- Quá trình chiên là một quá trình chế biến thực phẩm trong dầu nóng mà trong đó việc truyền nhiệt và truyền khối xảy ra cùng một lúc. Nhiệt được truyền từ dầu vào trong thực phẩm, nước sẽ bốc hơi, và lúc đó thực phẩm sẽ hấp thụ dầu.
- Những biến đổi vật lý xảy ra trong quá trình chiên là: việc tăng độ nhớt của dầu, làm sậm màu dầu và sản phẩm, làm tăng độ bọt của dầu
73 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 3233 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu báo cáo sản phẩm chiên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Nội dung Trang
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Những biến đổi xảy ra trong quá trình chiên 4
1.1.1. Quá trình thủy phân 4
1.1.2. Quá trình oxy hóa 5
1.1.3. Quá trình polymer hóa 6
1.1.4. Các sản phẩm tạo ra trong quá trình chiên 6
1.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng dầu chiên 7
1.2.1. Chỉ số Acid 7
1.2.2. Chỉ số Peroxyt 7
1.2.3. Chỉ số Para - Anisidine 8
1.2.4. Chỉ số polymer 8
1.2.5. Chỉ số màu 8
1.2.6. Chỉ số TOTOX 8
1.3. Các quá trình tái tinh luyện dầu chiên 9
1.3.1. Quá trình trung hòa 9
1.3.1.1. Mục đích 9
1.3.1.2. Tận dụng xà phòng 10
1.3.1.3. Cơ chế 10
1.3.1.4. Tổn thất 10
1.3.1.5. Loại kiềm sử dụng 11
1.3.1.6. Cách thực hiện 12
1.3.1.7. Các yếu tố ảnh hưởng 12
1.3.2. Quá trình tẩy màu 14
1.3.2.1. Mục đích 14
1.3.2.2. Các loại chất hấp phụ 14
1.3.2.3. Cách thực hiện 15
1.3.3. Quá trình khử mùi 16
1.3.3.1. Mục đích 16
1.3.3.2. Hạn chế của quá trình khử mùi 16
1.3.3.3. Các phương pháp thực hiện 16
1.3.3.4. Các yếu tố ảnh hưởng 19
1.3.3.5. Tận dụng chất được tách từ quá trình khử mùi 19
1.3.4. Kết hợp quá trình trung hòa, tẩy màu, khử mùi 19
1.3.4.1. Nghiên cứu của đại học Georgia(Mỹ) 20
1.3.4.2. Nghiên cứu của đại học Chiba(Nhật Bản) 21
1.4. Các chất hấp thụ oxy 20
1.4.1. Các hợp chất của sắt 21
1.4.2. Enzym Glucooxydaza 21
CHƯƠNG 2: NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Nghiên cứu tái tinh luyện dầu chiên 26
2.1.1. Nguyên liệu 26
2.1.2. Phương pháp nghiên cứu 26
2.1.2.1. Mục đích nghiên cứu 26
2.1.2.2. Sơ đồ nghiên cứu 26
2.1.2.2.1. Tổng quan tài liệu 26
2.1.2.2.2. Khảo sát các thông số kỹ thuật ảnh hưởng đến các quá trình tái tinh luyện dầu chiên 27
2.2. Nghiên cứu các chất hấp thụ oxy 33
2.2.1. Nguyên liệu 33
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu 35
2.2.2.1. Mục đích nghiên cứu 35
2.2.2.2. Phương pháp nghiên cứu 35
2.2.2.3. Cách tiến hành 36
2.2.2.4. Số liệu thu thập 36
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
3.1. Quá trình tái tinh luyện dầu chiên 38
3.1.1. Khảo liệu dầu sát nguyên sau khi chiên 38
3.1.2. Khảo sát quá trình trung hòa 38
3.1.2.1. Khảo sát nồng độ kiềm 38
3.1.2.2. Khảo sát hệ số kiềm dư 41
3.1.2.3. Khảo sát số lần nước rửa 43
3.1.2.4. Khảo sát tốc độ khuấy 46
3.1.2.5. Khảo sát thời gian trung hòa 48
3.1.2.6. Khảo sát nhiệt độ trung hòa 50
3.1.3. Tối ưu hóa quá trình trung hòa 52
3.1.3.1. Hàm mục tiêu là hiệu suất thu hồi 55
3.1.3.2. Hàm mục tiêu là chỉ số acid 56
3.1.3.3. Hàm mục tiêu là chỉ số peroxyt 57
3.1.3.4. Tối ưu hóa ba mục tiêu 57
3.1.4. Khảo sát quá trình tẩy màu 60
3.1.5. Khảo sát quá trình khử mùi 61
3.2. Chất hấp thụ oxy 63
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 65
CHƯƠNG 5: PHỤ LỤC 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO 71
Chương I
TỔNG QUAN
Những biến đổi xảy ra trong quá trình chiên ([4],[5], [6], [7], [9], [14], [15])
Quá trình chiên là một quá trình chế biến thực phẩm trong dầu nóng mà trong đó việc truyền nhiệt và truyền khối xảy ra cùng một lúc. Nhiệt được truyền từ dầu vào trong thực phẩm, nước sẽ bốc hơi, và lúc đó thực phẩm sẽ hấp thụ dầu.
Những biến đổi vật lý xảy ra trong quá trình chiên là: việc tăng độ nhớt của dầu, làm sậm màu dầu và sản phẩm, làm tăng độ bọt của dầu…
Những biến đổi hóa học xảy ra trong quá trình chiên là: thủy phân, oxi hóa , và polymer hóa…
Hình 1.1: Những biến đổi xảy ra trong quá trình chiên ([9])
Quá trình thủy phân
Trong quá trình chiên, nước trong nguyên liệu chiên và hơi nước có trong không khí ở nhiệt độ cao khi chiên sẽ dẫn đến quá trình thủy phân các hợp chất triglycerides thành các acid béo tự do(FFAs), các mono và diacylglycerides, và glycerol.
Các hợp chất này khi sinh ra có thể tạo bọt và tạo xà phòng làm hư hỏng dầu và sản phẩm. Các acid tự do còn là cơ chất để tạo nên quá trình polymer hóa.
Hình 1.2: Cơ chế của quá trình thủy phân trong dầu ([9])
Quá trình oxy hóa
Trong quá trình chiên, sự có mặt của oxy trong không khí sẽ làm oxy hóa dầu sinh ra các hợp chất có gốc tự do như hydoperoxides, dienes liên hợp là các sản phẩm oxy hóa bậc nhất.
Các hợp chất oxy hóa bậc nhất này lại tiếp tục phản ứng với oxy tạo nên các sản phẩm oxy hóa bậc 2 như alcohols, ketones, adldehydes. Những hợp chất này sẽ sinh ra các mùi khó chịu cho dầu và sản phẩm, đồng thời nó có khả năng gây ung thư đối với người tiêu dùng.
Hình 1.3: Cơ chế của quá trình oxy hóa trong dầu([9])
Quá trình polymer hóa
Quá trình polymer hóa xảy ra ở nhiệt độ cao sẽ sinh ra rất nhiều hợp chất có phân tử lượng cao và phân cực. Các hợp chất polymer thường được tạo nên từ các hợp chất có gốc tự do với triglycerides thông qua cơ chế Diels- Alder.
Những hợp chất này sẽ tạo nên cho dầu có độ nhớt cao.
Hình 1.4: Cơ chế của quá trình polymer hóa trong dầu ([9])
Các sản phẩm được tạo ra trong quá trình chiên
Những sản phẩm được tạo ra trong quá trình chiên được chia làm 2 loại:
Các hợp chất dễ bay hơi: hydrocarbons, ketones, Aldehydes, Alcohols, Esters, Lactones….các hợp chất này thường gây ra mùi khó chịu cho dầu.
Các hợp chất không bay hơi: monoacylglycerols, diacylglycerols, Oxidized triacylglycerols, triacylglycerols dimmers, triacylglyercols trimers, triacylglycerols polymers, và các acid béo tự do… các hợp chất này thường gây ra màu tối cho dầu, làm tăng độ nhớt của dầu, tạo bọt và có thể tạo xà phòng trong dầu.
Hình 1.5: Sự thay đổi của các thành phần các hợp chất trong dầu theo thời gian chiên ([9])
Các chỉ tiêu chất lượng để đánh giá chất lượng dầu chiên [2], [4], [5], [6], [8], [9], [14], [15], [16], [17], [18]
Chỉ số Acid AV (AOCS Ca 5a – 40)
Đây là chỉ số thông dụng và thường được sử dụng trong hầu hết các đánh giá về chất lượng của dầu chiên. Chỉ số này dùng để đánh giá lượng acid béo tự do có trong dầu chiên. Người ta thường căn cứ vào chỉ số acid để xác định xem có tiếp tục sử dụng dầu chiên vào mẻ tiếp theo hay không.
Mặc dù thật sự sự hư hỏng của dầu không phải là do các acid béo tự do gây ra, nhưng các acid béo tự do này là cơ chất cho quá trình oxy hóa để tạo ra các sản phẩm có màu, mùi gây hư hỏng cho sản phẩm.
Chỉ số Peroxyt PV (AOCS Cd 8b – 90)
Đây cũng là một chỉ số thông dụng trong các phương pháp đánh giá dầu chiên. Chỉ số này nhằm xác định các hợp chất peroxyt, là sản phẩm oxi hóa bậc nhất của quá trình oxy hóa. Các hợp chất peroxyt thường không bền và dễ dàng chuyển sang các hợp chất aldehydes và ketones. Người ta căn cứ vào chỉ số này để xác định các sản phẩm oxy hóa bậc nhất.
Thông thường chỉ số peroxyt là một chỉ số tiêu chuẩn đối với dầu thô hoặc dầu tinh luyện, nhưng có một mức độ giới hạn đối với dầu chiên vì các sản phẩm peroxyt bị phân hủy ở nhiệt độ chiên và chuyển sang các sản phẩm oxy hóa bậc 2.
Chỉ số Para – Anisidine PaV (AOCS Cd 18-90)
Đây là chỉ số thông dụng trong các phương pháp đánh giá dầu chiên và là chỉ số rất hiệu quả. Chỉ số này xác định các hợp chất aldehydes, là các sản phẩm oxy hóa bậc hai của quá trình oxy hóa. Các hợp chất aldehydes này bền và tồn tại trong dầu chiên. Nếu thời gian chiên dài thì chúng ta sẽ thấy chỉ số Peroxyt giảm và chỉ số Para-Anisidine tăng lên rất nhiều vì các hợp chất peroxyt đã chuyển sang các hợp chất aldehydes và ketones.
Chỉ số này có một nhược điểm là thao tác thí nghiệm khó, rất cần đòi hỏi tính chính xác trong thao tác và hóa chất mắc tiền.
Chỉ số polymers (AOCS Cd 22-91)
Đây là một chỉ số đánh giá hiệu quả nhất các hợp chất polymers sinh ra trong quá trình chiên. Chỉ số này xác định các hợp chất dimers, trimers, và polymers sinh ra trong quá trình chiên.
Chỉ số này cũng có một nhược điểm là thao tác thí nghiệm rất khó, đòi hỏi tính chính xác cao trong thao tác và cần tới thiết bị mắc tiền như máy HPLC.
Chỉ số màu (AOCS Cc 13E-92)
Đây là một chỉ số rất thông dụng, dựa trên thang màu Lovibond. Chỉ số này được sử dụng rất phổ biến, tuy nhiên chỉ số này lại không đánh giá đúng được mức độ hư hỏng của dầu chiên.
Chỉ số các hợp chất phân cực (TPC hoặc TPM) (AOCS Cd 20.91)
Chỉ số này là một chỉ số hiệu quả dùng để đánh giá chất lượng dầu chiên. Chỉ số này xác định các hợp chất phân cực có trong dầu, là các hợp chất trực tiếp gây nên gây nên việc hư hỏng của dầu.
Đây là một chỉ số thông dụng thường dùng ở các nước Châu Âu. Chỉ số này có nhược điểm là dễ gây cháy nổ.
Chỉ số TOTOX
TOTOX = 2PV + PaV
Đây là chỉ số đánh giá hiệu quả nhất mức độ oxy hóa của dầu vì nó bao gồm cả 2 chỉ số: chỉ số peroxyt PV xác định các sản phẩm oxy hóa bậc nhất và chỉ số Para-Anisidine PaV để xác định mức độ oxy hóa bậc 2.
Bảng 1.1: Một số tiêu chuẩn về dầu bắt đầu đem chiên ở Châu Âu [9]
Tiêu chuẩn
Max(hoặc min)
Phương pháp xác định(theo AOCS)
Triglycerides(%)
96-98
96
AOCS Cd 11c – 93
Monoglycerides(%)
<0,3
0,4
AOCS Cd 11b - 91
Diglycerides(%)
<1,0
1,5
AOCS Cd 11b – 91
AV
0,03
0,05
AOCS Ca 5a – 40
PV
<0,5
1,0
AOCS Cd 8b – 90
PaV
<4
6
AOCS Cd 18 – 90
Phospho(ppm)
0,5
1
AOCS Ca 12b – 92
Calci(ppm)
0,2
0,5
AOCS Ca 18b – 91
Sắt(ppm)
0,2
0,5
AOCS Ca 15b – 87
Mg(ppm)
0,2
0,5
AOCS Ca 15b – 87
Na(ppm)
Vết
0,2
AOCS Ca 15b – 87
Clorophyll(ppb)
30
70
AOCS Cc 13d – 55
Màu Lovibond
Tùy loại dầu
AOCS Cc 13b – 45
Tocopherol(ppm)
800-1000
1200(700)
AOCS Ce 8 – 89
TPC(%)
0-2
4
AOCS Cd 20 – 91
Polymers(%)
0-1
2
AOCS Cd 22 – 91
Dienes liên hợp(%)
0-1
1,5
AOCS Ti 1a – 64
Các quá trình tái tinh luyện dầu chiên
Quá trình trung hòa ([5], [7], [8], [12], [14])
Mục đích
Acid béo tự do có sẵn trong dầu mỡ hay do quá trình thuỷ phân triglyceride, đặc biệt các acid béo không no là thành phần rất dễ bị oxy hoá cắt mạch :
hay tạo peroxyt gây ôi hóa dầu mỡ trong điều kiện nhiệt độ cao :
chính vì vậy cần phải loại thành phần này ra khỏi dầu tinh luyện. Khảo sát quá trình loại acid béo tự do bằng phương pháp hoá học- quá trình trung hoà- nhằm loại tối đa acid béo tự do có trong nguyên liệu bằng cách chuyển thành dạng cặn xà phòng có thể tách ra được đồng thời phải đảm bảo về mặt thời gian và tính kinh tế.
Tận dụng khối xà phòng
Tái acid hoá khối xà phòng với acid sulfuric, sau đó acid béo (95% acid béo) được phân tách khỏi lớp nhũ tương và lớp nước trong bể lắng, acid béo này được gọi là dầu acid chứa 35-40% chất béo tự do.
Dầu acid được dùng làm thức ăn giàu năng lượng cho gia súc.
Dầu acid còn được chưng cất dùng để sản xuất nguyên liệu cho ngành công nghiệp hoá dầu (chất hoạt động bề mặt và chất tẩy).
Cơ chế
Dưới tác dụng của dung dịch kiềm, các acid béo tự do và các tạp chất có tính acid sẽ tạo thành các muối kiềm. Các muối này không tan trong dầu mỡ, tan trong nước nên có thể phân ly ra khỏi dầu mỡ bằng cách lắng hoặc rửa nước nhiều lần.
Quá trình hình thành xà phòng từ acid béo tự do:
RCOOH + NaOH ® RCOONa + H2O
Ngoài ra trong một số điều kiện khác có thể tạo ra “xà phòng acid” và các dạng kết tủa khác:
2RCOOH + NaOH ® RCOONa.RCOOH + H2O
Phospholipid, gum + NaOH ® chất kết tủa
Sắc tố + NaOH ® phản ứng hủy
Ngoài mục đích trung hoà acid béo tự do, những cặn xà phòng sinh ra lại có năng lực hấp phụ nên chúng còn có thể kéo theo các tạp chất khác như protein, chất nhựa, các chất màu và thậm chí cả những tạp chất cơ học vào trong kết tủa. Cho nên trên thực tế, dầu mỡ trung hoà xong không những giảm được chỉ số acid mà còn loại trừ được một số các tạp chất khác. Tuy nhiên khi thực hiện trung hoà dầu mỡ, dung dịch kiềm có thể xà phòng hoá cả dầu mỡ trung tính làm giảm hiệu suất thu hồi dầu mỡ tinh luyện. Do đó khi tinh luyện cần khống chế các điều kiện để luôn luôn đảm bảo hai mặt: chất lượng dầu mỡ sau khi tinh luyện tốt nhất và mức hao hụt dầu mỡ trung tính ở mức độ thấp nhất.
Tổn thất
Đây là quá trình gây tổn thất nhiều nhất trong quá trình tinh luyện. RCOONa là chất nhũ hoá, khả năng nhũ hoá càng cao khi trong dầu đã có những chất nhũ hoá như là phospholipid, MAG, DAG. Nhũ tương tạo thành sẽ gây tổn thất rất lớn do dầu bám theo xà phòng.
Loại kiềm sử dụng
Dùng vôi:
Vôi được pha trong nước, để lắng từ 3 – 4 ngày. Lấy nước vôi trong để trung hoà acid béo tạo thành xà phòng Ca.
Ca(OH)2 + RCOOH ® (RCOO)2Ca + 2H2O
Ưu điểm: rẻ tiền, ít hao tổn vitamin A vì phản ứng yếu.
Nhược điểm:
- Rất khó rửa dầu vì xà phòng Ca ít tan trong nước.
- Năng suất thấp vì phản ứng chậm, trang bị phức tạp vì phải chuẩn bị nước vôi trong.
- Khử màu yếu.
Dùng Na2CO3:
2RCOOH + Na2CO3 ® 2RCOONa + H2O + CO2
Ưu điểm:
- Ít hao tổn dầu và vitamin A vì phản ứng yếu.
- Thích hợp dầu có chỉ số acid nhỏ và màu sắc sáng.
Nhược điểm:
- Tẩy màu kém.
- CO2 sinh ra đẩy xà phòng nổi làm cho khó phân ly ra khỏi dầu.
Dùng NaOH: thường sử dụng nhất
RCOOH + NaOH ® RCOONa + H2O
Bảng 1.2: Qui định nồng độ dung dịch kiềm dùng trong trung hòa
Loại nồng độ
Nồng độ NaOH
(g/lit)
Nhiệt độ tinh luyện
(OC)
Chỉ số acid của dầu mỡ (mg KOH/g dầu)
Nồng độ loãng
Nồng độ vừa
Nồng độ cao
35-45
85-105
120-200
90-95
50-55
10-40
dưới 5
5-7
trên 7
Ưu điểm:
- Xà phòng hoá mạnh, tách acid béo triệt để, năng suất cao, dùng trong sản xuất công nghiệp.
- Tẩy màu tốt, do xà phòng mạnh, xà phòng hấp thụ chất màu lên bề mặt của nó và được loại ra.
- Có thể xử lý dầu ở nồng độ và nhiệt độ cao.
Nhược điểm:
Có hao tổn vitamin A và dầu trung tính.
Cách thực hiện
Có 2 cách khử acid bằng xút:
Phương pháp khô:
Dùng dung dịch kiềm tương đối đặc, phần xà phòng sinh ra ở dạng đặc, dễ kết tủa và có khả năng khử màu tương đối tốt. Khuyết điểm là mất nhiều dầu trung tính.
Phương pháp ướt:
Dùng dung dịch kiềm tương đối, phần xà phòng sinh ra ở trạng thái lỏng, có tác dụng nhũ hoá, khó kết tủa, sức tẩy màu cho dầu kém nhưng tổn thất dầu trung tính rất ít.
Dầu được gia nhiệt lên 45-50oC và được bổ sung với NaOH 4N (nhiều hơn 50% so với lý thuyết dựa trên FFA), sau đó khuấy trộn chậm trong 5-10 phút. Hỗn hợp nhũ tương sau đó được làm shock nhiệt bằng cách gia nhiệt lên khoảng 90oC để hình thành nên những khối xà phòng. Khối xà phòng được loại bỏ bằng thiết bị ly tâm liên tục dạng đĩa.
Sau đó dầu tinh sạch được rửa với nước mềm (10-20%) ở 90oC và ly tâm lại để loại bỏ hầu hết xà phòng. Những xà phòng còn sót sẽ được loại bỏ trong quá trình tẩy trắng. Tuy nhiên xà phòng sót đi vào quá trình tẩy trắng sẽ làm giảm hiệu quả của quá trình tẩy màu.
Các yếu tố ảnh hưởng
Hàm lượng xút:
Nếu hàm lượng xút dư thừa sẽ dẫn tới xà phòng hoá một phần triglycerides làm giảm sản lượng dầu tinh luyện. Hàm lượng xút được xác định bằng cách chuẩn độ hàm lượng acid béo tự do trong dầu.
Căn cứ vào kết quả phân tích chỉ số acid của dầu mỡ, số lượng kiềm cần thiết để trung hoà có thể tính theo công thức sau:
Trong đó :
V: thể tích dung dịch NaOH tính theo lý thuyết (lit)
A: chỉ số acid của dầu mỡ (mg KOH/d dầu)
D: khối lượng dầu mỡ đem trung hoà
a: nồng độ dung dịch NaOH (g/l)
h: Độ tinh khiết của NaOH (%)
a: hệ số kiềm dư (1.1 -1.5)
Lượng kiềm sử dụng trong thực tế thường nhiều hơn lượng tính theo lý thuyết vì ngoài tác dụng với các tạp chất có tính acid còn có nhiều tác dụng khác phụ thuộc vào thành phần và phẩm chất dầu mỡ. Tuỳ thuộc vào thành phần tạp chất và màu sắc của dầu mỡ mà quyết định lượng dư cụ thể, thông thường khoảng 5 – 50% so với lý thuyết (cá biệt cũng có những loại mà lượng kiềm dư có khi cần tới từ 100% đến 200%).
Nồng độ NaOH:
Nồng độ NaOH ảnh hưởng lớn đến mức độ hao tổn vitamin A và hiệu quả khử acid. Kiềm đặc có thể tẩy trắng dầu tốt, khả năng trunh hoà tốt nhưng dễ thủy phân dầu. Kiềm loãng thì ít thủy phân dầu như không tẩy trắng, lại chứa nhiều nước gây nhũ tương.
Nồng độ kiềm sử dụng tuỳ thuộc vào chỉ số acid của dầu, có thể chia như sau :
Dung dịch kiềm loãng (35- 45g NaOH/lít) :dùng trung hoà dầu có chỉ số acid dưới 5mg KOH/g dầu.
Dung dịch kiềm vừa (85- 105g NaOH/lít) : dùng trung hoà dầu có chỉ số acid trong phạm vi 5- 7mg KOH/g dầu.
Dung dịch kiềm đặc (125g NaOH/lít hoặc có thể lớn hơn) : dùng trung hoà dầu có chỉ số acid trên 7mg KOH/g dầu.
Nhiệt độ:
Nhiệt độ cũng ảnh hưởng lớn đến mức độ khử acid của dầu do nó ảnh hưởng đến độ nhớt và tốc độ của các phản ứng oxi hoá và thủy phân. Nhiệt độ phụ thuộc vào nồng độ kiềm. Nhiệt độ khử acid béo nằm trong khoảng 45 – 65oC. Vitamin A rất nhạy cảm với nhiệt độ cao. Ở nhiệt độ cao vitamin A dễ bị biến đổi mất hoạt tính sinh lí, đặc biệt trong môi trường có không khí, có kiềm và acid thì tốc độ biến đổi tăng cường. Nếu dầu có hàm lượng acid cao, ta phải chọn nồng độ kiềm cao. Khi đó ta cần chọn nhiệt độ ở giới hạn nhỏ để bảo vệ vitamin A. Nếu dầu có hàm lượng acid thấp ta chọn nồng độ kiềm thấp và cho phép sử dụng nhiệt độ ở mức giới hạn cao hơn.
Mức độ khuấy đảo:
Mức độ khuấy đảo cũng ảnh hưởng đến hiệu quả khử acid của dầu. Bởi lẽ tỉ trọng của dầu nhỏ hơn tỉ trọng của xút nên dầu và xút không trộn lẫn vào nhau mà dầu có khuynh hướng nổi lên trên. Nếu không có sự khuấy đảo sẽ ảnh hưởng đến mức độ xà phòng. Tuy nhiên nếu khuấy trộn quá mạnh thì có thể gây nhũ hoá.
Thời gian:
Thời gian ngắn sẽ không trung hoà hết các acid béo, thời gian quá dài sẽ gây thủy phân không mong muốn.
Quá trình tẩy màu [4], [5], [8], [11], [12], [13], [14], [16]
Mục đích
Loại bỏ một số sắc tố như là carotenoids, xanthophyll, …
Phá vỡ các peroxides, loại bỏ dấu vết của kim loại, phosphatides còn sót và một số sản phẩm oxi hoá.
Loại bỏ hoàn toàn lượng xà phòng còn sót (tiêu chuẩn < 10ppm), xà phòng có thể phá huỷ các chất xúc tác trong quá trình hydro hoá và ester hoá làm giảm hoạt tính của chúng.
Các loại chất hấp phụ
Đất sét trung tính, đất hoạt tính (bentonite), silicate tổng hợp, silicagel, và than hoạt tính, trong đó than và đất hoạt tính thường hay được sử dụng do có khả năng khử màu cao, tỷ lệ hút dầu tương đối thấp.
Than hoạt tính:
Có cấu tạo rỗng xốp cả bên trong và bên ngoài hạt than, độ rỗng này có liên quan đế