Đề tài Nghiên cứu các loại vật liệu lọc để lọc sắt và mangan trong nước ngầm của xí nghiệp cấp nước trung an trạm cấp nước Gò Vấp

Nước là tài nguyên quan trọng nhất của loài người và sinh vật trên trái đất. Con người mỗi ngày cần 250 lít nước cho sinh hoạt; 1500 lít nước cho sinh hoạt công nghiệp và 2000 lít nước cho hoạt động nông nghiệp. Nước chiếm 99% trọng lượng sinh vật trong môi trường nước và 44% trọng lượng cơ thể con người. Để sản xuất 1 tấn giấy cần 250 tấn nước, 1 tấn đạm cần 600 tấn nước và 1 tấn chất bột cần 1000 tấn nước

doc94 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1440 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu các loại vật liệu lọc để lọc sắt và mangan trong nước ngầm của xí nghiệp cấp nước trung an trạm cấp nước Gò Vấp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mở đầu Đặt vấn đề Mục tiêu nghiên cứu Nội dung nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Mở đầu Đặt vấn đề: Nước là tài nguyên quan trọng nhất của loài người và sinh vật trên trái đất. Con người mỗi ngày cần 250 lít nước cho sinh hoạt; 1500 lít nước cho sinh hoạt công nghiệp và 2000 lít nước cho hoạt động nông nghiệp. Nước chiếm 99% trọng lượng sinh vật trong môi trường nước và 44% trọng lượng cơ thể con người. Để sản xuất 1 tấn giấy cần 250 tấn nước, 1 tấn đạm cần 600 tấn nước và 1 tấn chất bột cần 1000 tấn nước… Ngoài chức năng tham gia vào chu trình sống, nước còn là chất mang năng lượng (hải triều, thủy năng), chất mang vật liệu và tác nhân điều hòa khí hậu, thực hiện các chu trình tuần hoàn vật chất trong tự nhiên. Có thể nói sự sống của mọi con người và mọi sinh vật trên trái đất phụ thuộc vào nước. Nước sinh hoạt hiện nay đang là vấn đề quan tâm của tất cả mọi người, nhất là ở những khu vực không có nguồn nước sinh hoạt và cả những khu vực đã có nguồn cấp nhưng thất thường không đảm bảo. Vấn đề này ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống và sản xuất của người dân. Hiện nay trên thế giới vẫn còn 1/3 dân số trên thế giới sống trong tình trạng thiếu nguồn nước để sinh hoạt hàng ngày. Nếu không có biện pháp thích ứng trong việc phân phối và tái tạo nguồn nước thì theo ước tính đến năm 2025 sẽ có 2/3 dân số không đủ nước để sử dụng. Trên thế giới, lượng nước ngầm bị thất thoát hàng năm là 160 tỷ m3 nước, tương đương lượng lương thực nông phẩm cho nhân loại. Do đó việc xử lý và tái sử dụng nước thải sinh hoạt của người dân là ưu tiên hàng đầu. Thêm nữa, nếu lượng nước thải hồi không được xử lý số nước này sẽ làm ô nhiễm mạch nước ngầm khiến cho tình trạng khan hiếm nước sạch càng tăng thêm. Thành phố Hồ Chí Minh là một đô thị lớn, không những giữ vai trò trung tâm kinh tế, văn hóa, du lịch … đối với khu vực phía Nam mà còn là đầu mối giao lưu và cửa ngõ hướng ra thế giới của Việt Nam. Với chính sách đổi mới mở cửa, TPHCM đã quyết tâm thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, TPHCM đã hình thành thêm các quận mới, các khu đô thị mới và các khu công nghiệp tập trung, đồng thời với công trình chỉnh trang lại các khu vực nội thành cũ (chương trình kênh Nhiêu Lộc Thị Nghè), giải tỏa nhiều xóm nhà ổ chuột, xây dựng nhiều khu dân cư mới. Tốc độ phát triển đô thị nhanh chóng cùng với nhịp độ tăng trưởng của các ngành nghề, dịch vụ du lịch, nhịp độ tăng trưởng dân số với mức sống ngày càng được nâng cao của người dân thành phố đòi hỏi phải đáp ứng nhiều nhu cầu cần thiết, trong đó có các nhu cầu cấp bách liên quan đến cuộc sống hàng ngày của người dân như : thông tin liên lạc, giao thông, điện, nước … Trong đó đặc biệt nhất là cung cấp nước sạch đảm bảo vệ sinh và đạt tiêu chuẩn cho người dân. Vì vậy việc nghiên cứu xử lý chất lượng nước ngầm là rất cần thiết. Mục tiêu nghiên cứu Mục đích của nghiên cứu được đặt ra là: sử dụng các loại vật liệu lọc khác nhau (vật liệu lọc đa năng ODM – 2F, cát thạch anh, sỏi đỡ, Ferrolite) để xác định hàm lượng sắt và mangan của nước ngầm sau khi qua hệ thống lọc so với tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống (Ban hành kèm theo Quyết định số 1329/2002/BYT – QĐ, ngày 18/4/2002) và tiêu chuẩn chất lượng nước sạch dùng thiết kế các công trình xử lý nước cấp cho ăn uống và sinh hoạt ( TCXDVN 33:2006). Nội dung nghiên cứu Xác định các tính chất của vật liệu lọc: Thành phần độ hạt. Độ bền cơ học. Độ bền hóa học. Xác định hàm lượng sắt, mangan, độ kiềm, độ pH, độ oxy hòa tan, tổng chất rắn hòa tan (TDS). Phương pháp nghiên cứu Sử dụng các loại vật liệu lọc khác nhau nhằm xác định hàm lượng sắt và mangan, độ pH, độ kiềm, độ oxy hòa tan, tổng chất rắn hòa tan (TDS) xem loại vật liệu lọc nào phù hợp với chất lượng nước theo yêu cầu của tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống (Ban hành kèm theo Quyết định số 1329/2002/BYT – QĐ, ngày 18/4/2002) và tiêu chuẩn chất lượng nước sạch dùng thiết kế các công trình xử lý nước cấp cho ăn uống và sinh hoạt (TCXDVN 33:2006). Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là nước ngầm được Công ty Cấp nước Trung An khai thác và xử lý cung cấp nước cho khu vực quận Gò Vấp và quận 12. Phạm vi nghiên cứu để xác định các hàm lượng sắt và mangan, độ pH, độ kiềm, độ oxy hòa tan, tổng chất rắn hòa tan (TDS) được thực hiện tại phòng thí nghiệm trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh. CHƯƠNG I GIỚI THIỆU TỔNG QUAN XÍ NGHIỆP CẤP NƯỚC TRUNG AN Lịch sử hình thành và phát triển về Xí nghiệp Cấp nước Trung An Mô hình tổ chức của Xí nghiệp Cấp nước Trung An Xí nghiệp Cấp nước Trung An trạm Cấp nước Gò Vấp Cơ cấu tổ chức bộ máy và chức năng nhiệm vụ của các Ban – Đội – Trạm thuộc Xí nghiệp cấp nước Trung An Cơ cấu tổ chức bộ máy Chức năng nhiệm vụ của các Ban – Đội – Trạm Trạm cấp nước Gò Vấp CHƯƠNG I GIỚI THIỆU TỔNG QUAN XÍ NGHIỆP CẤP NƯỚC TRUNG AN 1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của xí nghiệp cấp nước trung an Xí nghiệp Cấp nước Trung An được thành lập ngày 25/12/2005 theo quyết định số 336/QĐ-TCT-TCNS trực thuộc Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn trên cơ sở tổ chức lại Xí nghiệp Khai thác nước ngầm trước đây. Xí nghiệp Cấp nước Trung An là một đơn vị hoạch toán kinh tế phụ thuộc, được đăng ký kinh doanh quy định pháp luật, có con dấu riêng để giao dịch, được mở tài khoản chuyên dùng tại ngân hàng và có phạm vi hoạt động theo sự phân cấp – ủy quyền của Tổng công ty ( Cấp nước Sài Gòn). Xí nghiệp Cấp nước Trung An có các ngành nghề kinh doanh như sau: Quản lý, phát triển hệ thống cấp nước, khai thác, sản xuất và cung ứng, kinh doanh nước sạch cho nhu cầu tiêu dùng, sản xuất (trên địa bàn được phân công theo quyết định của Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn). Tư vấn xây dựng các công trình cấp nước, công trình dân dụng – công nghiệp. Thiết kế, lập dự án, thẩm tra thiết kế các công trình cấp nước, dân dụng và công nghiệp. Thi công xây dựng công trình cấp nước. Tái lập mặt đường đối với các công trình chuyên ngành cấp nước và các công trình khác. Trụ sở giao dịch của Xí nghiệp Cấp nước Trung An: Số 66, đường Trần Quốc Tuấn, phường 1, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh 1.2 Mô hình tổ chức của xí nghiệp cấp nước Trung An (Hình 1: Mô hình tổ chức của Xí nghiệp Cấp nước Trung An) 1.3 Xí nghiệp cấp nước trung an trạm cấp nước gò vấp Trưởng trạm Phó trạm Tổ trưởng sản xuất Tổ 1 Tổ 2 Tổ 3 (Hình 2: Mô hình tổ chức của trạm Gò Vấp) 1.4 Cơ cấu tổ chức bộ máy và chức năng nhiệm vụ của các ban, đội, trạm thuộc xí nghiệp cấp nước Trung An 1.4.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy: Xí nghiệp được tổ chức, quản lý điều hành bởi 01 Giám đốc theo chế độ thủ trưởng, giúp việc cho Giám đốc có 03 Phó giám đốc. Các thành viên của Ban Giám đốc Xí nghiệp do Tổng giám đốc bổ nhiệm có thời hạn theo quy định của Tổng công ty. Mô hình tổ chức bộ máy của Xí nghiệp gồm các ban – đội chuyên môn, nghiệp vụ thực hiện các nhiệm vụ được phân công theo từng lĩnh vực công tác, bao gồm: Ban Giám đốc: Giám đốc. Phó giám đốc phụ trách Khối nội chính và Kinh doanh. Phó giám đốc phụ trách Khối kỹ thuật và Xây dựng cơ bản. Phó giám đốc phụ trách Khối sản xuất. Các ban, đội, trạm: Ban Tổ chức – Hành chánh. Ban Kế toán – Vật tư – Tổng hợp. Ban Kỹ thuật – Công nghệ. Ban Quản lý dự án. Ban Kiểm tra – Kiểm toán. Ban Kế toán – Tài chính. Đội thu tiền. Đội Quản lý đồng hồ nước Đột Thi công – tu bổ. Trạm cấp nước Bình Trị Đông. Trạm cấp nước Gò Vấp. Chức năng nhiệm vụ cụ thể của từng ban – đội do Giám đốc chi nhánh quy định trên cơ sở các quy định chung về tổ chức – hoạt động của hệ thống bộ máy do Tổng công ty ban hành. Mỗi ban, đội được chia thành nhiều tổ chuyên môn – nghiệp vụ để đảm bảo việc giải quyết công việc theo từng lĩnh vực công tác được giao. 1.4.2 Chức năng nhiệm vụ của các Ban – Đội – Trạm BAN TỔ CHỨC - HÀNH CHÁNH : Chức năng : Công tác tổ chức nhân sự : Căn cứ vào kế hoạch và yêu cầu sản xuất của Xí Nghiệp, chủ động đề xuất với Ban Giám Đốc về việc sắp xếp tổ chức bộ máy và bố trí CBCNV một cách hợp lý. Thực hiện các chế độ chính sách có liên quan đến CBCNV. Công tác Hành chánh – quản trị : Tổ chức tốt công tác văn thư đánh máy, hành chánh quản trị. Quản lý toàn bộ xe máy phục vụ sản xuất và đi lại giao dịch công tác của CBCNV Xí Nghiệp. Tổ chức tốt công tác bảo vệ, quản lý toàn bộ tài sản sự nghiệp hành chánh tại Xí Nghiệp. Thay mặt Giám đốc tiếp và yêu cầu các Ban – Đội – Trạm giải quyết thỏa đáng các khiếu kiện, thắc mắc của khách hàng trong lĩnh vực cấp nước. Tổ chức thực hiện tốt công tác bảo hộ lao động, phòng cháy chữa cháy. Nhiệm vụ: Công tác tổ chức: Tham mưu cho Ban Giám Đốc trong việc đề bạt, bổ nhiệm Cán bộ phân cấp quản lý và có kế hoạch tổ chức bồi dưỡng, học tập để nâng cao trình độ mọi mặt cho cán bộ công nhân viên. Quản lý cập nhật toàn bộ hồ sơ lý lịch CNV, quản lý thống nhất lực lượng lao động tại Xí Nghiệp. Giám sát việc thực hiện phân công lao động của các Ban, Đội, Trạm. Soạn thảo các loại văn bản, quy định phục vụ cho công tác chỉ đạo, lãnh đạo của Ban Giám Đốc. Thực hiện việc phân phối và cấp phát tiền lương, đề nghị nâng lương, thi nâng bậc cho CBCNV đúng thời gian, đúng theo quy định. Phổ biến kịp thời đầy đủ các chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước đến CBCNV để biết. Phối hợp với Ban Chấp Hành Công Đoàn đề xuất khen thưởng CBCNV đạt thành tích xuất sắc và theo dõi công tác thi đua của Xí Nghiệp. Hành chánh - Quản trị: 1/ Quản lý và sử dụng con dấu của Xí Nghiệp theo đúng quy định của Nhà nước. 2/ Đánh máy, in ấn, tiếp nhận, chuyển, lưu trữ công văn, truyền đạt các ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Xí nghiệp đến các Ban, Đội, Trạm thi hành. 3/ Quản lý và điều phối phương tiện vận chuyển, quyết toán nhiên liệu theo định mức phục vụ cho công tác sản xuất, đi lại giao dịch theo yêu cầu của Ban Giám Đốc, các Ban, Đội, Trạm. 4/ Cấp phát thuốc chữa bệnh thông thường và tập hợp chứng từ trị bệnh của CBCNV thanh toán hàng tháng theo quy định. 5/ Tổ chức tốt công tác bảo vệ tài sản, bảo đảm an toàn cho đơn vị không để xảy ra cháy, nổ, mất cắp ... 6/ Lập kế hoạch quản lý kiểm tra công tác bảo hộ lao động, an toàn lao động và phòng cháy chữa cháy. Quyền hạn: Tham gia thảo luận và đề xuất tổ chức bộ máy của Xí Nghiệp. Đề xuất điều động, đề cử đối với các chức danh cán bộ do Xí Nghiệp quản lý. Tổ chức kiểm tra việc thực hiện định mức lao động, quản lý lao động và các chính sách khác có liên quan đến người lao động. Đề nghị khen thưởng, kỷ luật công nhân viên được qui định theo Bộ Luật Lao động. Chủ động điều hành các phương tiện làm việc đã được trang bị để đáp ứng yêu cầu công tác hằng ngày. Aùp dụng các biện pháp thích hợp trong công tác bảo vệ phòng cháy chữa cháy và duy trì an ninh trật tự cơ quan. BAN KẾ TOÁN TÀI CHÍNH Chức năng: Ban kế toán tài chính là bộ phận tham mưu cho Ban Giám đốc Xí nghiệp trong các lĩnh vực tài chính kế toán: Quản lý, sử dụng quỹ ứng trước (nguồn vốn, vốn) được giao, tổ chức công tác kế toán tài chính theo Pháp luật của Nhà nước Tổ chức hạch toán nội bộ. Quản lý tài sản cố định và lưu động. Phân tích đánh giá hiệu quả về công tác tài chính, về sản xuất kinh doanh. Nhiệm vụ: Lập kế hoạch tài chính định kỳ, đáp ứng kế hoạch sản xuất hàng năm của Xí Nghiệp. Tổ chức quản lý tiền mặt, quỹ ứng trước. Tổ chức việc thu - chi tiền mặt có liên quan với Xí Nghiệp đầy đủ, chính xác đúng theo chế độ tài chính kế toán hiện hành. Tổ chức quản lý toàn bộ vật tư, tài sản nhà đất của Xí Nghiệp. Kiểm tra giám sát giá cả vật tư, máy móc thiết bị mua vào có hiệu quả. Ban kế hoạch – Vật tư – Tổng hợp Chức năng: Ban Kế hoạch vật tư tổng hợp là một bộ phân tham mưu cho Ban Giám đốc Xí nghiệp trong các lĩnh vực sau: Công tác xây dựng và điều độ thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, quản lý, cung ứng vật tư, hóa chất, máy móc thiết bị của Xí nghiệp. Theo dõi đánh giá tiến độ thực hiện và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tổng hợp báo cáo tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp. Nhiệm vụ: Xây dựng, theo dõi thực hiện và báo cáo việc thực hiện kế hoạch sản xuất. Lập kế hoạch dự trù mua vật tư, thiết bị, hóa chất sử dụng cho sản xuất. Quản lý, cấp phát vật tư, thiết bị cho công tác sửa chữa. Lập và theo dõi việc thực hiện và quyết toán hợp đồng thi công, sửa chữa các công trình được giao và bảo trì máy móc. Ban Kỹ thuật – Công nghệ Chức năng: Tham mưu cho Ban Giám đốc trong công tác quản lý kỹ thuật cấp nước, quản lý chất lượng, kỹ thuật an toàn trong sản xuất và định mức kinh tế kỹ thuật. Tham mưu cho Giám đốc trong việc xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện công tác chống thất thoát nước. Quản lý, ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của Xí nghiệp. Nhiệm vụ: Lập phương án sửa chữa, cải tạo các sự cố máy móc, công trình kiến trúc trạm bơm theo phạm vi được phân cấp. Chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát về chất lượng, tiến độ thực hiện các công trình thi công – sửa chữa. Chịu trách nhiệm kiểm tra chất lượng vật tư, máy móc, trang thiết bị. Quản lý hồ sơ kỹ thuật, cập nhật thông tin. Chịu trách nhiệm kiểm nghiệm chất lượng nguồn nước cung cấp và hóa chất mua vào. Ban Quản lý dự án Chức năng: Tổ chức quản lý và thực hiện các dự án xây dựng cơ bản và phát triển mạng lưới cấp nước theo phân cấp. Nhiệm vụ: Quản lý dự án đầu tư xây dưng cơ bản. Tổ chức đấu thầu và theo dõi việc thực hiện các công trình xây dựng cơ bản. Thanh quyết toán, nghiệm thu, bàn giao công trình. Tổ chức giám sát các công trình xây dựng cơ bản. Ban Kiểm tra – Kiểm soát Chức năng: Kiểm tra, giám sát các hoạt động nghiệp vụ cấp nước trong nội bộ Xí nghiệp. Kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện quy định về cung cấp, sử dụng nước. Tiếp nhận, giải quyết khiếu tố, khiếu nại, xử ly1 các vi phạm liên quan đến cung cấp và tiêu thụ nước của khách hàng. Xác lập danh bộ, hợp đồng, lộ trình đọc số theo quy định của Tổng công ty. Kiểm định, mã hóa chỉ số tiêu thụ thực sự trên hóa đơn tiêu thụ nước. Nhiệm vụ: Thực hiện các quy định về kiểm soát thanh tra trong nội bộ Xí nghiệp Xây dựng và thực hiện kế hoạch kiểm tra, kiểm soát định kỳ và đột xuất trong nội bộ Xí nghiệp. Kiểm tra, xác minh, kết luận và đề xuất biện pháp xử lý CB-CNV của Xí nghiệp vi phạm các quy đinh trong công ty. Thực hiện ngưng cung cấp nước đối với các danh bộ có số tiêu thụ bất thường. Phát hiện và đề xuất biện pháp xử lý đối với trường hợp cho code, mã số giá biểu, định mức sai qui định. Lập biên bản các trường hợp vi phạm quy định sử dụng nước và xác minh mức thiệt hại để yêu cầu bồi thường. Đội thu tiền Chức năng: Đội thu tiền là một bộ phận tác nghiệp của Xí nghiệp trong các lĩnh vực sau: Quản lý việc thu tiền sử dụng nước và nộp tiền hàng ngày theo quy định. Quản lý và giải trách hóa đơn. Đề xuất cắt – hủy danh bộ đối với khách hàng nợ tiền nước theo quy định. Nhiệm vụ: Tiếp nhân hóa đơn và tổ chức thu tiền nước khách hàng. Quản lý an toàn về tiền nước, hóa đơn tiền nước. Đội quản lý đồng hồ nước Chức năng: Quản lý tất cả đồng hồ nước, khách hàng tiêu thụ nước trên địa bàn hoạt động của Xí nghiệp. Biên đọc chỉ số đồng hồ nước theo quy định. Quản lý tình trạng hoạt động của các loại đồng hồ nước trong phạm vi của Xí nghiệp. Nhiệm vụ: Quản lý, cập nhật tất cả các danh bộ các đồng hồ nứơc theo từng Phường, Quận trong khu vực quản lý của Xí nghiệp. Đăng ký lịch trình đọ chỉ số đồng hồ nước. Tổ chức biên đọc chỉ số tiêu thụ nước của khách hàng. Phát hiện, phản ánh kịp thời các trường hợp thay đổi của đối tượng sử dụng nước để điều chỉnh giá biểu, định mức nước sử dụng. Tham mưu cho Giám đốc về công tác chống thất thoát nước vô hình. Đội tu bổ thi công Chức năng: Duy tu bảo dưỡng, sửa chữa máy móc thiết bị các trạm giếng và hệ thống mạng lưới cấp nước. Thi công các công trình cấp nước. Theo dõi, kiểm tra và vận hành hệ thống ổ khóa các công trình công cộng nằm trên hệ thống mạng lưới cấp nước. Quản lý và điều độ xe máy, thiết bị thi công xây lắp chuyên dùng. Nhiệm vụ: Theo dõi, kiểm tra hệ thống ổ khóa, hệ thống mạng lưới cấp nước. Thi công bảo trì, sửa chữa máy móc, thiết bị các trạm cấp nước và các giếng theo kế hoạch được duyệt. Tổ chức thi công các công trình và sửa chữa các công trình cấp nước. Đánh giá tình hình hệ thống mạng lưới, đề xuất cải tạo, điều áp mạng lưới. Theo dõi kiểm tra công tác tái lập và tham gia tái lập mặt đường. Thay đồng hồ nước định kỳ hoặc đột xuất theo quy định của Tổng công ty. Trạm Cấp nước Bình Trị Đông và Trạm Cấp nước Gò Vấp Chức năng: Khai thác và xử lý nước ngầm thành nước sạch cung cấp cho nhu cầu sinh hoạt của người dân trên địa bàn được phân công. Nhiệm vụ: Quản lý, điều hành hoạt động khai thác nguồn nước ngầm từ các giếng đang hoạt động thuộc trạm xử lý. Xử lý nguồn nước ngầm thành nước sạch đạt các tiêu chuẩn phụv vụ tiêu dùng. Cung cấp nước sạch đến khách hàng. 1.4.3 Trạm cấp nước Gò Vấp: Địa chỉ: 107/12 Lê Văn Thọ, phường 11, quận Gò Vấp Cơ cấu tổ chức: Trạm cấp nước Gò Vấp có 01 Trưởng trạm phụ trách chung, 01 Trạm phó kỹ thuật giúp việc và 01 Tổ trưởng Tổ Vận hành kiêm Thư ký Trạm và 01 Tổ trưởng Tổ vận hành trực tiếp sản xuất. Chức năng: 1/- Trạm cấp nước Gò Vấp có chức năng quản lý và điều hành 16 trạm bơm giếng vệ tinh và trạm xử lý, cấp nước cho nhu ca