ngành SX mì Nghiên cứu áp dụng SXSH tại công ty VIFON Thu thập tài liệu Viết báo cáo Hình 1. Sơ đồ các bước nghiên cứu luận văn Các bước nghiên cứu áp dụng SXSH tại công ty VIFON được tóm tắt như sau: Nghiên cứu – lựa chọn phương pháp đánh giá SXSH phù hợp với hiện trạng thực tế của công ty Dựa trên việc khảo sát, theo dõi hiện trạng sử dụng nguyên vật liệu – năng lượng và hiện trạng ô nhiễm môi trường của công ty VIFON, từ đó phân tích và lựa chọn trọng tâm đánh giá SXSH cho công ty. Sau đó, thiết lập các bảng biểu theo dõi các thông số liên quan đến trọng tâm đánh giá SXSH, tìm nguyên nhân, đề xuất, lựa chọn các giải pháp SXSH cho công ty. Tổng hợp các kết quả đạt được và viết báo cáo hoàn thành luận văn. Phương Pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập thông tin Thu thập thông tin từ các tài liệu, giáo trình đã được học và tham khảo, các thông tin được đăng tải trên các webside có liên quan đến SXSH, đến ngành sản xuất mì ăn liền. Thu thập các tài liệu liên quan đến đặc trưng ô nhiễm môi trường của ngành sản xuất mì ăn liền. Thu thập các tài liệu về nhu cầu nguyên vật liệu, qui trình công nghệ và các tài liệu về hiện trạng môi trường của công ty. Phương pháp khảo sát Điều tra, khảo sát phương cách quản lý và xử lý chất thải hiện có của công ty. Khảo sát quá trình quản lý, cách thức vận hành lò hơi, cấp hơi cho quá trình sản xuất của công ty. Tổng hợp và phân tích các tài liệu thu thập được Tổng hợp và phân tích các tài liệu về nhu cầu và hiện trạng sử dụng nguyên vật liệu – năng lượng của công ty. Trên cơ sở phân tích các dữ liệu đó, xác định trọng tâm đánh giá SXSH cho công ty. Phương pháp luận đánh giá SXSH Thiết lập sơ đồ qui trình công nghệ chi tiết Lựa chọn cách đánh giá và thiết lập cách cân bằng vật chất – kiểm toán năng lượng dựa trên tình hình thực tế của công ty. Xác định dòng thải và nguyên nhân phát sinh dòng thải Phương pháp chuyên gia Được sự chỉ dẫn và hỗ trợ của giáo viên hướng dẫn, tham khảo ý kiến của các chuyên gia SXSH trong quá trình triển khai áp dụng SXSH cho công ty VIFON. Đề xuất và lựa chọn các cơ hội SXSH khả thi để thực hiện thông qua việc trao đổi, thống nhất ý kiến với nhóm SXSH đặc biệt là chuyên gia SXSH. ÝÙ NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI Đề tài này được nghiên cứu cùng với dự án SXSH của công ty VIFON. Dựa vào hiện trạng thực tế của công ty nên các giải pháp đưa ra mang tính khả thi, thực tế cao. Đề tài thực hiện nhằm mục đích nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất, giảm phát sinh chất thải trong quá trình sản xuất và nâng cao uy tín thương hiệu cho công ty. Làm cơ sở để công ty xây dựng hệ thống quản lý chất lượng, điều kiện làm việc và môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001. Đề tài áp dụng phương pháp luận đánh giá SXSH một cách linh hoạt dựa vào tình hình thực tế của công ty, thể hiện tính mới, tính sáng tạo của đề tài so với phương pháp đánh giá SXSH chung. CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ SẢN XUẤT SẠCH HƠN —&– ĐỊNH NGHĨA SẢN XUẤT SẠCH HƠN Theo UNEP, “SXSH là việc áp dụng liên tục một chiến lược phòng ngừa tổng hợp về môi trường vào các quá trình sản xuất, sản phẩm và dịch vụ nhằm nâng cao hiệu suất sinh thái và giảm thiểu rủi ro cho con người và môi trường”. Đối với quá trình sản xuất: SXSH bao gồm giảm nguyên liệu và năng lượng trong quá trình sản xuất ra một đơn vị sản phẩm; loại trừ các nguyên liệu độc hại, giảm lượng và tính độc hại của tất cả các chất thải ngay tại nguồn thải. Đối với sản phẩm: SXSH nhằm giảm thiểu tác động của sản phẩm lên môi trường, sức khỏe và sự an toàn: Trong suốt vòng đời của sản phẩm Từ khâu khai thác nguyên liệu qua khâu sản xuất và sử dụng, đến khâu thải bỏ cuối cùng của sản phẩm. Đối với dịch vụ: SXSH kết hợp những lợi ích về môi trường vào thiết kế và cung cấp dịch vụ. CÁC ĐIỀU KIỆN TIÊN QUYẾT KHI ÁP DỤNG SXSH Tự nguyện, có sự cam kết của ban lãnh đạo: Một đánh giá SXSH thành công nhất thiết phải có sự tự nguyệân và cam kết thực hiện từ phía ban lãnh đạo, cam kết này thể hiện qua sự tham gia và giám sát trực tiếp. Sự nghiêm túc được thể hiện qua hành động, không chỉ dừng lại ở lời nói. Có sự tham gia của công nhân vận hành: Những người giám sát và vận hành cần được tham gia tích cực ngay từ khi bắt đầu đánh giá SXSH. Công nhân vận hành là những người đóng góp nhiều vào việc xác định và thực hiện các giải pháp SXSH. Làm việc theo nhóm: Để đánh giá SXSH thành công, không thể tiến hành độc lập, mà phải có sự đóng góp ý kiến của các thành viên trong nhóm SXSH. Phương pháp luận khoa học: Để SXSH bền vững và có hiệu quả, cần phải áp dụng và tuân thủ các bước của phương pháp luận đánh giá SXSH. PHƯƠNG PHÁP LUẬN ĐÁNH GIÁ SXSH Đánh giá SXSH là một quy trình liên tục lặp đi lặp lại, bao gồm 6 bước cơ bản được minh họa trong hình 1 dưới đây. Bước 1 khởi động Bước 3 Phát triển các cơ hội SXSH Bước 6 Duy trì SXSH Bước 5 Thực hiện các giải pháp SXSH Bước 4 Lựa chọn các giải pháp SXSH Bước 2 Phân tích các công đoạn sản xuất Hình 2. Sơ đồ các bước thực hiện SXSH Bước 1. Khởi động ( Getting Stared) gồm 3 nhiệm vụ - Thành lập đội SXSH (Designate CP team) - Liệt kê các bước công nghệ (List of process step) - Xác định và lựa chọn các công nghệ gây lãng phí (Indentify and select wasteful unit operation) Bước 2. Phân tích các bước công nghệ (Analysis of process step ) Chuẩn bị sơ đồ công nghệ chi tiết (Process flow chart )ä Cân bằng vật liệu – năng lượng (Make meterial - Enerygy balance) Tính toán chi phí theo dòng thải (Assign cost to waste streams) Phân tích nguyên nhân gây dòng thải (Cause analysis) Bước 3. Đề xuất các cơ hội SXSH (Development of CP Oppertunities): Dựa trên kết quả đã làm ở các bước trước, bước này sẽ phát triển, liệt kê và mô tả các cơ hội/ giải pháp SXSH có thể làm được. Xây dựng các cơ hội SXSH (Generating CP options) Lựa chọn các cơ hội có khả năng nhất (Selec workable Opportunities) Bước 4. Lựa chọn các giải pháp SXSH ( Selection of CP options ) - Đánh giá tính khả thi về kỹ thuật (Technical Feasibility ) - Đánh giá tính khả thi về kinh tế (Financial Viability ) - Đánh giá tính khả thi về môi trường (Environmental Feasibility ) - Lựa chọn các giải pháp để thực hiện (Select Solutions for Implementation) Bước 5. Thực hiện các giải pháp SXSH (Implaementation of CP options) - Chuẩn bị thực hiện (Prepare for Implementation ) - Thực hiện các giải pháp SXSH (Implement CP Options) - Quan trắc và đánh giá kết quả (Monitor and Evaluate results ) Bước 6. Duy trì SXSH ( Sustainining CP ) - Duy trì các giải pháp SXSH ( Sustain CP ) - Lựa chọn công đoạn tiếp theo cho trọng tâm đánh giá (Select new focus area for next CPA).(Tiếp theo đến nhiệm vụ 3 của bước 1) CÁC GIẢI PHÁP SXSH Giảm chất thải tại nguồn Quản lý nội vi Kiểm soát quá trình tốt hơn Công nghệ sản xuất mới Thay đổi nguyên liệu Cải tiến thiết bị Tuần hoàn Tận thu, tái sử dụng tại chổ Tạo ra sản phẩm phụ Cải tiến sản phẩm Thay đổi sản phẩm Thay đổi bao bì PHÂN LOẠI CÁC GIẢI PHÁP SXSH Hình 3. Sơ đồ phân loại các giải pháp SXSH Các giải pháp SXSH không chỉ đơn thuần là thay đổi thiết bị, mà còn là các thay đổi trong vận hành và quản lý của một doanh nghiệp. Các giải pháp SXSH có thể được chia thành 3 nhóm sau: Giảm Chất Thải Tại Nguồn Quản lý nội vi: Là một loại giải pháp đơn thuần nhất của SXSH. Quản lý nội vi không đòi hỏi chi phí đầu tư và có thể được thực hiện ngay sau khi xác định được các giải pháp. Kiểm soát quá trình tốt hơn: Để đảm bảo các đều kiện sản xuất được tối ưu hoá về mặt tiêu thụ nguyên liệu, sản xuất và phát sinh chất thải. Các thông số của quá trình sản xuất nhiệt độ, thời gian, áp suất, pH, tốc độ…, cần được giám sát và duy trì càng gần với điều kiện tối ưu càng tốt. Thay đổi nguyên vật liệu: Là việc thay thế các nguyên liệu đang sử dụng bằng các nguyên liệu khác thân thiện với môi trường. Thay đổi nguyên liệu còn có thể là việc mua nguyên liệu có chất lượng tốt hơn để đạt được hiệu suất sử dụng cao hơn. Cải tiến các thiết bị: Là việc thay đổi thiết bị đã có để nguyên liệu tổn thất ít hơn.Việc cải tiến các thiết bị có thể là điều chỉnh tốc độ máy, là tối ưu kích thước kho chứa, là việc bảo ôn bề mặt nóng hay lạnh, hoặc thiết kế cải thiện các bộ phận cần thiết trong thiết bị. Công nghệ sản xuất mới: Là việc lắp đặt các thiết bị mới và có hiệu quả hơn, giải pháp này yêu cầu chi phí đầu tư cao hơn các giải pháp SXSH khác. Mặc dù vậy, tiềm năng tiết kiệm và cải thiện chất lượng có thể cao hơn so với các giải pháp khác. Tuần Hoàn Tận thu và tái sử dụng tại chỗ: Là việc thu gom chất thải và sử dụng lại cho quá trình sản xuất. Tạo ra các sản phẩm phụ: Là việc thu gom và xử lý các dòng thải để có thể trở thành một sản phẩm mới hoặc để bán ra cho các cơ sở sản xuất khác. Cải Tiến Sản Phẩm Thay đổi sản phẩm: Là việc cải thiện chất lượng sản phẩm và các yêu cầu đối với sản phẩm đó để làm giảm ô nhiễm. Cải thiện thiết kế sản phẩm có thể tiết kiệm được lượng nguyên liệu và hoá chất độc hại sử dụng. Các thay đổi về bao bì: Là việc giảm thiểu lượng bao bì sử dụng, đồng thời bảo vệ được sản phẩm. Một ví dụ trong nhóm giải pháp này là sử dụng bìa carton cũ thay cho các loại xốp để bảo vệ các vật dễ vỡ. CÁC LỢI ÍCH TỪ VIỆC THỰC HIỆN SXSH SXSH có ý nghĩa đối với tất cả các doanh nghiệp, không kể qui mô lớn hay nhỏ. SXSH giúp các doanh nghiệp tăng lợi nhuận, giảm chất. Các lợi ích này có thể tóm tắt như sau: Giảm chi phí sản xuất: SXSH giúp làm giảm việc sử dụng lãng phí nguyên vật liệu, năng lượng trong qui trình sản xuất, thông qua việc sử dụng nguyên vật liệu và năng lượng một cách hiệu quả hơn. Ngoài ra áp dụng SXSH còn có nhiều khả năng thu hồi và tái tạo, tái sử dụng các phế phẩm, tiết kiệm được nguyên vật liệu đầu vào và chi phí xử lý. Giảm chi phí xử lý chất thải: SXSH sẽ làm giảm khối lượng nguyên vật liệu thất thoát đi vào dòng thải và ngăn ngừa ô nhiễm tại nguồn, do đó sẽ làm giảm khối lượng và tốc độ độc hại của chất thải cuối đường ống vì vậy chi phí liên quan đến xử lý chất thải sẽ giảm và chất lượng môi trường của công ty cũng được cải thiện. Cơ hội thị trường mới được cải thiện: Nhận thức về các vấn đề môi trường của người tiêu dùng ngày càng tăng về các vấn đề môi trường, tạo nên nhu cầu về các sản phẩm xanh trên thị trường quốc tế. Điều này mở ra một cơ hội thị trường mới và sản xuất ra sản phẩm có chất lượng cao với giá thành cạnh tranh hơn nếu tập trung nỗ lực vào SXSH. SXSH sẽ tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14000, chứng chỉ ISO 14000 mở ra một thị trường mới và khả năng tiếp cận thị trường xuất khẩu tốt hơn. Cải thiện hình ảnh doanh nghiệp: SXSH phản ánh bộ mặt của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp áp dụng SXSH sẽ được xã hội và các cơ quan chức năng có cái nhìn thiện cảm hơn vì đã quan tâm đến vấn đề môi trường. Tiếp cận các nguồn tài chính tốt hơn: Các dự án đầu tư cho SXSH bao gồm các thông tin về tính khả thi về kỹ thuật, kinh tế, môi trường. Đây là cơ sở cho việc tiếp nhận các hỗ trợ của ngân hàng hoặc các quỹ môi trường. Các cơ quan tài chính quốc tế đã nhận thức rõ các vấn đề bảo vệ môi trường và xem xét các đề nghị vay vốn từ góc độ môi trường. Môi trường làm việc tốt hơn: Bên cạnh các lợi ích kinh tế và môi trường, SXSH còn cải thiện các điều kiện an toàn, sức khỏe nghề nghiệp cho nhân viên. Các điều kiện làm việc thuận lợi làm tăng ý thức và thúc đẩy nhân viên quan tâm kiểm soát chất thải tránh lãng phí, gây ô nhiễm làm mất mỹ quan ảnh hưởng đến sức khoẻ người sản xuất. Tuân thủ các qui định, luật môi trường tốt hơn: SXSH giúp việc xử lý chất thải hiệu quả và rẻ tiền hơn do lưu lượng và tải lượng các chất thải giảm hoặc loại bỏ nguyên nhân gây ra các chất thải. Điều này có ý nghĩa đối với môi trường đồng thời dễ dàng đáp ứng, thoả mãn các tiêu chuẩn, qui định của luật môi trường đã ban hành. CÁC RÀO CẢN TRONG SXSH Thực hiện SXSH là một biện pháp tiếp cận tích cực để tăng lợi nhuận cải thiện môi trường làm việc và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên trong quá trình áp dụng lại phát sinh các rào cản sau: Về Nhận Thức Của Các Doanh Nghiệp Nhận thức của các cấp lãnh đạo nhà máy về SXSH còn hạn chế, nghĩ SXSH là việc rất khó thực hiện, áp dụng tốn kém nhiều. Ngại tiết lộ thông tin ra ngoài, không muốn thay đổi quá trình sản xuất. Hồ sơ ghi chép về sản xuất còn nghèo nàn. Thường tập trung vào xử lý cuối đường ống Chưa đánh giá cao về giá trị của tài nguyên thiên nhiên. Việc tiếp cận các nguồn tài chính đầu tư cho SXSH còn nhiều thủ tục phiền hà, rắc rối. Xem SXSH như là một dự án chứ không phải là một chiến lược được thực hiện liên tục của công